Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Luận Tân Duy Thức

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6202)
03. Luận Tân Duy Thức


THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003


LUẬN TÂN DUY THỨC
Nguyên tác: Thái Hư Ðại Sư
Dịch giả: Thích Thiện Siêu



A. Phát đoạn

"Mười ngày dạo cảnh Hồ Tây,
Hoa đào đua nở, đỏ bay khắp bờ."

Ðó là lời ngâm vịnh của tôi, nó bỗng nhiên lưu lộ trong khi tôi từ giã Tịnh Phạn Viện đi đến Di-lặc- Viện, thả thuyền qua cảnh Hồ Tây nhân ngày Thanh Minh vậy.

Ô! Hoa đào thắm đỏ, chẳng biết có từ bao giờ, bờ bọc quanh hồ, hồ chạy theo ngoài núi, vật vật đều sẳn như nhiên! Vả chăng tôi không phải là tôi mới hiện ra trong khoảnh khắc một mai một chiều. Tôi từng ở núi, tôi từng dạo hồ, tôi từng thưởng thức xuân sắc tuơi vui, đùa với sóng bạc long lanh, chớ đâu mới một lần này? Nhưng khi cảnh với người giao cảm thích nghi, thì cấm làm sao được sự xúc cảm đối với cảnh tượng xung quanh, và dòng tư tưởng mới nó bộc phát! Tôi nghĩ rằng luận Duy thức cũng vậy, nó đâu phải mới có bây giờ. Nhưng nay do sự nhu cầu của xu hướng mới, cùng sự giao dịch giữa nền tư tưởng học thuật Ðông Tây, đã xúi giục nó phát lộ ánh tinh quang trên chóp đỉnh tư trào hiện đại, như hoa đào bỗng hiện khắp bờ, khiến toàn cảnh núi hồ nhờ vậy một phen đổi mới. Do đó mà tôi gọi nó là Tân Duy thức luận. Nghĩa lý mới mẻ, sẽ lược thuật sau đây:

1. Tân Duy Thức ra đời là đáp lại nhu cầu cho nền học thuật tư tưởng mới. Gần đây, sự tiến bộ của khoa học không những đã gây được những thành tích vẻ vang trong vật giới, đồng thời nó cũng làm cho Thần giáo mất chỗ y cứ, cả đến một phần lớn những điều thuyết minh trong triết học cũng lần lần xé ra làm khoa học, chỉ lưu lại một phần "Hình nhu thượng" gọi là Triết học mà thôi.

Tiếp đến, sự suy cứu của Nhận thức luận nó hoài nghi cái học Hình nhi thượng không thể thấu biết được, hay dẫu cho thấu biết cũng chẳng có hiệu quả ra làm sao, nên Hình nhi thượng học bị Nhận thức luận liệt vào loại những vấn đề không cần giải quyết. Do đó, Triết học cũng giáng xuống làm thứ nguyên lý tổng hợp của khoa học, phụ thuộc vào khoa học mà thôi.

Song le nhìn cuột thế đại loạn ngày nay, có người nói đó là tại khoa học, có người lại nói không phải lỗi tại khoa học, mà tại kẻ lạm dụng khoa học. Nhưng lý do lạm dụng khoa học ở đâu? Làm thế nào để khỏi bị lạm dụng? Theo ông La-Tố (Russell) thì khoa học cũng dựa vào các giả thuyết mê tín siêu hình mà có, nếu bỏ hết mê tín siêu hình, thì bản thân khoa học khó bề đứng vững! Thế khoa học còn có hy vọng gì khác hơn? Thần giáoTriết học lần lượt bị khoa học xô ép, cuối cùng khoa học càng bị vạch áo lộ hình, bế tắc không thông suốt, giống như quân chủ chuyên chính, quân chủ lập hiến, đều bị nền chánh trị dân chủ thôi hãm, nhưng dân chủ nếu không sao trị được bệnh, bấy giờ tâm trí hoang mang, chẳng biết lấy đâu làm chỗ dựa! Thế thì hãy bỏ hết những lý thuyết huyên viễn, chỉ chú trọng lấy vấn đề "hiệu dụng" để giúp cho cuộc sống nhân loại, như "Chủ nghĩa thực dụng" của bọn ông Tìm-mẫu-sĩ (James William) có được không? Ðiều đó chưa dám tin chắc, vì theo chủ nghĩa ấy, phải chăng nhân loại đã được tồn tại an lành? Hay là bác bỏ các phương pháp phi lý, khái niệm, vì bản thể chỉ do trực giác mới biết được thôi, như luận thuyết của ông Bá-cách-sum (Bergson) ư? Song ngã chấp, pháp chấp cùng sanh, chúng sinh lọt lòng đã có nó. Ðâu được bằng vào cái trực giác, nhuốm màu ngã, pháp chấp kia mà thấu triệt bản thể; cho nên bằng trực giác cũng chưa phải là phương pháp đáng tin chắc.

Có lẽ, vì xu thế của nền học thuật tư tưởng đã mong mỏi một phương pháp tự do, làm thế nào để có thể thiện dụng khoa học, mà không bị khoa học mê hoặc, và vì khuynh hướng mong giải quyết mọi vấn đề căn bản, nên lần lượt nó đưa ta đến Tân Duy thức luận, mà tới đây tôi có cái cảm khái "tuyệt đường non nước, nào ngờ: một thôn xóm lạ lại chờ nơi đây". Ðó là lý do thứ nhất, Duy thức luận trở thành sự nhu cầu tối yếu cho nền học thuật tư tưởng ngày nay vậy.

2. Tân Duy thức luận tức là dùng lối học thuật tư tưởng mới mà diễn đạtDuy thức vậy. Loại sách thuộc Duy thức học rất nhiều. Tùy cơ nghi mà thuyết pháp đã tạo thành một hệ thống tư tưởng, một tông phái quan trọng trong Phật giáo. Những lối giải quyết các nghi nan của Duy thức tuy vẫn còn sắc sảo và thích ứng với trào lưu tư tưởng hiện tại, song khi xu thế lòng người đã đổi khác thì không thể không dùng đến phương pháp tùy ứng để trình diễn. Nhất là văn từ cú pháp hiện thời đã khác xưa, nếu không lợi dụng lối văn học sống của ngày nay để làm thứ khí cụ mới, để diễn đạt chơn tinh thần của Duy thức học, thì dẫu môn Duy thức họccông năng cung cấp mọi nhu cầu cho tư trào học thuật, tái tạo văn minh đi nữa, nhưng không thể ứng dụng vào tư trào, làm sống dậy chân tinh thần của nó giữa nhân gian thì cũng chưa đáng gọi là Tân Duy thức, thích ứng thời cơ. Vì lẽ đó mà Tân Duy thức này phải là ứng hóa thân của chơn Duy thức luận vậy. Và đã từ chơn khởi ra ứng, thì toàn ứng tức chơn, tuy chơn hay ứng vẫn là một, song đại dụng đối với thời cơ, thì quý hồ nơi ứng hóa. Làm được việc đó, thật là một công nghiệp lớn lao, tôi dầu sức bạc tài hèn cũng cố gắng để mở lối cho những bậc trí giả về sau này.

3. Tân Duy thức luận không phải là khía cạnh như Duy tâm luận của Âu Tây. Duy tâm luận luôn đối lập với Duy vật luận, điều mà đã từng gây sự bài xích lẫn nhau, nó đã có từ lâu trong học giới Âu Tây. Ðại khái có hai thứ là chủ quan Duy tâm luận và khách quan Duy tâm luận. Những lập luận, lý lẽ, sách vở của Duy tâm luận này vẫn có, song chưa được hoàn toàn rốt ráo, chưa có thể nói rõ được chữ Tâm. Nó chỉ mới nói đến từng khía cạnh của cái hành tướng biến hiện của tâm, chứ chưa minh chứng đến chỗ tâm hơn. Ðã vậy mà nói Duy tâm, thì càng làm cho tâm chơn thật đã lu mờ thì nhận cái "không ám muội" cho là thật, rồi bị các tiền trần như mộng, như huyễn, như bóng ngăn che, không làm sao thiện dụng được đức tánh sáng suốt thanh tịnh của tâm. Duy thức luận này đi ngược lại con đường ấy, làm cho diệu tâm được hiển hiện tròn đầy, đức dụng được toàn chương, đúng như chơn lý, đúng như trí lượng, không bỏ, không lấy, không giống cái tâm văn vún, chi ly của Duy tâm luận Âu Tây. Nên biết rằng Duy thức luận ra đời, không phải là một môn học lộn quanh trong vòng Duy vật, Duy tâm như đã nói trên, mà nó là nền học thuật được khai riêng đối với tư trào thế giới vậy.

4. Tân Duy thức luận, cũng chẳng phải Huyền tưởng luận ngày xưa. Các nhà tư tưởng ngày xưa chỉ căn cứ vào mặt lý tính rồi theo đó tạo ra những lối huyền tưởng, bằng cứ nơi hư huyền mà kết cấu, mà võ đoán cái tính cách thật tại (thật có) duy nhất của nhân sinhvũ trụ như nọ như kia. Trong đó có thuyết bảo "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật", có thuyết bảo "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Có thuyết bảo"Thần Jehova (Gia-hòa-hoa) sáng tạo vạn hữu, chủ tể muôn loài, tuyệt đối, vô cùng, vô thủy, vô chung ", có thuyết lại bảo"Thần ngã và minh tính hợp lại sinh ra giác, giác sinh ngã mạn, sinh ngũ duy, sinh ngũ đại, sinh thật nhất căn; nếu một khi vạn pháp trở về với tự tánh, thì thần ngã rời khỏi minh tính mà được tự tại giải thoát". Ðấy toàn những thuyết người xưa theo dõi. Nó chỉ hữu danh vô thực. Nay tuyệt đối bài trừ hết thảy lối huyền tưởng hư cấu và võ đoán vọng chấp ấy, để chỉ nhắm ngay vào tâm cảnh hiện tiềnlập thành một hệ thống lý luận, trong biện chứng, quý thực nghiệm bằng phương pháp thích đáng là làm sao một niệm được tương ưng, chỉ toàn thể viên mãn trạm tịch, linh động dung thông, không bị chút gì ngăn cản. Hết thảy ngôn ngữ văn từ đều như dấu chim bay ngang không trung, không dễ gì nắm giữ. Có xoay được sơn hà đại địa về ta và tan hòa ta và sơn hà đại địa như thế, mới hòng chuyển khoa học theo ý muốn mà không bị khoa học chi phối chuyển sử.

Làm công việc đó, Duy thức học trước sau vốn cùng với khoa học tác thành cho nhau, nên nay gọi là Tân Duy thức luận.

Tôi từng bảo "Duy thức là môn học đứng đầu trong giáo lý Ðại thừa". Song từ khi khoa học tôn sùng Duy vật luận thì người ta sợ phải nghe đến Ðại thừa Duy thức... Theo họ, hễ nói đến Ðại thừa duy thức tức nói đến thần quyền và huyễn thuật, đâu biết khi Duy thức luận thành lập, trước tiên nó phải trải qua Hữu luận, Không luận của Tiểu thừa, Không tôn của Ðại thừa và cùng một lúc chiết phục lỗi thường kiến của Duy thần và lỗi đoạn kiến của Duy vật, rồi mới khai sinh nghĩa lý Ðại thừa duy thức trung đạo. Thật vậy, tại Thiên Trúc, khi Duy thức luận phát khởi, chính là lúc mọi chủ trương như đa nguyên, nhị nguyên của Thắng luận, Phiếm thần luận hoặc Thần ngã của Số luận, tứ đại cực vi Duy vật luận của phái Thuận Thế, hay Hữu luận, Không luận của Tiểu thừa, Không tôn của Ðại thừa v.v. đều cực thịnh. Bấy giờ những lẽ huyền ảo được cứu xét quán huệ càng tinh vi, tri thức người ta càng tiến mãi không dừng và cùng tiến theo thời vận đó, Duy thức luận đã luận ra đời. Và lúc đó, dẫu có Tiểu thừa giáo là chính đáng, nhưng cũng chỉ là giáo lý có phần siêu việt thế gian, không thể cứu khắp mọi loài, giống như Duy vật luận ngày nay của khoa học tôn sùng, tuy có công năng trau dồi quả địa cầu, song không thể nói rằng đã đem lại hạnh phúc an lạc cho nhân loại. Do đó, Duy thức học chẳng những cùng vối khoa học thông đồng mật thiết, mà thật ra, nhân khi khoa học Duy vật phát đạt để xương minh Duy thức tôn học và hơn nữa xương minh Duy thức tôn học cốt để bổ cứu chỗ cùng khuyết của khoa học Duy vật. Đó là cái cớ làm cho Duy thức thành Tân Duy thức luận.

Nhưng Duy nghĩa là gì? Thức là thế nào? Tại sao thức có thể duy và duy chỉ là duy thức?- "Duy" có nghĩa là chẳng phải cái khác, là không chống trái, là không có chi ngoài, là không riêng biệt tồn tại, là không rời khỏi. Còn "Thức" là chỉ cho tự thân của thức, chỉ cho tâm sở tương ứng với thức, chỉ có cảnh sắc sở liên của thức, chỉ cho phân lượng của thức và chỉ cho thật tánh của thức. Và nên hiểu thêm một cách rốt ráo rằng không tự tánh, không sở đắc, song "Duy" nhất định là "Thức", vì các pháp hiện hữu đều không ngoài phạm vi của thức vậy.

* * *

B. Duy thức luận với vấn đề vũ trụ nhân sinh

(Đoạn này dùng lối vấn đáp, một bên hỏi, một bên giải thích để thuyết minh)

Hỏi: Mọi vật như trời đất, nhân loại, cầm thú mà ta hiện thấy trước mắt, nó không phải có ư? Quy luật thiết yếu thì người ta ai cũng phải có sự sống (sinh mạng) và cá tính của nhân sinh; còn nói bao quát, thì vũ trụ tất phải có tự nhiên tính và bản thể của vũ trụ. Vậy có thể nào phủ nhận những sự ấy không phải thật có hay có mà duy thức? Cho nên, nếu nói "Các pháp đều duy thức" ắt không đúng.

Giải thích: Bạn cho rằng trời đất, người, vật là pháp thật có, phải chăng vì bạn hiện thấy đích xác nó có thực?

Bên hỏi: Phải

Giải thích: Giá như có nguời họ chứng minh trong sự hiện thấy đó thiệt không có trời đất, người, vật gì cả; khi ấy có được nói trời đất, người, vật đều không thật có chăng?

Bên hỏi: Trời đất, người, vât là điều mà ai cũng hiện thấy rõ ràng, tại sao không thể chứng minh nó là thật được?

Giải thích: Bạn quả quyết trong sự hiện thấy của ta hẳn có trời đất người vật, vậy điều ấy có giống như khi ta trông thấy một quả quít ở trong lòng bàn tay ta không?

Bên hỏi: Lấy gần để tỷ lệ xa, lấy nhỏ để tỷ lệ lớn thì mọi vật hiện thấy cũng rõ ràng như ta thấy quả quít trong lòng bàn tay ta vậy.

Giải thích: Quả quít bạn thấy ấy phải chăng nó hình tròn và sắc vàng?

Bên hỏi: Phải.

Giải thích: Nếu hình tròn và sắc vàng là quả quít, thì những bóng tròn và vàng trong gương, hình tròn và vàng trong bức hoạ cũng đều là quít cả sao?

Bên hỏi: Không! Quả quít thật, nó còn có hương ngửi được, vị nếm được và có thể rờ nắm được nữa kia, nên nó khác hẳn hình bóng trong gương.

Giải thích: Nhưng khi trông thấy thì chỉ thấy hình tròn và sắc vàng thôi, chớ nào có thấy được hương vị, xúc ấy. Vậy khi ta thấy một quả quít cũng giống như khi ta thấy hình bóng trong gương, bên nào cũng chỉ thấy hình tròn và sắc vàng, không hơn không kém. Suy để cho biết quả quít vốn không thực có trong sự hiện thấy của ta. Quả quít đã không thật, là giả có suy rộng ra sơn hà đại địa cũng thế thôi.

Bên hỏi: Tuy vậy, hiện nay mắt ta có thấy sắc, tai có nghe tiếng, lưỡi ta có nếm vị, mũi ta có ngửi mùi và thân ta có xúc chạm. Những thứ sắc, tiếng, vị, mùi, xúc có tính quyết định nó phải dựa vào một cá thể thật hữu mới tồn tại được cái cá thể ấy, ta bảo là quả quít, thì sao?

Giải thích: Bạn muốn nói cá thể, vậy bạn có thể chứng minh nó ra chứ? Hiện tại cái có thể thấy là hình sắc, cái có thể nghe âm thanh, cho đến cái có thể rờ mó, cảm giác là cứng mềm, khô ướt, lạnh nóng, nặng nhẹ v.v. những thứ đó thường tùy theo tác dụng thấy nghe, ngửi, nếm, cảm xúcbiến đổi luôn luôn, giờ phút sau đã không giống giờ phút trước. Vậy cái cá thể mà bạn muốn nói ấy, nó nằm tại chỗ nào?

Bên hỏi: Cái mà gồm có sắc, hương, vị, xúc, nó chiếm một vị trí không gian, tiếp tục tồn tại làm cho người ta nắm được ấy là cá thể đó?

Giải thích: Theo lời bạn nói thì rõ ràng cá thể không có chỗ nào nhất định, nó chỉ là giả tướng tạm hiện ra trong nhất thời. Chính do sắc, hương, vị, xúc hòa hợp liên tục mới hiện ra cái ấy, chứ không phải trước tiên có cái ấy, rồi sau đó mới sắc, hương, vị, xúc, hòa hợp liên tục giữa sắc, hương, vị, xúc, kỳ thật không có một cái cá thể nào khác. Ví như kết hợp bao nhiêu người, trước sau nối nhau, tạo thành một toán quân chứ đâu phải ngoài số cá nhân kia, có một toán quân biệt lập sau mới tạo thành ra cá nhân?

Bên hỏi: Nếu ta chỉ thừa nhận cái tướng hòa hợp liên tục giữa sắc, hương, vị, xúc kia là thật hữu thì thế nào?

Giải thích: Đã là tướng hòa hợp liên tục thì một khi các thứ sắc, hương, vị, xúc ly tán, tướng ấy hoàn toàn biến mất. Vả chăng ngoài các thứ sắc, hương, vị, xúc đã không có thể đứng riêng, thì làm sao gọi là thật hữu được.

Bên hỏi: Như thế các thứ sắc, hương, vị, xúc do ngũ quan của ta hiện thấy, ngửi, nếm, đụng được đó hẳn là thật có, nó đã thật có thời nó là vật, và do vật hợp lại sinh ra, đâu phải duy thức biến?

Giải thích: Bạn muốn bảo những thứ sắc, hương, vị, xúc là thật, là hiện thấy được ư? Thì đây, như khi ta thấy hình tròn màu vàng ta bảo là quả quít. Bạn hãy xét kỹ hình tròn y phụ vào sắc vàng, mà hiển hiện hình làm giới hạn vị trí cho sắc, bình thường ta nói rằng đã thấy được hình tròn màu vàng, nhưng lẽ thật thì ta chỉ thấy được hình tròn màu vàng, nhưng lẽ thật thì ta chỉ thấy sắc vàng bị buộc vào với một giới hạn nào đó, chứ ta chưa hề trông thấy được hình tròn đúng thật như nó bao giờ. Tuy nhiên, rồi hình tròn cũng không biết sắc vàng ở đây, mà đã không có hình dạng nên không ranh giới, không có chỗ cố định, hết thảy trở thành một khối: trời đất bình đẳng, sông núi ngang nhau.

Tóm lại, hình tròn đã phải nương vào các màu sắc mà hiện, sắc vàng đã phải nương vào các hình dạng mà có, chẳng khác nào cảnh trong bức hoạ, tuy không thật có chỗ lồi chỗ lơm, song ta vẫn thấy in tuồng có lồi có chỗ lơm hay như bóng trong gương, tuy không có xa gần mà ta vẫn thấy in tuồng có xa gần.

Nhận xét như thế, ta biết rằng: trong sự hiện thấy dẫu không thật có những hình, những vật như ta thường bảo, song do ý thức lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tư duynhận thức, khiến ta trông thấy sự vật và tính cách của các sự vật ấy có nhiều sự sai khác lẫn nhau.

Theo thói quen ta bảo rằng ta đã thấy quả quít hình tròn màu vàng nhưng kỳ thật nhận thức của ta chì thấy được sắc vàng lồng lộng không ranh giới mà thôi.

Bên hỏi: Vậy cái sắc vàng lồng lộng, không ranh giới đó là thật hữu, ta hiện thấy được tất nhiên nó không phải duy thức biến?

Giải thích: Cái tiếng nói "sắc vàng" nó bao hàm rất rộng, chỉ chung cả thảy mọi sắc vàng trong vũ trụ. Nhưng nay ta thấy sắc vàng đóng khung trong một giới hạn sauy lường nơi quả quít. Và cứ một chuyện thấy sắc vàng nơi quả quít để nói, thì ta chỉ mới thấy phiến diện chứ chưa hề thấy toàn diện, chỉ thấy mặt này chứ không thấy mặt kia, chỉ thấy bề ngoài chứ không thấy bề trong. Nếu chỉ thấy một phần mà bảo là thấy quít, vậy thì tại sao còn nhiều phần không thấy kia lại không bảo là không thấy quít, có phải đúng lẽ hơn không? Cho biết rằng: sắc vàng cũng chẳng phải là thật có đúng với cái mà ta áp đặt lên sự hiện thấy của ta, bất quá do ta đã sẵn có khái niệm về sắc vàng đối đãi với những khái niệm về các sắc khác mà biểu hiện ra. Chúng chỉ là giả pháp do các tâm thức tương cảm mà tạm hiện thôi, còn sự thật chơn tánh thì vốn ngoài khuôn khổ của danh từ và tướng mạo, không thể dùng danh từ hay tướng mạo để mong chỉ bày nó được.

"Sắc" ta hiện trông thấy như thế, thì "tiếng" ta hiện được nghe cho đến sự "xúc chạm" cũng thế. Một quả quít như thế, suy ra vô số trời đất, người vật cũng thế, nên nhà Duy thức kết luận: "Vạn pháp đều duy thức".

Bên hỏi: Ở sự vật vô tình nói thế có thể được chứ như ở nhân loại, có sinh mạng, tánh tình, ý tứ, tự chủ, tự động, tự giác, há lại không có cái thất đối với những tính cách đó sao?

Giải thích: Sinh mạng hay sự sống chỉ là một sức sống kéo dài trong một thời hạn của nhân sinh do nghiệp kiếp trước chi phối tâm hành biến hóa gây nên. Một khi sức sống cũ này tàn, tất có nghiệp lực khác mạnh mẽ hơn, chi phối biến đổi tâm hành ta để tạo thành một sức sống khác, vì thế mà sự sống được tiếp nối mãi không dứt. Còn tánh tình tức là năng lực tâm lý hay chấp chặt lấy căn nguyên sự sống làm bản ngã. ý tứ tức là các tác dụng tâm lý căn cứ nơi hai thứ trên mà phát sinh tùy theo nhu cầu sai khác. Cho đến nào là tự ngã, cá tính, nhân cách, ý chí, tính mạng, linh hồn v.v. Cũng theo một loại (ngã kiến) đó để suy diễn. Tựu trung có loại tự ngã tương tục không gián đoạn, ấy là loại tự ngã khi ta sinh ra đã có, nó thường chấp chặt lấy căn nguyên sự sống làm bản ngã. Và một loại tự ngã khác, tuy cũng tương tục nhưng có khi gián đoạn, ấy là loại tự ngã mới tạo thành sau này, do sự phân biệt về vật chất, tinh thần nơi bản thân mà có ra. Cả hai thứ tự ngã (tính chấp ngã) đó, đều do nhân lực, nội tại, hư vọng huân tập tạo thành, tự động khởi lên, nên khó dứt trừ, chỉ khi nào thật tâm chuyên tu chánh quán lâu bền mới đối trị được nó. Tính mạngý chí vũng gồm thuộc trong loại ngã chấp ấy nên không thể đem lý luận suông để trừ khử được. Ngoài ra, còn có hai thứ chấp ngã nông cạn, do tính phân biệt sai lầm, tạp nhiễm theo xã hội mà gây nên, ấy là:

1. Lầm nghe người ta nói đền những chất lực, lý, khí tạo thành con người, liền chấp theo đó làm bản ngã.

2. Lầm nghe người ra nói những cá tính chủ thể là thực chất con người, liền chấp theo đó làm bản ngã. Hai thứ chấp ngã này có ra là vì kém lý trí, suy nghĩ sai lầmtạp nhiễm theo tục lệ thường tình chung quanh mà có. Nếu gặp được chánh lý soi sángsuy nghĩ chánh đáng thì phá trừ được ngay. Chẳng hạn như thuyết linh hồn, nếu đưa ra lý luận phân tích, ta sẽ thấy nó không còn nữa.Tuy nhiên, chính điều không thật, chúng là huyển tưởng, khiến ta quên hẳn căn nguyên của chúng vốn là duy thức.

Bên hỏi: Nhân loại là một loài cũng phải nương theo luật tự nhiên của vũ trụ mới tồn tại. Do luật tự nhiên hay thật thể vũ trụ làm nguồn gốc chung cho hết thảy mọi điều thật giả, có không, còn mất trong vũ trụ. Nếu không có luật tự nhiên ấy, thì mọi sự vật sai khác kia bị mất căn cứ và chúng đều trở thành không có gì cả, thế thì còn gì để nói Duy thức hay chẳng phải Duy thức? Vì vậy, phải có luật tự nhiên hay thực thể vũ trụ nằm ngoài thức mới đúng.

Giải thích: Luật tự nhiên mà bạn nói, phải chăng là cái lý thế sinh hóa lưu chuyển của vạn vật.

Bên hỏi: Phải

Giải thích: Người, vật và vạn hữu, vòn là duy thức biến hiện, huống hồ cái lý thế sinh hóa lưu chuyển dựa nơi vạn hữu mà có ra? Bạn đã nhận vạn hữu duy thức mà lại nhận cái lý thế sinh hóa dựa nơi vạn hữu chẳng phải duy thức, như thế khác nào nói rằng nước không có mà tướng rung động của nước lại có, hay nói nhân loại không có mà lại nhận có quốc gia, xã hộiloài người. Nói thế rất lầm. Nên biết, cho rằng có luật tự nhiên nằm ngoài thức, không có lẽ đó.

Bên hỏi: Đã có huyễn tất có chơn, đã có giả tất có thật. Vũ trụ vạn hữu đã là huyễn giả hết, đâu lại không có cái thật thể bổn nguyên rốt ráo ở trong đó? Đã có thật thể tất chẳng phải duy thức.

Giải thích: Làm sao biết được thật thể ấy? Không chứng biết rõ ràng mà nhận là có, thì thành võ đoán mất, và trạng thái của thật thể ấy ra sao? Nếu không, tất là không có, là vô thể, nếu có, thì trạng thái ấy ở chỗ nào? Nếu ở trong vạn hữu tất là một vật như vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thể của vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thể của vạn hữu? Nếu không ở trong vạn hữu, tất là không có, sao lại chấp làm thật thể được? Vậy nên biết, chấp có cái bản thể vũ trụ nằm ngoài thức, không đúng lý.

Bên hỏi: Vậy như mọi vật hiện tiền, sanh tồn biến hóa trong một quy luật nhất định, mỗi cái lưu hành chuyển động không ngừng há lại không căn nguyên gì sao? Và kia kìa, không gian vô biên, thời gian vô tận, do đâu mà có?

Giải thích: Đó chỉ do hư vọng tạp nhiễm từ vô thỉ làm nhân lực nội tại của chúng sinhý căn cứ luôn luôn vọng động chấp chặt lấy cội nguồn sinh hóa (A-lại-đa thức) và phân biệt so đo các vật loại, rồi chấp làm thật thể, hoặc do ý thức bám víu lấy những bóng dáng của thức tâm biến hiện, rồi tự ý phân biệt tham đắm không chịu bỏ, như lời bạn hỏi đây chẳng hạn, hoặc vì nhận lầm những lối tà thuyết khiến cho không nhận đúng thật tánh, thật tướng của các pháp, sinh ra vọng chấp các vị thần làm chủ sự vật. Kỳ thật, những tướng trạng các thức duyên, đều do các thức biến hiện, đối với thức thì in tuồng như có, nhưng rời thức ra thì chúng hoàn toàn không, vì vậy mà gọi "tất cả duy thức".

Bên hỏi: Nhưng ở trong kinh Phật cũng như giữa đời này, người ta đều có nói đến những tên: Nhân loại, thú loại, động vật, sinh vật, phàm phu, Thánh nhân, chúng sinh, chư Phật v.v. và cũng nói đến nào cá thể, dịch thể, khí thể, nguyên tử, điện tử, tinh tử, và đất, nước, lửa, gió, không, thời gian v.v. Nếu là duy thức cả, thì dựa vào đâu người ta nói như thế?

Giải thích: Không phải! Các danh từ, các tướng trạng ấy, đều do thức phân biệt, chuyển động, chính nơi tự thân của nó vọng biến ra hai phần; một phần bị nhận biết gọi là Tướng và một phần hay nhận biết gọi là Kiến, rồi lại do sức tạp nhiễm về vật thể, về ngã thể từ vô thỉ, dựa theo hai phẩn Kiến, Tướng, trên chuyển hóa ra những tướng chúng sinhthế gian vũ trụ. Lý lẽ nương thức biến hiện là tùy theo thức duyên mà giả đặt ra nhân loại, thú loại, cho đến đất, nước, lửa, gió v.v. ví như sự nằm mộng, trong đó ra thấy rõ ràng có ta, có người, có núi, có cảnh, song thật ra chúng toàn là những giả tướng do sức chiêm bao và tâm chiêm bao biến hiện. Tuy nhiên, lúc ấyvô tri, ta đã lầm cho chúng thật có ở ngoài tâm. Nếu biết những cảnh trong mộng không thật, nó chỉ là biến tướng của tâm, đem so qua cảnh giới mà ta gọi ta hiện thấy, để rời bỏ vọng tình, thành kiến, thì bấy giờ không ngại gì mà không nói rằng: những hình trạng ta trông thấy tuy có, nhưng không thật.

Nào người, nào cảnh trong mộng đều dựa nơi mộng ảo của tâm mà giả hiện, như huyễn không thật. Trái lại, tâm mộng ấy là nơi nương tựa của người và cảnh, mộng tâm bấy giờ không phải không có. Thức là nơi nương tựa của hết thảy chúng sinhthế giới, chúng sinhthế giới đều do thức biến hiện, nên tất cả đều duy thức.

C. Sự phân tích kinh nghiệm - quan sáthệ thống của Duy thứcluận

Hỏi: Chúng sinh vô lượng, thế giới vô biên, nay ông nói thứ gì cũng đều do thức biến, vậy thức ấy có mấy thứ và có công năng gì đặc biệt?

Giải thích: Thức hay biến hiện ra mọi pháp ấy ước lược có ba loại:

1. Sinh hóa thể thức, là thức làm chủ thể của mọi sự sinh sinh hóa hóa.

2. Ý chí tính thức, là thức làm cho có ý chí và tánh cách khác với người, hữu tình khác với vô tình...

3. Liễu biệt cảnh thức, là thức minh liễu phân biệt ngoại cảnh. Ba loại thức này là chủ nhân ông, là tạo hóa, biến hóa ra hết thảy chúng sinhthế giới. Nó biến hóa bằng hai cách:

a. Nhân năng biến, là năng lực biến hóa thuộc về nhân. Đây chỉ do những năng lực biến hóa các thức và vạn pháp (đẳng lưu tập khí) và những năng lực biến hóa sinh mạng (dị thục tập khí). Thuộc nơi sinh hóa thể thức (A-lại-da thức). Trong hai thứ năng lực trên đó, năng lực biến hóa vạn pháp thì do ý chí tánh thức (Mạt-na thức) và liễu biệt cảnh thức mà được phát sinh và được tăng trưởng. Còn năng lực biến hóa sinh mạng thì do thức liễu biệt cảnh với những nghiệp tánh lành dữ, huân tập sinh hóa thể thức mà được phát sinh và tăng trưởng.

b. Quả năng biến, là năng lực biến hóa thuộc về quả. Do hai thức năng lực huân tập trên, chuyển biến sinh các thức, rồi từ các thức biến hiện ra các tướng. Nói cách khác là do năng lực biến hóa giữa các thức và vạn pháp làm duyên chính để các thức ấy phát sinh. Ở đây, nhân như thế nào thì phát sinh quả như thế ấy, nhân tướng giống hệt nhau, nên có chỗ cũng gọi là đẳng lưu nhân quả. Lại do năng lực biến hóa sinh mạng làm trợ duyên, mà chiêu cảm ra sinh mạng thể thức với phận sự đáp ứng lại cho các nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng dẫn dắt đưa đến chủ thể sinh mạng (dẫn nghiệp) và chiêu cảm ra thức liễu biệt cảnh với phận sự đáp ứng cho nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng hoàn thành chủ thể sinh mạng (mãn nghiệp). Trong hai thức này, thức trước gọi là: "Chơn sinh mạng thể" (chơn dị thục) và thức sau gọi là" sinh mạng thể sanh" (dị thục sinh). Cả hai loại này đều gọi là sinh mạng hóa quả hay quả báo về sinh mạng. Tuy nhiên, ở đây nhân tính với quả tính không giống nhau hẳn, nên có chỗ cũng gọi là dị thục nhân quả.

Thức là chỗ nương của chúng sinh, thế giới. Thức là chủ nhân ông hay biến hiện chúng sinhthế giới, lý nghĩa đại khái đã bao gồm trong chừng ấy.

Hỏi: Thức liễu biệt cảnh là thế nào? Thức ấy có mấy thứ?

Giải thích: Thức có tác dụng chiếu soi các sự tướng, cảnh giới riêng biệt gọi là thức liễu biệt cảnh. Thức này có hai thứ: Một thức dựa theo sắc căn mà phát sinh và một thức dựa theo ý căn mà phát sinh.

Hỏi: Thức dựa theo sắc căn là thế nào. Thức ấy có mấy thức?

Giải thích: Các thức dựa theo sắc căn, lấy sắc căn làm trợ duyên thù thắng đặc biệt dễ phát sinh, gọi là thức dựa theo sắc văn. Phân tách thì có năm thứ:

1. Nhãn thức (thị giác) có tác dụng cảm giác, những thứ hiển sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, và những thứ hình sắc như dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, xa, gần, sáng, tối v.v.

2. Nhĩ thức (thính giác) có tác dụng cảm giác các âm thanh.

3. Tỷ thức (khứu giác) có tác dụng cảm giác các mùi thơm, thúi.

4. Thiệt thức (vị giác) có tác dụng cảm giác các vị ngọt, đắng, chua, cay v.v.

5. Thân thức (xúc giác) có tác dụng cảm giác các sự cứng, ướt, lạnh, nặng, nhẹ v.v.

Năm thức này cũng gọi là sắc thức, thinh thức, hương thức, vị thức và xúc thức vì tác dụng cảm giác ngoại cảnh của nó trên ấy. Khi có năm thứ cảm giác phát hiện là khi có năm thứ đối cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc. Một bên cảnh, một bên tâm, một bên năng cảm, một bên sở cảm không bao giờ rời nhau mà đồng là tướng biến hiện của các thức vậy.

Năm thức này, có chúng sinh có đủ, có chúng sinh thiếu hết, có chúng sinh chỉ có một phần.

Hỏi: Những thuộc tính thuận hợp với năm thức là gì?

Giải thích: Có năm thuộc tính rất rõ rệt, bất cứ lúc nào cũng có là: Tác ý với công năng kích thích vô tư (kích động). Xúc với công năng cảm ứng thầm hợp (cảm động). Thọ với cộng năng lãnh nạp (cảm giác). Tưởng với công năng tưởng tượng quy mô (tưởng tượng). Tư với công năng tư duy biến động (tư duy). Ngoài ra, còn có những thuộc tính khác như tâm dục vọng, tin, hỗ, thẹn, tham, sân, si v.v. mà nếu để tâm quan sát tế nhị ta sẽ thấy chúng tùy thuộc với năm thức; trong những lúc năm thức cảm giác chiếu soi các cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc...

Hỏi: Trạng huống năm thức chiếu liễu sắc, thinh, hương, vị, xúc, như thế nào?

Giải thích: Trạng huống ấy giống như cái kính thủy (gương soi) chiếu soi các sự vật, ảnh tượng sự vật hiển hiện tức là gương sáng chiếu soi tức có ảnh tượng hiển hiện. Ánh sáng của gương và ảnh tượng của sự vật, đích thân chiếu hiện lẫn nhau một cách trực tiếp phân minh mỗi một, không thêm không bớt. Cảnh ấy là thật cảnh, là tánh cảnh, chỉ có thể hiện chứng chứ không thể đem lời lẽ, văn từmiêu tả thấu đáo được. Nào những giả tướng như tướng người, tướng trâu, tướng cây, tướng núi v.v. biến sinh bởi sự hòa hợp liên tục, hay những tướng giả có ra bởi sự đối đãi như tướng trong, tướng ngoài, tướng kia, tướng đây, tướng mình, tướng khác, tướng vật, tướng ta v.v. đều không có trong trạng huống cảm giác đó. Thế nên trong trường hợp này cũng gọi là "Cảm giác duy thức"

Hỏi: Năm thức này chỉ nhận biết thật cảnh (tánh cảnh), không nhận biết những giả tướng đối đãihòa hợp liên tục, vậy những giả tướng đó thuộc về cảnh gì và thức nào nhận biết?

Giải thích: Thức dựa nơi ý căn (Mạt-na thức) để làm trợ duyên thù thắng đặc biệt mới được phát sinh, gọi là thức dựa nơi ý căn. Nó nhận biết, so đo, phân biệt hết thảy cảnh thật, cảnh đới chất, cảnh độc ảnh, không một pháp gì lọt ngoài phạm vi nhận biết của nó và cũng chính sự nhận biết bao trùm các pháp đó tức là bản thân, là hành tướng của nó, nên còn gọi nó là pháp thức (ư thức).

Hỏi: Thức đó nhận biết thật cảnh như thế nào?

Giải thích: Thức đó nhận biết thật cảnh ở ba trường hợp sau đây:

1. Khi năm thức trước cảm giác trực tiếp đến các tướng sắc, thinh, hương, vị, xúc với một bản tín vô tư thì ý thức cùng với năm thức trong một sát-na đầu, đồng cảm giác đến các tự tướng ấy.

2. Khi nội tâm xa hết những sự loạn độnghôn trầm nhờ bởi một sức định tuệ tinh nhất, tinh minh duy trì.

3. Khi hoàn toàn thoát ly mọi sự phân biệt, so đo, chấp trước, mà khế hội với tánh chơn như của tất cả pháp. Và như thế cũng tức là chuyển ý thức thành ra "Diệu quan sát trí" vậy.

Hỏi: Ý thức nhận biết cảnh đới chất như thế nào? Và sao gọi là đới chất?

Giải thích: Ý thứccông dụng thù thắng quảng đại hay phân biệt so đo, chấp giữ khắp mọi cảnh giới. Bên trong có nương ý căn và các pháp như tâm bất tương ưng hành (như danh số, thời gian, phương hướng, đồng dị...) liễu tri những hành nghĩa, hành tướng về quá khứ và thường liên hợp tướng nghĩ về các pháp hiện tại, nhân vì những sắc, thinh, hương, vị, xúc mà ý thức dựa theo năm thức trước để duyên được trong một sát-na đầu, đến sát-na sau đó đã trôi vào phạm vi ý thức, biến thành những tướng hòa hợp liên tục. Tóm lại, những danh vật đó do sự đối đãi lẫn nhau mà thành lập như tự tha, người ta, trong ngoài, kia đây, một nhiều, vuông tròn, lứn nhỏ, xa gần, cho đến như mặt trời, trái đất, thực vật v.v. đều thuộc về cảnh tợ đới chất do ý thức nhận biết cả.

Cảnh tợ đới chất nghĩa là gì? Những vật vừa kể trên tợ như có hàm chứa hoặc mang theo hình ảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc, của năm thức dính líu với cảnh tợ đới chất cả. Nghĩa là cảnh này hoàn toànbóng dáng phản chiếu của một phía ý thức mà thôi nên gọi là cảnh tợ đới chất. Ngoài ra, khi ý thức nhận biết đến các thức hiện hành và nhũng tâm tánh tùy thuộc v.v. thì ở giữa cả đôi bên tạo thành ra một tâm ảnh, tâm ảnh ấy không phỉa do một phía ý thức mà do cả các thức kia hợp lại tạo ra, cảnh ấy ta gọi là chơn đới chất.

Hỏi: Ý thức nhận biết cảnh độc ảnh như thế nào? Và sao gọi là cảnh độc ảnh?

Giải thích: Cảnh độc ảnh là cảnh không có thật. Đó là những cảnh vị laiý thức tửơng tới, những cảnh quá khứý thức lại, cùng những danh ngôn, nghĩa tướng (các khái niệm trừu tượng) do ý thức mơ tưởng đặt ra. Trường hợp này, ý thức rời hẳn tâm cảnh hiện thật mà chỉ phân biệt, so đo những cảnh hư ảnh đơn độc mà thôi.

Cảnh này có hai loại: Những hữu chất độc ảnh và vô chất độc ảnh. Hữu chất độc ảnh là cảnh tương đối không có mà ý thức thì tưởng thấy có. Như về mùa đông tưởng thấy tiếng ve kêu, ở miền nhiệt đới về mùa hè tưởng thấy tuyết rơi, băng đóng v.v. Những ảnh tưởng ấy, ngay lúc và tại nơi ý thức đang tưởng nó không có (độc ảnh), nhưng không phải là tuyệt đối không có vì nó cũng là hiện tượng thật hữu ở trong vũ trụ (hữu chất) mà ở chỗ khác, lúc khác thì hiện ra, như ve kêu mùa hè, tuyết rơi xứ lạnh mùa đông vậy. Còn vô chất độc ảnh là ảnh tuyệt đối không có mà ý thức tưởng thấy có. Như dựa vào tiếng gọi "sừng ngựa", "lông rùa" v.v. rồi tưởng tượng ra những cảnh đó. Cảnh này chỉ do ý thức tưởng tượng bịa đặt (độc ảnh) chứ tuyệt đối không bao giờ có trong vũ trụ này cả (vô chất). Tóm lại, cảnh độc ảnh rất phức tạp. Gần như tác dụng ý thức của ta hằng ngày đều duyên theo nó cũng như duyên cảnh đới chất. Như vậy, nghĩa là ta đã sống nhiều với hai cảnh này, mà rất ít sống với tánh cảnh.

Hỏi: Trình bày để chứng tỏ đặc biệt của ý thức ở chỗ nó có công năng nhận biết hai cảnh đới chất và độc ảnh ấy phải không?

Giải thích: Đúng thế, vì cảnh tợ đới chất và độc ảnh đều là cảnh thuộc của nó cả. Không những thế, công dụng của ý thức này so với các thức khác nó vẫn rộng và ưu việt hơn. Chẳng hạn, khi nhập vào cảnh định hay khi chứng ngộ pháp tánh chơn như cũng là do năng lực thù thắng của thức này. Ngoài năng lực phát hiện duyên theo cảnh đới chất và độc ảnh một cách thường xuyên và dễ nhận ấy, ý thức còn có tác dụng dựa vào năm thức trước để cùng duyên tánh cảnh (cảnh thật) như trên đã nói. Nhưng nếu người ta không rõ được năm thức trước thì cũng khó mà biết tác dụng này của ý thức. Vì vậy, người đời chỉ biết có ý thức mà không biết tới tác dụng sáng suốt vô tư (chơn hiện lương này chỉ hiện ra trong khoảng khắc ta chưa kịp nhận thì nó đã trôi vào cảnh ý ngôn (cảnh không thật của ý thức) tức là ảnh đới chất và độc ảnh. Do đó, nếu không nhờ tu định tuệ, chứng ngộ pháp tánh chơn như thì khó bề tương ứng được với nó. Nhưng sở dĩ, không thành tự định tuệ, chứng ngộ tướng Như lai cũng chính do ý thức thường thường vọng suy chạy theo cảnh đới chất và độc ảnh vậy.

Những người mê muội đạo lý duy thức mà muốn tìm tòi chấp trước những cảnh vật ngoài tâm không biết bao giờ dừng nghỉ, cũng bởi nguyên do này. Bởi vậy, bước đầu của con đường Duy thức họctrước tiên phải hiểu rõ các cảnh tợ đới chất và độc ảnh chỉ là tiếng nói của ý thức (cảnh ý ngôn), tuyệt nhiên không có thật vậy. Đây cũng gọi là "Ý ngôn duy thức". Rõ được một cách đích xác lý " ý ngôn duy thức" này tức thấy rõ cuộc đời chỉ là một giấc mộng.

Hỏi: Những thuộc tính của ý thức so với tiền ngủ thức khác nhau thế nào?

Giải thích: Những thuộc tính (tâm sở) của ý thức thường xuyên chuyển hóa biến dịch vô chừng, nhưng rõ ràng để nhận khỏi phải luận giải dông dài là những thuộc tính sau đây:

a. Năm tâm sở duyên năm cảnh giới khác nhau (tâm sở biệt cảnh) là: Dục (hy vọng), Thắng giải (sự hiểu biết vững chắc), Niệm (ghi nhớ), Định (chuyên chú một nơi) và Tuệ (minh xác).

b. Mười tâm sở lành (thiện) là: Tín (tin tưởng), Tàm (hổ với người), Quư (tự thẹn), Vô tham (không tham lam), Vô sân (không nóng giận), Vô si (không u mê), Tinh tấn (siêng năng), Khinh an (nhẹ nhàng, vui vẻ), Bất phóng dật (không buông lung), Hành xả (hỷ xả không cố chấp), Bất hại (từ bi).

c. Sáu tâm sở ô trọc nhiễu nhương là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

d. Hai mươi tâm sở ô nhiễm nhưng phụ thuộc sáu món trên là: Phẫn (giận), Hận (hờn), Não (xúc tức cau có), Phú (che đậy), Tật (ghen ghét), Xan (Bỏn xẻn), Cuống (dối trá), Siểm (dua nịnh), Hại (tổn hại), Kiêu (kiêu ngạo), Vô tàm (không hổ), Vô quí (không thẹn), Trạo cử (biến động), Hôn trầm (u trệ nặng nề), Bất tín (thiếu tin tưởng), Giải đãi (lười nhác), Phóng dật (buôn lung), Thất niệm (bỏ mất điều chơn chánh), Tán loạn (không chuyên chú một nơi), Bất chánh tri (kiến thức tà vạy).

e. Bốn tâm sởtính thiện ác lẫn lộn trong nhau (bất định) là: Tầm cầu, Tư sát, Hối hận, và Ngủ nghỉ. Những tâm sở này khi hợp sinh, lúc ly biệt, biến đổi xoay vần khắp mọi chỗ mọi thời, đổi thay thoăn thoắt như chòm mây bay phất phới, khó lòng biện biệt. Tựu trung có công lực vĩ đại đáng chú ý nhất là hai tâm sở Tầm cầu và Tư sát. Có thể nói hết thảy học thuật tự tướng lưu hành trên thế gới này đều xây dựng trên hai tâm sở ấy. Tóm lại, những tâm sở này rất phức tạp, phải thường xuyên phản tỉnh nội sát trong khi động cũng như khi tỉnh, mới mong thấy hiểu một cách rõ ràng.

Hỏi: Sáu thức liễu biệt cảnh gây thiện nghiệp, ác nghiệp như thế nào?

Giải thích: Điều đó cứ xét ngay các tâm sở thì biết. Chẳng hạn, như ý thức bộc lộ ra nơi thân hành động, miệng nói năng mà cố kèm theo các tâm sở tín, tàm, quí v.v. thì biết những hành động, ngôn ngữ ấy thuộc về nghiệp lành; nếu kèm theo các tâm sở phẫn, hận, não... thuộc nghiệp ác; còn nếu có kèm theo tâm sở tác ý, thắng giải tầm cầu v.v. thì biết những hành động, ngôn ngữ ấy thuộc về nghiệp vô ký. Tuy nhiên, chúng sinh còn ở trong vòng phàm phu luân hồi, tâm hạnh của họ hầu hết chưa lìa khỏi những tâm sở tham, sân, si, nên khi bộc lộ không thể tránh khỏi những hành động hung ác, ô nhiễm; trừ khi nào chứng nhập chơn như, phá trừ thức mạt-na chấp ngã, mới tạo thành những tâm hạnh thuần thiện không vâng theo thói cũ, nhưng là những tâm hành sáng tạo.

Hỏi: Sáu thức ấy cảm thọ khỗ vui thế nào?

Giải thích: Trong khi cảm giác nếu tâm cảnh thuận hợp nhau làm cho thân tâm vui thích ấy là thọ vui (lạc thọ), trái lại làm cho thân tâm bức não ấy là thọ khổ (khổ thọ), chiết trung giữa hai cảnh ngộ ấy, nghĩa là không khổ không vui, gọi là thọ xả (xả thọ). Ba thứ tình cảm khổ, vui, không khổ không vui này ở nơi sáu thức liễu biệt cảnh, tùy lúc mà thay đổi, chứ không bao giờ có hẳn. Và trong đó, khổ thọ lại chia hai thứ là khổ và ưu (cực khổ, ưu phiền). Lạc thọ cũng chia hai thứ là lạc và hỉ (vui và mừng). Khổ và lạc chỉ có trong hiện tại, ưu và hỉ thì thông luôn quá khứ, vị lai. Năm thức trước chỉ có khổ, lạc, xả, - ba thọ, còn ý thức thì gồm đủ cả năm món khổ, lạc, xả, ưu, hỉ. Nếu để tâm quan sát, cũng dễ thấy.

Hỏi: Dẫu tôi biết rằng thức liễu biệt cảnh nhận biết ba cảnh thật tánh, đới chấp, và độc ảnh cảnh; đới chất và độc ảnh đã đành do ý thức chủ quan bịa đặt chứ thực tế không có nhưng còn cảnh thật tánh là cảnh có thật, như trước kia đã nói về năm thức và ý thức đồng thời cảm giác sắc, thinh, hương, vị, xúc, tại sao những cảm giác về sắc, thanh, hương, vị, xúc đó nhất định phải ở chỗ này, lúc này mới có?

(Ví như cái cảm giác về tiếng ve kêu, nó chỉ phát sinh khi người ta ở vào xứ ôn đới và lúc mùa hè chứ ở chỗ khác hay lúc khác thì cái cảm giác ấy không sinh, ý muốn nói cảm giác gì phải dựa vào ngoại cảnh mới sinh được).

Ý thức cũng vậy, nó cảm nhận những tướng hòa hợp, liên tục, đối đãi (như núi, sông, nhà cửa) thì cũng chỉ cuộc hạn trong khoảng thời gian nào đó, ở chỗ nào thôi, chứ vào lúc khác hay ở chỗ khác, cái tính cảm nhận ấy nào có thấy gì? Vả lại sắc, thinh, hương, vị, xúc và các tướng hòa hợp, liên tục, đối đãi kia, nó ở tại chỗ này vào lúc này thì có thể làm cho nhiều người (chứ không phải một người) đồng có cảm giác về nó, nhưng tại chỗ khác, lúc khác, làm cho nhiều người đồng không cảm giác về nó, như thế nếu không nhận có thật cảnh nắm ngoài thức để thức duyên vào đó mà phát sinh cảm giác, thời những tướng sai khác như trên, làm sao thành được?

Giải thích: Ông đã từng thấy chiêm bao lúc ngủ chứ? Trong lúc chiêm bao thấy mùa xuân thì toàn hoa đào chứ không có hoa sen, nếu mộng thấy sa mạc thì hẳn hoàn toàn hoang dã chứ ở đó không có đậu mè, nếu mộng thấy gia nhân ly biệt thì trên bộ mặt ai nấy thút thít buồn rầu, nếu mộng thấy chuyện trai gái giao hợp thì tất có chuyện xuất tinh. Các sự việc trong chiêm bao hiển hiện rõ ràng in tuồng có một quy luật tự nhiên chi phối ấy, phải chúng đã tồn tại thật có ở ngoài tầm chiêm bao? Nhưng đến thức dậy, dẫu có nhớ rõ mọi việc mình đã chiêm bao, song muốn tìm xem thử nó ở ngoài tâm vào chỗ nào, thì hoàn toàn không thấy có. Cảnh trong mộng đã thế, thì cảnh trong thức cũng thế (vì thức đây cũng chỉ cái thức ở trong mộng mà thôi).

Hỏi: Dẫu biết rằng cảnh mộng không rời tâm mộng; nhưng phải có tâm mộng với cảnh mộng hai bên hòa hợp, liên tục, cộng đồng phát hiện mới là mộng. Sự việc trong mộng tuy chuyển hóa không thật, song quyết nhiên nó phải dựa vào sở nhơn, nghĩa là dựa vào nơi có thật, nó mơi có được. Nếu đã có sở nhơn để nó dựa, tất ngoài tâm mộng công nhận có cái bổn nhơn khởi mộng. Vậy rời ngoài thức, há lại không có cái bổn nhơn (sự kiện có trước và biệt lập) sinh khởi các thức ư?

Giải thích: Mộng nương vào tâm mà có, mộng chẳng rời tâm. Tuy nhiên, tâm đâu nhất định phải là mộng, nên có thể vĩnh viễn ly mộng, song nếu khi tâm đang mộng thì tâm (tâm chơn) không thể rời mộng (tâm vọng) mà có riêng ra. Cảnh chiêm bao, tâm chiêm bao đểu mượn sức chiêm bao mà có, sức chiêm bao dựa bổn tâm (tâm khi chưa chiêm bao) mà thành. Muốn biết chiêm bao nương bổn tâm thế nào, hãy chờ bàn đến sinh hóa thể thức (A-lại-da thức).

Hỏi: Sao gọi là sinh hóa thể thức?

Giải thích: Sinh hóa thể thức rộng lớn bao dung huyền u thâm tế, ngó phớt qua không thể thấy được. Theo nghĩa đặt tên, nó có những tên sau đây:

a. Hàm tàng thức: Hay dung nạp, tàng chứa hết thảy công năng do ý chí tính thức (mạt-na) và liễu biệt cảnh thức (sáu thức trước) huân tập. Nếu khôngchuyển hóa ra các tâm sở hiện hành và những công năng khác, quyết không bao giờ tiêu mất. Đó gọi là " Năng tàng". Lại nữa, nó rất mê muội nhu nhược, hư dối không có năng lực tự giác, quyết đoán. Mỗi khi xả bỏ đời sống trước chưa kịp chuyển sang đời sống mới, liền bị những nghiệp thiện ác của sáu thức trước huân tập, tiềm tàng trong nó phát khởi lên mà dẫn tới đời sống mới khác (tái sinh), và nhiệm vụ thức này (A-lại-da), bấy giờ cũng bị trói buộc nằm trong đời sống ấy. Như vậy thức A-lại-da vừa là bản thể đời sống, vừa bị khuất phục bao tàng nằm trong đời sống bởi nghiệp lực quyết định. Hễ ra khỏi đời sống này lại chuyển vào đời sống khác, thường bị trói buộc ngăn che, chẳng được tự do tí nào, nên gọi là "Sở tàng". Vả lại, thức A-lại-da này thường bị cái tính "chấp ngã" của thức mạt-na (ý chí tính thức), chấp chặt liên tục cho là "ta", rồi tiếp nhận, trao đổi những đều tạo ác của tiền lục thức cất chứa vào đó, ấy gọi là "ngã ái chấp tàng". Trong ba nghĩa hàm tàng kể trên, nghĩa "ngã ái chấp tàng" là chủ yếu.

b. Sinh thể thức: Tức chỉ về nghĩa "sở tàng" của thức A-lại-da như đã nói ở trên. Đời sống tuy chẳng phải do nó quyết định mà do nghiệp quyết định, nhưng nó mới chính là chủ thể đời sống nên cũng gọi nó là "chơn sinh mạng thể".

c. Chủng nguyên thức: Tức chỉ về nghĩa " năng tàng" của thức A-lại-da nói trên. Do nhũng công năng sẵn có của thức này và công năng bởi bảy thức trước huân tập vào, làm những nguyên nhân thường sai khác, thường liên đới với nhau để phát sinh vạn pháp gồm có bốn loại: tâm pháp, tâm sở pháp, tâm biến hiện và tâm bất tương ưng hành pháp.

Như trên đã nói, "ngã ái chấp tàng" là nghĩa chủ yếu, tuy nhiên có thể ly khai được. Khi ly khai cái tính "chấp ta" ra khỏi A-lại-da thức thời nghĩa "chủ thể đời sống" cũng dần dần được ly khai, giống như tâm ta có thể ly khai mộng mị vậy. Còn nghĩa công năng chủng nguyên, nương dựa thể thức (chủng nguyên thức) là mãi mãi vô thủy vô chung, nên nghĩa này cũng gọi là "Y trì bổn thức". Sau khi ly khai ngã ái chấp tàng và sinh mạng chủ thể (chủ thể đời sống) thì thức A-lại-da này không còn gọi là A-lại-da mà gọi là "thanh tịnh vô cấu tâm thức" nghĩa là tâm thức trong sạch hoàn toàn. Tóm lại, nếu có được "Sinh hóa chủng nguyên công năng y trì bổn thức" đây, tức giải quyết câu hỏi tương tự như trên chẳng có gì khó.

Hỏi: Nguồn gốc chủng tửcông năng của tất cả các pháp hiện hữu trong thức này như thế nào?

Giải thích: Vấn đề này bao hàm nhiều nghĩa. Sơ lược có thể phân biệt như sau:

1. Từng sát-na biến đổi sanh diệt, cái trước diệt cái sau sanh, có công năng rất đặc biệt, không một pháp nào ngưng tụ đứng chết cố định một chỗ.

2. Hiện hữutồn tại cùng lúc và cùng chỗ với quả của các hành tướng hiện hữu. Ví như tế bào màu hiện hữu cùng với da thịt vậy, mà tế bào máu kia tức là nguồn gốc chủng tử xác thịt trong một sinh vật.

3. Nương tựa vào thức là luôn luôn chuyển biến theo thức: công năng dẫn khởi của tự loại liên tục không gián đoạn cho nên phải bám dưa vào bản thức.

4. Quyết định bản tánhcông dụng: công năng của nguồn gốc chủng tử nào thì chỉ sanh quả tướng hiện hành đó mà thôi. Như đất chỉ có thể làm thành các thức đồ đất không thành đồ vàng ngọc được.

5. Phải đợi có nhiều trợ duyên mới có thể sanh khởi quả tướng hiện hành: Như hạt lúa phải đợi có các duyên như nước, đất, gió, nắng v.v. mới sanh ra cây lúa được. Công năng của nguồn gốc chủng tử này có thể trực tiếp từ nơi tự loại của chính nó sinh ra quả tướng hiện hành, đó là "sanh nhơn". Vứt giới vận hành của công năng ấy, chưa hết thì nó có thể chìm vào trong quả tướng hiện hành để không tuyệt mất mà có thể dẫn khởi về sau, đó là "dẫn nhơn". Các hạt giống cỏ cây đều chỉ có thể làm duyên tố phụ trợ chứ không phải là nhơn căn bản thật sự có thể tự chính nó sinh ra cỏ cây. Nhân căn bản thật sự đó là các nguyên tố chất lực, mà các nguyên tố chất lực thì do vô lượng chủng tử cùng đồng nghiệp huân tập vào bản thứcsinh trưởng. Lấy đó "mà quan sát cảnh sở duyên" của các thức. Lý Duy thức biến hiện, chẳng đã rõ ràng lắm sao!

Hỏi: Ý nghĩa chữ huân tập nói ở đây là thế nào?

Giải thích: Khi nói huân tập thì phải nói đủ "năng huân tập" và "sở huân tập". Sở huân tập đòi hỏi có tính lâu dài, tính bình đẳng, tính tự ái, tính trống rỗng có thể dung nạp và có tính hòa hợp bất tức bất ly, đồng thời đồng xứ với năng huân tập. Căn cứ vào tính chất đó thì biết rằng chỉ có cái "sinh hóa thể thức mới có thể làm sở huân tập.

Năng huân tập đòi hỏi phải có tính sanh diệt vô thường, có tính tác dụng đặt biệt phong phú, có tính tạo được khả năng tăng giảm và có tín hòa hợp bất tức bất ly, đồng thời đồng xứ với sở huân tập. Căn cứ vào tính chất đó thì biết rằng chỉ có các thức khác và các tâm lý thuộc tính mới có thể làm năng huân tập.

Trạng thái huân tạp ví như trong căn nhà vốn không có mùi hương, đốt hương lên rồi, tuy hương đã tắt nhưng trong nhà vẫn còn lưu lại mùi hương. Cũng như tay ta tập viết chữ, tuy lúc không viết chữ nhưng cái công quả luyện tập viết chữ vẩn tồn tại.

Qua tính chất huân tạp này mà các thức khác cùng với thức này hỗ tương nhân quả cho nhau. Nghĩa là nguồn gốc chủng tử và các công năng của thức này có thể tự thân sinh ra các thức khác và các thức khác trở lại huân tập sinh trưởng chủng nguyên công năng của thức này.

Như thế thì biết rằng sự sanh khởi của thức không pahỉ nhờ một pháp nào khác để làm nhơn, mà chính do thức này cùng với các thức khác hổ tương làm nhơn cho nhau mà sanh khởi.

Hỏi: Cái hành tướng liễu biệt của sanh hóa thể thức và cảnh tướng sở liễu biệt, đại để như thế nào?

Giải thích: Sở liễu biệt của thức này cũng là hiện thật tánh cảnh. Đại để được chia làm ba loại:

1. Bám theo thức chủng nguyên cùng với nghiệp lực phân biệt sai lầm. Nghĩa là nương vào tuớng sai biệt mà làm rõ nghĩa các danh ngôn, các thứ phân biệt và các năng lực huân tập của tướng các cảnh kia.

2. Nương vào khí thế giới do sức cộng nghiệp thành thục biến hóa ra. Hai loại cảnh này đều do thức này nhận lãnh làm cảnh và bảo trì không để cho hư hoai.

3. Nương vào sức bất cộng nghiệp thành thục biến thành "năm tịnh sắc căn" và "căn y xứ" của thân.

Năm tịnh sắc căn tương tự như tế bào thần kinhgần đây người ta đã phát hiện. Căn y xứ là nơi các căn nương tựa vào như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân bằng máu thịt. Những căn này không những chỉ nhận lãnh làm cảnh bảo trì không cho hư hoại mà còn dung nhiếp làm tự thể khiến phát sinh cảm giác, thâu nhận, hiểu biết sự buồn vui, cùng liên quan với sinh mạng. Trong đó khí thế giới và căn thân có bốn sự khác nhau:

Một là tướng phần chủng nghiệp chung biến thành, đó là thế giới vũ trụ mà mạng hữu tình không thể nương tựa một cách trực tiếp.

Hai là trong cái tướng phần chủng nghiệp chung ở trên có cái không chung biến thành, đó là lãnh vực chiếm hữu riêng tư của mạng hữu tình và là cảnh giới tùy loại thụ dụng không giống nhau.

Ba là trong cái không chung của tướng phần chủng nghiệp đó có cái chung biến thành, như căn y xứ phù trần thô sắc cũng có thể hỗ tương thọ dụng của thân người.

Bốn là cái tướng phần chủng nghiệp không chung biến thành, đó là tịnh sắc căn của các tế bào thần kinh.

Tất cả đều nương tựa vào một lớp lưu trú hóa mà thành kết quả sinh mạng hóa. Chủng nghiệp, căn thân, khí thế giới này đều là tướng phần của thức này biến hiện liễu biệt. Liễu biệt tướng phần này là kiến phần. Tướng phầnkiến phần đều y nơi thức mà khởi. Thể của thức là tự chứng phần. Như có người dùng tay đo bụng của mình. Tay làm việc đo, ví như kiến phần. Bụng là vật bị đo, ví như tướng phần. Người là tự chứng, tay và bụng đều không tách rời người. Sau khi đã đo rồi nhưng phải có người mới biết bụng dài rộng được bao nhiêu gang tay. Nhưng nếu bảo một người mà xưa nay không hề biết gì về khái niệm dài rộng, số lượng nhiều ít thì dù có lấy tay đo bụng cũng không biết được kết quả đo đạc là bao nhiêu. Cho nên phải có người xưa nay đã có sự hiểu biết về số lượng làm chứng tự chứng phần.

Do đâu mà nay biết được số lượng? Là vì xưa nay vốn đã biết số lượng. Làm sao biết được rằng xưa nay vốn đã biết số lượng? Là vì nay biết được số lượng. Hai thứ này hỗ tươngnăng sở cho nhau và có thể lượng đạt kết quả; cho nên không cần phải lập lên phần thứ năm.

Bốn phần của tâm này được thành lập từ ý nghĩa về quả của lượng. Nếu từ ý nghĩa về thể dụng thì hợp chứng và thành lập có ba phần: Tự chứng là thể, kiến và tướng là dụng. Nếu đứng về nghĩa năng sở thì hợp cả hai chứng tự chứng phầntự chứng phần làm kiến phần, bấy giờ chỉ thành lập có hai phần: Kiến phầnnăng duyên lự, tướng phầnsở duyên lự. Nếu đứng về nghĩa nhất tâm thì vì sở kiến là không, nên năng kiến cũng không. Năng sở đều không, nên chỉ là nhất tâm, không có gì thành lập cả.

Nay căn thân của con người, khí giới của vũ trụ và nguồn gốc của căn thân khí giới đều là tướng phần của thức này, được tự chứng phần của thức này biến hiện rakiến phần của thức này liễu biệt nó. Cho nên, đây gọi là luận Duy thức thuyết minh về bản thể của vũ trụ nhân sinh.

Hỏi: Những thuộc tính về tâm lý cùng nghiệp tính, sự thọ dụng và tương sinh hóa của thức này ra sao?

Giải thích: Hành tướng của thức này rất sâu kín nên các thuộc tính tâm lý của nó cũng rất vi tế. Chỉ có các tâm lý cảm ứng, tâm lý cảnh phát, tâm lý cảm giác, tâm lý tưởng tượng, tâm lý tư duy, là phổ biến mà thôi. Thức này cùng các tâm lý thuộc tính đều không phải thiện không phải ác, tuy có lỗi lầm nhưng không bị ngăn ngại, không khổ, không buồn, không vui, không mừng, bình thường phẳng lặng, quả sinh, nhân quả một thời, quả nhân cùng chỗ, trôi chảy mênh mông như không gian không ngừng không dứt. Vạn hữu và thức này không phải là một nhưng cũng không phải khác. Thức này và vạn hữu không phải cái này là cái kia, nhưng cũng không thể tức liền rời khỏi nhau. Cho nên, chỉ có thức này mới là nguồn gốc sinh hóa của vạn hữu.

Hỏi: Thức này luôn luôn lưu chuyển, liên tục sinh diệt, thức và các hiện hành của chủng nguyên, cũng phải giống như thức và các chủng nguyên, thế thì làm sao vạn hữu sai biệt cùng với thức này bảo là không phải một, cũng không phải cái này tức là cái kia?

Giải thích: Thức này mê muội yếu kém, không có khả năng quyết định, tùy theo công năng tạp loạn của thức mà khởi. Khi khởi thì theo chủng nguyên ý chí tính thức, đồng thới với ý chí tính thức. Vì "ý chí tính thức" cố chấp thức này là " nội tự ngã thể" cho nên cái "ngã ái chấp tàng thức" này cùng với "ý chí tính thức" luôn câu hữu và nương tựa nhau. Nghĩa là từ vô thủy đến nay đều có ý chí tính thức cho nên thức này cũng đều có ngã ái chấp tàng. Bên trong đã tự thành căn thân, bên ngoài cũng cộng biến thành núi sông, cây cỏ. Mỗi đời huân tập tại trong thức này thành một thứ cộng lực sinh mạng hóa, dùng làm trợ duyên tăng thượng có thể làm thọ sinh các thứ sinh mạng khác nhau, và cũng vì vậyvạn hữumuôn vàn sai biệt. Đó là "ý chí tính thức."

Hỏi: Vì sao gọi là "Ý chí tính thức"?

Giải thích: ý chí là "suy nghĩ, so lường". Chí nghĩa là "luôn luôn xét định" thức này suy nghĩ so lường rất hay. Vả lại, thức này còn có khả năng luôn luôn xét định suy lường, cái thức đó đặc tính suy lường xét định nên gọi là "ý chí tính thức".

"Liễu biệt cảnh thức" là loại thức có đặc tính liễu biệt các cảnh hơn cả các thức khác. "Sinh hóa thể thức" là cái thức có tính tập khởi hơn cả các thức khác. Tùy theo đặc điểm mà đặt tên như vậy. Cho nên gọi là ý chí. Gọi thế không có nghĩa nó hoàn toàn không có khả năng liễu biệt. Thức này không chỉ vào chủng nguyên của thức này trong "sinh hóa thể thức" làm bất cộng tăng thượng duyên, cũng như nhãn thức y vào nhãn căn, cũng như ý chí tính thức y vào ý chí căn thức làm căn. Mà thức này đã y vào tự chứng phần của sinh hóa thể thức làm căn, rồi đeo đuổi bám riết lưu chuyển không chút gián đoạn, rồi cũng xét nét phân biệt cái kiến phần của sinh hóa thể thức làm cảnh. Cảnh này tức cảnh bị xét nét cố chấp làm thân thể củaa mọi tự ngã đó. Đó là dùng tâm chấp thủ tâm, trung gian sinh ra cảnh chân đới chất, luôn luôn suy lường thẩm xét không rời không bỏ. Cho nên, tùy theo lúc đó "ngã ái chấp tàng thức" cảm thọ cải thể sinh mạng thuộc loại nào thì sẽ trói buộc ngay vào thể sinh mạng của loại đó. Vì vậy, nói trừ sạch sinh tử là do hiển lộ rõ ràng sinh mạng kia, chính do bởi thức này cố chấp cái sinh hóa thể thức thành ra ngã ái chấp tàng mà có. Thế rồi khai thông, hóa giải cái thức này không cố chấp nữa, nhân đó mới giải thoát được sự "trói buộc của thân mạng phân đoạn" này. Tuy nhiên, đến khi ấy vẫn còn tác dụng tương ứng quả, tức là "kiến chấp pháp tự tính" cho đến lúc hoàn toàn chứng được "bình đẳng tính" mơi gọi là hoàn toàn khai phóng không còn kiến chấp nào nữa, vĩnh viễn tương ưng với "bình đẳng tính trí". Luôn luôn thẩm xét suy lường vô ngã tính chân như và các pháp khác là ý chí tính thức thanh tịnh viên minh có thể tùy theo vô biên thế giới, tùy theo vô lương chúng sinh căn tính sai biệtthị hiện các chủng Phật hóa.

Hỏi: Tâm lý thuộc tính của thức này ra sao?

Giải thích: Nếu đến bậc Cứu cánh giác thì chỉ còn hai mươi mốt loại tâm lý thuộc tính mà thôi. Đó là cảm ứng, cảnh phát, giác thọ, tưởng tượng, tự lực, nguyện dục, thắng giải, ức niệm, tịch tịnh, minh tuệ, tín, tàm, quí, vô tham, vô tham, vô sân, vô si, tinh tiến, bất phóng dật, khinh an, hành xả, và đại bi. Từ vô thủy đến nay, ở trong mê vọng thì thức này từ cảnh phát v.v. năm thứ tâm lý đều có ra nhưng vì ngã si, ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, bốn thứ căn bản thường che lấp làm vẩn đục, tối tăm tạp loạn nhiễm ô, làm thành những tâm lý thuộc tính hết sức trọng yếu của thức này.

Ngã si, tức không rõ cái lý chân nhưbản tâm thể pháp không có thật tự tính mạng và cũng không có thật tự ngã. Ngã kiến thì đảo ngượccố chấp cho rằng pháp có thật tự tínhthân mạng có thật tự ngã. Một lần mê một lần chấp, mê một điều chấp một điều, cứ vậy mà thành ra các pháp sai biệt rồi phân chia ranh giới đó và đây, mình và người... Lại thêm ngã ái, tùy theo ngã kiến sâu nặng tham đắm chấp trước cái ngã gom góp vào dần dần lớn rộng ra. Lại thêm ngã mạn ỷ vào chỗ chấp ngã mà cao ngạo, từ đó sự chấp trước càng kiên cố, mê vọng điên đảo mãi không thôi, sinh tử lưu chuyển mải không dứt. Cho nên đó cũng gọi là vạn pháp duy thức. Mà trong đó chín loại tâm lýhôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, vọng niệm, tán loạn, tà tri, thẩm tuệ có quan hệ cộng đồng với ngã si, ngã kiến v.v. Cho nên thường cùng đồng khởi.

Xem thế có thể thấy rằng thức này quả thực là căn bản của sự ngăn che (trí giác). Tuy nhiên, nó chỉ hướng vào nội tâm mà chuyên chấp một cách sâu kín chứ không thể tạo tác các nghiệp thiện ác thô thiển bên ngoài.Cho nên thức này mang tính chất hữu phú vô ký. Cảm thọ của nó cũng không phân biệt được có lo, mừng, khổ, vui hay không.

Hỏi: Như vậy tính chung có tám thức, loại thức nương vào sắc căn có năm, mà nương vào căn thức, ý chí tính thức, sinh hóa thể thức thì mỗi thứ có một loại. Số loại của thức có tính quyết định hay không? Và sự nương tựa vào nhau để hiện khởi của chúng cũng có hệ thống hay không?

Giải thích: Tám thức đều nương vào bản thứcchuyển biến. Từ vô thủy đến nay ngã ái chấp tàng thứcý chí tính thức là hằng chuyển và câu hữu (chuyển biến luôn và luôn có nhau) chưa bao giờ gián đoạn. Năm thức trước nương vào sắc căn nên phải đợi có các duyên như ánh sáng, khoảng không, trần và căn v.v. mới có thể hiện khởi. Còn những loại nương vào bản thức thì ví như sóng nương vào nước nếu không có gió làm duyên thì sóng cũng ngừng. Ý chí tính thức thì hợp với ngã ái chấp tàng thức mà khởi, ví như dòng nước xiết nơi biển lớn. Nương nói ý căn thức, nương nơi đó mà thường hiện khởi, ví như sóng mòi do dòng nước xiết khởi lên, trừ phi lúc sóng của thức về cỏi trời vô tưởng hay khi nhập vô tưởng định, diệt thọ tận định hoặc khi ngủ, khi ngất xỉu mới không hiện khởi mà thôi. Như vậy thì biết rằng tất cả hữu tình chúng sinh tối thiểu cùng phải có hai thức luôn luôn hiện khởi, đó là ngã ái chấp tàng thứcý chí tính thức. Nương vào hai thức trên và dựa vào căn thức đồng khởi thì có ba thức cùng chuyển. Dựa vào ba thức trên rồi lại nương theo nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, mỗi thức hoặc cho đến cả năm đều khởi thì có bốn thức, mỗi thức hoặc cho đến cả năm đều khởi thì có bốn thức, đến tám thức đồng chuyển.

Như vậy, ta có thể thấy hệ thống nương vào nhau, ở trong nhau mà hiện khởi của chúng. Còn như số loại của thức có tính chất nhất định hay không thì nếu phân biệt về loại nghĩa của nó sẽ vô định. Khảo sát về thể của thức từ xưa nay chỉ có tám. Nói tám là dựa vào tính chất ẩn, liệt, hiển, thắng của duy thức mà nói. Nghĩa là chỉ nói đến tướng trạng thù thắng đặc biệt biểu lộ cách rõ rệt thôi, còn những gì mà tướng trạng chấp thỏi, tầm thường, khuất lấp thì không nói đến. Và như thế cũng chỉ nói về ý nghĩa của đạo lý thế tục đế mà thôi. Nếu theo thắng nghĩa đế mà nói thì cũng là phi hữu làm gì có đến tám: Bởi vì, duy thức tức vô thủ vô đắc. Nếu cố chấp duy thức là có sở đắc, như vậy cũng như chấp thủ rồi. Như có bài tụng duy thức sau đây:

"Năng biến này có ba,
dị thục, tư lương
liễu biệt cảnh thức.

Trước hết A-lại-da
Dị thục, tất cả chủng.
Chỗ chấp thọ khó biết
Thường tửơng ứng với xúc,
Tác ý, thụ, tưởng, tư,
Nhưng chỉ riêng xả thụ.
Tính vô phú vô ký,
Nhóm xúc cũng như vậy,
Thường chuyển như dòng thác
Chứng La-hán thì hết.

Tiếp năng biến thức hai,
Đó là thức Mạt-na.
Theo A-lại-da chuyển,
Rồi duyên A-lại-da.
Tư lươngtính tướng
Thường đủ bốn phiền não.
ngã si, ngã kiến,
ngã mạn, ngã ái
Hợp cùng nhóm xúc kia.
Tính hữu phú vô ky.
Sinh đâu trói buộc đó,
La-hán, diệt tận định,
Xuất thế đạo thì hết.

Đến năng biến thứ ba,
Có sáu thứ khác nhau.
Liễu cảnh là tính tướng,
Đủ thiện, ác, vô ký.
Tâm sở tương ưng
Biến hành, biệt cảnh, thiện.
Phiền não, tùy phiền não
Bất định, cùng ba thọ
Biến hành là nhóm xúc...
Tiếp biệt cảnh là dục,
Thắng giải, niệm, định, tụê,
Cảnh sở duyên chẳng đồng.
Thiện là tín, tàm, quí
Nhóm vô tham ba căn,
Cần, an, bất phóng dật,
Hành xảbất hại.
Phiền não là tham, sân,
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật xan
Cuống, siểm, hại và kiêu,
Vô tàm cùng vô quí,
Trạo cử với hôn trầm.
Bất tín vào giải đãi,
Phóng dật cùng thất niệm,
Tán loạn, bất chính tri,
Bất định là hối, miên,
Tầm, tứ, thiện ác chung.
Nương vào căn bản thức
Năm thức tùy duyên hiện,
Khi chung khi không chung
Như sóng mòi theo nước
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sinh Vô tưởng thiên,
Trong hai định vô tâm,
Hoặc ngủ say, ngất xỉu."

D. Luận Duy thức với vấn đề chuyển hóa, biến hiện, duyên khởisinh hoạt

Hỏi: Nay tuy đã biết hành tướng của các thức nhưng chưa rõ nhất thiết duy thức, vũ trụ nhân sinh đều do thức biến như thế nào?

Giải thích: Như trước đã trình bày tám thức và các tâm lý thuộc tính của thức. Các thức và các tâm lý thuộc tính của thức dùng sức duy trì chủng nhân bên trong và sức hiện khởi các duyên, luôn luôn dung hòa nhau, lưu chuyển mà khởi tác dụng. Khi khởi thì khởi cùng lúc, cùng một việc; một phần biến thành kiến phần của tâm là sở liễu biệt. Nó không phải có cái kiến phầnkhông tướng phần, cũng không phải có cái kiến phầnkhông tướng phần, cũng không phải có cái tướng phần mà không có kiến phần. Kiến phần hay tướng phần đều không thể lìa nó mà có cái nào khác. Cho nên đối với các pháp bất sinh bất diệt cũng như các pháp sinh diệt tướng dụng thật pháp hay phân ly giải pháp tất cả đều không lìa tâm. Cho nên tất cả la Duy thức.

Chữ Duy là nghĩa thế nào? Là pháp không tách rời ra ngoài tâm thức này vậy. Lại cũng như do kiến phần năng liễu biệt của tâm, chu biến kế đặc, phân tích chấp lấy, đem cái tướng phần sở liễu biệt của tâm chuyển biến làm thành như một thức cảnh ảo ảnh hí lộng hoạt động ở ngoài tâm. Đó tức là cái được gọi là nhân sinh vũ trụ trong chúng sinh thế giới vậy. Kỳ thật đó là do kiến phần của tâm biến hóa lưu động mà thôi. Ở trong thức không phải là không, lìa thức ra không phải là có. Phi hữu, phi vô nên gọi là Duy thức.

Hỏi: Nếu cảnh vật do tâm thức chuyển biến mà có, ví dụ như hoa đào trước cửa sổ thì tại sao tâm thức không hóa hiện nó trong phòng, sao không làm cho nó nở hoa vào mùa đông mà phải đến lúc nào đó, nơi nào đó mới có? Như vậy rõ ràng là ngoài tâm thực sự có cảnh chứ đâu phải chỉ do tâm thức biến hiện? Vả lại, nếu hoa đào này là do tâm tôi biến hiện thì tôi thấy, anh không thấy; nếu do tâm anh biến hiện thì anh thấy còn tôi không thấy chứ. Tôi thấy anh cũng thấy tức không phải tâm tôi biến. Anh thấy tôi cũng thấy tức không phải tâm anh biến. Lại nữa nếu tâm tôi đã biến ra hoa đào thì thấy hoa đào sao còn thấy anh cùng những vật khác? Nếu tâm anh biến ra hoa đào thì anh thấy hoa đào sao còn thấy tôi cùng các vật khác? Như vậy thì biết rằng tôi và anh, hoa đào cùng những người và vật khác đều là những cảnh thực có ở ngoài tâm, chắc chắn không phải chỉ là do tâm thúc hóa hiện; huống chi các cảnh vật này hiện có tác dụng có thể chứng minh được, như nhà để ở, ghế để ngồi, áo có thể mặc ấm, cơm có thể ăn no đâu phải là hình ảnh hư ảo do tâm thức tưởng tượng huyễn hoặc ư?

Giải thích: Câu vấn nạn quả có hùng biện thật. Nhưng xin hỏi có bao giờ người nằm mơ thấy cùng vài ba người bạn lên núi đạp tuyết dạo chơi lỡ trượt chân ngã trên đá, giật mình dậy cảm thấy đau kéo dài đến mấy ngày không?

Đáp: Có.

Giải thích: Vậy thì nằm mơ thấy như vậy có xác nhận được rằng núi kia ở Tây Hồ, tuyết ấy là tuyết ngày mùa đông không? Cố nhiên là do huyền tưởng thành mộng, cảnh trong mộng đó không phải cảnh thật ở ngoài tâm, cũng đâu cần phải nhất định lúc nào, chỗ nào mới có? Những bạn cùng leo núi dạo chơi với người, trong lúc ấy người thấy gì tức các bạn cũng thấy thế. Hơn nữa trong mộng, người thấy núi, đồng thời cũng thấy các cảnh vật và nhân vật khác. Người trượt chân, khi tỉnh vẫn còn cảm giác đau mình, như vậy rõ ràng cảnh do tâm chuyển biến, không phải là không có tác dụng. Ta có thể nói cảnh trong mộng do tâm hóa hiện thế nào thì vũ trụ nhân sinh cũng duy thức biến hiện thế thôi!

Hỏi: Về lý tuy là thế nhưng làm sao có thể chứng minh được trong khi cảnh thật ở ngoài tâm rõ ràng có sắc chất?

Giải thích: Nhãn thức v.v. năm thức nương vào sắc căn thảy đều dựa vào tự thức mà khởi kiến phần, tướng phần cho nên dù kiến phần hay tướng phần đều không lìa tự thức. Tâm thức không trong cũng không ngoài thế mà chấp cho là ngoài rồi chuyển nhập vào ý căn thức, vọng sinh phân biệt cho đó là ngoại cảnh. Chân hiện lượng cảnh thật sự chỉ là tâm tướng của tự thức, chỉ vì từ vô thỉ ý thức danh ngôn tập quen thành nết, không phải sắc mà như sắc, không phải ngoài mà tưởng như ngoài, thực sự nó cũng hiện ra như cảnh trong mộng mà thôi.

Hỏi: Nếu nay cảnh trong lúc tỉnh cũng đều như cảnh trong lúc mộng thì tại sao người ta chỉ biết cảnh trong mộng là duy tâm mà không thể biết được cảnh lúc tỉnh là duy thức?

Giải thích: Khi mộng chưa tỉnh làm soa biết cảnh trongmộng là duy tâm? Và khi mộng thực sự tỉnh rồi cũng biết cảnh lúc tỉnh là duy thức.

Hỏi: Nếu thật cảnh ngoài tâm đều không thì thức làm sao riêng có một mình được?

Giải thích: Thức không riêng có một mình, nhưng vì vạn hữu đều không lìa thức nên nói là duy thức. Không vọng chấp cảnh ngoài tâm, mà chẳng phải không tức pháp của tâm, vì chân duy thức tính mà trình độ ly ngôn chính trí chứng được là không phải không. Vì nó là không phải không nên thức tâm liên tục chuyển biến cũng không phải không, cảnh ngoài tâm tuy không có mà thức cũngkhông phải không.

Hỏi: Thức đã không phải thì phải có thức khác ngoài thức của ta. Thức khác đó là cảnh ngoài thức giả thức của ta. Đã có ngoại cảnh như thế sao gọi là duy thức?

Giải thích: Tuy có thức khác nhưng sở duyên gần gũi nhất vẫn chỉ là trong chuyển biến của tự thức, và gián tiếp cũng có nương vào thức khác làm bản chất mà thôi. Nay Tân Duy thức luận này có thể gọi là Duy thức luận đa nguyên. Trình độ chính trị, khế chứng được chân duy thức tính thì ngôn ngữ tư duy đều tuyệt dứt. Chừng đó nói duy có một cũng không phải mà bảo là nhiểu cũng không đúng. Đứng về tướng như huyễn của duy thức mà nói thì không phải vì chỉ có một thức nên gọi là duy thức mà nói thì không phải vì chỉ có một thức nên gọi là duy thứcbao gồm tất cả vô lượng vô hữu tình chúng sinh; hữu tình chúng sinh nào cũng đều có tám cái thức thể và các tâm lý thuộc tình tương ứng theo tâm thức thể đó, và kiến phần, tướng phần chuyển biến theo tâm thức, phần lý giới vì do thức tâm biến ra và cả đến các pháp lìa tướng hiển hiện chân tính như thật, đều gọi là duy thức cả. Nói duy không phải là chỉ có một mà để phủ nhận cái phân biệt hư vọng của những ai chấp cho rằng ngoài thức có thật cảnh. Sự hàm dung cảnh ứng của các thức kia duyên khởi vô tận, do có trói buộc mới có giải thoát, do ô tạp mà thành thuần tịnh, do lệch khuyết mà viên mãn, do thô ác mà thành diệu thiện, tất cả đều là tâm thức hoạt dụng không ngừng và mênh mông như biển pháp giới không bờ không mé.

Hỏi: Nếu chỉ do nội thức, hoàn toàn không có cảnh thật ngoài tâm để làm nơi nương theo, vũ trụ nhân sinh đều do kiến phần của tâm hư vọng phận biệt ra, nhưng các thứ phân biệt ấy từ đâu sinh ra?

Giải thích: "Trì chủng nguyên thức" có vô số vô lượng công lực sai biết có thể thân sinh tự quả và các quả liên tục sanh khởi lưu trú hóa, quả sinh mạng hóa, quả tác dụng hóa, quả tăng thịnh hóa. Từ sinh khởi vi mỗi lần chuyển, thiên biến cho đến thành thục vị. Quá trình chuyển biến ấy liên miên không dứt, không phải chỉ chuyển một lần. Sự chuyển hóa biến hiện sin khởi ấy lại hỗ tương phụ trợ lẫn nhau tạo thành duyên lực, dung hòa nhau mà ra các phân biệt. Tất cả phần kiến và tướng của tâm đều không ngoài phân biệt và sở chủng nguyên lực của bản thức và sức phụ trợ của các thức hiện hành liền sinh khởi được nên không cần phải có cảnh thật nào ngoài tâm để nương gá cả.

Hỏi: Thế thì lý duyên sinh, nghĩa nhân quả trong đó ra sao?

Giải thích: Nghĩa lý này rất sâu xa ở đây khó trình bày một cách đầy đủ. Xin nói vắn tắt bốn pháp duyên sinh cũng có thể hiểu được một cách đại khái:

1. Nhân duyên: Nghĩa là cái pháp có tác dụng sinh diệt, tự thân của nó có thể chuyển thành tự quả của nó. Như hạt lúa chuyển thành mầm lúa, đó là cái duyên của bản nhân sinh pháp. Ở đây có ba loại:

- Trong bản thức, chủng nguyên sinh ra hiện hành pháp của tám thức cùng các thuộc tính tâmkiến tướng v.v. Đây thuộc nhân quả đồng thời, như sức động của nước và sóng vậy.

- Trong bản thức, chủng nguyên gián tiếp sinh ra chủng nguyên trong bản thức. Đây thuộc nhân quả khác thời, như sức động trong nước trước và sức tác động khởi ra sau.

- Bảy thức trước, khi các thuộc tính tâm lý, kiến tướng v.v. chuyển biến khởi hiện hành, nó huân vào bản thức và sinh ra tự loại chủng nguyên. Đây cũng thuộc nhân quả đồng thời, như đợt sóng nước vừa diệt với sức động kế tiếp khởi.

Chỉ ba loại này là duyên chính của bản nhân sinh pháp.

2. Đẳng vô gián duyên: Đây cũng cùng nương một chỗ mà phát sinh, như một con sóng trước diệt xuống là trợ duyên cho con sóng sau nổi lên.

3. Sở duyên duyên: Đây là cái kiến phần năng phân biệt, suy tư, thẩm lự nương gá vào tướng phần sở phân biệt. Ở đây có hai loại:

- Một loại sở duyên khăng khít mà tất cả các tâm năng liễu biệt đều có, tức là trong cái kiến phần của tâm năng liễu biệt có trong nó tướng phần của tâm sở liễu biệt làm nơi kiến phần của tâm nương gá để sinh khởi, hai bên kiến tướng không lìa nhau.

- Một loại sở duyên duyên hời hợt mà tâm năng liễu biệt, hoặc có hoặc không, tuy nó được kiến phần của tâm liễu biệt nương gá, nhưng tướng phần của tâm này không cùng kiến phần của tâm đồng nương vào một thức mà chỉ có tính cách như một tín hiệu ngầm có mà thôi. Sở duyên duyên này như các con sông, mỗi con sóng đều có hình tướng riêng biệt

4. Tăng thịnh duyên: Đây chỉ trừ ba loại trên, nó là pháp có sức dư, có sức thắng thế có khả năng làm thuận lợi thêm hoặc nghịch hại thêm. Như nhãn căn, nhĩ căn v.v. như nam căn, nữ căn v.v. Như mạn căn, ý căn v.v. rất nhiều loại khó trình bày đầy đủ hết. Như một con sóng cùng với nhiều con sóng khác đều có quan hệ lẫn nhau.

Bốn thức duyên này chỉ có thức tâm gồm đủ, còn các pháp ở trong thức thì hoặc có ba duyên hoặc có hai duyên mà thôi. Các sức duyên này đều không ngoài thức vạn hữu sinh khởi không cần nhờ vào một sức duyên bên ngoài nào nữa, cho nên duyên sinh nhân quả đều do duy thức mà ra.

Hỏi: Nói thế là đối với loài khoáng vật không có trí thức chứ đối với con người là loài có tính tình, có sự sống, chết sống đều có tính mạng chuyển nối không dứt, nếu ngoài tâm thức không có thật pháp để nương tựa, gìn giữ thì làm sao được?

Giải thích: Giả sử ngoài tâm thức có thật pháp làm tánh mạng của con người thì cũng chưa hẳn làm thành sự sinh tử liên tục được. Sự sinh tử liên tục là do ý chí tính thức chấp trước kiến phần của sinh hóa tính thức, bám víu nó cho là chính thật tự ngã, gắn chặt không rời bỏ. Nó phát triển liễu biệt cảnh thức tạo nên các nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp động, nghiệp tịnh, các nghiệp tạp nhiễm xâm huân trở lại vào bản thứcthành công năng tập khí. Sự huân tập như vậy liên miên không gián đoạn. Nghiệp mới chín mùi, nghiệp cũ tàn rụi, khi bỏ thân mạng này, nghiệp nào mạnh dẫn đầu, các nghiệp khác phụ trợ theo thì một thân mạng sau, sinh tử chuyển nối liên miên, đâu cần gì có thực pháp ở ngoài tâm để làm chủ trì?

Hỏi: Nói tập khí là nghĩa thế nào?

Giải thích: Các loài hữu tình sinh tử lưu chuyển là do tập khí của các nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp động, nghiệp bất động cùng với hai thứ tập khí là năng phân biệt thủ truớc nương gá vào bản thức luôn luôn dung hòa nhau, chức nhóm lâu thành nghiệp mà cảm thàn thân hữu. Nói một cách khác, tập khí được chia làm ba loại là: Danh ngôn tập khí, Ngã chập tập khí và Hữu thú tập khí.

Danh ngôn tập khí là chủng nguyên, công năng thế lự của tất cả các pháp sai biệttác dụng sinh diệt. Loại tập khí này do bảy thức trước huân vào trong bản thức.

Ngã chấp tập khíkiến chấp huyễn hoặc, hư vọng điên đảo của ý chí tính thức từ nhiều kiếp trước tiềm tăng tác dụng dựa vào ý căn thức phân biệt chấp ngãngã sở hữu pháp huân vào trong bản thức. Vì vậy làm thành một loại công năng thế lực khiến hữu tình trở thành sai biệt giữa mình và người.

Hữu thú tập khí là các nghiệp thiện, bất thiện tạp nhiễm do liễu biệt cảnh thức tạo ra, huân vào bản thức làm thành chủng nguyên sai biệt của thân mạng năm thú bị lưu chuyển.

Nên biết rằng trong số này, Danh ngôn tập khí là bản nhân lực khác nhau làm nguyên do cho các pháp có tác dụng sinh diệt. Ngã ái và Hữu thú tập khí là hai tăng duyên lực khác nhau như khổ vui tự tha của sinh mạng hữu tình gồm con ngườichúng sinh.

Nói cách khác, đó là nguyên do tạo nên sự hòa hợp liên tục của mỗi loài. Còn hai thứ tập khí tức là hai thứ tập khí Danh ngônNgã chấp. Hai tập khí này đều có khả năng thủ sở thủ đối nhau. Nghiệp tập khí tức Hữu thú tập khí đều có khả năng chiêu cảm thân mạng, thiện thú ác trong năm cõi. Nghiệp tập khí chiêu cảm thân mạng, nếu kể ra có đến mười hai thứ duyên lự làm lưu chuyển sinh hóa. Như Bá-cách-sum (Henri Bergson) nói: "Đó là cái thể hoạt bản của vũ trụ sáng tạo chuyển hóa lưu động biến thiên". Cũng đại khái tương tự như vậy. Suốt con đường kinh qua từ nhiều kiếp trước đều tồn tại, trong một niệm hiện tại đang liên miên chuyển khởi, cho đến con đường tương lai vô tận sẽ tiến tới và cũng đang từ một niệm hiện tại đang liên miên chuyển mãi không ngừng. Ngược lại, nếu giải thoát khỏi nó thì có gọi lúc ấyviên tịch. Lưu chuyển hay viên tịch đều ở nơi thức cả. Như bài tụng sau đây:

"Các thức này chuyển biến,
Phân biệt, sở phân biệt,
Cả hai đầulà không.
Nên tát cả duy thức.
nhất thiết chủng thức,
Biến như vậy, như vậy,
Vì sức biến chuyển ấy
Mà mọi phân biệt sinh.
Do tập khí các nghiệp,
tập khí hai thủ,
Nên dị thục trước dứt,
Liền sinh dị thục sau."

E. Luận Duy thứcvấn đề chân lý thật tính

Hỏi: Nếu tất cả đều do thức tâm biến chuyển mà có, lìa thức tâm không một pháp nào bên ngoài thật có, như vậy làm sao giải quyết vấn đề chân lý thật tính, lấy gì làm bằng chứng để cho người ta tin, hiểu, thực hành được kết quả, mà nếu nói duy thức tức không phải là không giải quyết được vấn đề chân lýthật tính. Bởi vì sao? Vì chân lý thật tính cũng không lìa thức, nghĩa là thể của thức tức pháp chân thật. Pháp ấy chỉ đạt được bằng nội chứng, ly ngôn. Cho nên chân lý thật tính chính là Duy thức.

Hỏi: Chân lý tức thật tính của Duy thức như thế nào?

1. Các pháp về ngã, và ngã sở được chu biến kế đạcchấp trước. Tức nói chung cả nhân sinh, vũ trụ vạn vật. Các pháp nhân sinh vũ trụ này do ý thức tính thức, nương vào ý căn thức, đối với các thể của thức và các tâm lý thuộc tính biến chuyển, tức kiến phầntướng phần, tăng thêm một tầng phân biệt tự tha, khắc sâu thành có tâm, có vật. Kỳ thật thể của nó chỉ là kiến tướng của các thức tâm mà thôi. Cái ngã cái vật được chu biến kế đạc chấp trước ấy, nào khác gì lông rắn, sừng ngựa, chỉ có nói nên có nghe chứ làm gì có thể tướng? Cũng như người đau mắt thấy hoa đom đóm giữa hư không, kỳ thực xưa nay hư không vẫn vắng lặng không có cái thể ấy bao giờ. Đó là do vọng chấp mà có, chân lý vốn không thể hiểu thấu được cái không ấy, tức là chân lý.

2. Các kiến phần, tướng phần của thức cùng các tâm lý thuộc tính của thức do nương gá vào sức các duyên hoặc tập khí hư vọng phân biệt mà sinh ra. Các thức ấy ô tạp hay thuần tịnh cũng giống như mắt bệnh hay mắt không bệnh; như tâm mình bị mê hay tỉnh vậy. Đấy là duyên khởi. Lý duyên khởi thì vọng tỉnh đều không, nhưng đối với chân lý thì duyên khởi là có. Đứng về biến tướng thì nhìn nhận là có nhưng đứng về thật tính phải bảo là không. Hiểu thấu được cái tướng chuyển biến đều do tâm thức ấy, tức là chân lý.

3. Cái thể chân thật của các pháp duy thức là do tâm không mà thành tự hiển lộ một cách viên mãn. Đây là tánh chân thật thù thắng. Với tính này, vọng tình thì không nhưng chân lý thì có, với biến tướng thì không nhưng với thật tính thì có. Đó là chân lý của tính chân thật. Do vọng tình chấp cái đệ nhị duyên khởi tính làm sinh mạng, chấp cái đệ tam chơn thắng tính làm pháp tính rồi chấp nọ chấp kia không xả bỏ hoàn toàn nên vẫn mù mờ không rõ được chân tướng của duyên khởi và tập thể của viên thành. Cho nên, nói ba cái sau đây phải hoàn toàn không tịch, phải rốt ráo không còn cái gì cả. Đó là: vật tướng không, tự nhiên không và ngã thể không. Lý ba không này đều phải xa lìa vọng tình biến tướng, để khai hiển cái nghĩa chân thật thù thắng của duy thức tính.Vậy xin phân loại tính lý của các pháp duy thức như dưới đây:

Hư vọng pháp của Duy thức

Tính vọng chấp

phải loại trừ Chân thật pháp của duy thức.

Thế tục pháp của Duy thức

Tính duyên khởi

phải chuyển tịnh.

Thắng nghĩa pháp của Duy thức

Tính chơn thắng

phải khai hiển.

Trong đây các pháp hư vọng, thế tục chân thật, Thắng nghĩa, đều có bốn tầng phân tích như sau:

Vũ trụ nhân sinh

Hư vọng thế tục.

Các pháp duy thức

Đạo lý thế tục, Chứng đắc thế tục.

Nhân quả nhiễm tịnh

Chân thật thế tục, Hư vọng thắng nghĩa.

Lý tính chân không

Đạo lý thắng nghĩa, Chứng đắc thắng nghĩa

Nhất thật pháp giới

Chân thật thắng nghĩa.

Trong đây hư vọng là điều cần phải chuyển hóa, phải cải thiện. Đạo lý là điều cần phải liễu ngộ, phải thông đạt. Chứng đắc là điều mà có tu hành thì có thành công. Chân thật là điều không đối đãi, không đổi khác. Tùy theo mỗi pháp, không pháp nào là không đúng như vậy. Tên chủ của các pháp là Duy thức tâm. Giữ theo khuôn này mà lại không tin, không hiểu, không thực hành được kết quả hay sao?

Như bài tụng nói:

"Do chấp trước này khác,
Chấp đủ khắp các thứ.
Biến kế sở chấp này,
Hoàn toàn không tự tính.
Tự tính y tha khởi,
Do duyên phân biệt sinh.
Chuyển ra viên thành thật,
Thì xa lìa tính trước,
Tính này với y tha.
Nào khác, nào chẳng khác,
Như các tính vô thường,
Thấy này thì thấy kia.

Nương vào ba tính này,
Lập ra ba vô tính.
Nên Phật mật ý nói,
Tất cả pháp vô tính:
Một: Là tướng vô tính,
Hai: Tự nhiên vô tính,
Ba: Xa lìa tính trước,
chấp ngã chấp pháp.
Thắng nghĩa các pháp đó
Tức cũng là chân như,
Bởi tính nó thường như,
Tức thật tính duy thức."

F. Luận Duy thức với vấn đề liễu ngộ, giải phóng, cải tạo, tiến hóalựa chọn quyết định

Y vào cái gốc nhân lực của chủng tử vô lậu bên trong và sự học tập, tư duy, chính lý chân duy thức huân tập vào thành chủng tử, chứa nhóm lâu ngày hóa ra thành thục thuần túy thì dần dần liễu ngộ được lý Duy thức. Sự liễu đạt ngộ nhập mỗi ngày một thân thiết, đối với những gì phải giải phóng, phải cải tạo cũng dần dần giải phóng, cải tạo được. Nghĩa là giải thoát khỏi sáu thức ngăn che như: tham lam, hẹp hòi, sân giận, biếng nhác, loạn tâm và ngu đần; cải thiện được sáu thứ không bị ngăn che là: thí xả, hiền trí, an nhẫn, tinh tiến, định tĩnh và tuệ minh. Vì từ trước đến nay hỗn tạp, thác loạn, nhiễm ô, khuyết lậu tội ác nay tiến thuận đến chân thật lý tính hóa thuần túy, thích đáng thanh tịnh, hoàn toàn, mỹ thiện. Vì do trí liễu ngộ đối với lý chân duy thức nên hướng đến phía trước mở rộng con đường lớn giải thoát, đời đời kiếp kiếp chỉ tiến tới mà không thóai chuyển. Được như vậy mới có sự tiến hóa chân chính mà trước đây hoàn toàn không, chỉ tùy nghiệp lưu chuyển, theo nghiệp trói buộc thọ báo, không có chút tự do, tự chủ. Cho nên người cầu tiến chắc chắn phải tìm nơi đây vậy. Nhưng con đường còn dài mênh mang không cuộc hạn, phải tùy thuận cái nghĩa chơn thắng của duy thức tính, chứa nhóm những hành trang phước trí thuận với duy thức tính. Sức chơn tính bền bỉ, tuệ minh cuờng thịnh muốn cầu thật chứng chân duy thức tính, thoát khỏi sức thắng gia hạnh tinh nghiêm sâu kín khó lường, quả quyết dùng trạch diệt vén sạch mọi thức ngăn che, đã làm cho không khế hợp chân duy thức. Nổi dậy tâm tư khảo sát sâu xa tha thiết, soát xét kỹ càng đối với danh, nghĩa, tự tính, sai biệt của tất cả các pháp để thấy rằng tất cả đều do miễn cưỡng đặt ra, giả lập hình như có, nhưng thực sự đều do tính vọng tưởng chấp trước mà có chứ hoàn toàn không có thật.Càng xét nét thêm càng thấy rõ ràng cái gọi là danh, nghĩa, tự tính, sai biệt của tất cả các pháp, chơn thật là duy thức, lìa thức thì không có. Cho dù nắm giữ cái nghĩa chơn thật thắng nghĩa, hiểu rằng sinh mạng là không, pháp tính là không, sở thú là không, nhưng còn đeo mang cái biến tướngquan sát, tuy rằng quán cái sở quán ấy là duy thức chân thắng nghĩa tính, thì cũng vẫn chưa an trụ vào lý chân duy thức. Như bài tụng sau đây:

"Nếu như chưa khởi thức,
Cầu trú duy thức tính,
Thì hai thủ tùy miên,
Vẫn còn chưa phục diệt.

Nếu còn một chút gì
Được gọi duy thức tính
Thì vì còn sở đắc,
Chưa thật trụ duy thức!"

G. Luận Duy thức với sự thật chứng, hiển hiện, siêu tuyệt, thắng diệu và thành công

Về điểm này, ý nghĩa được phát biểu trong bài tụng sau đây:

"Nếu đối cảnh sở duyên,
Trí không còn sở đắc,
Bấy giờ trụ duy thức,
Vì lìa hai thủ tướng
Vô đắc: Bất tư nghì,
xuất thế gian trí,
Bỏ hết hai thô trạng,
Mới chứng được chuyển y!"

H. Cứu cánh của luận Duy thức

Cứu cánh của luận Duy thức như bài tụng sau đây:

"Đây cảnh giới vô lậu,
Bất tư nghị, thiện, thường,
Thân an vui, giải thoát,
Đại Giác Thế Tôn!"

Giải thích: Đến đây là chỗ thật chứng của Duy thức, cứu cánh của Duy thức mà trào lưu tư tưởng hiện đại chưa thể thích ứngtrình độ giác ngộ của chúng ta chưa thể đạt tới. Nói theo sách vở cũng chỉ là bàn phiếm. Theo sở kiến phân biệt lại càng lạc vào nơi xa xôi huyền ảo. Nhưng nếu khéo liễu ngộ thì luận Duy thức đối với vũ trụ nhân sinh cũng có thể sớm thật chứng đạt tới chỗ cứu cánh rốt ráo cùng tột vậy. Cho nên, ở đây chỉ nói cách khái quát là tận mỹ, tận thiện, vô tận, thường trú, viên dung, an lạc, diệu giác, linh minh, tự tại, chân thật, bất khả tư nghị mà thôi. Còn nội dung thì không thể nghĩ bàn.



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3882)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3061)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6864)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3046)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12005)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5109)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3825)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9096)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7317)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27052)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5584)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5568)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5439)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7740)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4743)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12009)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21803)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6466)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7411)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6690)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5687)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14167)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6473)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6001)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7394)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7360)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8487)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6843)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10458)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19776)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30162)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16163)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19564)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11038)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7737)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7914)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant