THERAVĀDA
- PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
CƯ SĨ GIỚI
PHÁP
Tỳ
kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn
PL.
2550 - TL. 2006
CHƯƠNG
III
PHÁP MÔN TU
TẬP CỦA CƯ SĨ
III.1.
QUI Y TAM BẢO (Tisaraṇagamana)
Ý
nghĩa và thái độ qui y
Qui
y (saraṇagamana) là sự đi tìm nương tựa, tìm chỗ ẩn náu
cho tâm hồn. Con người phần đông thích tìm chỗ nương tựa
để an ủi tinh thần và trấn áp nỗi lo sợ, nhưng làm vậy
không phải luôn luôn có hiệu quả, bởi vì nương tựa chỗ
không đáng nương tựa thì chẳng có tác dụng gì, ví như
một người bị bệnh thập tử nhất sanh thay vì đi tìm đến
một vị thầy thuốc giỏi người ấy lại đặt niềm tin
vào một hàng xóm mà anh ta quen biết để nhờ chữa trị.
Điều đó không có cơ sở bảo đảm cho anh ta lành bệnh được.
Trong
kinh pháp cú, Đức Phật có dạy: "Loài người khi hoảng hốt
bèn đi tìm nhiều chỗ nương tựa, núi non, rừng rậm, vườn
cây hoặc đền tháp. Đó không phải là chỗ qui y an ổn, không
phải là sự qui y cao thượng, sự qui y như vậy không thoát
khỏi khổ đau. Chỉ có ai qui y Đức Phật, qui y chánh pháp
và Tăng chúng, với chánh trí thấy được bốn thánh đế
là khổ - tập - diệt - đạo, chỉ có điều đó mới thật
sự là qui y an ổn, là qui y cao thượng, qui y như vậy mới
thoát khỏi mọi khổ đau". (Dhp.188-192).
Đối
tượng qui y của người Phật tử là Đức Phật (buddha), Giáo
pháp (dhamma), và Tăng chúng (saṅgha).
Người
Phật tử qui y Phật là qui ngưỡng bậc Chánh Giác, xem Đức
Phật như là bậc Đạo Sư lãnh đạo tinh thần; người Phật
tử chân chính không bao giờ nghĩ rằng nương tựa Đức Phật
để được Ngài cứu rỗi hay ban cho ân huệ gì.
Người
Phật tử qui y Pháp là qui ngưỡng chánh pháp đã được Đức
Phật thuyết giảng, nương tựa giáo pháp như là y cứ vào
kim chỉ nam để thực hành; người Phật tử chân chính qui
y pháp không nghĩ rằng giáo pháp như những bài chú đọc tụng
để tiêu tai giải nạn.
Người
Phật tử qui y Tăng là qui ngưỡng Tăng chúng đệ tử xuất
gia của Đức Phật, nương tựa Tăng chúng như là những vị
đàn anh dìu dắt mình trên con đường tu tập mà đấng Từ
Phụ đã vạch ra; người Phật tử chân chính qui y Tăng không
nghĩ rằng Tăng chúng như những vị giáo sĩ trung gian để
giúp nguyện cầu với đấng thần linh.
Thái
độ qui y Tam bảo của người Phật tử tựa hồ như một
người bệnh đặt niềm tin, vào vị bác sĩ, nương tựa để
được hướng dẫn điều trị bệnh; tất nhiên mọi sự cố
gắng nỗ lực, uống thuốc và cử kiêng ăn uống, phải do
chính người bệnh.Cũng vậy, người Phật tử phải tự tinh
tấn hành trì, sự qui y chỉ là nương tựa tinh thần để
xác quyết lý tưởng phạm hạnh.
Yếu
tố để thành tựu qui y
Người
Phật tử thành tựu tốt đẹp sự qui y do ba yếu tố:
a)
Đức tin (Saddhā)
b)
Trí tuệ (Paññā)
c)
Phó thác sanh mạng (Jīvitapariccāga)
Người
cư sĩ có niềm tin trong sạch với Đức Phật, với giáo pháp,
với Tăng chúng, không hoài nghi, không bất mãn Tam bảo, mới
phát nguyện qui y, như vậy mới thành tựu sự qui y tốt đẹp.
Qui y mà thiếu lòng tin thì không thể có quyết tâm noi theo
Tam bảo để tu tập, nên không thành tựu qui y.
Mặt
khác, người cư sĩ thiếu trí tuệ, không hiểu biết tại
sao phải qui y, không hiểu biết gì về Đức Phật - Giáo pháp
- Tăng chúng, dù người ấy có xin qui y cũng không thành tựu
là người Phật tử. Do đó, phải có sự hiểu biết sáng
suốt và chín chắn, phải có trí tuệ, mới thành tựu tốt
đẹp sự qui y.
Một
điều nữa là người cư sĩ chưa có quyết định phó thác
sanh mạng cho Tam bảo, tức là chưa hoàn toàn chấp nhận dấn
thân theo lý tưởng tu tập, nên dù có xin qui y vẫn khó thành
tựu. Vì vậy, muốn thành tựu sự qui y tốt đẹp phải có
yếu tố quyết định phó thác sanh mạng cho Tam bảo.
Hình
thức qui y
Có
bốn hình thức qui y Tam bảo
a)
Hình thức dâng mình qui phục (Attasanniy-yātanā)
b)
Hình thức chấp nhận điểm tựa (Tapparāyanā)
c)
Hình thức hạ mình làm môn đệ (Sissabhāvupagamana)
d)
Hình thức biểu lộ tôn kính (Paṇipāta)
Người
cư sĩ có niềm tin nơi Tam bảo muốn qui y Tam bảo, có thể
thực hiện một trong bốn hình thức trên để tác thành nghi
thức qui y. Nhưng hình thức qui y rất phổ thông là cách thứ
hai "Chấp nhận Tam bảo là chỗ nương".
Giải
về bốn hình thức qui y như sau:
a)
Qui y bằng hình thức dâng mình qui phục, là phát nguyện rằng:
"Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ buddhassa dhammassa saṅghassa
niyyādemi" (Bắt đầu từ hôm nay con xin dâng mình đến Đức
Phật, Giáo pháp và Tăng chúng).
Bằng
hình thức này cũng gọi là người cư sĩ ấy đã qui y Tam
bảo.
b)
Qui y bằng hình thức chấp nhận điểm tựa, là phát nguyện
rằng: "Ajja ādiṃ katvā ahaṃ buddha-parāyano dhammaparāyano saṅghaparāyano.
Iti maṃ dhāretha" (Bắt đầu từ hôm nay con có Đức Phật
là điểm tựa, có Giáo pháp là điểm tựa, có Tăng chúng
là điểm tựa. Xin Ngài nhận biết cho con như thế).
Còn
có một cách phát nguyện khác cũng thuộc hình thức qui y này
mà ngày nay cư sĩ Phật giáo thường áp dụng: "Eso' haṃ suciraparinibbutaṃpi
taṃ bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca
upāsakaṃ maṃ dhāretha". (Con xin y chỉ đức Thế Tôn đã níp
bàn, xin y chỉ giáo pháp, xin y chỉ chúng tỳ kheo. Mong Ngài
nhận biết con là người cận sự).
Bằng
hình thức này cũng gọi là người cư sĩ ấy đã qui y Tam
bảo.
c)
Qui y bằng hình thức hạ mình làm môn đệ, là phát nguyện
rằng: "Ajja ādiṃ katvā ahaṃ bud-dhassa antevāsiko dhammassa antevāsiko
saṅghassa antevāsiko. Iti maṃ dhāretha" (Bắt đầu từ hôm nay
con là môn đệ của Đức Phật, môn đệ của Giáo pháp, môn
đệ của Tăng chúng. Xin Ngài nhận biết cho con như thế).
Bằng
hình thức này cũng gọi là người cư sĩ ấy đã qui y Tam
bảo.
d)
Qui y bằng hình thức biểu lộ tôn kính, là phát nguyện rằng:
Ajja ādiṃ katvā ahaṃ abhi-vādanaṃ paccupaṭṭhānaṃ añjalikammaṃ
sāmīci-kammaṃ buddhādīnaṃ-y-eva tinnaṃ vatthūnaṃ karomi. Iti
maṃ dhāretha" (Bắt đầu từ hôm nay con chỉ đảnh lễ, nghinh
tiếp, vái chào và tôn ngưỡng đối với ba ngôi Phật, Pháp,
Tăng. Xin Ngài nhận biết con là như thế).
Bằng
hình thức này cũng gọi là người cư sĩ ấy đã qui y Tam
bảo.
Sự
kiện bợn nhơ qui y
Thánh
qui y, tức là sự qui y Tam bảo của bậc thánh hữu học như
Tu đà huờn v.v... không có sự bợn nhơ, bởi vì các vị thánh
cư sĩ ấy đã thành tựu niềm tin vững chắc đối với Phật,
Pháp, Tăng, đã đoạn tận tà kiến và hoài nghi. Chỉ có sự
qui y của hạng phàm nhân, phàm qui y, mới có trường hợp
bợn nhơ qui y, vì phàm phu vẫn còn phiền não.
Bợn
nhơ qui y tức là sự qui y của người cư sĩ bị bất tịnh,
không trong sạch, không được hoàn hảo, mặc dù chưa bị
phá vỡ, chưa bị mất danh hiệu người cận sự (Upāsaka).
Người cư sĩ bợn nhơ qui y sẽ làm khiếm khuyết quả phước,
khó có sự tinh tấn tu tập thiện pháp.
Có
ba sự kiện làm bợn nhơ qui y:
a)
Thiếu trí (aññāṇa)
b)
Hoài nghi (saṃsaya)
c)
Tà kiến (micchāñāṇadassa)
Người
cư sĩ đã qui y Tam bảo nhưng lại không hiểu biết về sự
thanh tịnh của Đức Phật, không hiểu về sự đặc thù của
giáo pháp, không hiểu về sự cao thượng của Tăng chúng,
đó là sự kiện làm bợn nhơ qui y bởi do thiếu hiểu biết
nên người ấy không thiết tha, không tinh tấn thực hành phận
sự người cư sĩ đối với Tam bảo.
Người
cư sĩ đã qui y Tam bảo nhưng lại nghi ngờ sự giác ngộ của
Đức Phật, nghi ngờ hiệu năng của giáo pháp, nghi ngờ chánh
hạnh của Tăng chúng, đó là sự kiện làm bợn nhơ qui y,
bởi do hoài nghi nên người ấy thối thất tinh tấn, xao lãng
phận sự tu tập và phận sự đối với Tam bảo.
Người
cư sĩ đã qui y Tam bảo nhưng lại có tri kiến sai lầm, hiểu
thấy trái ngược với tinh thần lời dạy của Đức Phật,
tin vào những điều tà pháp như tin bói toán, đồng bóng v.v...
gọi là có tà kiến, đó là sự kiện làm bợn nhơ qui y, bởi
do tà kiến nên người ấy không thấy được chánh đạo,
không thấy được những gì phải nỗ lực tu tập, người
ấy đi xa lời Phật dạy.
Sự
kiện đứt đoạn qui y
Một
người đã đắc quả siêu thế, là bậc thánh hữu học, người
ấy thành tựu qui y bất thối nơi Tam bảo, sẽ không bao giờ
có sự đứt đoạn qui y đối với thánh qui y như vậy. Vị
thánh hữu học dù mạng chung ở đây sanh lại đời sống
khác cũng không gián đoạn tam qui, vì đạo quả siêu thế
là bất động.
Chỉ
có sự qui y của phàm nhân mới có thể bị đứt đoạn. Có
hai sự kiện đứt đoạn qui y của phàm nhân:
a)
Đứt qui y không có lỗi (Anavajjo)
b)
Đứt qui y có lỗi (Sāvajjo)
Một
người đã qui y Tam bảo và tu tập tốt đẹp, nhưng khi người
ấy chết thì xem như là đã đứt đoạn qui y, vì một kẻ
phàm phu không có gì để đảm bảo lúc tái sanh vào cảnh
giới khác, với một đời sống khác, lại có thể giữ nguyên
lập trường tín ngưỡng; người ấy sẽ không còn nhớ đến
Tam bảo, không còn nhớ đến lý tưởng tu tập trong đời
này. Nhưng đây gọi là sự kiện đứt qui y không có lỗi.
Trường
hợp một người đã qui y Tam bảo, sau đó xu hướng theo ngoại
giáo, trở lại phỉ báng Đức Phật, phỉ báng giáo pháp,
phỉ báng Tăng chúng. Như thế gọi là sự kiện đứt qui y
có lỗi. Có lỗi đây là tự làm mất gốc và tạo nên quả
báo đau khổ; nếu người ấy chỉ từ bỏ Tam bảo để xu
hướng ngoại giáo thì gọi là tự làm mất gốc; nếu người
ấy xu hướng ngoại giáo và trở lại phỉ báng Tam bảo thì
gọi là tự làm mất gốc và tạo ác quả.
Một
người cữ sĩ đã đứt qui y thì không còn là một người
cận sự nữa, không đáng gọi là một Phật tử nữa.
Lợi
ích của sự qui y
Qui
y Tam bảo là pháp tu bước đầu của người cư sĩ, từ thái
độ qui y sẽ thể hiện được niềm tin, tinh tấn và trí
tuệ để giúp cho người cư sĩ tiến bộ trong đời sống
tu tập. Người cư sĩ muốn tu tiến mà không qui y Tam bảo
thì không thể định hướng lý tưởng, không có động cơ
để thiết tha hành trì.
Mặt
khác, sự qui y Tam bảo bằng thái độ tôn kính và qui thuận
Đức Phật, giáo pháp và Tăng chúng, điều đó có lợi ích
là kết thành thiện duyên để người ấy trong những kiếp
tương lai sẽ để gắn bó với lý tưởng giải thoát, nếu
gặp được một vị chánh giác thì nhờ duyên lành nên rất
dễ giác ngộ.
Lại
nữa, trong chú giải còn nói rằng, người phát tâm qui y Tam
bảo sẽ có được quả phước rất đặc biệt khi còn tái
sanh luân hồi, được quả phúc như là có tuổi thọ cao, có
nhiều an vui, có nhiều quyền tước, có thân to lớn, có hình
dáng đẹp, có danh tiếng, có ngũ quan nhạy bén ... hơn những
đồng loại.
I.6.
VAI TRÒ CƯ SĨ TRONG PHẬT GIÁO
Đức
Phật có tâm đại bi với chúng sanh, Ngài thuyết pháp vừa
theo trình độ và hoàn cảnh của mỗi người, để họ có
thể thực hành theo giáo pháp hầu được an vui hạnh phúc
và giải thoát khỏi khổ luân hồi như Ngài.
Giáo
pháp của Đức Phật ứng dụng cho cả hai giới xuất gia và
tại gia.
Người
cư sĩ trong Phật giáo cũng có trách nhiệm nặng nề đối
với việc tồn vong của chánh pháp.
Đức
Phật có thuyết rằng:
"Ở
đây, sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ kheo, các tỳ kheo ni,
nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và qui thuận bậc Đạo
Sư, sống tôn trọng và qui thuận giáo pháp, sống tôn trọng
và qui thuận Tăng chúng, sống tôn trọng và qui thuận học
giới, sống tôn trọng và qui thuận lẫn nhau. Đây là nguyên
nhân chánh pháp được tồn tại lâu dài sau khi Như Lai viên
tịch" (A.III.247).
Người
cư sĩ Phật giáo, đúng nghĩa là cận sự nam và cận sự nữ
không phải là người chi đến với Phật giáo như một học
giả nghiên cứu triết học Đông phương. Mà phải nhận thức
rõ vai trò của mình đối với Phật pháp, phải thiết tha
sống theo tinh thần lời dạy của Đức Phật để hướng
tìm mục đích giải thoát, thành tựu hạnh phúc thật sự.
Người
cư sĩ chân chánh trong Phật giáo có hai vai trò:
1.
Vai trò người hộ pháp (Dhammarakkhaka).
2.
Vai trò người thừa tự pháp (Dhammadāyadaka).
Vai
trò hộ pháp
Hộ
pháp tức là hộ trì Tam bảo: hộ trì Phật bảo, hộ trì
Pháp bảo, hộ trì Tăng bảo.
Hộ
trì Phật bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng Đức Phật là bậc
giác ngộ chân lý, bậc đã tìm ra pháp giải thoát, bậc kính
trọng chánh pháp. Do vậy, sự hộ trì Phật bảo cũng gọi
là hộ pháp.
Hộ
trì Pháp bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng giáo lý của Đức
Phật là pháp đem đến sự an vui cho chúng sanh thiết thực
hiện tại, lợi ích tương lai, và thoát khỏi luân hồi. Giữ
vững giáo pháp cho đúng tinh thần chánh pháp, không để bị
mai một, bị sai lệch văn cú ý nghĩa lời dạy của Đức
Phật. Đó gọi là hộ pháp.
Hộ
trì Tăng bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng Tăng chúng là những
vị đệ tử thừa hành giáo lý của Đức Phật, truyền thừa
Phật pháp tồn tại trong thế gian ngay khi Đức Phật còn tại
thế và sau khi Đức Phật níp bàn. Tăng chúng còn là Giáo
pháp còn, do đó sự hộ trì Tăng bảo cũng là hộ pháp.
a)
Hộ trì Phật Bảo
Người
cư sĩ hộ trì Phật bảo bằng bốn hình thức sau đây:
1-
Giữ vững niềm tin đối với Đức Phật, không có hoài nghi
sự giác ngộ của Ngài.
2-
Hằng tán dương Đức Phật và hoan hỷ người khác tán dương
Đức Phật.
3-
Thường xuyên lễ bái Đức Phật qua hình, tượng, xá lợi.
4-
Xây dựng đền tháp, tôn thờ Phật cảnh trang nghiêm để
tôn vinh Đức Phật. Nếu không có khả năng tự mình làm thì
ủng hộ người khác cùng làm.
Việc
thờ phụng Đức Phật, người cư sĩ làm vai trò ấy là hợp
lý hơn các vị xuất gia. Khi Đức Thế Tôn sắp viên tịch,
tôn giả Ānanda đã bạch hỏi Ngài về việc xử sự đối
với thân Xá Lợi của Thế Tôn phải như thế nào? Đức Phật
bảo rằng:
"Này
Ānanda, các ngươi chớ bận lo việc thờ phượng Xá Lợi của
Như Lai; hãy tinh tấn tự lợi, hãy chuyên cần tự lợi, hãy
sống nỗ lực nhiệt tâm, không dể duôi. Này Ānanda, có các
hiền trí Sát đế lỵ, các hiền trí Bà la môn, các hiền
trí gia chủ tín ngưỡng Như Lai, những người ấy sẽ thờ
phượng thân xá lợi của Như Lai" (D.II.141).
b)
Hộ trì Pháp bảo
Người
cư sĩ hộ trì Pháp bảo bằng năm hình thức sau đây:
1-
Giữ vững niềm tin đối với giáo pháp, không có hoài nghi
về hiệu năng hướng thượng của Giáo pháp.
2-
Siêng năng học hỏi giáo pháp, thọ trì đúng chánh pháp, không
mê tín dị đoan, không xu hướng ngoại đạo.
3-
Hoan hỷ cúng dường đến các vị tỳ kheo, sa di là bậc đa
văn, những vị học pháp, hành pháp và duy trì giáo pháp.
4-
Có sự ưu tư trong việc chấn hưng Phật pháp khi thấy có
dấu hiệu bi suy thoái, bị phá hoại.
5-
Tùy khả năng của mình, hỗ trợ chư Tăng kết tập kinh điển,
in ấn sách kinh, mở trường lớp Phật học v.v...
Từ
thời Đức Phật đã có những tấm gương cư sĩ hộ pháp
như ông Anāthapiṇḍika, bà Visākhā, vua Pasenadi, sau này có
vua Asoka ... chẳng những họ cúng dường vật chất hộ độ
Đức Phật và Tăng chúng mà họ còn rất quan tâm để hộ
trì chánh pháp, cũng cố Phật pháp, làm sao cho giáo pháp hưng
thịnh.
Người
cư sĩ hộ trì chánh pháp nổi bậc nhất là đức vua Asoka
(A Dục vương). Với quyền hành của mình, nhà vua đã cố
gắng học Phật pháp cho thông suốt để sàng lọc ra những
vị tu sĩ giả danh gây xáo trộn trong Phật giáo, nhà vua cũng
đã nhiệt tâm hộ độ chư Tăng kết tập kinh điển lần
thứ ba, nhà vua cũng tận tâm giúp đỡ chư Tăng đi hoằng
pháp mở mang Phật giáo đến các nước lân bang ...
c)
Hộ trì Tăng bảo
Người
cư sĩ hộ trì Tăng bảo bằng năm hình thức sau đây:
1-
Có niềm tin vững chắc nơi Tăng chúng, không vì lý do một
vài phần tử cá nhân xấu mà mất niềm tin với Tăng chúng.
2-
Thường xuyên hộ độ cúng dường các nhu cầu vật chất
đến chư tăng.
3-
Luôn luôn bảo vệ uy tín và thanh danh cho Tăng chúng.
4-
Quan tâm đến sự an nguy thịnh suy của Tăng chúng, đồng vui
cộng khổ với chư tăng.
5-
Đối xử với Tăng chúng bằng sự kính trọng và nhu thuận.
Các
cư sĩ thời Đức Phật như ông Jīvakakomārabhacca, bà Visākhā,
vua Pasenadi ... là những người hộ Tăng tiêu biểu, vừa hộ
độ thực phẩm, vừa bảo vệ thanh danh chư tăng, vừa khéo
góp ý nhắc nhở những vị có hành vi sai trái để chấn chỉnh
giáo hội tốt đẹp.
Vai
trò thừa tự pháp
Thừa
tự (dāyada) là sự kế thừa, thừa hưởng, như là thừa tự
tài sản, thừa hưởng gia sản v.v... thừa tự pháp là kế
thừa Giáo pháp của Đức Phật.
Trong
kinh Trung Bộ, Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Này các tỳ kheo,
các ngươi hãy là người thừa tự pháp của ta, đừng là
người thừa tự tài vật - Dhamma-dāyādā me bhikkhave bhavatha
mā āmisadāyādā" -- (M.I.12).
Ở
vai trò thừa tự pháp, người cư sĩ có ba phận sự:
- Học
hỏi giáo lý
-
Thực hành giáo pháp
-
Duy trì Phật giáo
a)
Học hỏi giáo lý
Để
lãnh hội những tinh hoa Phật pháp và có được chánh kiến,
người cư sĩ phải siêng năng học hỏi giáo lý, ưa thích
tìm hiểu Phật pháp. Sự học hỏi giáo lý cho thông suốt,
gọi là thừa tự pháp. Ví như một người con kế thừa sự
nghiệp của ông cha, là phải biết được giá trị những
gì mà ông cha đã để lại, cũng vậy, giáo pháp mà đấng
từ phụ đã để lại, đệ tử xuất gia hay tại gia phải
chuyên cần học tập để biết được giá trị của giáo
pháp ấy, như thế mới đáng gọi là đệ tử thừa tự pháp.
Người
cư sĩ học hỏi giáo lý bằng nhiều phương tiện, có thể
bằng cách nghe chư Tăng thuyết Phật pháp.
Hoặc
có thể học hỏi bằng cách nghiên cứu tham khảo kinh sách
Phật giáo.
Hoặc
có thể học hỏi bằng cách tìm gặp nhau để đàm luận Phật
pháp.
Các
cư sĩ thời xưa khi đến viếng thăm Đức Phật hay các vị
Tỳ kheo, bao giờ họ cũng hoan hỷ nghe pháp, thiết tha học
giáo pháp, như vua Pasenadi, ông Anāthapiṇḍika, bà Visākhā
v.v... Có vậy mới xứng đáng gọi là cư sĩ thừa tự pháp.
b)
Thực hành giáo pháp
Người
cư sĩ không phải chỉ đơn thuần là người có tín ngưỡng
tôn giáo, là người theo đạo Phật. Người cư sĩ phải sống
theo pháp, thực hành giáo pháp, chấp nhận giáo pháp ứng dụng
vào đời sống như là một nhu cầu không thể thiếu. Người
cư sĩ có thực hành như vậy mới hưởng được hương vị
tuyệt vời của giáo pháp, như khi có nếm qua món ăn rồi
mới thưởng thức được hương vị của món ăn đó. Gọi
là người cư sĩ thừa tự pháp, phải thật sự cảm nhận
được sự đặc thù của chánh pháp qua kinh nghiệm tu tập.
Người
cư sĩ ngoài việc học hỏi giáo lý thông suốt, còn phải
thực hành nữa. Khi nào còn người thực hành theo giáo pháp
thì khi đó Phật pháp còn tồn tại, bởi thế vai trò thừa
tự pháp của người cư sĩ cũng rất quan trọng.
Sự
thực hành giáo pháp, tức là hành theo ba điều căn bản:
"Không
làm các điều ác" (Sabbapāpassa akaraṇaṃ). Nghĩa là người
cư sĩ sống né tránh không làm điều tội lỗi như sát sanh,
trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói
vô ích, tham lam, sân hận và tà kiến.
"Thực
hiện các việc lành" (Kusalassa upasampadā). Nghĩa là người
cư sĩ thiết tha làm những điều thiện như bố thí, trì giới,
tu tiến, cung kính, phục vụ, thính pháp, nói pháp, hồi hướng
phước, tùy hỷ phước và cải chánh tri kiến.
"Thanh
lọc nội tâm" (Sacittapariyodapanaṃ). Nghĩa là người cư sĩ
tinh tấn thiền định để rèn luyện nội tâm, làm cho tâm
trong sạch không bị ô nhiễm bởi phiền não tham, sân, si.
Sự
tu tập của người cư sĩ theo ba điều trên, gọi là người
cư sĩ thực hành giáo pháp.
c)
Duy trì Phật giáo
Người
cư sĩ thừa tự pháp, ngoài hai phận sự là học hỏi giáo
lý và thực hành giáo pháp, còn có một phận sự nữa cũng
rất quan trọng, đó là duy trì Phật giáo.
Phật
giáo được tồn tại lâu dài là nhờ vào tứ chúng: tỳ kheo,
tỳ kheo ni, cận sự nam và cận sự nữ hết lòng phụng sự
duy trì chánh pháp. Trong tứ chúng ấy, tỳ kheo và tỳ kheo
ni là hàng xuất gia; cận sự nam và cận sự nữ thuộc hàng
tại gia cư sĩ. Bậc xuất gia đóng vai trò chính trong phận
sự duy trì Phật pháp vững bền; còn đối với hàng cư sĩ
chỉ là vai trò phụ.
Tuy
người cư sĩ đối với phận sự duy trì Phật pháp là vai
trò phụ nhưng không phải là không quan trọng. Vì nếu người
cư sĩ không xuất gia hoặc cư sĩ cha mẹ không hoan hỷ cho
con cháu xuất gia thì làm sao có tỳ kheo, tỳ kheo ni để duy
trì Phật pháp? Lại nữa, nếu người cư sĩ không ủng hộ
cúng dường hoặc bảo vệ Tăng chúng Phật giáo thì làm sao
các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni có điều kiện thuận lợi làm
phận sự duy trì Phật pháp?
Bởi
thế, người cư sĩ cũng có phận sự duy trì Phật giáo là
gián tiếp. Và người cư sĩ duy trì Phật giáo được gọi
là người thừa tự giáo pháp.
Một
thời, khi đức vua Asoka (A Dục vương) trở thành Phật tử,
đức vua đã ra sức xây cất 84.000 chùa tháp để tôn thờ
Xá lợi Đức Phật. Đức vua bạch hỏi chư Thánh Tăng: Sự
đại thí như vầy, không biết có ai đã từng làm chưa?
Trưởng
lão Moggalliputtatissa thay mặt chư Tăng đã trả lời rằng:
"Thưa
Đại vương, dù khi Đức Thế Tôn còn hiện tiền và cho đến
nay cũng chưa có một ai làm được việc đại thí như thế
này. Chỉ có Đại vương là nguời duy nhất làm được việc
đại thí này thôi".
Đức
vua Asoka lắng nghe trưởng lão Moggalli-puttatissa trả lời, lòng
tràn ngập phỉ lạc. Vua đã suy nghĩ, nếu ta là người đã
làm được đại thí này chắc hẳn ta là người thừa kế
Phật giáo (Dāyādo sāsanassa) chăng? Nghĩ vậy, Đức vua bèn
bạch hỏi vị trưởng lão nữa.
"Kính
bạch Tôn giả, trẫm đã làm được đại thí như thế, vậy
trẫm có phải là người kế thừa của Phật giáo chăng?"
Trưởng
lão đáp:
"Thưa
đại vương, người chỉ bố thí bốn món vật dụng, dù có
là đại thí chăng nữa cũng chỉ gọi là thí chủ vật dụng
(paccayadāyaka), chứ chưa phải là người kế thừa Phật giáo
(sāsanadāyada).
Đức
vua liền hỏi vị trưởng lão, người thế nào mới gọi là
kế thừa Phật giáo. Trưởng lão đáp:
"Những
người cha mẹ nào hoan hỷ cho phép con của mình xuất gia trở
thành tỳ kheo trong Phật giáo, như vậy, người cha mẹ ấy
mới được gọi là người kế thừa Phật giáo."
Đức
vua Asoka nghe vậy khởi tâm tịnh tín bèn cho phép hai người
con là hoàng tử Mahinda và công chúa Saṅghamittā xuất gia làm
tỳ kheo và tỳ kheo ni trong Phật giáo. Sau khi xuất gia, cả
hai vị đều đắc quả A la hán, và chính Đại Đức Mahinda
đã mở đầu công cuộc hoằng hóa giáo pháp tại xứ Tích
Lan.
Các
bậc xuất gia duy trì Phật pháp bằng cách hoằng pháp, còn
đối với người cư sĩ thì duy trì Phật pháp bằng cách hộ
độ chư Tăng hoằng pháp, và tạo người nối truyền hoằng
pháp, tức là nếu con em có ý muốn xuất gia thì mình khích
lệ, động viên, và hoan hỷ cho phép.
DỨT
CHƯƠNG I