Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Chủ quanlạc quan

Saturday, January 15, 201100:00(View: 15634)
Chủ quan và lạc quan

Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…

Chủ quan

thái độ không lường trước được sự việc, cả nội dung lẫn bản chất của một vấn đề nào đó nên cứ vô tư. Hoặc thậm chí đã biết, được cảnh báo về mức độ nguy hiểm của vấn đề nhưng ỷ lại vào sức mình, vào ai đó nên vô tư, xem thường.

Lạc quan

thái độ của người có trí, có niềm tin và biết chấp nhận (khi đã làm hết mình) về một vấn đề nào đó. Dẫu đó là sự việc mà với nhiều người là “kinh thiên động địa” thì với họ nó vẫn có hướng đi nào đó, nhờ biết tư duy tích cực. Hành giả lạc quan là người có khả năng nhận diện được sự thật theo quy luật nhân quan, và không ứng phó với sự sự việc việc có thể xảy ra với mình bằng cách lẫn trốn, sợ hãi hay phá bỏ mà tìm cách khắc phục, quay về với niệm thiện, xin lỗi với những nhân xấu đã gieo tạo!

blank 

Con đường của hạnh phúc

Hai biểu hiện trên (hay tạm hiểu như là định nghĩa một cách nôm na) về trạng thái (hay là cách ứng xử) của con người với vạn vật, vạn việc của cuộc sống tuy về nội dung thì có vẻ giống nhau. Nó đều dẫn đến hình tướng vô tư của con người trước những biến cố, sự việc, bất trắc. Tuy nhiên, có thể thấy, chủ quanthái độ của người không có sự sáng suốt hoặc không có định vị chính xác về những chuyện có thể xảy ra (do nhân quả đến lúc biểu hiện hoặc do mình sắp xếp thực hiện). Ví dụ như khi mình định làm một việc nào đó nhưng lại thiếu chuẩn bị nên công việc có nhiều nguy cơ thất bại, song mình vẫn vô tư. Niềm tin lúc này thiếu cơ sở nên khi thất bại mình sẽ rất chông chênh, dễ đổ vỡ. Hoặc, khi mình đặt niềm tin sai chỗ, lầm người (do mình chưa đủ khả năng để nhìn người) nên mình không lường trước sự trở mặt. Do vậy, khi người ta quay lại “cắn” sau lưng mình, hành xử tệ hại với mình thì mới “hỡi ơi” muộn màng, dù trước đó họ từng là thân tín, là người mình trút cạn bầu tâm sự, tiết lộ nhiều bí mật quan trọng của cá nhân, tập thể…

Còn lạc quan, chính là thái độ của người biết chấp nhận (chấp nhận ở đây không có nghĩa là cam chịu, mà là một sự đón nhận theo kiểu “tái ông mất ngựa”). Cuộc sống là vòng tròn vay trả, khi nào ta nhận diện được điều ấy và quyết tâm trả hết, không vay nữa thì mình sẽ lạc quan, thảnh thơi đi tới. Con đường có thể có đầy những chông gai, đau khổ, nhưng người ta biết rằng đó là “cái bẫy” mà mình đã “gài” (cho chính mình) trước đó thì hà cớ chi không lạc quan?

Khi mình biết, con đường mình đi, đích đến thì dẫu có gió giông thế nào mình cũng không sợ hãi, năng lượng vô uý trong mình lúc đó chính là cái gốc của sự lạc quan. Tất nhiên, con đường và đích ấy phải là con đường sáng, đích tốt đẹp, như là con đường từ bi, đích giác ngộ giải thoát. Tôi gọi đó là con đường hạnh phúc, con đường của tình thương và sự hiểu biết.

Rõ ràng, khi mình biết như thật vạn sự-việc, theo lý nhân quả thì mình sẽ đi trúng con đường, sẽ không dính mắc. Để có được điều đó, theo một vị thầy khả kính từng dạy rằng mỗi người hãy phát một lời nguyện căn bản với nội dung: “Con nguyện, dù sinh ra nơi nào cũng gặp được con đường sáng, nhớ được đích cao thượng mà đi, mà tới”. Và đương nhiên, đích mà ta nói tới ở đây chính là đích đến của quả vị giải thoát, của hạnh phúc miên viễn, của thế giớitâm không phiền não!

Chúng ta đôi khi đã lãng quên hoặc chủ quan nên cứ thế trượt dài trong những mê cung của khổ đau-oán thán! Và chúng ta chưa nhìn nhận đúng bản chất của hai trạng thái sống nơi mình nên đôi khi chúng ta lầm giữa sự lạc quanchủ quan. Trong cuộc sống này, có rất nhiều lúc ta lầm như thế, bởi vì ta chỉ thấy nội dung, thấy hình tướng mà chưa thấy được bản chất, cái vô tướng và cả duyên khởi trùng trùng mà mình là tác giả của nó trong nhiều đời, nhiều kiếp.

Tấn Khôi

 


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 25)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(View: 67)
Để giúp người Phật tử có đời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 79)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 54)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 72)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 97)
Chu Lợi Bàn Đặc và Ma Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 96)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 109)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 144)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 167)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 429)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 149)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 227)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 224)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 164)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 272)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 206)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 376)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 285)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 281)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 249)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 364)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 417)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 346)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 300)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 340)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 331)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 364)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 349)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 379)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 382)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 424)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 489)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 465)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 609)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 445)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 428)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 396)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 548)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 473)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 361)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 385)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 368)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 351)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 547)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 345)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 375)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 321)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 492)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 448)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều