- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
CON ĐƯỜNG
CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
ĐIỂM
SÁU
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM
Chớ đem sự việc đến một điểm gây phiền muộn
NHỮNG KỶ LUẬT TU TÂM
ĐIỂM SÁU VÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT
33Chớ đem sự việc đến một điểm gây phiền muộn
Chớ vì cảm giác bất mãn, đau đớn và khốn khổ của bạn mà đổ lỗi cho ai khác và chớ bắt bẻ những người khác với quyền lực của bạn. Bất cứ quyền lực nào bạn có – quyền trong gia đình, quyền văn học, hay quyền chính trị – chớ áp đặt nó lên người khác.
Châm ngôn này cũng có nghĩa là không hạ nhục người khác. Một điểm quan trọng của lý tưởng bồ tát là khuyến khích người ta trên con đường của họ. Tuy nhiên, bạn có thể đối xử với người ta theo một cách khiến bạn tiến bộ trên con đường nhanh hơn họ. Có những cách làm chậm lại cuộc hành trình của họ khiến bạn có thể ở trước họ. Nhưng trong châm ngôn này, thay vì làm thế, bạn phát triển con đường khác – bạn đi sau những người khác.
Send comment