Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phần Bốn

Sunday, January 16, 201100:00(View: 6170)
Phần Bốn

J. KRISHNAMURTI

BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN
ON RIGHT LIVELIHOOD
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 5.2010

PHẦN BỐN

Từ Thư gởi Trường học, Quyển 2

Ngày 15 tháng 11 năm 1983

Bằng cách quan sát có lẽ bạn học hành được nhiều hơn từ những quyển sách. Những quyển sách cần thiết để học một môn học dù nó là toán học, địa lý, lịch sử, vật lý hay hóa học. Những quyển sách được in trên một trang giấy sự hiểu biết tích lũy của những người khoa học, của những người triết lý, của những người khảo cổ và vân vân. Hiểu biết được tích lũy này, mà người ta học hành ở trường học và sau đó qua cao đẳng hay đại học, nếu người ta đủ may mắn để đi đến trường đại học, đã được thâu lượm qua thời gian dài đăng đẳng, từ những ngày rất cổ xưa. Sự hiểu biết được tích lũy lớn lao từ Ấn độ, từ Ai cập cổ xưa, từ I rắc cổ xưa, từ Hi lạp cổ xưa, từ La mã cổ xưa và dĩ nhiên cả đế quốc Ba tư. Trong thế giới phương Tây cũng như thế giới phương Đông, hiểu biết này là cần thiết để có một nghề nghiệp, để làm bất kỳ công việc nào, dù máy móc hay lý thuyết, thực tế hay một cái gì đó mà bạn phải suy nghĩ ra, sáng chế ra. Hiểu biết này đã tạo ra nhiều công nghệ, đặc biệt trong thế kỷ này. Có hiểu biết của những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng, kinh Vệ đà, kinh Upanishad, kinh Bible, kinh Koran và kinh Hebrew. Vậy là có những quyển sách tôn giáo và những quyển sách thực dụng, những quyển sách sẽ giúp đỡ bạn có hiểu biết, để hành động khéo léo, dù bạn là một kỹ sư, một người sinh học hay một người thợ mộc.
Trong bất kỳ trường học nào, và đặc biệt trong những trường học này, hầu hết chúng ta đều thâu lượm hiểu biết, thông tin và đó là điều gì những trường học đã tồn tại từ trước đến nay: thâu lượm nhiều thông tin về thế giới bên ngoài, về bầu trời, tại sao nước biển lại mặn, tại sao cây cối lại mọc, về những con người, cấu trúc thân thể họ, cấu trúc bộ não của họ và vân vân. Và cũng vậy về thế giới quanh bạn, thiên nhiên, môi trường xã hội, kinh tế và nhiều thêm nữa. Hiểu biết như thế tuyệt đối cần thiết nhưng hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Dù rằng nó có thể tiến bộ nhiều bao nhiêu chăng nữa, sự thâu lượm hiểu biết luôn luôn bị giới hạn. Học hành là một phần của thâu lượm hiểu biết về những chủ đề khác nhau này để cho bạn có thể có một nghề nghiệp, một công việc có lẽ làm bạn hài lòng, hay một công việc mà những hoàn cảnh, những đòi hỏi của xã hội có lẽ cưỡng bách bạn chấp nhận mặc dù bạn có lẽ không thích làm loại công việc đó nhiều lắm.
Nhưng như chúng ta đã nói, bạn học hành nhiều bằng quan sát, nhìn ngắm những sự vật quanh bạn, nhìn ngắm những con chim, cái cây, nhìn ngắm những bầu trời, các vì sao, chòm sao Orion, chòm sao Dippe, sao Hôm. Bạn học hành bằng nhìn ngắm cả những sự vật quanh bạn lẫn những con người, họ đi như thế nào, cử chỉ của họ như thế nào, những từ ngữ họ sử dụng như thế nào, họ ăn mặc như thế nào. Bạn không chỉ nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài mà còn nhìn ngắm chính bản thân bạn, tại sao bạn suy nghĩ điều này hay điều kia, cách cư xử của bạn, thái độ của bạn trong sống hàng ngày, tại sao cha mẹ muốn bạn làm việc này hay việc kia. Bạn đang nhìn ngắm, không đang chống đối. Nếu bạn chống đối bạn không học hành. Hay nếu bạn đến được một một loại kết luận nào đó, một loại ý kiến nào đó mà bạn suy nghĩ là đúng và bám chặt vào điều đó, vậy thì tự nhiên bạn sẽ không bao giờ học hành. Học hành cũng cần thiết phải có tự do và tánh hiếu kỳ, ý thức muốn biết tại sao bạn và những người khác cư xử trong một cách nào đó, tại sao con người giận dữ, tại sao bạn bực bội.
Học hành quan trọng lạ thường bởi vì học hànhvô tận. Ví dụ như học hành tại sao con người giết chóc lẫn nhau. Dĩ nhiên có những giải thích trong những quyển sách, tất cả những lý do thuộc tâm lý tại sao con người cư xử trong cách đặc biệt riêng của họ, tại sao con người lại quá hung hăng bạo tàn. Tất cả những việc này đã được giải thích trong những quyển sách thuộc mọi loại khác nhau bởi những tác giả, những người tâm lý học nổi tiếngvân vân. Nhưng cái gì bạn đọc không phải cái gì bạn là. Cái gì bạn là, cách cư xử của bạn, tại sao bạn tức giận, ganh ghét, tại sao bạn sầu thảm, nếu bạn quan sát chính bạn, bạn học hành còn nhiều hơn từ một quyển sách mà chỉ bảo bạn là gì. Nhưng bạn thấy rồi, quá dễ dàng khi đọc một quyển sách nói về bạn hơn là quan sát chính bản thân bạn. Bộ não đã quen thuộc với sự thâu lượm thông tin từ tất cả những hành động và những phản ứng bên ngoài. Chẳng lẽ bạn không phát hiện rằng thoải mái hơn nhiều khi được hướng dẫn, khi chờ đợi những người khác chỉ bảo cho bạn nên là gì hay sao? Cha mẹ của bạn, đặc biệt ở phương Đông, chỉ bảo cho bạn nên lập gia đình với ai và sắp xếp cuộc hôn nhân, chỉ bảo cho bạn nghề nghiệp nào nên làm. Vì vậy bộ não chấp nhận cái cách dễ dàng và cách dễ dàng đó không phải luôn luôn là cái cách đúng. Tôi thắc mắc liệu bạn có thấy rằng không một ai thương yêu gì công việc làm của họ, ngoại trừ có lẽ một ít người khoa học, những họa sĩ và những người khảo cổ. Nhưng một con người bình thường, trung bình ít khi nào thương yêu công việc gì anh ấy đang làm. Anh ấy bị thúc đẩy bởi xã hội, bởi cha mẹ của anh ấy, hay bởi sự thôi thúc để có nhiều tiền bạc hơn. Vì vậy học hành bằng quan sát rất, rất cẩn thận thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài bạn, và thế giới bên trong; đó là, thế giới của chính bản thân bạn.
Vậy thì dường như có hai cách để học hành: một cách là thâu lượm nhiều hiểu biết, đầu tiên qua học hành và sau đó hành động từ hiểu biết đó. Đó là việc gì hầu hết chúng ta làm. Cách thứ hai là hành động, làm một việc gì đó và học hành khi đang làm, và việc đó cũng trở thành sự tích lũy hiểu biết. Thật ra cả hai cách này đều giống hệt nhau: học hành từ một quyển sách hay thâu lượm hiểu biết qua hành động. Cả hai đều được đặt nền tảng trên hiểu biết, trải nghiệm, và như chúng ta đã nói trải nghiệm và hiểu biết luôn luôn bị giới hạn.
Vì vậy cả người giáo viên lẫn em học sinh nên tìm ra học hành thực sự là gì. Ví dụ bạn học hành từ một vị đạo sư nếu ông ấy thuộc loại đứng đắn, một vị đạothông thái, không phải một vị đạo sư đang kiếm tiền, không phải một trong những người muốn được nổi tiếngchạy trốn đến những quốc gia khác để có được một gia tài lớn lao qua những lý thuyết khá mất cân bằng của họ. Hãy tìm ra học hành có nghĩa là gì. Ngày nay học hành đang mỗi lúc một trở thành hình thức của giải trí. Ở vài trường học phương Tây khi các em đã vượt qua bậc trung học, những em học sinh thậm chí không biết viết hay đọc. Và khi bạn biết đọc và viết và học nhiều môn học khác nhau, bạn cũng là tất cả những con người tầm thường như thế. Bạn có biết từ ngữ tầm thường có nghĩa gì không? Nghĩa lý gốc của nó là đi nửa con đường của quả đồi, nhưng không bao giờ đến được đỉnh đồi. Đó là tầm thường: không bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo, sự xuất sắc nhất của chính bản thân bạn. Và học hànhvô tận, nó thực sự không có kết thúc. Vì vậy bạn đang học hành từ ai? Từ những quyển sách? Từ những người giáo dục? Và có lẽ, nếu cái trí của bạn thông minh, bằng quan sát phải không? Từ trước đến nay có vẻ rằng bạn đang học hành từ bên ngoài: học hành, tích lũy hiểu biết và từ hiểu biết đó hành động, xây dựng nghề nghiệp của bạn và vân vân. Nếu bạn đang học hành từ chính mình hay nói khác hơn nếu bạn đang học hành bằng cách quan sát về chính mình, những thành kiến của bạn, những kết luận chắc chắn của bạn, những niềm tin của bạn, nếu bạn đang quan sát những tinh tế thuộc tư tưởng của bạn, sự thô tục tầm thường của bạn, sự nhạy cảm của bạn, vậy thì chính bạn trở thành người giáo dục và người được giáo dục. Vậy thì bên trong bạn không lệ thuộc bất kỳ ai, vào bất kỳ quyển sách, vào bất kỳ chuyên gia nào mặc dù dĩ nhiên nếu bạn bị bệnh và có một căn bệnh nào đó bạn phải đi đến một nhà chuyên môn, điều đó là tự nhiên, điều đó là cần thiết. Nhưng lệ thuộc một ai đó, dù anh ấy có lẽ xuất sắc hoàn hảo như thế nào chăng nữa, ngăn cản bạn không học hành về chính bạn và bạn là gì. Và học hành bạn là gì rất quan trọng bởi vì bạn là gì tạo ra xã hội này mà quá suy đồi phân hóa, không đạo đức, nơi có sự lan tràn khủng khiếp của bạo hành, xã hội này quá hung hăng, mỗi người đều đang tìm kiếm sự thành công đặc biệt riêng của anh ấy, hình thức thành tựu riêng của anh ấy. Học hành bạn là gì không qua một người nào khác nhưng bằng cách quan sát chính bạn, không chỉ trích, không nói rằng, ‘Tình trạng này được rồi, tôi là điều đó, tôi không thể thay đổi’, và tiếp tục sống. Khi bạn quan sát về-chính bản thân mình mà không có bất kỳ hình thức của phản ứng, kháng cự, vậy thì chính quan sát đó hành động; giống như một ngọn lửa nó đốt cháy những ngu xuẩn, những ảo tưởng mà người ta có.
Vì vậy học hành trở nên quan trọng. Một bộ não ngừng học hành trở thành máy móc. Nó giống như một con thú được buộc vào một cái cọc; nó chỉ có thể di chuyển tùy thuộc vào chiều dài của sợi dây, sợi dây được buộc vào một cái cọc. Hầu hết chúng ta đều bị trói vào một cái cọc đặc biệt nào đó của riêng chúng ta, một cái cọc và sợi dây không nhìn thấy được. Bạn cứ luẩn quẩn trong chiều dài của sợi dây đó và nó rất giới hạn. Nó giống như một con người đang suy nghĩ về chính bản thân mình suốt ngày, về những vấn đề của anh ấy, những ham muốn của anh ấy, những vui thú của anh ấy và điều gì anh ấy muốn làm. Bạn biết rõ sự bận rộn liên tục này với chính bản thân mình. Nó rất, rất giới hạn. Và chính giới hạn đó nuôi dưỡng vô số những hình thức khác nhau của xung đột lẫn đau khổ.
Những thi sĩ, những họa sĩ, những người sáng tácđại không bao giờ thỏa mãn với điều gì họ đã làm. Họ luôn luôn đang học hành. Không phải sau khi bạn đã đậu những kỳ thi và đi làm việc mà bạn ngừng học hành. Có một sức mạnhsinh khí lớn lao trong học hành, đặc biệt về chính bản thân mình. Hãy học hành, hãy quan sát đi để cho không còn một vấn đề nào không được khám phá, không được trông thấy trong chính bản thân bạn. Thực sự đây là làm tự do bạn khỏi tình trạng bị quy định đặc biệt riêng của bạn. Thế giới bị phân chia bởi tình trạng bị quy định của nó: bạn như một người Ấn độ, bạn như một người Mỹ, bạn như một người Anh, người Nga, người Trung quốcvân vân. Từ tình trạng bị quy định này có những chiến tranh, giết chóc hàng ngàn người, đau khổ và tàn bạo. 
Vì vậy cả người giáo dục lẫn người được giáo dục đang học hành trong ý nghĩa thâm sâu hơn của từ ngữ đó. Khi cả hai đang học hành, không còn người giáo dục hay người được giáo dục. Chỉ có đang học hành. Học hành làm tự do bộ não và tư tưởng khỏi thanh danh, vị trí, và giai cấp. Học hành tạo ra sự bình đẳng giữa những con người

Từ Khởi đầu của Học hành, Chương 13

Nói chuyện tại Brockwood Park School

Ngày 17 tháng 6 năm 1973

Krishnamurti: Ngày hôm trước chúng ta đã nói về thông minh và tầm thường, những từ ngữ đó có nghĩa gì. Chúng ta đang hỏi liệu đang sống trong nơi này như một cộng đồng, chúng ta có tầm thường. Và chúng ta cũng đã hỏi liệu chúng ta thông minh một cách tổng thể, đó là thân thể, tinh thần, cảm xúc. Liệu chúng ta có cân bằng và lành mạnh? Tất cả điều đó được hàm ý trong những từ ngữ thông minh, tổng thể. Liệu chúng ta đang giáo dục lẫn nhau để tầm thường, để hơi hơi dốt nát, để hơi hơi mất cân bằng?
 Thế giới hoàn toàn dốt nát, không lành mạnh, thối nát. Liệu chúng ta đang tạo ra sự mất cân bằng, sự dốt nát, và sự thối nát giống như thế trong sự giáo dục của chúng ta ở đây? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Liệu chúng ta có thể tìm được sự thật của nó? – không phải điều gì chúng ta nghĩ chúng ta nên là dựa theo thông minh, nhưng thực sự khám phá cho chính chúng ta liệu chúng ta đang giáo dục lẫn nhau để thực sự thông minh và không tầm thường.

Người hỏi: Nhiều người trong chúng ta sẽ có một công việc mà chúng ta phải làm mỗi ngày, nhiều người sẽ lập gia đình và có con cái – đây là những sự việc sắp sửa xảy ra.

Krishnamurti: Vị trí của bạn trong thế giới này như một con người mà được nghĩ rằng có giáo dục, mà phải kiếm sống, nơi bạn có lẽ, hay có lẽ không lập gia đình, có trách nhiệm với con cái, một ngôi nhà và giấy tờ thế chấp, và có lẽ bị trói buộc trong đó cho phần còn lại của cuộc đời bạn, là gì?

Người hỏi: Có lẽ chúng ta đang hy vọng người nào đó sẽ giúp đỡ chúng ta.

Krishnamurti: Điều đó có nghĩa bạn phải có khả năng làm việc gì đó. Bạn không thể chỉ nói, ‘Làm ơn, hãy giúp đỡ tôi’ – không ai sẽ làm nó. Đừng bị ngã lòng bởi nó. Chỉ nhìn ngắm nó, quen thuộc với nó, biết tất cả những lừa gạt con người đang đùa cợt lẫn nhau. Những người chính trị sẽ không bao giờ mang thế giới lại cùng nhau, ngược lại; có lẽ không có chiến tranh thực sự nhưng có một chiến tranh kinh tế đang xảy ra. Nếu bạn là một người khoa học, bạn là một nô lệ cho chính phủ. Tất cả những chính phủ trong chừng mực nào đó đều tham nhũng, một số nhiều hơn, một số ít hơn, nhưng tất cả đều tham nhũng. Vì vậy hãy nhìn ngắm tất cả điều này mà không bị ngã lòng và nói. ‘Tôi sẽ làm gì, tôi sẽ đối diện vấn đề này như thế nào? Tôi không có khả năng.’ Bạn sẽ có khả năng; khi bạn biết nhìn ngắm như thế nào, bạn sẽ có khả năng lạ thường.
 Thế là vị trí của bạn trong tất cả điều này là gì? Nếu bạn thấy tổng thể, vậy thì bạn có thể đưa ra câu hỏi đó, nhưng nếu bạn chỉ nói với chính mình, ‘Tôi sẽ làm gì?’ mà không thấy tổng thể, vậy thì bạn bị trói buộc, vậy thì không có đáp án cho nó.

Người hỏi: Chắc chắn, việc đầu tiên là chúng ta phải bàn luận về điều này một cách cởi mở. Nhưng tôi nghĩ người ta hơi hơi kinh hãi khi bàn luận điều này một cách tự do. Có lẽ sự việc mà họ thực sự quan tâm sẽ bị đe dọa.

Krishnamurti: Bạn bị đe dọa?

Người hỏi: Nếu tôi nói điều gì tôi muốn là một chiếc xe chạy nhanh, vậy thì có lẽ người nào đó sẽ nghi ngờ điều đó.

Krishnamurti: Nó phải bị nghi ngờ. Tôi nhận được những lá thư luôn luôn đang nghi ngờ tôi. Tôi đã bị thách thức từ thời niên thiếu của tôi.

Người hỏi: Thưa ông, có điều gì đó luôn luôn khiến tôi phải suy nghĩ khi những sự việc này được bàn luận. Người ta nói rằng chúng ta sống trong một xã hội công nghiệp được máy móc hoá rất cao độ và nếu vài người trong chúng ta có thể quyết định không tham gia vào nó, đó là bởi vì có những người khác mà đi đến văn phòng và làm việc và trở thành máy móc.

Krishnamurti: Dĩ nhiên.

Người hỏi: Chúng ta không thể ra khỏi nó nếu không có những người đó đang thành tựu sự tồn tại máy móc, cực nhọc của họ.

Krishnamurti: Không. Làm thế nào sống trong thế giới này mà không phụ thuộc nó, đó là câu hỏi. Làm thế nào sống trong dốt nát này và tuy nhiên lại thông minh?

Người hỏi: Liệu ông đang nói rằng cái người đi đến văn phòng và theo một sống rất máy móc có thể làm tất cả việc đó và tuy nhiên lại là một loại người khác hẳn? Nói cách khác, nhất thiết nó không là hệ thống . . . 

Krishnamurti: Hệ thống này, dù nó là gì, đang khiến cho cái trí máy móc.

Người hỏi: Nhưng liệu nó phải khiến cho cái trí máy móc?

Krishnamurti: Nó đang xảy ra.

Người hỏi: Tất cả những người trẻ bị đối diện với sự trưởng thành, họ thấy rằng họ có lẽ phải chấp nhận một việc làmdính dáng đến điều đó. Liệu có thể có một trả lời khác đến nó?

Krishnamurti: Câu hỏi của tôi là: Làm thế nào tôi sống thông minh trong thế giới dốt nát này? Mặc dầu tôi có lẽ phải đi đến văn phòng và kiếm sống, phải có một quả tim khác hẳn, một cái trí khác hẳn. Liệu cái trí khác hẳn này, quả tim khác hẳn này đang xảy ra ở đây tại nơi này? Hay chúng ta chỉ đang dẵm lên cái máy xay và đang bị quẳng ra và vào thế giới quỉ quái này?

Người hỏi 1: Không cần thiết phải có một công việc năm tiếng đồng hồ đến chín tiếng đồng hồ, sáu ngày một tuần bởi vì sự tự động. Điều gì quan trọng là hiện nay thời đại này đang cho chúng ta thời gian hơn nữa để chú ý đến phần còn lại của chúng ta.

Người hỏi 2: Nhưng chúng ta đang nói chúng ta muốn sự nhàn rỗi, và chúng ta không biết sử dụng sự nhàn rỗi như thế nào.

Người hỏi 3: Chắc chắn, không có gì sai trái trong kiếm sống?

Krishnamurti: Tôi không bao giờ nói kiếm sống là sai trái; người ta phải kiếm sống. Tôi kiếm sống bằng cách nói chuyện cùng mọi người trong nhiều nơi. Tôi đã làm nó suốt năm mươi năm và tôi đang làm việc gì tôi thương yêu. Việc gì tôi đang làm là việc gì thực sự tôi nghĩ là đúng đắn, là trung thực; nó là cách sống của tôi – không bị áp đặt vào tôi bởi người nào đó – và đó là cách kiếm sống của tôi.

Người hỏi: Tôi chỉ muốn nói ông có thể làm việc đó bởi vì có những người lái máy bay.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, tôi biết điều đó; nếu không có họ tôi không thể đi lại. Nhưng nếu không có máy bay tôi sẽ ở một chỗ, trong một ngôi làng nơi tôi sinh ra và tôi sẽ đang làm cùng sự việc ở đó.

Người hỏi: Vâng, nhưng trong xã hội máy móc cao độ này, nơi lợi lộc là động cơ, đây là cách những sự việc được tổ chức.

Krishnamurti: Không, những người khác làm công việc xấu xa, và tôi làm công việc tốt lành.
Người hỏi: Vậy là người ta cố gắng làm công việc tốt lành?

Krishnamurti: Nó đến điều đó.

Người hỏi: Nhưng ngoại trừ việc kiếm sống, chúng ta phải bắt đầu nhận ra rằng muốn sống một cách thông minh và tuy nhiên vẫn kiếm sống trong thế giới này, phải có một cách mạng bên trong.

Krishnamurti: Tôi đang đưa ra cùng câu hỏi một cách khác. Làm thế nào tôi sống thông minh trong thế giới dốt nát này? Nó không có nghĩa rằng tôi sẽ không kiếm sống, rằng tôi sẽ không lập gia đình, rằng tôi sẽ không nhận những trách nhiệm. Muốn sống thông minh trong thế giới dốt nát, tôi phải phủ nhận thế giới đó và một cách mạng trong tôi phải xảy ra để cho tôi trở thành thông minhvận hành một cách thông minh. Đó là toàn quan điểm của tôi.

Người hỏi: Bởi vì tôi được nuôi dưỡng một cách không thông minh tôi phải tìm hiểu mọi thứ.

Krishnamurti: Đó là điều gì giáo dục thể hiện. Bạn đã được gửi đến đây, hay bạn đã đến đây, bị vấy bẩn bởi một thế giới dốt nát. Đừng tự-dối gạt mình, bạn đã bị quy định bởi thế giới dốt nát đó, bị định hình bởi những thế hệ quá khứ – kể cả cha mẹ của bạn – và bạn đến đây và bạn phải tự cởi bỏ tình trạng bị quy định của bạn, bạn phải trải qua một thay đổi lạ thường. Liệu sự thay đổi đó xảy ra? Hay chúng ta chỉ đang nói, ‘Ồ, chúng ta đang làm một chút ít công việc tốt lành đó đây, ngày sang ngày’, và vào thời điểm khi bạn rời đây trong hai hay bốn năm nữa, bạn đi khỏi cùng một ít công việc vụn vặt đã được làm.
Người hỏi: Dường như có một xung đột giữa điều gì chúng ta muốn làm, điều gì chúng ta khao khát làm, và điều gì là cần thiết.

Krishnamurti: Nó là gì mà bạn khao khát làm? Tôi muốn là một kỹ sư bởi vì tôi thấy nó mang lại nhiều tiền bạc, hay cái này hay cái kia. Tôi có thể phụ thuộc vào sự khao khát đó? Tôi có thể phụ thuộc vào những bản năng của tôi mà đã bị biến dạng quá nhiều? Tôi có thể phụ thuộc vào những suy nghĩ của tôi? Tôi phải phụ thuộc vào điều gì? Vì vậy giáo dụcsáng tạo một thông minh mà không thuần túybản năng hay khao khát hay đòi hỏi nhỏ nhen nào đó, nhưng một thông minh mà sẽ vận hành trong thế giới này.
 Liệu giáo dục của chúng ta tại Brockwood đang giúp đỡ bạn được thông minh? Qua từ ngữ đó tôi có ý: rất nhạy cảm, không phải với những ham muốn riêng của bạn, với những đòi hỏi riêng của bạn, nhưng nhạy cảm với thế giới, với điều gì đang xảy ra trong thế giới. Chắc chắn giáo dục không chỉ cho bạn sự hiểu biết, nhưng cũng còn cả cho bạn khả năng quan sát thế giới một cách khách quan, thấy điều gì đang xảy ra – những chiến tranh, sự hủy diệt, sự bạo lực, sự tàn ác. Chức năng của giáo dụctìm ra làm thế nào để sống khác hẳn, không chỉ đậu những kỳ thi, nhận được mảnh bằng, có đủ khả năng trong những cách nào đó. Nó là giúp đỡ bạn đối diện với thế giới trong một cách hoàn toàn khác hẳn, thông minh, biết bạn phải kiếm sống, biết tất cả những trách nhiệm, tất cả những đau khổ của nó. Câu hỏi của tôi là: Liệu điều này đang được thực hiện ở đây? Liệu người giáo dục đang được giáo dục cũng như học sinh?

Người hỏi: Câu hỏi của ông cũng là câu hỏi của tôi. Tôi hỏi liệu giáo dục này đang xảy ra ở đây.
Krishnamurti: Bạn đang hỏi liệu giáo dục đang xảy ra ở đây tại Brockwood có giúp đỡ bạn trở nên thông minh, nhận biết để cho bạn có thể gặp gỡ sự dốt nát này? Nếu không, nó là lỗi lầm của ai?

Người hỏi: Nền tảng mà làm cho sự giáo dục này có thể xảy ra được là gì?

Krishnamurti: Hãy theo dõi, tại sao bạn đang được giáo dục?

Người hỏi: Tôi thực sự không biết.

Krishnamurti: Vì vậy bạn phải tìm ra giáo dục có nghĩa gì, đúng chứ? Giáo dục là gì? Cho bạn thông tin, hiểu biết về vô số chủ đềvân vân, một đào tạo học vấn tốt? Điều đó phải có, đúng chứ? Hàng triệu người đang được sản xuất bởi những trường đại học và cao đẳng.

Người hỏi: Họ cho ông những dụng cụ để sống nhờ nó.

Krishnamurti: Nhưng những bàn tay mà sẽ sử dụng chúng là gì? Chúng là cùng những bàn tay mà đã tạo ra thế giới này, những chiến tranh và tất cả mọi chuyện của nó.

Người hỏi: Mà có nghĩa những dụng cụ ở đó nhưng nếu không có sự cách mạng thuộc tâm lý, phía bên trong; ông sẽ sử dụng những dụng cụ đó trong cùng cách cũ kỹ và khiến cho sự thối nát tiếp tục. Đó là điều gì câu hỏi của tôi muốn trình bày.

Krishnamurti: Nếu cách mạng này không xảy ra ở đây, vậy thì tại sao nó lại không? Và nếu nó xảy ra, nó thực sự đang gây ảnh hưởng cái trí, hay nó vẫn còn là một ý tưởng và không là một thực tế, giống như phải ăn ba bữa cơm một ngày. Đó là một thực tế, người nào đó phải nấu nướng, đó không là ý tưởng.
 Vì vậy tôi đang hỏi bạn, liệu loại giáo dụcchúng ta đang nói đang xảy ra ở đây? Và nếu nó đang xảy ra, chúng ta hãy tìm ra làm thế nào để tiếp sức sống cho nó, để cho sự sống vào nó. Nếu nó không, chúng ta hãy tìm ra tại sao.

Người hỏi: Dường như nó không đang xảy ra trong toàn ngôi trường.

Krishnamurti: Tại sao không? Nó có lẽ đang xảy ra với một vài cá nhân ở đây và ở đó – tại sao nó không đang xảy ra với tất cả chúng ta?

Người hỏi: Tôi cảm thấy nó giống như một hạt giống mà muốn nảy mầm nhưng lớp đất trên mặt quá cứng.

Krishnamurti: Bạn có thấy cỏ mọc xuyên qua xi măng?

Người hỏi 1: Ồ, đây là một hạt giống yếu ớt. (Tiếng cười.)

Người hỏi 2: Nhưng liệu chúng ta nhận ra rằng chúng ta tầm thường và liệu chúng ta muốn ra khỏi nó? – đó là mấu chốt.

Krishnamurti: Tôi đang hỏi bạn: Liệu bạn có tầm thường? Tôi không đang sử dụng từ ngữ đó trong ý nghĩa xúc phạm – tôi đang sử dụng từ ngữ tầm thường như nó được giải thích trong tự điển. Bạn chắc phải thuộc giai cấp trung lưu nếu bạn chỉ theo đuổi những hoạt động nhỏ nhoi riêng của bạn thay vì thấy tổng thể – tổng thể thế giớivị trí nhỏ nhoi đặc biệt của bạn trong tổng thể, không phải cách ngược lại. Người ta không thấy tổng thể, họ đang theo đuổi những ham muốn nhỏ nhen riêng của họ, những vui thú nhỏ nhen của họ, những kiêu hãnh và những tàn nhẫn nhỏ nhen của họ, nhưng nếu họ thấy tổng thể và hiểu rõ vị trí của họ trong nó, sự liên hệ của họ với tổng thể sẽ hoàn toàn khác hẳn.
 Bạn, đang sống tại Brockwood như một học sinh trong một cộng đồng nhỏ, trong liên hệ với những giáo viên và những học sinh bạn bè của bạn, liệu bạn thấy tổng thể của điều gì đang xảy ra trong thế giới? Đó là việc đầu tiên. Hãy thấy nó một cách khách quan, không cảm xúc, không thành kiến, không một khuynh hướng, nhưng chỉ quan sát nó. Những chính phủ khác nhau sẽ không giải quyết được vấn đề này, không người chính trị nào quan tâm đến điều này. Trong chừng mực nào đó họ muốn duy trì cùng tình trạng, kèm theo một chút thay đổi đó đây. Họ không muốn sự hợp nhất của con người, họ muốn sự hợp nhất của nước Anh. Nhưng thậm chí ở đó, những đảng phái chính trị khác nhau không nói, ‘Tất cả chúng ta hãy cùng nhau hợp nhất và tìm ra điều gì là tốt lành nhất cho con người.’

Người hỏi: Nhưng liệu ông đang nói điều đó không thể xảy ra được?

Krishnamurti: Họ không đang thực hiện nó.

Người hỏi: Chúng ta à?

Krishnamurti: Chúng ta đang quan sát, trước hết chúng ta đang nhìn thế giới. Và khi bạn thấy sự việc tổng thể, ham muốn của bạn liên quan đến tổng thể là gì? Nếu bạn không thấy tổng thể và chỉ theo đuổi ham muốn hay khuynh hướng hay bản năng đặc biệt của bạn, đó là bản thể của tầm thường, đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới.
 Bạn thấy, trong những ngày xa xưa những con người thực sự nghiêm túc đã nói, ‘Chúng ta sẽ không có gì phải làm trong thế giới này, chúng ta sẽ trở thành những thầy tu, chúng ta sẽ trở thành những người giảng đạo, chúng ta sẽ sống mà không có tài sản, mà không kết hôn, mà không vị trí trong xã hội. Chúng ta là những người thầy, chúng ta sẽ đi khắp những ngôi làng và quốc gia, người ta sẽ cho chúng ta ăn, chúng ta sẽ dạy bảo họ về luân lý, chúng ta sẽ dạy bảo họ sống như thế nào là tốt lành, không thù hận lẫn nhau.’ Lúc trước việc đó đã xảy ra, nhưng chúng ta không làm những việc đó nữa. Ở Ấn độ có thể người ta vẫn còn. Bạn có thể đi từ nam sang bắc và từ đông sang tây để ăn xin. Khoác vào một cái áo choàng nào đó và họ sẽ cho bạn ăn và cho bạn quần áo, bởi vì đó là bộ phận thuộc truyền thống của bạn. Nhưng thậm chí điều đó đang bắt đầu không còn, bởi vì có quá nhiều người lừa gạt.
 Vậy là chúng ta phải kiếm sống, chúng ta phải sống trong thế giới này một sống thông minh, lành mạnh, không-máy móc – đó là mấu chốt. Và sự giáo dục là giúp đỡ chúng ta thông minh, lành mạnh, và không-máy móc. Tôi tiếp tục lặp lại điều này. Lúc này làm thế nào chúng ta, bạn và tôi, bàn luận điều này và đầu tiên tìm được chúng ta thực sự là gì và thấy liệu điều đó có thể hoàn toàn được thay đổi? Vì vậy, trước hết hãy quan sát về chính bạn, đừng lẩn tránh nó, đừng nói, ‘Khiếp quá, xấu xa quá.’ Chỉ quan sát liệu bạn có những khuynh hướng của dốt nát mà đã sản sinh thế giới xấu xa này. Và nếu bạn quan sát thói quen đặc biệt riêng của bạn, hãy tìm ra làm thế nào để thay đổi. Chúng ta hãy nói về nó, đó là sự liên hệ, đó là tình bằng hữu, đó là ân cần, đó là tình yêu. Nói về nó và nói, ‘Nhìn kìa, tôi tham lam, tôi cảm thấy dốt nát cực kỳ.’ Liệu điều đó có thể được thay đổi một cách triệt để? Đó là bộ phận thuộc giáo dục của chúng ta.

Người hỏi: Khi nào tôi cảm thấy không-an toàn, tôi bị dốt nát.

Krishnamurti: Dĩ nhiên. Nhưng liệu bạn chắc chắn? Đừng lý thuyết về nó. Bạn đang tìm kiếm an toàn? – trong người nào đó, trong một nghề nghiệp, trong phẩm chất nào đó, hay trong một ý tưởng?

Người hỏi: Người ta cần sự an toàn.

Krishnamurti: Bạn thấy bạn bênh vực nó như thế nào? Trước hết hãy tìm ra liệu người ta đang tìm kiếm sự an toàn; đừng nói tại sao người ta cần nó. Sau đó chúng ta sẽ thấy liệu nó được cần đến hay không, nhưng trước hết hãy thấy liệu bạn đang tìm kiếm sự an toàn. Dĩ nhiên bạn có! Liệu bạn đã hiểu rõ ý nghĩa và những hàm ý của từ ngữ đang phụ thuộc đó? – phụ thuộc vào tiền bạc, phụ thuộc vào con người, vào những ý tưởng, tất cả đều đang đến từ phía bên ngoài. Phụ thuộc vào niềm tin nào đó, hay vào hình ảnh bạn có về chính bạn, rằng bạn là một người vĩ đại, rằng bạn có cái này hay cái kia, bạn biết tất cả vô lý này đang xảy ra. Vì vậy bạn phải hiểu rõ những hàm ý của từ ngữ đó là gì, và liệu bạn bị trói buộc trong những sự việc đó. Nếu bạn thấy bạn phụ thuộc vào người nào đó cho sự an toàn của bạn, vậy là bạn bắt đầu tìm hiểu, vậy là bạn bắt đầu học hành. Bạn bắt đầu học hành điều gì được hàm ý trong sự phụ thuộc, trong sự quyến luyến. Trong sự an toàn, sợ hãi và vui thú có liên quan. Khi không có an toàn bạn cảm thấy lạc lõng, bạn cảm thấy cô độc; và khi bạn cảm thấy cô độc, bạn tẩu thoát – qua nhậu nhẹt, phụ nữ, hay bất kỳ việc gì bạn làm. Bạn hoạt động một cách loạn thần kinh bởi vì bạn đã không thực sự giải quyết được vấn đề này.
 Vậy là hãy tìm ra, hãy học hành ý nghĩa, sự quan trọng, và những hàm ý của từ ngữ đó là gì trong thực tế, không trong lý thuyết. Học hành: đó là bộ phân trong sự giáo dục của chúng ta. Tôi phụ thuộc vào những người nào đó. Tôi phụ thuộc vào họ cho sự an toàn của tôi, cho sự bảo đảm của tôi, cho tiền bạc của tôi, cho vui thú của tôi. Vì vậy nếu họ làm điều gì đó mà gây bối rối cho tôi, tôi bị sợ hãi, bị tức tối, giận dữ, ghen tuông, thất vọng, rồi sau đó tôi lao đi và cào cấu vào người nào đó. Luôn luôn cùng vấn đề xảy ra. Thế là tôi tự nói với mình, trước hết hãy cho phép tôi hiểu rõ điều này là gì. Tôi phải có tiền bạc, tôi phải có lương thực, quần áo, và chỗ ở, đó là những sự việc bình thường. Nhưng khi tiền bạc bị dính dáng, toàn chu trình bắt đầu. Vì vậy tôi phải học hành và biết về toàn vấn đề; không phải sau khi tôi đã phạm phải, lúc đó đã quá trễ rồi. Tôi phạm sai lầm bằng cách kết hôn với người nào đó và thế là bị trói buộc, thế là tôi bị phụ thuộc, thế là trận chiến bắt đầu, đang ao ước được tự do tuy nhiên lại đang bị trói buộc bởi trách nhiệm, bởi văn tự.
 Đây là một vấn đề: Cậu bé này nói, ‘Tôi phải có an toàn.’ Tôi đã trả lời: Trước khi bạn nói ‘tôi phải’, hãy tìm ra nó có nghĩa gì, hãy học hành về nó.

Người hỏi: Tôi phải có lương thực và quần áo và một ngôi nhà.

Krishnamurti: Vâng, tiếp tục đi.

Người hỏi: Muốn có nó tôi cần kiếm đủ tiền.

Krishnamurti: Thế là bạn làm bất kỳ điều gì bạn có thể. Vậy thì điều gì xảy ra?

Người hỏi: Muốn kiếm số tiền này tôi phụ thuộc vào người nào đó . . .

Krishnamurti: Bạn phụ thuộc vào xã hội, vào người bảo trợ, vào ông chủ của bạn. Anh ấy sai bảo bạn mọi thứ, anh ấy tàn nhẫn, và bạn chịu đựng nó bởi vì bạn phụ thuộc vào anh ấy. Đó là điều gì đang xảy ra khắp thế giới. Làm ơn trước hết hãy quan sát nó, giống như bạn nhìn một cái bản đồ. Bạn nói, ‘Tôi phải kiếm sống. Trong kiếm sống tôi biết tôi bị phụ thuộc vào xã hội như nó tồn tại hiện nay. Nó đòi hỏi nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày trong năm hay sáu ngày một tuần, và nếu tôi không kiếm sống tôi không có gì cả. Đó là một việc. Và phía bên trong tôi cũng phụ thuộc vào người vợ của tôi hay một giáo sĩ hay một người tư vấn.’ Bạn hiểu chứ?

Người hỏi: Thế là bởi vì biết tất cả điều đó, tôi sẽ không lập gia đình. Tôi thấy sự lệ thuộc, tất cả những phiền toái sẽ xảy ra.

Krishnamurti: Bạn không đang học hành. Đừng nói bạn sẽ không lập gia đình, trước tiên hãy thấy điều gì là vấn đề. Tôi cần lương thực, quần áo, và chỗ ở, đó là những nhu cầu cơ bản và bởi vì những việc đó, tôi phụ thuộc vào xã hội như nó là hiện nay, dù nó là Cộng sản hay Tư bản. Tôi biết điều đó và tôi sẽ nhìn trong những phương hướng khác; một cách cảm tính tôi cần sự an toàn, điều đó có nghĩa sự phụ thuộc vào người nào đó, vào người vợ, bạn bè, những người hàng xóm của tôi, không đặt thành vấn đề người nào. Và khi tôi phụ thuộc vào người nào đó, sự sợ hãi luôn luôn nảy sinh. Tôi đang học hành, tôi vẫn chưa đang nói phải làm gì. Tôi phụ thuộc vào bạn, bạn là người anh của tôi, người vợ của tôi, người chồng của tôi, và khoảnh khắc bạn đi khỏi, tôi bị lạc lõng, tôi bị sợ hãi – tôi làm những việc loạn thần kinh. Tôi thấy sự phụ thuộc vào con người dẫn đến điều đó.
 Cũng vậy tôi hỏi: Liệu tôi phụ thuộc vào những ý tưởng? Vào một niềm tin rằng có một Thượng đế – hay không có – rằng chúng ta phải có tình huynh đệ toàn cầu, bất kỳ nó là gì; đó là một phụ thuộc khác. Và bạn đến và nói, ‘Điều này thật vớ vẩn, bạn đang sống trong một thế giới của ảo tưởng.’ Thế là tôi bị choáng váng và tôi hỏi, ‘Tôi phải làm gì?’ Thế là thay vì học hành nó tôi lại tham gia vào nghi thức khác nào đó. Liệu bạn thấy tất cả điều này? Liệu bạn thấy trong chính bạn, bạn bị nghèo khó nên bạn phụ thuộc? Vậy là bạn tìm kiếm sự giàu có trong chính bạn: ‘Tôi không sao cả, tôi đã tìm được Thượng đế, điều gì tôi tin tưởng là đúng thực, trải nghiệm của tôi là sự việc thực sự.’ Vì vậy bạn hỏi: ‘Có cái gì mà hoàn toàn an toàn và không bao giờ bị quấy rầy?’

Người hỏi: Tôi không thấy sự phụ thuộc vào hai thứ mà ông đang nói . . .

Krishnamurti: Chúng ta đang hỏi những hàm ý của mong muốn sự an toàn là gì. Chúng ta đang nhìn bản đồ của sự an toàn. Nó chỉ rõ rằng tôi phụ thuộc vào lương thực, quần áo, và chỗ ở bằng cách làm việc trong một xã hội thoái hóa – và tôi thấy phụ thuộc vào con người tác động ra sao. Tôi không đang nói điều này nên là hay điều đó không nên là. Bản đồ nói: nhìn kìa, con đường này dẫn đến sợ hãi, vui thú, tức giận, thành tựu, thất vọng, và loạn thần kinh. Và nó cũng nói hãy nhìn thế giới của những ý tưởng. Phụ thuộc vào thế giới của những ý tưởnghình thức nông cạn nhất của sự an toàn, chúng chỉ là những từ ngữ, mà đã trở thành một sự thực như một hình ảnh; bạn sống dựa vào hình ảnh. Và bản đồ nói: Hãy tự-giàu có. Thế là tôi phụ thuộc vào chính tôi, tôi phải có sự tự tin trong chính tôi. Chính bạn là gì? Bạn là kết quả của tất cả điều này. Thế là bản đồ đã chỉ rõ cho bạn tất cả những điều này và lúc này bạn hỏi, ‘Có sự an toàn tuyệt đối ở đâu – gồm cả một việc làm và mọi chuyện của nó?’ Bạn sẽ tìm được nó ở đâu?

Người hỏi: Ông tìm được nó khi ông không có những sợ hãi.

Krishnamurti: Bạn đã không hiểu rõ điều gì tôi đang nói. Hãy đặt một bản đồ của điều này trước mặt bạn. Hãy quan sát tất cả nó: an toàn thân thể, an toàn cảm giác, an toàn trí năng, và an toàn trong những suy nghĩ riêng của bạn, trong những cảm xúc riêng của bạn, trong tâm sự riêng của bạn. Bạn nói, tất cả điều này mỏng manh làm sao. Quan sát tất cả nó và thấy sự mỏng manh này, sự vô giá trị này, sự giả dối đằng sau nó, vậy thì sự an toàn ở đâu? Do bởi đang học hành về điều này nên thông minh hiện diện. Thế là trong thông minh có sự an toàn. Bạn đã hiểu rõ nó?

Người hỏi: Liệu người ta có thể sống mà không có sự an toàn?

Krishnamurti: Bạn đã không học hành để quan sát trước. Bạn đã học hành để quan sát qua hình ảnh đặc biệt của bạn; hình ảnh đó đã trao tặng bạn cảm giác của an toàn. Vì vậy trước tiên hãy học hành quan sát cái bản đồ, gạt đi hình ảnh của điều gì bạn nghĩ là an toàn – rằng bạn phải có nó – và chỉ quan sát. Những hàm ý của muốn an toàn là gì? Khi bạn phát giác không có an toàn trong bất kỳ sự việc gì mà bạn đã tìm kiếm, rằng không-an toàn trong chết, không-an toàn trong sống, khi bạn thấy tất cả điều đó, vậy là chính đang thấy được sự kiện rằng không có an toàn trong những sự việc mà người ta đã tìm kiếm nó, là thông minh. Thông minh đó cho bạn sự an toàn tuyệt đối.
 Thế là học hành là khởi đầu của an toàn. Động thái của học hànhthông minh, và trong học hành có sự an toàn tuyệt đối. Liệu bạn đang học hành ở đây?

Người hỏi: Trong gia đình họ nói người ta phải xoay xở để kiếm sống, phải có một số hiểu biết nào đó. Có ý tưởng về an toàn này, sự cần thiết cơ bản này.

Krishnamurti: Điều đó hoàn toàn đúng. Gia đình của bạn, truyền thống nói, bạn phải có một việc làm, bạn phải có hiểu biết, một phương pháp kỹ thuật, bạn phải chuyên môn hóa, bạn phải là cái này, bạn phải là cái kia, với mục đích để có sự an toàn đó.

Người hỏi: Nó là một ý tưởng.

Krishnamurti: Tôi cần tiền bạc, đó không là một ý tưởng – mọi thứ khác là một ý tưởng. Sự tiếp tục thuộc vật chất trong an toàn là sự việc thực sự; mọi thứ khác không thực sự. Và thấy điều đó là thông minh. Trong thông minh đó có sự an toàn tuyệt đối; tôi có thể sống bất kỳ nơi nào, trong thế giới Cộng sản hay trong một thế giới Tư bản.
 Bạn có nhớ ngày hôm trước chúng ta đã nói rằng thiền định là quan sát? Đó là sự khởi đầu của thiền định. Bạn không thể quan sát bản đồ này nếu bạn có sự biến dạng nhỏ nhiệm nhất trong cái trí của bạn, nếu cái trí của bạn bị biến dạng bởi thành kiến, bởi sợ hãi. Quan sát bản đồ này là quan sát mà không có thành kiến. Vì vậy học hành trong thiền định ‘được tự do khỏi thành kiến là gì’; đó là thành phần của thiền định, không chỉ đang ngồi bắt tréo chân trong nơi nào đó. Học hành đó khiến cho bạn có trách nhiệm lạ thường, không những cho chính bạn và sự liên hệ của bạn nhưng còn cho mọi thứ, ngôi vườn, cây cối, những con người quanh bạn – mọi thứ trở nên quan trọng lạ thường.
 Sống nghiêm túc cũng là có vui vẻ. Bạn không thể nghiêm túc nếu khôngvui vẻ. Ngày hôm trước chúng ta đã nói về yoga, phải không? Tôi đã chỉ cho bạn vài bài tập hít thở. Bạn phải thực hiện tất cả nó bằng vui vẻ, tận hưởng mọi giây phút tập luyện – bạn hiểu chứ?

Người hỏi: Có những sự việc nào đó giống như học hành mà tôi không nghĩ có thể bàn luận về chúng bằng một ý thức của vui vẻ.

Krishnamurti: Ồ, có chứ! Nó vui vẻ lắm. Thấy những sự việc mới mẻ là vui vẻ cực kỳ; nó tặng bạn năng lượng lạ thường nếu bạn thực hiện một khám phá vĩ đại cho chính bạn – không phải nếu người nào đó khám phá nó và kể lại cho bạn, lúc đó nó là điều nhai lại. Khi bạn đang học hành sẽ vui vẻ khi thấy cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, giống như tìm được một con côn trùng mới mẻ, một chủng loại mới mẻ. Tìm được cái trí của tôi đang làm việc ra sao, thấy tất cả những sắc thái, những tinh tế, học hành về nó là vui vẻ.
 
 

Từ Câu hỏi và Trả lời

Saanen, ngày 24 tháng 5 năm 1980

SỐNG ĐÚNG ĐẮN
 
 

Người hỏi: Tôi làm việc như một giáo viên và tôi xung đột liên tục với hệ thống của trường học và khuôn mẫu của xã hội. Liệu tôi phải từ bỏ tất cả công việc? Cách kiếm sống đúng đắn là gì? Liệu có một cách sống mà không xung đột liên tục?

Krishnamurti: Đây là một câu hỏi rất phức tạpchúng ta sẽ tìm hiểu nó từng bước một.
 Một giáo viên là gì? Hoặc là một giáo viên cho thông tin về lịch sử, vật lý, sinh học, và vân vân, hoặc chính anh ấy đang học hành cùng học sinh về chính anh ấy. Đây là một tiến hành của hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Nếu tôi là một giáo viên, không thuộc môn sinh hay môn lý, nhưng thuộc môn tâm lý, vậy thì liệu học sinh sẽ hiểu rõ tôi hay liệu sự giải thích của tôi sẽ giúp em ấy hiểu rõ về chính em ấy?
 Chúng ta phải rất cẩn thậnminh bạch về vấn đề chúng ta có ý gì qua từ ngữ một giáo viên. Liệu có một giáo viên của tâm lý? Hay chỉ có những giáo viên của những dữ kiện? Liệu có một giáo viên mà sẽ giúp đỡ bạn hiểu rõ về chính bạn? Người hỏi nêu lên: Tôi là một giáo viên. Tôi phải đấu tranh không chỉ với hệ thống đã được thiết lập của những trường học và giáo dục, nhưng còn cả sống riêng của tôi là một trận chiến liên tục với chính tôi. Và tôi phải từ bỏ tất cả việc này? Tiếp theo tôi sẽ làm gì nếu tôi từ bỏ tất cả việc này? Anh ấy đang hỏi không chỉ dạy học đúng đắn là gì nhưng anh ấy cũng muốn tìm ra sống đúng đắn là gì.
 Sống đúng đắn là gì? Như xã hội hiện nay tồn tại, không có cách sống đúng đắn. Bạn phải kiếm sống, bạn lập gia đình, bạn có con cái, bạn có trách nhiệm với chúng, và thế là bạn chấp nhận sống của một kỹ sư hay một giáo sư. Như xã hội hiện nay tồn tại, liệu có thể có một cách sống đúng đắn? Hay sự tìm kiếm một cách sống chỉ là một tìm kiếm cho điều không tưởng, một ao ước cho cái gì đó nhiều hơn? Người ta sẽ làm gì trong một xã hội mà bị thoái hóa, mà có nhiều mâu thuẫn như thế trong chính nó, mà có quá nhiều bất công – bởi vì đó là xã hộichúng ta sống trong đó? Và không chỉ như một giáo viên trong một ngôi trường, tôi đang hỏi chính mình: Tôi sẽ làm gì?
 Liệu có thể sống trong xã hội này, không những có một phương tiện kiếm sống đúng đắn, nhưng còn cả sống mà không có xung đột? Liệu có thể kiếm sống đúng đắn và cũng kết thúc tất cả xung đột trong chính người ta? Bây giờ, liệu đây là hai sự việc tách rời: kiếm sống đúng đắn và không có xung đột trong chính người ta? Liệu hai sự việc này ở trong những cái ngăn kín, tách rời? Hay chúng theo cùng nhau? Muốn sống một sống không có bất kỳ xung đột đòi hỏi nhiều hiểu rõ về chính mình và vì vậy thông minh lạ thường – không phải thông minh khôn ngoan của mảnh trí năng – nhưng khả năng quan sát, thấy một cách khách quan điều gì đang xảy ra, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài, và biết rằng không có sự khác biệt giữa phía bên ngoài và phía bên trong. Nó giống như một thủy triều đang đi ra và đi vào. Sống trong xã hội này, mà chúng ta đã tạo ra, mà không có bất kỳ xung đột nào trong chính tôi và cùng thời điểm có một kiếm sống đúng đắn – liệu có thể được? Mà trên đó liệu tôi sẽ nhấn mạnh – vào kiếm sống đúng đắn hay đang sống đúng đắn, đó là, vào tìm ra làm thế nào để sống một sống mà không có bất kỳ xung đột nào? Điều gì hiện diện trước. Đừng chỉ thả cho tôi nói chuyện và bạn lắng nghe, đang đồng ý hay đang không-đồng ý, đang nói, ‘Điều đó không-thực tế. Nó không giống thế này, nó không giống thế kia’ – bởi vì nó là vấn đề của bạn. Chúng ta đang hỏi lẫn nhau: Liệu có một cách sốngtự nhiên sẽ sáng tạo một kiếm sống đúng đắncùng lúc cho phép chúng ta sống mà không có một mảy may của xung đột?
 Con người đã nói rằng bạn không thể sống theo cách đó ngoại trừ trong một tu viện, như một thầy tu; bởi vì bạn đã từ bỏ thế giới cùng tất cả những đau khổ của nó và hiến dâng cho sự phục vụ Thượng đế, bởi vì bạn đã chuyển sống của bạn sang một ý tưởng, hay một con người, một hình ảnh, hay một biểu tượng, bạn mong chờ được chăm sóc. Nhưng chẳng còn bao nhiêu người tin tưởng gì nữa trong những tu viện, hay trong nói, ‘Tôi sẽ giao phó bản thân mình’. Nếu họ có giao phó bản thân họ, nó sẽ là đang giao phó cho cái hình ảnh mà họ đã sáng chế về một người khác, hay cái hình ảnh mà họ đã chiếu rọi.
 Có thể sống một sống không có một mảy may của xung đột chỉ khi nào bạn đã hiểu rõ toàn ý nghĩa của đang sống, mà là sự liên hệ và hành động. Hành động đúng đắn trong tất cả mọi tình huống là gì? Liệu có một sự việc như thế? Liệu có một hành động đúng đắntuyệt đối, không tương đối? Sống là hành động, chuyển động, đang nói chuyện, đang thâu lượm hiểu biết, và cũng cả liên hệ với một người khác dù sâu thẳm hay hời hợt bao nhiêu. Bạn phải tìm được sự liên hệ đúng đắn nếu bạn muốn tìm được một hành động đúng đắntuyệt đối.
 Sự liên hệ hiện nay của bạn với một người khác là gì – không phải một liên hệ lãng mạn, tưởng tượng, hoa mỹ và hời hợt mà biến mất trong một vài phút – nhưng một cách thực tế, sự liên hệ của bạn với một người khác là gì? Sự liên hệ của bạn với một người riêng biệt là gì? – có lẽ thân mật, dính dáng tình dục, dính dáng phụ thuộc vào lẫn nhau, chiếm hữu lẫn nhau và thế là kích động sự ghen tuông lẫn thù hận. Người đàn ông hay người phụ nữ đi khỏi nhà để đến văn phòng, hay để làm một loại công việc lao động nào đó, nơi anh ấy và chị ấy đầy tham vọng, tham lam, ganh đua, hung hăng để thành công; anh ấy hay chị ấy trở về nhà và trở thành một người chồng hay người vợ thân thiện, dễ bảo và có lẽ âu yếm. Đó là sự liên hệ hàng ngày thực tế. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Và chúng ta đang hỏi: Liệu đó là sự liên hệ đúng đắn? Chúng ta nói không phải, chắc chắn không phải, thật là vô lý khi nói rằng đó là sự liên hệ đúng đắn. Chúng ta nói điều đó, nhưng vẫn tiếp tục trong cùng cách. Chúng ta nói rằng điều đó là sai trái nhưng dường như chúng ta không thể hiểu rõ sự liên hệ đúng đắn là gì – ngoại trừ phụ thuộc vào khuôn mẫu được thiết lập bởi chính chúng ta, bởi xã hội.
 Chúng ta có lẽ muốn nó, chúng ta có lẽ ao ước nó, mong mỏi nó, nhưng mong mỏiao ước không tạo ra nó. Chúng ta phải thâm nhập vào nó một cách nghiêm túc để tìm ra.
 Thông thường, sự liên hệ đều thuộc giác quan – bắt đầu bằng điều đó – tiếp theo từ sự thích thú thuộc giác quan có tình bầu bạn, một ý thức của phụ thuộc lẫn nhau; tiếp theosự tạo ra của một gia đình, mà củng cố sự phụ thuộc lẫn nhau. Khi có sự rối loạn trong phụ thuộc đó, cái ấm sôi sùng sục. Muốn tìm được sự liên hệ đúng đắn, người ta phải thâm nhập vào sự phụ thuộc lẫn nhau to tát này. Thuộc tâm lý, trong những liên hệ của chúng ta, tại sao chúng ta quá phụ thuộc lẫn nhau? Có phải do bởi chúng ta quá cô độc? Có phải do bởi chúng ta không tin cậy bất kỳ người nào – ngay cả người chồng hay người vợ riêng của chúng ta? Trái lại, sự phụ thuộc trao tặng một ý thức của an toàn, một bảo vệ chống lại thế giới rộng lớn của kinh hoàng này. Chúng ta nói, ‘Tôi thương yêu bạn.’ Trong tình yêu đó, luôn luôn có ý thức của chiếm hữu và được chiếm hữu. Và khi tình trạng đó bị đe dọa, liền nảy sinh tất cả xung đột. Đó là sự liên hệ hiện nay của chúng ta với lẫn nhau, thân mật hay hời hợt. Chúng ta tạo tác một hình ảnh về lẫn nhau và bám vào hình ảnh đó.
 Khoảnh khắc bạn bị trói buộc vào một người khác, hay bị trói buộc vào một ý tưởng hay khái niệm, sự thoái hóa đã bắt đầu. Đó là điều phải nhận rachúng ta không muốn nhận ra nó. Vì vậy liệu chúng ta có thể sống cùng nhau mà không bị trói buộc, mà không phụ thuộc lẫn nhau thuộc tâm lý? Nếu bạn không tìm ra điều này bạn sẽ luôn luôn sống trong xung đột, bởi vì sống là liên hệ. Lúc này, liệu một cách khách quan, không có bất kỳ động cơ nào, chúng ta có thể quan sát những kết cục của sự quyến luyếnbuông bỏ chúng ngay tức khắc? Quyến luyến không là đối nghịch của tách rời. Tôi bị quyến luyến và tôi đấu tranh để được tách rời; mà là, tôi tạo tác đối nghịch. Khoảnh khắc tôi đã tạo ra đối nghịch, xung đột hiện diện. Nhưng không có đối nghịch; chỉ có điều gì tôi có, mà là quyến luyến. Chỉ có sự kiện của quyến luyến – trong đó tôi thấy tất cả những kết cục của quyến luyến mà không có tình yêu – không phải sự theo đuổi của tách rời. Bộ não đã bị quy định, bị giáo dục, bị đào tạo để quan sát cái gì là và để tạo ra đối nghịch của nó: ‘Tôi bạo lực nhưng tôi phải không được bạo lực’ – thế là có xung đột. Nhưng khi tôi chỉ quan sát bạo lực, bản chất của nó – không phân tích nhưng quan sát – vậy là xung đột của đối nghịch hoàn toàn được xóa sạch. Nếu người ta muốn sống không-xung đột, chỉ hiệp thông cùng ‘cái gì là’, mọi thứ khác không còn. Và khi người ta sống theo cách đó – và có thể sống theo cách đó – hoàn toàn ở nguyên cùng ‘cái gì là’, vậy là ‘cái gì là’ tan biến. Hãy thử nghiệm nó.
 Khi bạn thực sự hiểu rõ bản chất của sự liên hệ, mà chỉ hiện diện khi không có sự quyến luyến, khi không có hình ảnh về người còn lại, vậy thì có sự hiệp thông thực sự lẫn nhau.
 Hành động đúng đắn có nghĩa hành động chính đáng, minh bạch, không bị đặt nền tảng trên động cơ; nó là hành động không bị điều khiển hay cam kết. Hiểu rõ được hành động đúng đắn, liên hệ đúng đắn, sáng tạo thông minh. Không phải thông minh của mảnh trí năng, nhưng thông minh thăm thẳm đó mà không là thông minh của bạn hay của tôi. Thông minh đó sẽ bảo cho bạn phải làm gì để kiếm sống; khi có thông minh đó bạn có lẽ là một người làm vườn, một người nấu nướng, không đặt thành vấn đề nghề nghiệp nào. Nếu khôngthông minh đó, kiếm sống của bạn sẽ bị sai khiến bởi hoàn cảnh.
 Có một cách sống trong đó không có xung đột; bởi vì không có xung đột, có thông minh, mà sẽ chỉ rõ cách sống đúng đắn.

Từ Krishnamurti Độc thoại, Brockwood Park, 

Ngày 30 tháng 5 năm 1983
 
 

Ở đây mỗi ngày đã có mưa ròng rã trên một tháng. Khi bạn đến từ một khí hậu như California nơi những cơn mưa đã ngừng cách đây một tháng, nơi những cánh đồng xanh tươi đang cạn khô và đang chuyển màu cháy nắng và mặt trời rất nóng [đã trên 90oF và vẫn còn nóng hơn, mặc dầu họ nói rằng sắp sửa có một mùa hè mát dịu] – khi bạn đến từ khí hậu đó bạn sẽ phải giật mình và ngạc nhiên khi nhìn thấy những bãi cỏ xanh tươi, những cái cây xanh tuyệt đẹp và những cây sồi có màu đồng chiếu sáng, một màu nâu lạt, đang lan rộng, đang trở nên dần dần sẫm hơn và sẫm hơn. Trông thấy chúng giữa những cây cối màu xanh là một niềm vui. Chúng sắp sửa có màu rất sẫm vì mùa hè bắt đầu. Và quả đất này rất đẹp. Quả đất, dù nó là sa mạc hay đầy những vườn cây ăn quả và những đồng cỏ xanh tươi, rực rỡ, luôn luôn đẹp đẽ.
 Dạo bộ trong những cánh đồng hòa cùng gia súc và những con cừu non, và trong những cánh rừng hòa cùng tiếng hót líu lo của chim chóc, không một tư tưởng nào trong cái trí của bạn, chỉ nhìn ngắm quả đất, cây cối, những con cừu và lắng nghe những con chim cu gọi nhau và những con chim bồ câu rừng; dạo bộ mà không còn bất kỳ cảm xúc nào, bất kỳ cảm tính nào, nhìn ngắm cây cối và toàn quả đất: khi bạn nhìn ngắm như thế, bạn học hành suy nghĩ riêng của bạn, ý thức về những phản ứng riêng của bạn và không cho phép một tư tưởng nào tẩu thoát khỏi bạn mà không hiểu rõ tại sao nó hiện diện, điều gì đã là nguyên nhân của nó. Nếu bạn cảnh giác, không bao giờ cho phép một tư tưởng rời khỏi, ngay đó bộ não trở nên rất yên lặng. Vậy là, bạn nhìn ngắm trong yên lặng vô cùng và yên lặng đó có chiều sâu vô hạn, một vẻ đẹp vĩnh cửu không thể làm hư hỏng.
Cậu bé giỏi trong những trò chơi, thực sự rất giỏi. Cậu ấy cũng giỏi trong công việc học tập nữa; cậu ấy rất nghiêm túc. Vì thế vào một ngày cậu ấy đến gặp giáo viên và hỏi, ‘Thưa thầy, em có thể có một nói chuyện với thầy được không?’ Người giáo dục đồng ý, ‘Được chứ, chúng ta có thể nói chuyện; chúng ta hãy ra ngoài dạo bộ.’ Thế là họ nói chuyện. Đó là một nói chuyện giữa người dạy học và người được dạy, một nói chuyện trong đó có sự tôn trọng ở cả hai bên, và vì người dạy học cũng nghiêm túc, nên nói chuyện rất thú vị, thân thiện, và họ đã quên rằng ông ấy là một thầy giáo với một học sinh; địa vị được quên bẵng, sự quan trọng của một người mà có nhiều hiểu biết, cái uy quyền, và người còn lại mà hiếu kỳ
‘Thưa thầy, em thắc mắc không hiểu thầy có biết tất cả việc này là gì không, tại sao em đang nhận một giáo dục, nó sẽ có một vai trò gì khi em lớn lên, em có vai trò gì trong thế giới này, tại sao em phải học hành, tại sao em phải lập gia đình và tương lai của em là gì? Dĩ nhiên em hiểu rằng em phải học hànhvượt qua vài loại kỳ thi nào đó và em hy vọng sẽ có thể vượt qua chúng. Em có thể sẽ sống được một số năm, có lẽ năm mươi, sáu mươi năm hay nhiều hơn, và trong tất cả những năm sắp đến đó, sống của em và sống của những người chung quanh em sẽ ra sao? Em sẽ là gì và mục đích chính của nhiều tiếng đồng hồ dài trên sách vở và nghe các giáo viên là gì? Có lẽ có một chiến tranh hủy diệt; tất cả chúng ta có lẽ bị giết chết. Nếu chết chóc là tất cả đang chờ sẵn phía trước, vậy thì mục đích của tất cả sự giáo dục này là gì? Xin vui lòng lượng thứ, em đang hỏi những câu hỏi này hoàn toàn nghiêm túc vì em cũng đã nghe những thầy giáo khác và thầy chỉ ra nhiều vấn đề trong những sự việc này.”

‘Thầy muốn trả lời từng câu hỏi một. Em đã hỏi nhiều câu hỏi, em đã đưa ra nhiều vấn đề cho thầy, vì vậy trước hết chúng ta sẽ chú ý đến câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất: tương lai của nhân loại và của chính em là gì? Như em biết, bố mẹ em khá giàu códĩ nhiên họ muốn giúp đỡ em bằng mọi cách họ có thể làm được. Có lẽ nếu em lập gia đình họ có thể cho em một ngôi nhà, mua một ngôi nhà với mọi vật dụng cần thiết trong nó, và em có lẽ có một người vợ đẹp – có lẽ. Vì thế đó là cái gì mà em sẽ là phải không? Cái con người tầm thường như thông thường? Có một công việc làm, yên tâm với tất cả những vấn đề quanh em và trong em – đó là tương lai của em? Dĩ nhiên một chiến tranh có lẽ đến, nhưng nó có lẽ không xảy ra. Chúng ta hãy hy vọng con người có lẽ đến được nhận thức rằng những chiến tranh thuộc bất kỳ loại nào sẽ không bao giờ giải quyết được bất kỳ những vấn đề nào của con người. Con người có lẽ tiến bộ, họ có lẽ phát minh những máy bay tối tân hơn và vân vân nhưng những chiến tranh đã không bao giờ giải quyết được những vấn đề của con người và chúng sẽ không bao giờ giải quyết được. Vì thế trong lúc này chúng ta hãy quên rằng tất cả mọi người trong chúng ta có lẽ sẽ bị hủy diệt qua sự điên khùng của những quốc gia siêu cường, qua sự điên khùng của những người khủng bố hay của một kẻ mị dân cầm quyền một quốc gia nào đó đang muốn hủy diệt những kẻ thù bị sáng chế bởi họ. Chúng ta hãy quên tất cả việc đó trong lúc này. Chúng ta hãy suy xét xem tương lai của em là gì, biết rằng em là thành phần của phần còn lại của thế giới. Tương lai của em là gì? Như thầy đã hỏi, để là một con người tầm thường? Tầm thường có nghĩa là đi nửa đoạn đường thẳng lên quả đồi, nửa đoạn đường trong mọi sự việc, không bao giờ đi thẳng lên ngay đỉnh của quả đồi hay không bao giờ đòi hỏi vận dụng hết năng lượng của em, khả năng của em, không bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo
 Dĩ nhiên em phải nhận ra rằng cũng sẽ có mọi áp lực từ bên ngoài – những áp lực để làm việc này, tất cả những áp lực và tuyên truyền thuộc các hệ tôn giáo chật hẹp khác nhau. Tuyên truyền không bao giờ có thể nói lên sự thật; sự thật không bao giờ có thể tuyên truyền được. Vì thế thầy hy vọng em nhận ra áp lực tác động vào em – áp lực từ bố mẹ của em, từ xã hội của em, từ truyền thống để là một người khoa học, để là một người triết lý, để là một người vật lý, một người đảm nhận công việc nghiên cứu trong bất kỳ lãnh vực nào; hay để là một người kinh doanh. Nhận ra tất cả sự việc này, mà em phải làm tại tuổi của em, em sẽ đi hướng nào? Chúng ta đang nói về tất cả những sự việc này trong nhiều học kỳ, và có thể, nếu người ta được phép nói rõ, em đã vận hành trí óc của em vào tất cả sự việc này. Do đó vì chúng ta có một chút ít thời gian đi cùng nhau quanh quả đồi và quay trở lại, thầy đang hỏi em, không phải như một thầy giáo nhưng bằng thương yêu như một người bạn quan tâm chân thật, tương lai của em là gì? Ngay cả khi em đã quyết định sẽ vượt qua những kỳ thi nào đó và có một nghề nghiệp, một nghề nghiệp tốt, em vẫn còn phải hỏi, đó là tất cả à? Ngay cả khi em đã có một nghề nghiệp tốt rồi, có lẽ một sống tương đối hài lòng, em sẽ có nhiều lo âu, những khó khăn. Nếu em có một gia đình, tương lai của con cái em sẽ ra sao? Đây là một câu hỏi mà em phải tự trả lời cho chính em và có lẽ chúng ta có thể nói chuyện về nó. Em phải suy nghĩ về tương lai của con cái em, không chỉ tương lai riêng của em, và em phải suy nghĩ về tương lai của nhân loại, và quên rằng em là người Đức, người Pháp, người Anh hay người Ấn độ. Chúng ta hãy nói chuyện về nó, nhưng làm ơn hiểu rằng thầy không đang bảo em nên làm gì. Chỉ những người dốt nát mới khuyên bảo, vì vậy thầy không ở trong bảng phân loại đó. Thầy chỉ đang hỏi bằng một thái độ thân thiện, mà thầy hy vọng em nhận ra; thầy không đang thúc ép em, điều khiển em, thuyết phục em. Tương lai của em là gì? Em sẽ trưởng thành nhanh hay chậm, duyên dáng, nhạy cảm? Em sẽ tầm thường, mặc dầu em có lẽ giỏi nhất trong nghề nghiệp của em? Em có lẽ xuất sắc, em có lẽ rất, rất giỏi khi làm bất cứ việc gì, nhưng thầy đang nói về sự tầm thường của cái trí, của tâm hồn, sự tầm thường của toàn thân tâm em.’

 ‘Thưa thầy, em thực sự không biết trả lời những câu hỏi này như thế nào. Em đã không suy nghĩ về nó nhiều lắm, nhưng khi thầy hỏi câu hỏi này, liệu rằng em có ý định trở thành giống như những người còn lại của thế giới, tầm thường, chắc chắn em không muốn như thế. Em cũng nhận ra sức quyến rũ của thế giới. Em cũng thấy được một phần trong con người em thèm muốn tất cả sự việc đó. Em muốn có một chút vui vẻ nào đó, những lần hạnh phúc nào đó, nhưng phần còn lại của em cũng hiểu được sự nguy hiểm của tất cả việc đó, những khó khăn, những thôi thúc, những cám dỗ. Vì vậy em thực sự không biết rõ kết cục em sẽ ở đâu. Và cũng vậy, vì thầy đã chỉ rõ trong nhiều dịp, chính em không biết được em là gì. Một việc rất chắc chắn, em thực sự không muốn là một con người tầm thường với một cái trí và tâm hồn nhỏ bé, mặc dù với một bộ não có lẽ thông minh cực kỳ. Em có lẽ học những quyển sách và kiếm được nhiều hiểu biết, nhưng có lẽ em vẫn còn là một con người rất nông cạn, bị giới hạn. Tầm thường, thưa thầy, là một từ ngữ rất đúng mà thầy đã sử dụng và khi tìm hiểu nó em bị kinh hãi – không phải về cái từ ngữ nhưng về toàn bộ những ngụ ý của sự việc gì thầy đã trình bày. Em thực sự không hiểu rõ, và có lẽ khi nói chuyện với thầy về việc đó mọi vấn đề có lẽ đều được thông suốt. Em không thể quá dễ dàng khi nói chuyện với bố mẹ em. Họ có thể cũng có cùng những vấn đề như em; về thân thể họ có lẽ trưởng thành nhiều hơn nhưng họ có lẽ ở cùng vị trí như em. Vì vậy nếu em được phép hỏi, thưa thầy, em xin phép có được một dịp khác, nếu thầy sẵn lòng, cho em thưa chuyện cùng thầy? Em thực sự cảm thấy khá hoảng hốt, căng thẳng, sợ hãi về khả năng của em để đương đầu tất cả việc này, đối mặt nó, thành tựu nó và không trở thành một con người tầm thường.’

Đó là một trong những buổi sáng kia mà không bao giờ đã là trước kia: cánh đồng cỏ gần bên, những cây sồi màu đồng bất độngcon đường nhỏ dẫn vào cánh rừng sâu hơn – tất cả đều yên lặng. Không một con chim nào ríu rít và những con ngựa gần bên đang đứng bất động. Một buổi sáng như thế này, trong lành, non nớt, là một sự việc hiếm hoi. Có an bình trong vùng đất này và mọi thứ đều rất yên lặng. Có cảm thấy đó, cảm thấy yên lặng tuyệt đối đó. Nó không là một cảm tính lãng mạn, không là tưởng tượng của thi ca. Nó đã là và là. Một việc đơn giản là tất cả sự việc này hiện diện. Sáng nay những cây sồi màu đồng đầy tráng lệ tương phản những cánh đồng xanh trải dài rất xa, và một đám mây đầy ánh ban mai đang nhàn nhã trôi qua. Mặt trời vừa ló dạng, có một an bình vô biên và một ý thức tôn kính. Không phải sự tôn kính của thượng đế hay thần thánh tưởng tượng nào đó, nhưng một tôn kính được sinh ra từ vẻ đẹp vô biên. Sáng nay người ta có thể buông bỏ tất cả những sự việc mà người ta đã thâu lượm và yên lặng hòa cùng những cánh rừng lẫn cây cối và bãi cỏ đứng yên. Bầu trời có màu thanh thanhmong manh và xa xa bên kia những cánh đồng một con chim cu đang kêu, những con chim bồ câu rừng đang gù gù và những con chim két bắt đầu tiếng líu lo buổi sáng của chúng. Từ xa vọng lại bạn có thể nghe một chiếc xe đang chạy qua. Có thể khi bầu trời thật yên lặng và nhẹ nhàng sẽ có mưa sau đó. Luôn luôn có mưa khi buổi sáng rất quang đãng. Nhưng sáng nay tất cả rất đặc biệt, một việc gì đó chưa bao giờ đã là trước kia và có thể không bao giờ lại là.

 ‘Thầy rất vui khi em tự nguyện quay lại đây, không cần mời mọc, và có lẽ nếu em sẵn sàng, chúng ta có thể tiếp tục nói chuyện về đề tài tầm thường và tương lai của cuộc đời em. Người ta có thể xuất sắc trong nghề nghiệp của người ta; chúng ta không đang nói rằng có sự tầm thường trong tất cả những nghề nghiệp; một người thợ mộc giỏi có lẽ không tầm thường trong công việc của ông ấy nhưng trong sống phía bên trong, hàng ngày của ông ấy, sống của ông ấy với gia đình, ông ấy có lẽ tầm thường. Lúc này cả hai chúng ta đều hiểu rõ nghĩa lý của từ ngữ đó và chúng ta nên cùng nhau tìm hiểu chiều sâu của từ ngữ đó. Chúng ta đang nói về sự tầm thường phía bên trong, những xung đột, những vấn đề và lao dịch thuộc tâm lý. Có thể có những người khoa học tài ba tuy nhiên phía bên trong lại sống một sống tầm thường. Vì vậy điều gì sắp sửa là sống của em? Trong vài lãnh vực em là một học sinh thông minh, nhưng em sẽ dùng bộ não của em vào việc gì? Chúng ta không đang nói về nghề nghiệp của em, điều đó sẽ được đề cập sau; điều gì chúng ta nên quan tâm là phương cách em sắp sửa sống. Dĩ nhiên em không là một tội phạm theo nghĩa thông thường của từ ngữ đó. Nếu em khôn ngoan, em sẽ không là một người áp bức; điều đó quá hung hăng. Em sẽ có thể có được một công việc tuyệt vời, làm những việc tuyệt vời trong bất kỳ công việc nào em lựa chọn để làm. Vì vậy chúng ta hãy gạt vấn đề đó đi trong chốc lát; nhưng ở bên trong, tương lai của em là gì? Có phải em sắp sửa giống như những người còn lại của thế giới, luôn luôn theo đuổi vui thú, luôn luôn bị lo âu bởi hàng tá những vấn đề thuộc tâm lý?’

 ‘Thưa thầy, lúc này em không có những lo âu nào cả, ngoại trừ những lo âu để vượt qua những kỳ thi và sự mệt nhoài của tất cả việc đó. Về những phương diện khác có vẻ em không có những vấn đề nào. Có một tự do nào đó. Em cảm thấy hạnh phúc, trẻ trung. Khi em trông thấy tất cả những người già nua này em tự hỏi chính mình, liệu em sẽ kết thúc giống như thế à? Dường như họ đã có những nghề nghiệp tốt hay đã thực hiện được một điều gì đó mà họ muốn nhưng bất kể những việc đó họ trở nên buồn chán, tối tăm, và dường như họ đã không bao giờ có được sự hoàn hảo xuất sắc trong những chất lượng sâu sắc hơn của bộ não. Chắc chắc em không muốn là như thế. Đó không phải do kiêu ngạo nhưng em muốn có một cái gì đó khác hẳn. Đó không là một tham vọng. Em muốn có một nghề nghiệp tốt và mọi chuyện như thế nhưng chắc chắn em không muốn trở thành giống như những người già nua này mà dường như đã mất đi mọi thứ họ ưa thích.

 ‘Em có lẽ không muốn giống như họ nhưng sống là một sự việc rất tàn khốc và đòi hỏi nỗ lực cao. Nó sẽ không cho phép em được tự do một mình. Em sẽ chịu đựng áp lực lớn lao từ xã hội dù em sống ở đây hay nước Mỹ hay ở bất kỳ vùng đất nào khác của thế giới. Em sẽ liên tục bị thúc đẩy để trở thành giống như những người còn lại, trở thành một điều gì đó của một người đạo đức giả; nói những việc em thực sự không muốn nói, và nếu em lập gia đình mà có lẽ cũng gia tăng những vấn đề. Em phải hiểu rằng sống là một sự việc rất phức tạp – không chỉ là theo đuổi cái gì em muốn mà còn phải kiên trì cùng nó. Những con người trẻ tuổi này muốn trở thành một cái gì đó – những luật sư, những kỹ sư, những chính khách và vân vân; có sự thôi thúc, động cơ của tham vọng tìm kiếm quyền lực, tiền bạc. Đó là điều gì những người già em nói đến đã trải qua. Họ bị kiệt sức bởi xung đột liên tục, bởi những ham muốn của họ. Hãy quan sát việc đó, hãy quan sát những người chung quanh em. Tất cả họ đều cùng ở trong một con thuyền. Một số người rời bỏ con thuyền và lang thang không ngừng nghỉ và chết. Một số người tìm kiếm một góc an bình nào đó của quả đất và ẩn dật; một số người gia nhập một tu viện, trở thành những thầy tu của nhiều loại khác nhau, cam kết những lời thề rất nghiêm túc. Đa số người, hàng triệu và hàng triệu, sống một sống rất tầm thường, tầm nhìn của họ rất hạn chế. Họ có những đau khổ của họ, những vui thú của họ và họ dường như không bao giờ thoát khỏi chúng hay hiểu rõ chúng và vượt khỏi. Vì vậy một lần nữa chúng ta hỏi nhau, tương lai của chúng ta là gì, chính xác ra tương lai của em là gì? Dĩ nhiên em còn quá trẻ không thể thâm nhập vào câu hỏi này sâu sắc lắm, vì tuổi trẻ không liên quan gì lắm đến sự hiểu rõ thấu đáo của câu hỏi này. Em có lẽ là một người không tin có Thượng đế; những người trẻ tuổi không tin gì cả, nhưng khi em lớn hơn lúc đó em dựa vào một hình thức nào đó của mê tín, tín điều thuộc tôn giáo, niềm tin thuộc tôn giáo. Tôn giáo không là một viên thuốc phiện, nhưng con người đã tạo ra tôn giáo trong hình ảnh riêng của anh ấy, sự an ủi mù quángvì vậy an toàn. Anh ấy đã biến tôn giáo thành một thứ gì đó hoàn toàn không-thông minh và không-thực tế, không phải một việc gì đó mà em có thể sống cùng. Em bao nhiêu tuổi rồi?’

‘Em sắp sửa mười chín tuổi, thưa thầy. Bà của em đã để lại cho em một chút gì đó khi em hai mươi mốt và có lẽ trước khi em vào đại học em có thể đi du lịch và quan sát thế giới. Nhưng em sẽ luôn luôn ôm theo nghi vấn này cùng em bất kỳ nơi nào em đi, bất kể tương lai của em là gì. Em có lẽ lập gia đình, có thể em sẽ, và có con cái, và thế là nghi vấn to lớn nổi lên – tương lai của con cái em là gì? Trong chừng mực nào đó em ý thức được điều gì các người chính trị đang làm vào lúc này khắp thế giới. Như em có thể hiểu được nó là công việc xấu xa, vì thế em nghĩ em sẽ không là một người chính trị. Em khá chắc chắn về điều đó nhưng em muốn có một công việc tốt. Em thích làm việc bằng hai bàn tay và bằng bộ não của em, nhưng nghi vấn sẽ là làm thế nào không trở thành một con người tầm thường giống như chín mươi chín phần trăm con người của thế giới. Vì thế, thưa thầy, em sẽ làm gì đây? Ồ, vâng em hiểu rõ các nhà thờ và đền chùa và tất cả việc đó; em không bị chúng lôi cuốn. Trái lại em còn phản kháng tất cả việc đó – các vị linh mục và các chức sắc của uy quyền, nhưng làm thế nào em sẽ ngăn cản chính em không trở thành một con người tầm thường, xoàng xĩnh, bình thường.’

‘Nếu thầy được phép đề nghị, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào đừng bao giờ hỏi “làm thế nào”. Khi em dùng từ ngữ “làm thế nào” em thực sự cần một người nào đó chỉ cho em phải làm gì, sự hướng dẫn nào đó, một hệ thống nào đó, một người nào đó kề kề một bên đến nỗi em mất tự do của em, khả năng quan sát của em, những hoạt động riêng của em, những suy nghĩ riêng của em, cách sống riêng của em. Khi em hỏi “làm thế nào” em thực sự đã trở thành con người nhai lại; em mất đi tánh tổng thể và cũng cả tánh chân thật bẩm sinh để nhìn ngắm bản thân em, để là em là gì và để vượt khỏi và ở trên em là gì. Đừng bao giờ, đừng bao giờ đặt câu hỏi “làm thế nào”. Em phải hỏi “làm thế nào” khi em muốn lắp ráp một động cơ hay một máy vi tính. Em phải học một điều gì đó về nó từ một người nào đó. Nhưng được tự do và có tánh sáng tạo thuộc tâm lý chỉ có thể xảy ra khi em ý thức rõ những hoạt động riêng bên trong em, cảnh giác điều gì em đang suy nghĩ và không bao giờ cho phép một suy nghĩ nào tẩu thoát mà không quan sát được bản chất của nó, nguồn gốc khởi đầu của nó. Quan sát, nhìn ngắm. Người ta học hỏi về chính mình rất nhiều bằng cách nhìn ngắm hơn là từ những quyển sách hay từ một người tâm lý hay từ một học giả, giáo sư uyên bác, thông minh, phức tạp.
Điều đó sẽ khó khăn lắm, người bạn của tôi ạ. Nó có thể xé vụn em trong nhiều phương hướng. Có quá nhiều cám dỗ tạm gọi như thế – thuộc sinh học, thuộc xã hội và em có thể bị chỉ trích gay gắt, phân rã hoàn toàn bởi sự tàn bạo của xã hội. Dĩ nhiên em sẽ phải đứng một mình nhưng việc đó phải xảy ra không do cưỡng bách, cả quyết hay khao khát nhưng nó xảy ra khi em bắt đầu nhận thấy những sự việc giả dối quanh em và trong chính em: những cảm xúc, những hy vọng. Khi em bắt đầu nhận thấy điều giả dối, ngay đó có khởi đầu của tỉnh thức, của thông minh. Em phải là một ngọn đèn cho chính em và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất trong sống.’

‘Thưa thầy, thầy đã đánh giá tất cả việc đó có vẻ quá khó khăn, quá phức tạp, quá kinh hoàng, quá hoảng sợ.’

‘Thầy chỉ đang vạch rõ cho em tất cả việc này. Nó không có nghĩa rằng những sự kiện nhất thiết phải gây sợ hãi cho em. Những sự kiện ở ngay đó để quan sát. Nếu em quan sát chúng, chúng không bao giờ gây sợ hãi cho em. Những sự kiện không gây sợ hãi. Nhưng nếu em muốn lẩn tránh chúng, quay lưng lại và chạy, vậy thì việc đó gây sợ hãi. Xét theo tổng thể, ngừng lại, nhìn thấy điều gì em đã làm có lẽ không đúng lắm, sống cùng sự kiện và không diễn giải sự kiện tùy theo vui thú hay lề thói phản ứng của em, điều đó không gây sợ hãi. Sống không đơn giản lắm đâu. Người ta có thể sống đơn giản nhưng sống tự nó rất rộng lớn, phức tạp. Nó lan rộng từ chân trời này sang chân trời khác. Em có thể sống chỉ cần một ít quần áo hay ăn một bữa một ngày, nhưng việc đó không là đơn giản. Vì thế hãy đơn giản, đừng sống trong một phương cách phức tạp, mâu thuẫnvân vân, chỉ giản dị bên trong …. Em đã chơi quần vợt sáng nay. Thầy đã nhìn em chơi và em có vẻ khá giỏi môn đó. Có lẽ chúng ta sẽ gặp lại nhau. Điều đó tùy thuộc em.’

‘Em cảm ơn thầy, thưa thầy.’
 
 

Từ Bình phẩm về Sống, Tập 3, Chương 30

TÁNH TƯ LỢI LÀM HƯ HỎNG CÁI TRÍ

Gió đang thổi từ một phía thung lũng sang phía bên kia, con đường băng qua một cây cầu nhỏ nơi dòng nước chảy xiết có màu nâu do bởi những cơn mưa gần đây. Quẹo hướng bắc, nó chạy dài qua những cái dốc thoai thoải đến một ngôi làng hẻo lánh. Ngôi làng đó và dân làng rất nghèo khổ. Những con chó khẳng khiu, và chúng sẽ sủa từ rất xa, không bao giờ dám lại gần, đuôi của chúng quặp xuống, đầu ngẩng cao, sẵn sàng chạy. Nhiều con dê rải rác trên sườn đồi, kêu be be và ăn những bụi cây dại. Một vùng quê đẹp, xanh màu lá cây, cùng những quả đồi xanh đậm. Đá granit nhô lên trên những đỉnh đồi đã được rửa sạch sẽ khỏi những thế kỷ vô tận bởi những cơn mưa. Những quả đồi này không cao lắm, nhưng chúng rất cổ xưa, và tương phản với bầu trời xanh chúng có một vẻ đẹp kỳ bí, sự dễ thương lạ thường của thời gian không thể đo lường. Chúng giống như những ngôi đền mà con người đã xây dựng giống như chúng, trong sự ao ước với tới thiên đàng của họ. Nhưng chiều hôm đó, cùng mặt trời hoàng hôn trên chúng, những quả đồi này dường như rất gần gũi. Xa xa ở phương nam một cơn bão đang dồn lại, và ánh sét giữa những đám mây tạo ra một cảm giác lạ lùng cho đất đai. Cơn bão sẽ đến đây suốt đêm; nhưng những quả đồi ương ngạnh chống lại những cơn bão của bao nhiêu thời đại, và chúng sẽ mãi mãi hiện diện ở đó, vượt khỏi tất cả cực nhọcđau khổ của con người.
 Dân làng đang trở về nhà của họ, mệt nhoài sau một ngày làm việc ngoài ruộng. Chốc lát nữa bạn sẽ thấy khói bốc lên từ những ngôi nhà tranh lụp xụp của họ khi họ chuẩn bị bữa cơm tối. Bữa cơm sẽ không có nhiều lắm; và bọn trẻ, đang ngóng ăn, sẽ mỉm cười khi bạn đi ngang qua. Chúng có đôi mắt to và nhút nhát với người lạ, nhưng chúng rất thân thiện. Hai cô gái nhỏ đang bế những đứa em nhỏ xíu bên hông của chúng trong khi các bà mẹ đang nấu nướng, những đứa nhỏ sẽ tuột xuống và bị xốc lên hông lại. Mặc dầu chỉ mới mười hay mười hai tuổi, hai cô gái nhỏ này đã được tận dụng để bế em bé; và cả hai đều mỉm cười. Cơn gió buổi chiều luồn lách giữa những cái cây, và gia súc đang được dắt vào chuồng qua đêm.
 Trên con đường đó bây giờ đã không còn người nào, thậm chí cả một người dân làng cô độc. Quả đất dường như bỗng nhiên trống không, yên lặng lạ thường. Mặt trăng non, mới mẻ vừa ló dạng trên những quả đồi đen sẫm. Gió đã ngừng thổi, không một chiếc lá đang lay động; mọi thứ đứng yên, và cái trí hoàn toàn cô đơn. Nó không cô độc, tách rời, khép kín bên trong suy nghĩ riêng của nó, nhưng cô đơn, không tiếp xúc được, không vấy bẩn. Nó không kênh kiệu và xa cách, không tách khỏi những sự vật của quả đất. Nó cô đơn, và tuy nhiên lại cùng mọi sự vật; bởi vì nó cô đơn, mọi sự vật là của nó. Cái tách rời biết về nó như bị tách rời; nhưng cô đơn này không biết tách rời, không biết phân chia. Những cái cây, con suối, người dân làng đang gọi ở xa, tất cả đều trong cô đơn này. Nó không là một đồng hóa cùng con người, cùng quả đất, bởi vì tất cả đồng hóa đã hoàn toàn được xóa tan. Trong cô đơn này, ý thức của thời gian trôi đi đã kết thúc.
 Có ba người trong số họ, một người cha, con trai của ông ấy, và một người bạn. Người cha đúng là đã ở tuổi cuối năm mươi, cậu con trai trong những năm ba mươi, và người bạn không rõ bao nhiêu tuổi. Hai người già đều hói đầu, và cậu trai vẫn còn nhiều tóc. Cậu ấy có một cái đầu tròn trịa, mũi hơi thấp, và đôi mắt mở to. Đôi môi của cậu luôn động đậy, mặc dầu cậu ngồi dư thừa yên lặng. Người cha đã chọn chỗ ngồi đằng sau cậu con và người bạn, nói rằng ông ấy sẽ tham gia vào nói chuyện nếu cần thiết, nhưng nếu không sẽ chỉ ngồi quan sát và lắng nghe. Một con chim sẻ bay đến cái cửa sổ đang mở và lại bay đi, bị kinh hãi bởi quá nhiều người trong phòng. Nó biết căn phòng đó, và sẽ thường đậu trên bệ cửa sổ, kêu chíp chíp, mà chẳng có gì sợ hãi.
 Cậu con trai bắt đầu, ‘Mặc dầu cha tôi có lẽ không tham gia trong nói chuyện, ông muốn thỉnh thoảng chen vào, bởi vì vấn đềliên quan đến tất cả chúng tôi. Mẹ tôi cũng muốn đến nhưng bà không cảm thấy khỏe, và bà sẽ chờ chúng tôi kể lại buổi gặp gỡ này. Chúng tôi đã đọc một số trong những vấn đề ông trình bày và đặc biệt cha tôi đã theo sát những nói chuyện của ông từ trước đến nay; nhưng chỉ trong năm cuối này hay khoảng chừng như thế chính tôi mới bắt đầu quan tâm thực sự đến điều gì ông trình bày. Từ lâu, chính trị đã trở thành sự quan tâm và hăng say của tôi; nhưng tôi bắt đầu thấy sự không-chín chắn của chính trị. Sống tôn giáo dành cho cái trí chín chắn, và không phải dành cho những người chính trị hay những luật sư. Tôi đã là một luật sư khá thành công, nhưng không còn là một luật sư nữa, bởi vì tôi muốn dành những năm cuối thuộc sống của tôi cho cái gì đó ý nghĩa và xứng đáng hơn nhiều. Tôi cũng đã kể cho người bạn của tôi, mà muốn theo cùng chúng tôi khi anh ấy nghe chúng tôi đang đến đây. Ông thấy, thưa ông, vấn đề của chúng tôisự kiện rằng chúng tôi đang già nua. Thậm chí tôi, dầu vẫn còn khá trẻ, cũng đang đến thời kỳ của sống đó khi thời gian dường như đang bay nhanh, khi ngày của một người có vẻ quá ngắn và chết lại đến thật gần. Chết, ít nhất trong khoảnh khắc đó, không là một vấn đề; nhưng tuổi già đã trở thành một vấn đề.’

 Bạn có ý qua từ ngữ tuổi già? Bạn đang có ý sự già nua của các cơ quan thân thể, hay của cái trí?

‘Dĩ nhiên, sự già nua của thân thể là việc không tránh khỏi, nó cạn kiệt qua sử dụng và bệnh tật. Nhưng liệu cái trí cần tuổi già và thoái hóa?’

 Suy nghĩ một cách giả thiếtvô ích và một lãng phí thời gian. Sự thoái hóa của cái trí là một giả thiết hay một sự kiện thực tế?

‘Nó là một sự kiện, thưa ông. Tôi nhận thấy rằng cái trí của tôi đang trở nên già nua, mệt mỏi; sự thoái hóa chầm chậm đang xảy ra.’

 Liệu nó cũng không là vấn đề với những người trẻ, mặc dù họ có lẽ vẫn chưa nhận biết được nó? Thậm chí lúc này cái trí của họ đã được cố định trong một cái khuôn; suy nghĩ của họ đã được khép kín trong một khuôn mẫu chật hẹp. Nhưng bạn có ý gì khi bạn nói rằng cái trí của bạn đang trở nên già nua?

‘Nó không còn sinh động, tỉnh táo, nhạy cảm như trước kia nó đã là. Sự tỉnh táo của nó đang co rút lại; những phản ứng của nó đến nhiều thách thức của sống đang gia tăng từ kho lưu trữ của quá khứ. Nó đang thoái hóa, đang vận hành mỗi lúc một nhiều hơn trong những giới hạn thuộc sự cố định riêng của nó.’
 Vậy thì điều gì làm cho cái trí thoái hóa. Nó chính là sự tự-phòng vệ và kháng cự sự thay đổi, đúng chứ? Mỗi người đều có một quyền sở hữu bất di bất dịch mà có ý thức hay không-ý thức anh ấy đang bảo vệ, đang canh chừng, và đang không cho phép bất kỳ thứ gì quấy rầy.

‘Ông có ý một quyền sở hữu bất di bất dịch trong tài sản?’

 Không những trong tài sản, nhưng còn cả trong những liên hệ thuộc mọi loại. Không gì có thể tồn tại trong cô lập. Sống là liên hệ; và cái trí có một quyền sở hữu cố định trong sự liên hệ của nó với con người, với những ý tưởng, và với những sự vật. Tư lợi này, và sự khước từ để tạo ra một cách mạng cơ bản bên trong chính nó, là khởi đầu sự thoái hóa của cái trí. Hầu hết mọi cái trí đều bảo thủ, chúng chống lại những thay đổi. Ngay cả cái trí tạm gọi là cách mạng cũng bảo thủ, bởi vì ngay khi nó đã kiếm được sự thành công cách mạng của nó, nó cũng chống đối sự thay đổi; chính sự cách mạng trở thành quyền sở hữu cố định của nó.
 Dẫu rằng cái trí, dù nó bảo thủ hay tạm gọi là cách mạng, có lẽ cho phép những bổ sung nào đó trên những đường viền thuộc những hoạt động của nó, nó chống cự lại tất cả sự thay đổi tại trung tâm. Những hoàn cảnh có lẽ thúc đẩy nó phải nhượng bộ, tự-thích ứng, đầy đau khổ hay thoải mái, đến một khuôn mẫu khác biệt; nhưng trung tâm vẫn còn cứng cỏi, và chính là trung tâm mới gây ra sự thoái hóa của cái trí.

‘Ông có ý gì qua từ ngữ trung tâm?’

 Bạn không biết à? Bạn đang tìm kiếm một diễn tả của nó?
‘Không, thưa ông, nhưng qua sự diễn tả tôi có lẽ tiếp xúc nó, nhận được cảm giác của nó.’

‘Thưa ông,’ người cha chen vào, ‘thuộc trí năng chúng tôi có lẽ nhận biết được trung tâm đó, nhưng thật ra hầu hết chúng tôi đều không bao giờ có dịp mặt đối mặt với nó. Chính tôi đã thấy nó được diễn tả một cách khéo léo và tinh vi trong nhiều quyển sách khác nhau, nhưng tôi đã chưa bao giờ thực sự đối diện nó; và khi ông hỏi liệu chúng tôi biết nó, tôi, một người, tôi chỉ có thể nói tôi không biết. Tôi chỉ có thể biết sự diễn tả của nó.’

Người bạn thêm vào, ‘Lại nữa, nó là tánh tư lợi cố định của chúng tôi, sự ham muốn bám rễ sâu cho an toàn của chúng tôi, điều đó ngăn cản chúng tôi không biết trung tâm đó. Tôi không biết cậu con trai riêng của tôi, mặc dù tôi đã sống với con trai tôi từ khi mới sanh, và thậm chí tôi lại càng không biết những gì gần gũi với cậu con. Muốn biết nó người ta phải quan sát nó, nhìn ngắm nó, lắng nghe nó, nhưng tôi không bao giờ thực hiện. Tôi luôn luôn vội vàng; và thỉnh thoảng khi tôi có nhìn nó, tôi lại xung đột với nó.’

Chúng ta đang nói về sự lão hóa, cái trí đang thoái hóa. Cái trí luôn luôn đang dựng lên khuôn mẫu của sự chắc chắn riêng của nó, sự an toàn của những quan tâm riêng của nó; những từ ngữ, hình thức, sự diễn tả có lẽ thay đổi từ thời gian sang thời gian, từ văn hóa sang văn hóa, nhưng trung tâm của tánh tư lợi vẫn còn. Chính là trung tâm này mới khiến cho cái trí thoái hóa, dù nó có lẽ tỉnh táonăng động phía bên ngoài nhiều bao nhiêu. Trung tâm này không là một điểm cố định, nhưng những điểm khác nhau bên trong cái trí, và vì vậy nó là chính cái trí. Sự hoàn thiện của cái trí, hay chuyển động từ một trung tâm sang một trung tâm khác, không xóa sạch những trung tâm này; sự kỷ luật, sự kiềm chế, hay sự thăng hoa của một trung tâm chỉ thiết lập một trung tâm khác trong vị trí của nó.
 Lúc này, chúng ta có ý gì khi chúng ta nói chúng ta rất sinh động?

Cậu trai trả lời, ‘Theo thông thường, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sinh động khi chúng ta nói chuyện, khi chúng ta cười đùa, khi có cảm xúc, khi có suy nghĩ, hoạt động, xung đột, vui vẻ.’

 Vì vậy điều gì chúng ta gọi là sống là sự chấp nhận hay ‘phản kháng’ bên trong khuôn mẫu của xã hội; nó là một chuyển động bên trong cái cũi của cái trí. Sống của chúng ta là một chuỗi vô tận của những đau khổ và những vui thú, những sợ hãi và những thất vọng, những mong muốn và những giành giật; và khi chúng ta suy nghĩ về sự thoái hóa của cái trí, và hỏi liệu có thể kết thúc nó, sự tìm hiểu của chúng ta cũng ở trong cái cũi của cái trí. Đây là sống?

Người cha trả lời, ‘Tôi e rằng chúng tôi không biết một sống nào khác. Khi chúng tôi già nua, những vui thú giảm bớt lại trong khi những đau khổ dường như lại gia tăng; và nếu người ta có suy nghĩ, người ta nhận biết rằng cái trí của người ta đang thoái hóa dần dần. Chắc chắn thân thể sẽ già nua và hư hỏng; nhưng làm thế nào người ta sẽ ngăn cản sự lão hóa này của cái trí?’ 

Chúng ta sống một sống thiếu suy nghĩ, và gần kết thúc của nó chúng ta bắt đầu thắc mắc tại sao cái trí thoái hóa, và làm thế nào kiềm hãm lại tiến trình. Chắc chắn, điều gì quan trọng là chúng ta sống những ngày của chúng ta như thế nào, không chỉ khi chúng ta còn trẻ, nhưng còn trong tuổi trung niên, và trong suốt những năm tháng suy tàn. Loại sống đúng đắn đòi hỏi chúng ta sự thông minh còn hơn cả một nghề nghiệp để kiếm sống. Suy nghĩ đúng đắncốt lõi cho sống đúng đắn.

‘Ông có ý gì qua những từ ngữ suy nghĩ đúng đắn?’ người bạn hỏi.

 Có sự khác biệt vô cùng, chắc chắn, giữa suy nghĩ đúng đắntư tưởng đúng đắn. Suy nghĩ đúng đắntỉnh thức liên tục; tư tưởng đúng đắn, ngược lại, là hoặc tuân phục vào một khuôn mẫu được thiết lập bởi xã hội, hay một phản ứng chống lại xã hội. Tư tưởng đúng đắn là cố định, nó là qui trình của tập hợp lại cùng nhau theo nhóm những khái niệm được gọi là những lý tưởng, và tuân theo chúng. Chắc chắn, tư tưởng đúng đắn thiết lập tầm nhìn thứ bậc, uy quyền, và gây ra tánh tôn trọng; trái lại, suy nghĩ đúng đắntỉnh thức được toàn qui trình của sự tuân phục, bắt chước, chấp nhận, phản kháng. Suy nghĩ đúng đắn, không giống như tư tưởng đúng đắn, không là một sự việc phải được thành tựu; nó nảy sinh đồng thời cùng hiểu rõ về chính mình, mà là sự nhận biết được những phương cách của cái tôi. Suy nghĩ đúng đắn không thể học hành được từ những quyển sách hay một người khác; nó hiện diện qua sự tỉnh thức được chính nó của cái trí trong hành động của liên hệ. Nhưng không thể có hiểu rõ được hành động này chừng nào cái trí còn bênh vực hay chỉ trích. Vì vậy, suy nghĩ đúng đắn xóa sạch xung đột và tự-mâu thuẫn, mà là những nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa của cái trí.

‘Xung đột không là một bộ phận cốt lõi của sống hay sao?’ cậu trai hỏi. ‘Nếu chúng ta không đấu tranh, chúng ta chỉ là cây cỏ.’

 Chúng ta nghĩ chúng ta được sinh động khi chúng ta bị trói buộc trong sự xung đột của tham vọng, khi chúng ta bị thôi thúc bởi sự ép buộc của ganh tị, khi ham muốn thúc đẩy chúng ta vào hành động; nhưng tất cả điều này chỉ dẫn chúng ta đến sự đau khổhỗn loạn lớn lao hơn. Xung đột củng cố hoạt động tự cho mình là trung tâm, nhưng hiểu rõ về xung đột xảy ra qua suy nghĩ đúng đắn.

‘Bất hạnh thay, qui trình của đấu tranh và đau khổ này, kèm theo chút vui vẻ, là sống duy nhấtchúng tôi biết’, người cha nói. ‘Có những bắt chước của một loại sống khác, nhưng không thường xuyên lắm. Vượt khỏi hỗn loạn này và tìm được sống khác đó luôn luôn là mục đích của sự tìm kiếm.’

 Tìm kiếm cái gì vượt khỏi những thực tế là bị trói buộc trong ảo tưởng. Sự tồn tại hàng ngày, cùng những tham vọng, những ganh tị của nó, và vân vân, phải được hiểu rõ; nhưng muốn hiểu rõ được nó đòi hỏi sự tỉnh thức, suy nghĩ đúng đắn. Không có suy nghĩ đúng đắn khi tư tưởng bắt đầu bằng một giả thuyết, một thành kiến. Khởi sự bằng một kết luận, hay tìm kiếm một câu trả lời được hình thành từ trước, chấm dứt suy nghĩ đúng đắn; thật ra, lúc đó không có suy nghĩ gì cả. Vì vậy suy nghĩ đúng đắn là nền tảng của sụ chân thật.

Cậu con trai chen vào, ‘Dường như đối với tôi, ít nhất một trong những nhân tố trong toàn vấn đề này của sự thoái hóa của cái trí là vấn đề của nghề nghiệp đúng đắn.’

 Bạn có ý gì qua những từ ngữ nghề nghiệp đúng đắn?

‘Thưa ông, tôi đã nhận thấy những người bị mê mải trong hoạt động hay nghề nghiệp nào đó chẳng mấy chốc quên bẵng chính họ; họ quá bận rộn nên không suy nghĩ về chính họ, đó là một điều tốt đẹp.’

 Nhưng một mê mải như thế không là một tẩu thoát khỏi chính mình hay sao? Và tẩu thoát khỏi chính mình là nghề nghiệp sai lầm; nó đang thóa hóa, nó nuôi dưỡng sự thù địch, sự phân chia, và vân vân. Nghề nghiệp đúng đắn hiện diện qua loại giáo dục đúng đắn, và cùng hiểu rõ về chính mình. Liệu bạn không nhận thấy rằng bất kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào, một cách có ý thức hay không-ý thức, cái tôi sử dụng nó như một phương tiện cho sự thỏa mãn riêng của nó, cho sự thành tựu của những tham vọng riêng của nó, hay trong đạt được sự thành công nhờ vào uy quyền, hay sao?

‘Bất hạnh thay, đó là như thế. Dường như chúng ta sử dụng mọi thứ cho sự thăng tiến riêng của chúng ta.’

 Chính tánh tự lợi này, tự-thăng tiến liên tục này, khiến cho cái trí nhỏ nhen; và mặc dù hoạt động của nó được mở rộng, mặc dù nó được bận tâm bởi chính trị, khoa học, nghệ thuật, nghiên cứu, hay điều gì bạn muốn, có một chật hẹp lại của suy nghĩ, một nông cạn mà tạo ra sự thoái hóa, sự thối nát. Chỉ khi nào có sự hiểu rõ được tổng thể của cái trí, tầng ý thức bên trong lẫn bên ngoài, mới có thể có một tái sinh của cái trí.

 Người cha nói, ‘Thế giới vật chấttai ương của thế hệ hiện đại. Nó bị cuốn theo bởi những sự việc của thế giới, và không trao sự suy nghĩ đến những vấn đề nghiêm túc.’

 Thế hệ này giống như những thế hệ khác. Những sự việc vật chất không chỉ là những cái tủ lạnh, những chiếc áo sơ mi bằng lụa, những chiếc máy bay, những máy thu hình, và vân vân; chúng gồm cả những lý tưởng, sự tìm kiếm quyền hành dù cá nhân hay tập thể, và sự ham muốn được an toàn, hoặc trong thế giới này hoặc trong đời kế tiếp. Tất cả việc này tạo ra sự thoái hóa và sự thối nát của cái trí. Vấn đề của sự thoái hóa phải được hiểu rõ ngay tại khởi đầu, trong thời trẻ của một người, không phải tại thời kỳ của sự suy sụp về thân thể.

“Điều đó có nghĩa khônghy vọng cho chúng tôi?’

 Không phải đâu. Nó gian nan khi chấm dứt sự thoái hóa của cái trí tại tuổi tác của chúng ta, đó là tất cả. Muốn tạo ra một thay đổi cơ bản trong những phương cách thuộc sống của chúng ta, phải có sự tỉnh thức lan rộng, và một chiều sâu vô tận của cảm thấy, mà là tình yêu. Với tình yêu mọi thứ đều có thể xảy ra.

Đã dịch:
1-Sổ tay của Krishnamurti

Krishnamurti’s Notebook
2-Ghi chép của Krishnamurti

Krishnamurti’s Journal
3-Krishnamurti độc thoại

Krishnamurti to Himself
4-Bàn về giáo dục

On Education
5-Bàn về liên hệ

On Relationship
6-Thư gửi trường học

Letters to Schools
7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen

Last Talk at Saanen 1985
8-Nghĩ về những việc này

Think on these things
9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti

Daily Meditation with Krishnamurti
10-Thiền định 1969

Meditaion 1969
11-Bàn về Thượng đế

On God
12 –Tương lai là ngay lúc này

The Future is now
13 – Bàn về sống và chết 

On living and dying (2-2009)
14- Bàn Về Tình Yêu và Sự Cô Độc

15- Bàn Về Xung Đột, J. Krisnamurti
On Conflict
16 – Sự thức dậy của thông minh (Tập I/II)

The Awakening of Intelligence
17 – Bàn về sợ hãi (7-2009)

 On Fear
18 - Bàn Về Học HànhHiểu Biết

19- Vượt Khỏi Bạo Lực 

Beyond Violence
20 – Sự thức dậy của thông minh (Tập II/II)

The Awakening of Intelligence
21 - Nghi Vấn Không Đáp Án

The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng

The First and Last Freedom
23 - Bàn Về cách Kiếm Sống Đúng Đắn - Krishnamurti - Lời dịch: Ông Không


Đón đọc:
24 – Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [đang dịch]
 – Tương lai của nhân loại [3-2010] 
 The Future of Humanity – Đang dịch
– Bàn về thiên nhiên và môi trường
 On Nature and The Environment
–Trách nhiệm xã hội
 Social Responsibility

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4605)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3771)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8872)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6221)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4763)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3632)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13806)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5650)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4453)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10600)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8880)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27824)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6520)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6264)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6890)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 7045)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 6159)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8782)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5247)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 13204)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22611)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 7005)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 8124)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7418)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6862)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9198)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6686)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 6181)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 15191)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21681)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7626)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7307)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6909)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6966)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6515)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 8109)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 8041)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9229)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 7040)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7393)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 11133)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 21301)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30979)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16869)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20692)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11619)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15331)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8272)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10976)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8367)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM