Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bà già bán cái nghèo

Friday, January 21, 201100:00(View: 9979)
Bà già bán cái nghèo


BÀ GIÀ BÁN CÁI NGHÈO


Nói đến sự đau khổ, bất hạnh của con người trên thế gian này thì nhiều vô số kể, ở đây chúng tôi chỉ nói đến cái khổ do nghèo. Vậy ta làm thế nào để vượt qua cảnh nghèo? Đó là điều mà ai cũng mong muốn và ước mơ.

Người ta thường đặt câu hỏi: Tại sao mình nghèo mà người khác lại giàu? Không lẽ thượng đế lại sắp đặt như thế sao? Nghèo hay giàu đều có nguyên nhân của nó, không có gì bỗng dưng, khi không mà thành. Do ta không nhận thức sáng suốt, nhận định sai lầm, rồi cho rằng con người sanh ra nghèo hay giàu đều do trời định, số định, nói như vậy là oan cho trời quá.

Bố thí là sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần quý kính, tôn trọng vì tình người. Nhờ bố thí ta giảm bớt lòng tham lam, ích kỷ nhỏ nhoi và rộng mở lòng từ bi đối với mọi người.

Biết rõ gốc nghèo khổ

Từ bỏn xẻn mà ra

Muốn không khổ, oán sầu

Phải thực hành bố thí.

Nói đến bố thí, ta không nên nghĩ đến giàu có, nhiều tiền của mới thực hành bố thí. Như ở trên đã nói, bố thí có nhiều cách như bố thí tấm lòng, bố thí lời nói, bố thí sự hiểu biết, hay bố thí hành động của mình… Việc thực hành bố thí cho người thân, người thương thì dễ, còn bố thí cho người mà mình từng oán hận, căm ghét trước đây mới là khó. Chúng ta nên học tập hạnh bố thí của Bồ tát: bố thí bình đẵng, không phân biệt đối tượng nào. 

Ngày xưa, đức Phật có người đệ tử tên Ca-chiên-diên đã chứng quả A-la-hán. Trên đường du hóa, ông gặp một bà lão nghèo than vãn sự đói khổ của bà gần tám chục năm. Nghe xong, Ca-chiên-diên giải thích nguyên nhân cái nghèo của bà và bảo bà hãy bán cái nghèo đi để hết khổ. Bà lão mừng hỏi: “Cái nghèo có thể bán được sao?” Vậy, nếu có ai mua con sẽ bán. Cái nghèo mà bán được thì trên đời này không còn ai nghèo nữa; ai mà không ham bán cái nghèo đi.

Nghèo là do hậu quả của việc không biết bố thí, cúng dường lại hay trộm cướp, lường gạt của người hoặc không biết tiết kiệm, làm một xài mười, hưởng thụ quá mức. Bố thí là cách bán cái nghèo tốt nhất.

Ngài Ca-chiên-diên đã giải thích cho bà lão hiểu rằng, việc giàu nghèo đều có nguyên nhân sâu xa của nó chớ không tự dưng mà bà bị nghèo như vậy. Người nghèo hèn thời nay là do đời trước không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ với ai. Do đó, thực hành bố thí là cách bán cái nghèo tốt nhất. sau khi nghe Ngài Ca-chiên-diên giải thích, bà lão cảm thấy những nỗi buồn khổ về thân phận nghèo hèn của mình đều tan biến trong tâm tưởng. Nhưng nghĩ lại, bà cũng tủi thân vì nhìn quanh mình chẳng có cái gì để bố thí hay cúng dường.

Khi thấy tâm thành kính muốn cúng dường của bà đến cao độ, ngài Ca-chiên-diên mới nói: “Bà lấy cái chén ra ngoài mé sông múc cho tôi chén nước, chắc chắn trong tương lai bà sẽ bán được cái nghèo.

Bà lão hoan hỷ trong lòng, nhanh chân ra sông mang về một chén nước trong, thành kính dâng lên cúng dường cho ngài Ca-chiên-diên. Từ đó bà lão lúc nào cũng cảm thấy trong lòng vui vẻ, hạnh phúc. Và mấy ngày sau bà lão qua đời trong bình an, tự tại.

Do phước báu cúng dường với tâm thành kính, bà lão được sanh lên cõi trời làm một Tiên nữ đầy đủ phước báu muốn gì được nấy. Bà vận dụng thần thông trở về trần gian thăm lại cái xác thân nghèo khổ ngày nào nay đang tan rã. Bà thầm cảm ơn Phật pháp, cảm ơn ngài ca-chiên-diên đã hướng dẫn, giúp bà vượt qua kiếp nghèo khổ thế gian một cách dễ dàng.

Bây giờ được thân Tiên nữ xinh đẹp lộng lẫy, muốn gì được nấy chỉ nhờ vào công đức cúng dường cho bậc A-la-hán một chén nước sông với tất cả tấm lòng tôn kínhhoan hỷ. Nay trong cảnh Tiên, Bà lập nguyện cúng dường mãi mãi để tăng trưởng tâm tình thương, lòng hỷ xảnuôi dưỡng phước báu.

thế gian, việc bố thí, cúng dườngruộng phước cho nhân loại. Người có tâm bố thí là tập cho mình có đời sống cao thượng, an vui trong hiện tạihạnh phúc cho mai sau. Và việc thực hành bố thí, cúng dường không cần phải người giàu có, tiền dư, bạc hậu mới có thể làm được. Người nghèo khổ, khốn khó, nếu biết cách vẫn có thể thực hành bố thí, cúng dường, tích lũy phước báu thì tai qua, nạn khỏi, có cơ hội sống an vui, hạnh phúc trong đời này và hướng tới một tương lai tốt đẹp

Trong dân gian có câu:” Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.” Không ai phải chịu nghèo hèn mãi mãi. Người biết làm việc thiện, biết bố thí, cúng dường thì cuộc sống sẽ được thay đổi, không đời này thì đời sau. “Ai khó ba đời” là vậy.

Trong kho tàng ca dao Việt nam cũng có câu: “Ai ơi ăn ở cho lành, kiếp này không gặp để dành kiếp sau.” Vì vậy chúng ta phải cố gắng làm lành, làm thiện, bố thí, cúng dường chứ đừng quan niệm rằng giàu, nghèo là do số trời đã định. Nói như vậy là không đúng, làm gì có ông trời nào xử sự bất công như thế.

Người có phước báu, đời này được giàu sang, quyền quý, nhưng nếu ta hưởng phước mà không biết thực hành bố thí, cúng dường để tích lũy thêm, đến khi hết phước làm ăn sa sút hay gặp tai họa thì cũng trở nên nghèo khổ, khốn khó. “Ai giàu ba họ” là ở chỗ này.

Tóm lại, người sanh ra phải chịu cảnh nghèo hèn, khốn khó là do hậu quả của lòng tham lam ích kỷ từ nhiều đời, nhiều kiếp và người được giàu sang là do kết quả của việc biết làm lành, làm thiện, biết giúp đỡ, chia sẻ, bố thí, cúng dường. Vì cái nhân quả khác nhau ấy, mà trong đời này, con người sinh ra đã có sự bất đồng về mọi phương diện giàu nghèo, tốt xấu, thông minh, đần độn…

Ngừời nghèo khổ dễ khởi tâm oán giận, vì sao? Bởi họ thấy mình luôn khốn khổ gian nan, đầu tắt mặt tối mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thiếu thốn trăm bề, vì vậy họ thường sanh tâm oán giận, căm ghét lung tung, trên trách trời, dưới trách đất, đố kỵ, ganh ghét với người tài cao đức trọng, do đó họ dễ gây ra nhiều điều tội lỗi.

Biết được điều này chúng ta sẽ không than oán, trách móc, đổ thừa tại, bị, thì là, không chịu vươn lên làm lại cuộc đời, cố gắng thay đổi đời sống.

Chúng ta phải biết gieo trồng phước đức, muốn được cái này thì phải có cái kia. Muốn có quả xoài ta phải gieo trồng hột xoài, chăm bón cây xoài, không, ta phải có tiền mới mua được trái xoài đó, nhân quả là vậy. Nhân quảgiáo lý nền tảng của đạo Phật, ta không gieo nhân mà muốn gặt quả thì không được.

Theo quan niệm của Phật giáo, giàu nghèo không phải ở nơi tiền tài, vật chất mà sự giàu nghèo đặt nặng trên nền tảng của đạo đức, tư cách và tấm lòng. Người có lòng nhân ái, sống biết thương yêu giúp đỡ mọi người, sống có phẩm chất đạo đức và nhân cách tốt thì mới đang quý, đáng trân trọng, ngược lại, người tuy có tiền của, tiện nghi mà không có được những yếu tố trên thì họ vẫn là người nghèo khổ.

Trong làm ăn, kinh tế, đức Phật dạy rằng, tài sản, của cải ta làm ra nên chia ra làm bốn phần:

- Phần thứ nhất, dùng chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày.

- Phần thứ hai, tích lũy dự phòng cho hậu sự hoặc chi dùng khi gặp chuyện bất trắc.

- Phần thứ ba, lo việc phụng dưỡng, hiếu sự với ông, bà, cha, mẹ.

- Phần thứ tư, làm việc phước thiện, chia sẻ nỗi khổ đau với những người bất hạnh

Vậy, người nghèo thường oán giận cái gì? Oán giận ông trời bất công. Theo quan niệm của thần quyền, con người phải lệ thuộc vào ai đó. Ai theo truyền thống này sẽ oán giận ông trời, vì số phận họ là do trời sắp đặt.

Nếu có ông trời sắp đặt mọi việc như vậy, tại sao ông trời không đem phước lành đến cho con người, để cho thế gian này khổ nhiều hơn vui, người nghèo khổ, bất hạnh nhiều hơn người giàu có hạnh phúc?

Trên thì oán trời, dưới đổ thừa cho xã hội bất công, bởi khi nghèo khổ, túng quẩn, tâm trí, đầu óc thiếu minh mẫn, sáng suốt, lại không chịu suy tư cho chín chắn, nên oán trách lung tung

Có khi oán trách người thân, gặp chuyện không vui ở đâu, về nhà trút đổ nỗi buồn cho cha mẹ, cho vợ con, lỡ khi làm điều phi pháp bị bắt vào tù lại đổ thừa tại gia đình, vợ con mà tôi phải làm như vậy. Hoặc khi thất nghiệp không tìm được công ăn việc làm thì oán trách thầy bạn sao không mở lòng giúp đỡ.

Người nghèo khổ thường không biết tu tạo phước đức, bởi phải vất vả mà cũng chỉ kiếm tiền sống qua ngày, do đó đã nghèo lại càng nghèo thêm. Họ không có điều kiện hay cơ hội giúp đỡ ai, không tích lũy được phước báu, vì vậyoán hận chứa chất trong lòng mỗi ngày càng nhiều thêm.

Vì vậy, trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đến vấn đề của người nghèo nhiều hơn, không những giúp đỡ họ về phương diện vật chất mà còn phải chăm lo đời sống tinh thần để họ vơi đi những khổ đau nội kết chất chứa trong lòng. Tốt nhất cho việc làm này, xã hội nên kết hợp với đạo Phật giúp họ hiểu được nguyên nhân sâu xa của bất hạnh nghèo khổ.

Chúng ta có nhiều cách để tạo ra phước đức, về mặt xã hội, ta thực hiện đắp đường, xây cầu, khoan giếng, trồng cây, tạo công viên, hoa viên, lập ra các nơi khám chữa bệnh miễn phí, bệnh viện từ thiện... Còn đối với đạo Phật cần có những trách nhiệm cao hơn, ngoài việc giúp đỡ vật chất còn phải hỗ trợ tinh thần để họ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, bế tắc cuộc đời.

Tại các chùa hay các cấp của giáo hội cần lập ra các đoàn từ thiện đi đến vùng sâu, vùng xa thăm hỏi, động viên, trợ duyên cho họ bằng những món quà vật chất với tấm lòng của ít lòng nhiều, khuyến tấn họ đến chùa tu tập, nương theo lời Phật dạy, hướng dẫn họ biết cách gieo trồng phước báu, không phải chờ đến khi giàu có mới làm phước được.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 101)
Tuy Phật giáo Nguyên thủy và đại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(View: 137)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(View: 114)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấp là vấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 149)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(View: 182)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(View: 200)
Đạo nghiệp là sự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(View: 183)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấp là vấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(View: 209)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(View: 192)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 249)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(View: 250)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thân vì hạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(View: 192)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(View: 209)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(View: 333)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(View: 415)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(View: 286)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(View: 302)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(View: 351)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(View: 280)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(View: 252)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(View: 346)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(View: 313)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(View: 274)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(View: 409)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(View: 481)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(View: 375)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(View: 364)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(View: 444)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(View: 457)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(View: 390)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(View: 443)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(View: 472)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(View: 329)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(View: 405)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(View: 342)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(View: 436)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(View: 436)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(View: 397)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(View: 392)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(View: 499)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(View: 450)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(View: 513)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(View: 303)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(View: 445)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(View: 533)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(View: 590)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(View: 532)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(View: 402)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(View: 408)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(View: 543)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(View: 498)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(View: 442)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(View: 490)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(View: 504)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(View: 625)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(View: 803)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(View: 983)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(View: 599)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(View: 508)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều