Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Say Đạo Đức

Thursday, May 15, 202518:10(View: 929)
Say Đạo Đức

SAY ĐẠO ĐỨC

Nguyễn Thế Đăng

sen chua

 

1/ Đạo đức là một năng lượng của đời sống

Trong Cư trần lạc đạo phú, đức vua – thiền sư Trần Nhân Tông hai lần nói câu “say đạo đức”:

Nhược chỉn vui bề đạo đức

Nửa gian lều quý nửa thiên cung

(Hội thứ 2)

 

Vô minh hết, bồ đề thêm sáng 

Phiền não rồi, đạo đức càng say 

(Hội thứ 7)

 

Say đạo đức

Dời thân tâm

Định nên thánh trí

(Hội thứ 10)

 

Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.

 

Ngài cũng thường dùng chữ “no”.

Phúc tuệ gồm no 

Chỉn mới khá nên người thực biết. 

(Hội thứ 8)

 

Nạng Bí Ma (tên một thiền sư)

Trước nạp tăng no dầu tự tại

(Hội thứ 9)

 

Thì ra, một người đã chứng ngộ thực tại, mà ngài gọi là “tánh Không”, “tánh sáng”, thì có đầy đủ những phẩm tính của thực tạiđạo đức, phúc tuệ, trí huệ, từ bi…

 

Những kinh nghiệm tâm linh, những kinh nghiệm ngộ trên con đường là gì? Đó là hiện thực hóa (to actualize), biết rõ, chứng nghiệm (to realize), những từ được nói trong kinh điển như Niết bànPhật tánhPháp thânbản tánh của tâm… Sự hiện thực hóa, sự thể nghiệm này, dù chỉ một phần (như bậc Tu đà hoànchứng nghiệm 1/4 Niết bànSơ Hoan hỷ địa chứng nghiệm 1/10 pháp thân), cũng trở thành thực phẩm tâm linh nuôi dưỡng cuộc đời.

 

Với một người hoàn hảo như Trần Nhân Tông, thì kinh nghiệm tâm linh không chỉ nuôi sống cuộc đời ngài, mà còn làm cho ngài “no, say”. Cho nên toàn bài Cư trần lạc đạo luôn có một giọng điệu xác quyết mà vui tươi, mạnh mẽ hùng hồn mà từ hòa, răn dạy mà pha lẫn khôi hài, phóng khoáng. Đây là bài ca của một người chứng đạo, với âm hưởng rộn rã vui tươitự do, bởi vì thế giới của danh tướng không còn ràng buộc được, trong khi làm người thì ai cũng phải mang danh tướng.

Chúng ta hãy tìm ra đạo đức của ngài là gì, do đâu mà có, để dù hơn bảy trăm năm sau vẫn học được cái no say của ngài, để cho mình và người khác biết thế nào là hạnh phúc.

 

2/ Thế nào là một nhân cách đạo đức? 

Đạo đức là loại bỏ những cái xấu, những phiền não che chướng.

Ở đây chỉ đề ra một vài điều trong bài phú.

Thị phi.

Thị phi tiếng lặng 

(Hội thứ 1)

Lánh thị phi, ghê thanh sắc 

(Hội thứ 5)

 

Thị phi là phải trái, đúng sai. Lọt vào thế giới phải trái, đúng sai, cố chấp trong đó thì càng gây lộnxộn và đưa đến tranh đấu, chiến tranh.

“Thị phi tiếng lặng” là từ bỏ hoạt động tiêu cực của ngôn ngữ, cãi cọ, khen chê, hơn thua… để đưa tâm về chỗ bình lặng vốn có của nó. Từ đó có hoạt động tích cực của ngôn ngữ, làm lợi mình lợi người.

 

Tham, sân, si 

Chuyển tam độc mới chứng tam thân

(Hội thứ 4)

Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham 

Chỉn thực ấy là Di Lặc

(Hội thứ 4)

Tam độc là tham sân sisở dĩ gọi là độc vì chúng làm nhiễm ô và hại tâm. Ghen tham là những phiền não che chướng ánh sáng của tâm, cho nên phải “đoạn”, cắt đứt.

 

Khi nhìn sâu hơn, tại sao có tham, sân, si, ghen, tham…? Vì cái vô minh tạo ra phân biệt, hố sâu chia cách – không thể lấp đầy và càng ngày càng sâu càng rộng – giữa ta và người (nhân ngã), giữa chủ thể và đối tượng, giữa ta và tất cả thế giới.

Dứt trừ nhân ngã

Thì ra tướng thực kim cương

(Hội thứ 2)

Chuộng công danh

Lồng nhân ngã

Thực ấy phàm ngu

(Hội thứ 10).

 

Thực hành là lấp đầy, xóa bỏ hố sâu ngăn cách ấy. Và khi sự ngăn cách không còn, thì trước mắtlà thực tại bấy lâu tìm kiếm, một thực tại toàn khắp rỡ ràng trước mắt:

Chơi nước biếc, ẩn non xanh, 

Nhân gian có nhiều người đắc ý

Biết đào hồng, hay liễu lục, 

Thiên hạ năng mấy chủ tri âm? 

Nguyệt bạc vầng (trời) xanh 

Soi mọi chỗ thiền hà lai láng. 

(Hội thứ 1)

 

Đạo đức là tích tập những đức tính

Với một người muốn hoàn thiện bằng những đức tính, thì cuộc đời xã hội này có vô số cơ hội để “phúc tuệ gồm no”, ‘phước huệ song tu’:

Phúc tuệ gồm no 

Chỉn mới khá nên người thực biết. 

Dựng cầu đò, giồi chùa tháp 

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. 

Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi

Nội tự tại kinh lòng hằng đọc. 

(Hội thứ 3)

Người ấy không lánh xã hội, mà tích tập phúc tuệ trong thế giới bên ngoài, nơi mọi người đang sống, đang làm việc. Ngoài và trong, tích tập công đức và tích tập trí huệ, hợp nhất thành pháp giới Nhất Chânpháp giới của giác ngộ.

Những tương quan trong cuộc đời đều có thể nâng cấp để biến thành đức tính của một người hoàn thiện:

Vâng ơn thánh, xót mẹ cha 

Thờ thầy học đạo

Mến đức Cồ (Đàm), kiêng bùi ngọt, 

Cầm giới ăn chay

Cảm đức từ bi

Để nhiều kiếp nguyền cho thân cận. 

Đội ơn cứu độ

Nát muôn thân thà chịu đắng cay. 

Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên 

Hương hoa cúng xem còn nên thảo 

Miệng rằng tin, lòng lại lỗi 

Vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay. 

(Hội thứ 7)

 

3/ Một con người hoàn thiện

Phúc tuệ gồm no là đầy đủ hai sự tích tập công đức và tích tập trí huệ. Đầy đủ hai sự tích tập ấy là một người hoàn thiện trong cả ba mặt tạo thành một con người là thân, ngữ, tâm.

Một con người hoàn thiện thì phiền não, khổ đau không thể xâm nhập. Nói theo ngôn ngữ đời nay là được ‘chữa lành’, hết bệnh. Người ấy luôn luôn trong trạng thái hoan hỷ, “say đạo đức”. Địa thứ nhất, Hoan hỷ địa được định danh như vậy vì sự hoan hỷ tràn bờ (xem trong phẩm Thập địa của Kinh Hoa Nghiêm), cho đến thành Phật, thì “khi Đức Phật cười, mọi lỗ chân lông trên thân ngài đều mỉm cười” (Phẩm Tự).

 

Thế là an vui, hạnh phúc mà đi giữa đời này, như phẩm An lạckinh Pháp Cú nói:

                 197.  Vui thay chúng ta sống 

Không hận, giữa hận thù

Giữa những người thù hận 

Ta sống, không hận thù

                 198.  Vui thay chúng ta sống 

Không bệnh, giữa bệnh tật 

Giữa những người đau bệnh 

Ta sống, không ốm đau.

                 199.  Vui thay, chúng ta sống 

Không náo, giữa ồn náo 

Giữa những người ồn náo 

Ta sống, không náo động.

                 200. Vui thay, chúng ta sống 

Không gì, gọi của ta 

Ta hưởng được hỷ lạc

Như chư thiên Quang Âm.

 

Trong bối cảnh của Cư trần lạc đạo, ngài Trần Nhân Tông nói ai ai cũng có Phật là nguồn an lạcnơi mình:

Tích nhân nghì (nghĩa)tu đạo đức 

Ai hay này chẳng Thích Ca

Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham 

Chỉn thực ấy là Di Lặc.

(Hội thứ 4)

Nhưng tại sao người ta không thấy Pháp, không sống được, không “no say” Pháp được? Chỉ vì những ngăn che đã nói ở trên: “vô minh”, “phiền não”, “thị phi”, “ghen tham”, “nhân ngã”…

Thế nên, loại bỏ những ngăn che ấy đi thì thế giới chân thựcthực tại xưa nay hiện ra:

Dứt trừ nhân ngã

Thì ra tướng thực kim cương

Dừng hết tham sân 

Mới lảu lòng mầu viên giác

Tịnh độ là lòng trong sạch

Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương

Di Đà là tính sáng soi 

Mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc…

(Hội thứ 2).

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 107)
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn, nghiệp (kamma) là một trong những pháp vận hành căn bản chi phối sự tái sinhvà đời sống của chúng sanh trong luân hồi.
(View: 117)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 195)
Con Tàu sầm sập lao trong màn đêm đen đặc, thỉnh thoảng vụt qua những thị trấn hay phố xá nhỏ ven đường le lói chút ánh sáng nhạt nhòa.
(View: 308)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(View: 322)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(View: 548)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(View: 569)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(View: 566)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(View: 754)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật,
(View: 771)
Bồ Tát Đạo là con đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(View: 948)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(View: 1030)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(View: 1119)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(View: 1134)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(View: 1137)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(View: 1238)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(View: 1166)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(View: 1199)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(View: 1396)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(View: 1334)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(View: 1321)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 1245)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 1067)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 2008)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 1087)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1023)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 1709)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1665)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 1445)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1892)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1813)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 1191)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 2071)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1649)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 1141)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1780)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 1192)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1959)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(View: 1876)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 1117)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 1140)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 2422)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 2081)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1641)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 2508)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 2358)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 2348)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 2380)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 2118)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM