Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Về Quê Lên Núi Ngủ Chùa

Tuesday, January 25, 201100:00(View: 15305)
Về Quê Lên Núi Ngủ Chùa

VỀ QUÊ LÊN NÚI NGỦ CHÙA
Trần Nhã Thụy

 

Lên núi là ở ngoài vùng phủ sóng, là lánh xa cái chốn lao xao ở dưới kia, là đi con đường khó nhưng quan trọng hơn là bày tỏ một thái độ.

Về quê lên núi ngủ chùa

Uống bia tắm suối và đùa với sư

Đó là hai câu vần vè viết trên… điện thoại di động của tôi, là thu hoạch nhỏ nhoi sau nhiều chuyến “về quê lên núi ngủ chùa”. Khi nghe có bạn hữu nào về quê thì tôi lại nhắn gửi hai câu này. Tuy nhiên, cũng tùy người mà tin thơ có biên tập đôi chút. Ví dụ với người đứng đắn, nghiêm trang thì thơ sẽ được chỉnh lý thành: Về quê lên núi thăm chùa / Uống trà thưởng gió luận bàn sử kinh; còn với người dễ tính, bông phèng thì lời sẽ biến hóa: Về quê lên núi ngủ chùa / Uống bia tắm suối, trêu đùa nữ sư. Đại khái là vậy. Nhưng xin đừng tưởng thơ là thật. Chỉ có một tâm trạng thật là mỗi lần về quê đều muốn được thăm chùa trên núi.

Tại sao là chùa trên núi? Tại vì chùa trên núi thì khác với chùa ở phố mà tôi thì đã quanh năm phố xá rồi. Tôi chỉ muốn nói đến một chỗ neo dựa về tinh thần từ những ngôi chùa trên núi. Không hiểu vì sao từ lâu tôi vẫn nghĩ đã là chùa thì phải ở trên núi. Như núi Yên Tử là nơi mà vua Trần Nhân Tông đến tu thiền, bỏ lại sau lưng vàng son triều chính. Lên núi là ở ngoài vùng phủ sóng, là lánh xa cái chốn lao xao ở dưới kia, là đi con đường khó nhưng quan trọng hơn là bày tỏ một thái độ.

Lên núi Yên Tử và đọc thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông thì thật không gì tuyệt ý cho bằng.

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền

Có báu trong nhà thôi khỏi kiếm

Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

blank

Rêu phong. Ảnh: PHƯƠNG GIANG

Thì ra cái gọi là thiền chính là một sự rỗng không, như một kẻ vô sự, lúc nào cũng sống với khoảnh khắc “bây giờ và ở đây”. Nhưng một hành động có vẻ như rất dễ dàng “Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền” nhưng không phải ai cũng thực hành được. Và như thế nên mới cần tu tập.

Ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) có một ngôi chùa trên núi được gọi là chùa Ông Núi (Linh Phong tự). Theo khảo tự phổ của Linh Phong tự thì chùa được xây vào năm Quý Sửu (1733). Trước đó, vào năm thứ 23 đời vua Lê, nhà sư Mộc Y Sơn Ông (tức Lê Bản, hay còn gọi là Ông Núi) tu tại nơi này. “Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào. Vào năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú khen ông là bậc chân tu, xây lại chùa. Từ chùa tranh thành chùa ngói bắt đầu từ đây. Chúa ban tên chùa là “Linh Phong Thiền Tự”, một câu liễn và ban cho Sơn Ông hiệu “Tịnh giác, thiện trì Ðại lão thiền sư”.

Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi. Dẫu ở đây chỉ là một ngọn núi nhìn ra biển, chẳng phải chót vót thâm u gì nhưng rõ ràng có một thứ gió khác, mát và sạch hơn. Lên chùa, nhẹ lòng nhất là được nghe tiếng chuông chùa vẳng trong thinh không. Cũng là tiếng chuông chùa nhưng ở phố, có lẽ nghe như gắt gỏng hơn, còn ở trên núi này tiếng chuông nghe như trong veo, vèo nhẹ vào mây trời.

Lâu nay, đi lễ chùa nhiều nhất vẫn là phụ nữ. Tôi cứ nghĩ đi chùa trên núi thì đàn bà con gái sẽ ít đi vì đường xa, dốc cao, leo trèo mệt nhọc. Hóa ra là tôi nhầm. Đi chùa trên núi, ở đâu cũng thấy phụ nữ là những người khỏe khoắn nhất. Nhiều khi thấy phụ nữ lưng cõng con mà bước phăm phăm lên dốc, tôi không khỏi ngạc nhiên. Phải chăng đó là sức mạnh nơi lòng thành, hay sự thành tâm tập trung thành sức mạnh?

Tôi không rõ đàn ông đi chùa thường cầu gì, như tôi thì thường… không cầu gì cả. Nhưng tôi biết phụ nữ đi chùa thường cầu những gì tốt đẹp nhất cho cái gia đình bé nhỏ của họ. Cầu cho con thi đậu đại học, có công ăn việc làm, con gái thì không bị trai nó lừa, con trai thì không sa vào nghiện ngập; lại cầu cho chồng đi làm ăn xa khỏe mạnh, đừng có bồ nhí… Đại khái là vậy. Những điều tưởng rất tầm thường nhưng là niềm vui sống của những phụ nữ ở quê.

Mỗi lần về quê tôi lại thấy phụ nữ đi chùa ngày càng nhiều. Có cả những người dẫu không theo đạo Phật vẫn đến chùa để viếng chơi, làm công quả. Có nhiều nơi, phụ nữ mê chùa, xao lãng việc đồng áng, bỏ bê giặt giũ, cơm nước cho chồng con. Có người bảo không lo cho người thân mà chỉ lo việc thiên hạ. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi thương những người đàn bà nhà quê và vui khi thấy họ tìm được những khoảnh khắc sống vui trong thực tại. Họ buông xả và họ có quyền lãng quên. Thì đấy, nếu yêu thương thì hãy ghé vai mà gánh giùm cái gánh đời thường giúp họ. Đừng trách móc mà chi!

“Về quê lên núi ngủ chùa”. Tôi không chỉ muốn được về quê, không chỉ muốn lên núi viếng chùa mà thực sự là muốn ngủ lại ít nhất một đêm dưới mái chùa, muốn soi lòng mình ở nơi chốn ấy. Sau một đêm thức dậy dưới mái chùa sẽ thấy “vạn vật giai không” (Không có cái tướng của ta, không có cái tướng của người, không có tướng chúng sanh, không có tướng lãnh thọ của chúng sanh - kinh Kim Cang). Rồi nhẹ chân xuống núi. Nhẹ chân bước lại cuộc đời…

Trần Nhã Thụy

Source: thuvienhoasen

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 57)
Để giúp người Phật tử có đời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 63)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 47)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 61)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 80)
Chu Lợi Bàn Đặc và Ma Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 76)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 89)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 123)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 143)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 403)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 142)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 222)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 222)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 161)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 269)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 206)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 376)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 281)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 277)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 246)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 359)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 415)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 344)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 298)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 330)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 331)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 362)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 346)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 377)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 380)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 423)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 484)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 462)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 608)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 444)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 427)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 394)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 544)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 472)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 360)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 385)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 365)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 349)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 544)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 342)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 373)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 319)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 491)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 446)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 392)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều