Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Cầu Xin Đức Phật, Ngài Không Phải Thần Linh

Tuesday, June 10, 202517:54(View: 575)
Đừng Cầu Xin Đức Phật, Ngài Không Phải Thần Linh

Đừng Cầu Xin Đức Phật, Ngài Không Phải Thần Linh

Nguyệt Ánh, Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ

 chu tieu1



Thờ Phật
 không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếmchứng nghiệm.

 

Một người mẹ tuyệt vọng sụp xuống khóc trước khu khám bệnh của một bệnh viện tuyến trung ương. Bác sĩ vừa cho biết đứa con gái 3 tuổi mà chị mất 9 năm gian khổ điều trịhiếm muộn mới sinh hạ được, có khối u não nằm ở khu vực không thể phẫu thuật. Họ sẽ cố gắng kìm hãm sự phát triển của nó, nhưng rồi sẽ đến một ngày khối u lấy đi mạng sống của bé.

 

Giờ phút đó, người mẹ đau khổ cùng cực tưởng rằng cuộc đời mình hoàn toàn tuyệt vọng, không bao giờ còn có thể cảm nhận niềm vui nào nữa. Trong chị, ngoài nỗi xót thương con, thương thân còn trào lên nỗi oán trách số phận.

 

Đó là một trong rất nhiều người bất hạnh tìm lại được sự an lạc nhờ nương tựa phật đạosau một thời gian vật vã trong đau khổ. Không có phép mầu nào giúp chị lấy lại những gì đã mất. Tin vào nhân quả nhưng hạnh phúc hiện tại của chị không nằm ở kỳ vọng về cái kết có hậu kiểu cổ tích hay sự đền bù của kiếp sau, mà nằm ở sự bình an nội tâm do nhận thứcđược lẽ vô thường và thực hành cách sống tỉnh thức mỗi ngày, học cách để an vui trong cuộc đời luôn đầy bất trắc và những điều trái ý.

 

Thôi chìm đắm trong nước mắt, người mẹ ấy tranh thủ những năm còn lại bên con gái, nỗ lực hết sức để mỗi ngày của con ít đau đớn và nhiều niềm vui nhất có thể. Con gái ra đi, chị học cách chấp nhận, coi thời gian ngắn ngủi được ở bên bé là món quà và trân trọng dồn yêu thương cho những người thân vẫn còn bên mình.

 

"Tôi từng đi cúng bái, cầu khẩn ở rất nhiều đền miếu, và khi thấy điều cầu xin của mình không được đáp ứng, lòng tôi oán hận, rằng tại sao giữa bao người, bi kịch đó lại rơi trúng đầu tôi, tôi có tội lỗi gì to lớn, đáng phải chịu điều này đâu? Khi tôi đến một ngôi chùa cầu xinPhật cứu con gái, sư thầy nói điều con xin Phật không cho được, nhưng ngài đã chỉ cho con cách để không còn đau khổ nữa”, người mẹ kể lại sau 4 năm con gái ra đi.

 

Quả vậy đó là cách Đức Phật cứu độ chúng sanhCon người muốn tìm hạnh phúc khi theo Phật sẽ không nhận được điều mình mong cầu nếu coi ngài là vị thần sẽ nhận lễ vật và ban phát ân huệ - phúc, lộc, thọ, khang, ninh - hay trừng phạtquở trách những ai thất lễ, bất kính.

 

Đức Phật vốn là một con người mang xác thân ngũ uẩn như chúng ta, cũng chịu nỗi khổ sinh, lão, bệnh, tử. Ngài xuất gia tu tập để tìm nguyên nhân gây khổ, con đường diệt trừ đau khổ rồi khi tìm ra được và tự mình chứng thực, ngài bèn chỉ cho chúng sinh con đường ấy để mọi người thực hành theo.

 

Kinh sách ghi lại, Đức Thích Ca Mâu Ni dù đã thành Phật nhưng là một con người, ngài vẫn già đi và trong giai đoạn cuối đời, ngài lâm bệnh trầm trọng và rất đau đớn.

 

"Này Ananda, bây giờ Như Lai đã kiệt lực, già yếu và gần đến ngày lìa trầnNhư Lai đã tám mươi, không khác nào cỗ xe quá cũ kỹcần phải có những sợi dây cột lại các bộ phận để giữ nó khỏi rã rời. Thân của Nhu Lai cũng cần những sợi dây thừng tương tự”, kinh sách ghi lại lời Phật nói với tôn giả Ananda.

 

Là một chúng sinh, Phật cũng phải chịu tác động của luật nhân quả trong kiếp sống cuối cùng của mình. Ngài từng bị vu oan là giết chết một nữ tu sĩ theo đạo lõa thể. Kinh sách chép rằng sở dĩ Đức Phật phải chịu tiếng oan như vậy vì trong một tiền kiếp, ngài đã thiếu lễ độ với một vị Độc Giác Phật.

 

Đức Thích Ca  cũng từng bị em họ là Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) ám hại, lăn đá từ trên núi cao xuống làm ngài bị trầy chân. Theo kinh sách, đây là quả báo của một tội lỗi trong tiền kiếp xa xôi, ngài lỡ tay làm chết người em khác mẹ trong vụ tranh chấp tài sản.

 

Những điều đó cho thấy Đức Phật không phải thần thánh, ngài là con người bằng xương bằng thịt và chịu mọi ràng buộc của thân xác phàm tục. Nhưng khác với người bình thường, Đức Thích Ca Mâu Ni tìm ra con đường đạt đến hạnh phúc chân thật. Ngài cho biết mọi chúng sinh đều có thể được như ngài nếu hành trì chánh pháp bằng sự tỉnh thứctuệ giácvà từ bi.

 

Như vậy, con người theo đạo Phậtthờ Phật không có nghĩa là cúng bái, cầu xin và ca tụng, mà là "tập luyện” thân tâm theo phương pháp của Phật, đó là cách mà chính ngài thực hànhtrước khi dạy lại cho chúng sinh. Nói cách khác, Đức Phật không phải đấng thần linh ban thưởng hay trừng phạt, mà là người thầy, là vị huấn luyện viên của chúng ta. Chỉ bằng cách nỗ lựckiên trì trau dồi Giới - Định - Tuệ con người mới thoát khỏi phiền não, khổ đau và đạt đến hạnh phúc chân thật.

 

Trong đó, Giới là những điều luật để ngăn thân thểlời nói và tâm ý phạm điều sai, đồng thờidứt làm việc ác và chỉ làm điều thiện. Định là kiểm soát tâm trí để tâm không tán loạn, trở nên vắng lặng và mạnh mẽ, nhờ đó có thể quan sátsuy xét thấu đáo để đạt đến Tuệ - nhận thức chân lý và tiến về giác ngộgiải thoát.

 

Con đường của Giới - Định - Tuệ ấy, mỗi người chỉ có thể tự mình bước đi. Thay vì cầu xinmột đấng siêu nhiên nào đó cứu vớt, Phật dạy chúng sinh nếu muốn đạt hạnh phúc giải thoát thì phải dựa vào chính mình.

 

"Hãy tự coi chính con là hải đảo (chỗ ẩn náu) của con, chính con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa bên ngoài”, Phật dạy tôn giả Ananda, vị đồ đệ mà đến lúc ngài sắp nhập diệt vẫn chưa đạt đạo quả giải thoát.

 

Ngài cũng dạy các vị tỳ kheo khác. "Dầu ngay trong hiện tại hay sau khi Như Lai nhập diệt, người nào sống đúng theo như vậy, xem chính mình là hải đảo của mình là chỗ nương tựa của mình, không tìm nương tựa đâu bên ngoài, những vị tỳ kheo ấy sẽ đứng hàng đầu trong những người sống hoàn toàn theo Giới Luật”.

 

Như vậy, Đức Phật đặc biệt ghi nhận tầm quan trọng của nỗ lực cá nhân để đạt mục tiêu tối hậu là tự thanh lọc, tự mình giải thoát khỏi mọi đau khổ, việc cầu xin hay lệ thuộc người khác sẽ là vô ích.

 

Vậy nương tựa Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì sao, điều này có mâu thuẫn với việc "coi chính mình là chỗ nương tựa của mình” ? Hãy hiểu rằng Đức Phật là một vị thầy hướng dẫn, Pháp là con đường, là phương tiện mà thầy chỉ ra và Tăng là gương lành của một lối sốngcao thượng nên noi theo. Nương tựa Tam bảoPhật tử vẫn chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của chính mình để đi đến cuối con đường tìm đến hạnh phúc chân thật.

 

Thờ Phật không phải là dâng lễ hay thắp hương khấn nguyện, thờ Phật đúng nghĩa là làm theo giáo pháp của ngài và phải thực hành thường xuyênliên tục để thanh lọc thân tâm, chứ không phải chỉ đọc hiểu kinh sách. 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 159)
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn, nghiệp (kamma) là một trong những pháp vận hành căn bản chi phối sự tái sinhvà đời sống của chúng sanh trong luân hồi.
(View: 157)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 246)
Con Tàu sầm sập lao trong màn đêm đen đặc, thỉnh thoảng vụt qua những thị trấn hay phố xá nhỏ ven đường le lói chút ánh sáng nhạt nhòa.
(View: 351)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(View: 386)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(View: 573)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(View: 577)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(View: 758)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật,
(View: 784)
Bồ Tát Đạo là con đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(View: 964)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(View: 1041)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(View: 1132)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(View: 1145)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(View: 933)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(View: 1142)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(View: 1246)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(View: 1169)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(View: 1206)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(View: 1410)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(View: 1341)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(View: 1336)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 1256)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 1080)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 2021)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 1088)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1037)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 1728)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1682)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 1462)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1926)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1835)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 1196)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 2091)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1659)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 1152)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1790)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 1201)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1972)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(View: 1897)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 1124)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 1147)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 2435)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 2089)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1665)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 2525)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 2369)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 2377)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 2401)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 2138)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM