- 01. Bốn Chặng Đường Tỉnh Thức
- 02. Hồng Danh
- 03. Luận Vãng Sinh
- 04. Ý Nghĩa Trai Đàn Bạt Độ
- 05. Tương Quan Giữa Thiền Và Mật
- 06. Các Đề Mục Nguyên Thủy
- 07. Thân Hành Niệm
- 08. Ba Thời Chuyển Pháp
- 09. Câu Chuyện Dòng Sông
- 10. Ý Nghĩa Quy Y Qua Ba Chặng Đường Tu Tập
- 11. Phương Pháp Học Phật
- 12. Tiến Trình Chết & Trung Ấm
- 13. Trung Ấm Tái Sinh
- 14. Kêu Dài Một Tiếng Lạnh Hư Không
- 15. Cách Chữa Tim Tại Mỹ
Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003
TIẾN
TRÌNH CHẾT
(Trung
ấm
Pháp Tính)
Viết
theo
giải thích của Sogyal Rinpoche về Tử thư Tây Tạng
Tiến
trình
chết được giải thích cặn kẽ trong nhiều kinh sách
Tây Tạng. Cốt yếu nó gồm hai giai đoạn tan rã: một sự
tan rã bên ngoài, khi các căn và tứ đại phân tán, và một
sự tan rã bên trong, thuộc về các ý tường và cảm xúc thô
và tế. Nhưng trước hết chúng ta cần hiểu rõ những thành
phần của thể xác và tâm thức ta, những thứ sẽ phân tán
vào lúc chết.
Toàn
thể
sinh tồn của ta được quyết định bởi các đại chủng:
đất, nước, lửa, gió và khoảng không. Nhờ các đại chủng
này mà thân thể thành hình và tồn tại, và khi chúng phân
tán thì chúng ta chết. Chúng ta quen thuộc với những đại
chủng bên ngoài, những thứ định đoạt cách thế chúng ta
sống, nhưng điều đáng chú ý là những đại chủng bên ngoài
này tác động ảnh hường lên các đại chủng bên trong cơ
thể ta như thế nào. Và tiềm năng cùng tính chất của năm
đại chủng này cùng hiện hữu trong tâm chúng ta. Khả năng
của tâm thức để làm nền tảng cho mọi kinh nghiệm là cái
khả năng của đất (nên thường có danh từ tâm địa); tính
tương tục, dễ thích nghi của nó là nước (dòng tâm thức);
tính sáng suốt, khả năng nhận thức của nó là lửa (ánh
sáng trí tuệ); tính chuyển động liên tục của nó là gió
(tâm viên ý mã); và tính trống rỗng vô giới hạn của nó
là hư không (bầu trời tâm thức).
Truyền
thống
Mật tông Tây tạng nêu lên một giải thích về thân
xác hoàn toàn khác với lối giải thích mà chúng ta vẫn quen
thuộc. Đây là một hệ
thống
tâm
vật lý, gồm một mạng lưới năng động với những
huyệt đạo vi tế, “khí” hay nội khí, và tinh thần. Những
thứ này Phạn ngữ gọi là nadi, prana và bindu (tinh khí thần);
Tạng ngữ gọi là tsa, lung và tiklé. Chúng ta quen thuộc với
một thứ tương tự trong y học và châm cứu Trung Quốc là
các kinh mạch và khí huyết.
Thân
người
được các bậc thầy ví như một đô thị, các kinh
mạch giống như đường sá, khí như ngựa, tâm như người
cỡi. Có 72.000 kinh mạch vi tế trong thân thể, nhưng có ba
kinh mạch chính: trung ương, chạy dọc cột sống, và kinh mạch
bên trái và phải chạy hai bên kinh mạch trung ương. Hai kinh
mạch phải, trái cuộn quanh kinh mạch giữa tại một số điểm
để làm thành một dãy “gút”. Dọc theo kinh mạch chính
có một số “luân xa” chakras, trung tâm năng lượng từ đấy
những kinh mạch phân ra như những cọng dù. Qua những kinh
mạch ấy “khí” tuôn chảy, còn gọi là nội khí. Có năm
khí gốc và năm khí ngành ngọn. Mỗi khí gốc nâng đỡ một
đại chủng và chịu trách nhiệm về một vận hành của cơ
thể con người. Những khí ngành ngọn giúp cho các giác quan
hoạt động. Những khí nào chảy qua tất cả các kinh mạch
khác ngoài kinh mạch giữa, đều được gọi là bất tịnh
vì gợi lên những mẫu tư duy nhị nguyên, tiêu cực Những
khí ở huyệt đạo trung ương được gọi là “khí của trí
tuệ”.
“Tinh
chất”
chứa đựng trong các huyệt đạo. Có tinh đỏ và
trắng. Chỗ chứa chính thức của tinh trắng là cái đỉnh
đầu, và tinh đỏ ở nơi lỗ rốn.
Trong
thực
hành yoga cao cấp, hệ thống này được hành giả quán
rất rõ. Bằng cách làm cho khí vào trong huyệt đạo trung ương
nhờ năng lực thiền định một hành giả có thể trực nhận
ánh sáng căn bản hay “Điểm Linh quang” của tự tính tâm.
Điều này làm được vì tâm thức cỡi trên khí. Bằng cách
hướng tâm về một chỗ đặc biệt nào trên cơ thể mình,
hành giả có thể đưa khí đến đấy. Với cách ấy hành
giả đang mô phỏng cái điều xảy ra lúc chết: khi những
gút trong các huyệt đạo dược bung ra, khí chảy vào huyệt
đạo trung ương, và hành giả đốn ngộ tức thì.
Sự
kết
hợp của 5 uẩn sẽ tan rã khi chúng ta chết. Tiến trình
chết là một tiến trình duyên sinh phức tạp, trong đó những
nhóm thuộc các khía cạnh tương quan trong thân và tâm ta phân
tán đồng thời. Khi phong đại biến mất thì những thân hành
và các giác quan suy sụp. Những luân xa hay trung tâm năng lượng
sụp đổ, và vì không có những luồng gió nâng đỡ chúng,
nên các đại chủng liên tiếp tan rã từ thô nhất đến tế
nhất. Kết quả là mỗi giai đoạn của quá trình tan rã đều
có hiệu quả vật lý và tâm lý trên người sắp chết, và
được phản chiếu bằng những triệu chứng vật lý bên ngoài
cũng như kinh nghiệm tâm lý bên trong.
SỰ
TAN RÃ BÊN NGOÀI
Sự
tan
rã bên ngoài xảy ra khi các giác quan và tứ đại phân
tán. Điều trước tiên chúng ta có thể ý thức là các giác
quan ta ngưng hoạt động như thế nào. Sẽ đến một lức
khi nằm trên tử sàng, ta không thể hiểu được một lời
nào của mọi người xung quanh, dù vẫn nghe giọng nói của
họ. Đây là dấu hiệu nhĩ thức đã ngưng hoạt động. Ta
nhìn một vật trước mắt, mà chỉ có thể thấy hình dạng
lờ mờ, không rõ chi tiết. Đấy là dấu hiệu nhãn thức
đã suy. Tương tự đối với các khả năng ngửi, nếm, sờ.
Đó là giai đoạn đầu tiên của tiến trình tan rã.
Bốn
giai
đoạn tan rã kế tiếp đi kèm với sự tan rã của bốn
đại:
1.
Địa đại tan rã
Thân
xác
chúng ta khởi sự mất hết sức mạnh. Chúng ta kiệt quệ
không còn chút năng lực nào; không thể đứng lên, ngồi thẳng,
hay cầm bất cứ vật gì Ta không còn giữ được cái đầu
của ta. Ta cảm thấy như mình đang té xuống, đang nhận chìm
xuống đất, hay đang bị một sức nặng ghê gớm nghiền nát.
Kinh điển mô tả nó như là một trái núi khổng lồ đang
ép xuống, và ta đang bị nó nghiền nát. Ta cảm thấy nặng
nề, khó chịu trong bất cứ tư thế nào. Ta có thể yêu cầu
dỡ ta lên, chồng gối cao lên, lấy hết chăn trên người
ra. Màu da của ta phai nhạt và một màu tái xanh xuất hiện.
Má ta hóp lại và những vết đen xuất hiện trên răng. Càng
lúc ta càng thấy khó mở mắt nhắm mắt. Khi sắc uẩn phân
tán, ta trở nên yếu đuối mong manh. Tâm ta dao động, nói
nhảm, nhưng rồi lại chìm vào hôn trầm. Đấy là những dấu
hiệu địa đại đang rút vào thủy đại, và khả năng của
thủy đại bây giờ rõ rệt hơn. Bởi thế “Dấu hiệu bí
mật” xuất hiện trong tâm ta lúc đó là, ta thấy một hình
ảnh chập chờn.
2.
Thủy đại tan rã
Chúng
ta
khởi sự mất khả năng kiểm soát chất lỏng trong thân.
Mũi miệng ta bắt đầu chảy nước. Đôi khi có nước mắt
chảy ra, và ta có thể mất hết sự tự chế. Lưỡi ta cứng
lại, môi thụt vào, không còn chút sắc máu, miệng và cổ
họng bế tắc. Những lỗ mũi ta lún vào, và ta cảm thấy
rất khát nước. Ta run rẩy, co giật. Mùi tử khí bắt đầu
phảng phất xung quanh. Khi thọ uẩn phân tán, thì những cảm
giác của thân yếu dần, khi khổ khi vui, lúc nóng lúc lạnh.
Tâm ta đâm ra mờ mịt, bất mãn, cáu tức, và nóng nảy. Một
vài kinh điển nói chúng ta cảm thấy như mình bị dìm trong
đại dương hay cuốn trôi trong dòng nước lớn.
Thủy
đại
đang tan rã vào hỏa đại, bây giờ hỏa đại thắng
lướt và có khả năng nâng đỡ tâm thức. Bởi thế “dấu
hiệu bí mật” là người sắp chết thấy một đám mờ như
khói cuộn.
3.
Hỏa đại tan rã
Miệng
và
mũi chúng ta hoàn toàn khô cạn. Tất cả hơi ấm trong cơ
thể bắt đầu mất dần, từ chân tay cho đến tim. Có thể
có một luồng khói xuất từ đỉnh đầu. Hơi thở lạnh giá
khi qua miệng và mũi. Ta không còn có thể uống hay tiêu hóa
bất cứ thứ gì. Tưởng uẩn đang phân tán, và tâm ta lơ
lửng giữa sáng suốt và mê mờ. Ta không thể nhớ được
tên bà con bè bạn, hay nhận ra họ là ai. Càng lúc ta càng
khó nhận ra cái gì bên ngoài, vì âm thanh và cái thấy lẫn
lộn.
Hỏa
đại
dang tan vào phong đại, nên bây giờ nó không có thể
làm nền tảng cho tâm thức được nữa, mà khả năng của
phong đại thì rõ rệt hơn. Bởi thể dấu hiệu bí mật là
những đóm sáng chập chờn trên một ngọn lửa mở ra, như
những con đom đóm.
4.
Phong đại tan rã
Khi
gần
chết, càng lúc ta càng khó thở. Không khí dường như
thoát ra ngõ yết hầu, ta khởi sự thở hào hển. Những hơi
thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc, hơi thở ra càng
lúc càng dài. Mắt trợn trừng, ta nằm bất động. Khi hành
uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế
giới bên ngoài. Ta khởi sự có những ảo giác. Nếu bình
sinh đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có thể trông thấy những
hình thù ghê rợn. Những ám ảnh và những giây phút kinh hãi
trong đời bây giờ quay lại, có khi ta cố la lên vì kinh hoàng.
Nếu đã sống một đời hiền thiện có lòng tử tế, xót
thương, thì ta có thể kinh nghiệm những cảnh thiên đường
đầy hỉ lạc, và “gặp” những bạn bè thân yêu hoặc
những bậc giác ngộ. Với những người đã sống đời lương
thiện, thì khi chết có sự an bình thay vì hãi sợ.
Điều
đang
xảy đến là phong đại đang tan vào tâm thức. Những
ngọn gió đều tập hợp lại trong “khí nâng đỡ đời sống”
nằm ở tim. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là (người chết)
thấy một ngọn đuốc hay đèn đỏ rực. Hơi thở vào càng
nông cạn, hơi thở ra càng sâu. Ở thời điểm này, máu tụ
lại đi vào trong “kinh mạch của sự sống” nằm chính giữa
tim ta. Ba giọt máu lần lượt tụ lại, gây nên ba hơi thở
hắt ra cuối cùng. Rồi thình lình, hơi thở chúng ta chấm
dứt. Chỉ một chút hơi ấm còn lại nơi tim ta. Mọi dấu
hiệu của sự sống không còn, và đây là điểm mà sự xét
nghiệm lâm sàng cho là “chết”. Nhưng những bậc thầy Tây
tạng nói đến một tiến trình bên trong vẫn còn tiếp diễn.
Thời gian giữa sự ngưng thở và thời gian chấm dứt “hơi
thở bên trong” được cho là “khoảng chừng bữa ăn”,
tức khoảng hai mươi phút. Nhưng không có gì chắc chắn, và
toàn thể tiến trình này có thể xảy ra rất nhanh.
SỰ
TAN RÃ BÊN TRONG
Trong
quá
trình tan rã ở nội tâm, ở đấy những tâm trạng và
cảm xúc từ thô đến tế tan rã, ta gặp bốn tầng lớp tâm
thức vi tế. Ở đây tiến trình chết phản ảnh ngược lại
với tiến trình đầu thai. Khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ,
tâm thức ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ
phát triển bào thai, tinh chất của cha, một hạt nhân “trắng
và phúc lạc” an trú trong luân xa trên đỉnh đầu, trên cùng
của huyệt đạo trung ương. Tinh chất người mẹ, một hạt
nhân “đỏ và nóng”, an trú trong luân xa được nói là dưới
rốn chừng bốn ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này mà
những giai đoạn kế tiếp của sự tan rã xảy ra. Với sự
biến mất của ngọn gió giữ nó tại đấy, tinh chất màu
trắng đi xuống huyệt đạo về phía trái tim. Bên ngoài có
tướng màu trắng hiện ra như “một bầu trời trong sáng
dưới ánh trăng”. Bên trong, ý thức chúng ta trở nên vô
cùng sáng suốt, và tất cả những tâm trạng do sân giận,
gồm 33 thứ, đi đến chấm dứt. Giai đoạn này gọi là “Xuất
hiện”. Rồi tinh chất của mẹ bắt đầu đi lên qua huyệt
đạo trung ương, khi ngọn gió giữ nó nguyên chỗ đã biến
mất. Tướng bên ngoài là một màu “đỏ” như mặt trời
chiếu trên nền trời trong. Bên trong, có một cảm giác phúc
lạc phát sinh, và những tâm trạng do tham dục, gồm 40 thứ
tất cả, ngưng hoạt động. Giai đoạn này gọi là “Tăng
trưởng”.
Khi
hai
tinh chất đỏ trắng gặp gỡ ở tim, tâm thức được
kèm theo trong ấy. Tulki Urgyen Rinpoche, một bậc thầy lỗi lạc
ở Nepal, nói: “Kinh nghiệm ấy giống như bầu trời và trái
đất gặp nhau”. Bên ngoài, chúng ta thấy xuất hiện một
màu “đen”, giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong
màn đêm dày đặc. Tướng bên trong là một trạng thái tâm
thức không có tư tưởng. Bảy
trạng
thái
tâm do ngu si và vọng tưởng đi đến chấm dứt. Điều
này được gọi là “Thành tựu”. Khi chúng ta tỉnh lại,
ánh sáng Căn bản lóe lên như một bầu trời vô nhiễm không
mây mù. Đôi khi đấy gọi là “tâm với ánh sáng của sự
chết”. Đức Dalai Lama nói: “Tâm thức này là tâm thức
sâu xa nhất. Chúng ta gọi nó là Phật tính, suối nguồn thực
sự của mọi thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo
dài ngay cả đến khi thành Phật quả”.
Người
ta
thường ví trạng thái trung ấm sau khi chết với hình ảnh
một người nữ tài tử đẹp ngồi trước tấm gương soi.
Buổi trình diễn cuối cùng của nàng sắp bắt đầu, nàng
đang đánh son phấn và kiểm soát lại một lần cuối toàn
thể dáng dấp mình trước khi bước ra sân khấu. Cũng thế,
vào lúc chết bậc thầy khai thị cho ta tinh yếu của giáo
lý trong tấm gương của tự tính tâm và trực chỉ
cho ta trọng tâm của sự tu tập. Nếu bậc thầy không hiện
diện, thì những bạn đạo có duyên với ta nên có mặt để
giúp ta nhớ lại.
Người
ta
bảo thời gian tốt nhất để khai thị là sau khi hơi ra
đã ngưng, và trước khi “nội khí” vận hành bên trong chấm
dứt; mặc dù bảo đảm nhất là bắt đầu khai thị trong
tiến trình chết, trước khi các giác quan hoàn toàn suy sụp.
Nếu bạn không có cơ hội gặp thầy ngay trước khi chết,
thì phải thụ giáo và tập cho quen với những chỉ dẫn này
trước.
Những
hành
giả thượng thặng về Dzogchen, đã hoàn toàn trực nhận
tự tính tâm trong suốt đời họ, nên khi chết, họ chỉ cần
tiếp tục an trú trong trạng thái Tính giác, khi làm cuộc chuyển
tiếp qua sự chết. Họ không cần chuyển di tâm thức vào
một vị Phật nào hay cõi Phật nào, vì họ đã thực chứng
tâm giác ngộ của chư Phật ngay trong chính họ. Cái chết
đối với họ là giải thoát tối hậu – cao điểm của sự
chứng đắc, tột đỉnh của một đời tu tập. Tử thư Tây
tạng chỉ có vài lời này để nhắc nhở một hành giả như
vậy: “Thưa thượng nhân, bây giờ ánh sáng Căn bản đã
ló dạng. Hãy nhận ra, và an trú trong sự tu tập”.
THỜI
GIAN CỦA ÁNH SÁNG CĂN BẢN
Ánh
sáng
căn bản xuất hiện; đối với một hành giả, nó kéo
dài bao lâu vị ấy an trú không tán loạn trong tự tính tâm.
Nhưng đối với phần đông, nó kéo dài không lâu hơn một
búng tay, và với vài người, nó kéo dài “khoảng chừng một
bữa ăn”. Phần đông người tuyệt nhiên không nhận ra ánh
sáng Căn bản, mà thay vì thế, rơi vào một trạng thái ngất
xỉu có thể kéo dài ba ngày rưỡi. Sau đó thần thức mới
thực sự rời khỏi thể xác.
Mặc
dù
mọi rối ren mờ mịt của chúng ta đã chấm dứt lúc thân
ta chết, song thay vì quy phục, đón nhận ánh sáng, thì vì
sợ hãi và vô minh, chúng ta lùi lại, và theo bản năng, bám
lấy những gì ta đã từng bám giữ. Đấy chính là nguyên
nhân ngăn cản chúng ta lợi dụng thời điểm mãnh liệt này
làm cơ hội giải thoát. Padmasambhava nói: “Tất cả hữu tình
đã sống và chết vô số lần. Chúng đã nhiều lần kinh nghiệm
ánh sáng khôn tả này. Nhưng vì bị bóng tối vô minh làm mờ
mịt, chúng vẫn lang thang bất tận trong sinh tử”.
Khi
ánh
sáng Căn bản ló dạng, thì vấn đề then chốt sẽ là
mức độ an trú tự tính nơi ta, mức độ hợp nhất bản
chất tuyệt đối và đời sống hàng ngày nơi ta, và mức
độ thanh lọc tâm phàm tình nơi ta, để thể nhập trạng
thái trong sáng nguyên ủy.
MẸ
CON GẶP GỠ
Có
một
phương pháp theo đó chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn
bị để nhận ra khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện vào lúc
chết. Đấy là phương pháp thiền tối thượng gọi là “hợp
nhất giữa hai ánh sáng”, hay còn gọi là “Sự tan hòa giữa
Ánh sáng Mẹ và Ánh sáng Con”.
Ánh
sáng
Mẹ là cái tên mà ta đặt cho ánh sáng Căn bản. Đấy
là bản chất nội tại của mọi sự vật nằm bên dưới
toàn thể kinh nghiệm của ta, và thể hiện trong vẻ sáng ngời
nguyên vẹn của nó vào lúc ta chết.
Ánh
sáng
Con, còn gọi là ánh sáng Đạo lộ, là tự tính của
tâm ta, cái mà nếu được thầy khai thị và chúng ta trực
nhận, thì ta có thể dần dần an trú nó nhờ thiền định,
và hội nhập nó vào sự sống hàng ngày. Khi sự hội nhập
đã được toàn triệt, thì sự trực nhận cũng toàn triệt,
và sự chứng ngộ xảy đến.
Mặc
dù
Ánh sáng Căn bản là bản chất nội tại của tâm ta và
là bản chất của mọi sự vật, song ta không nhận ra nó,
thành thử nó hầu như bị khuất lấp Ta có thể ví Ánh sáng
Con như là cái chìa khóa mà bậc thầy trao cho ta để mở cánh
cửa nhận thức, để nhận ra được Ánh sáng Căn bản, mỗi
khi gặp cơ hội.
Hãy
tưởng
tượng bạn phải đi đón một người bạn chưa từng
quen biết. Nếu bạn không có một tấm ảnh của người ấy,
thì có thể người ấy đã đi qua mà bạn không thấy. Nhưng
khi đã có tấm ảnh thì bạn có thể nhận ra người ấy ngay
khi thấy họ.
Một
khi
tự tính tâm đã được khai thị cho bạn, và bạn đã
trực nhận, tức là bạn có chìa khóa để trực nhận lần
khác. Nhưng, cũng như bạn phải giữ tấm ảnh và nhìn nó
luôn luôn, để có thể nhận ra người kia khi gặp họ; cũng
vậy, bạn phải tiếp tục an trú sự trực nhận tâm bản
nhiên (tự tính tâm) qua sự thường xuyên thực tập. Khi ấy
sự trực nhận trở thành thâm căn cố đế nơi bạn, thành
một phần của bạn, đến nỗi gặp là nhận ra ngay không
cần bức ảnh. Vậy, sau khi thực hành sự trực nhận bản
tâm đã thuần, thì vào lúc chết, khi Ánh sáng Căn bản xuất
hiện, bạn có thể nhận ra nó và hòa nhập với nó một cách
tự nhiên “như con thơ sà vào lòng mẹ”, như các bậc thầy
ngày xưa đã nói, hay như gặp bạn cố tri, hay như sông chảy
vào biển.
Sự
chấm
dứt tiến trình tan rã và xuất hiện Ánh sáng Căn bản,
đã mở ra một chiều không gian hoàn toàn mới mẻ. Một cách
giản dị để giải thích điều này là so sánh với cách đêm
chuyển thành ngày. Giai đoạn cuối của tiến trình tan rã
khi chết là kinh nghiệm màu đen của giai đoạn thành tựu.
Nó được mô tả “giống như bầu trời trùm trong màn đêm
u tối”. Sự sinh khởi Ánh sáng Căn bản là như ánh sáng
trong bầu trời trống rỗng không mây ngay trước lúc bình
minh. Bây giờ, dần dần mặt trời pháp tính bắt đầu lên
cao trong vẻ tráng lệ huy hoàng của nó, thắp sáng mọi đường
cong của trái đất ở mọi hướng. Tia sáng của tính giác
xuất hiện một cách tự nhiên và tỏa ra thành ánh sáng và
năng lượng.
Cũng
như
mặt trời lên trong bầu trời trong sáng trống rỗng, sự
xuất hiện ánh sáng của bardo pháp tính cũng sẽ nổi lên
từ không gian lan khắp của Ánh sáng Căn bản. Cái tên chúng
ta đặt cho sự trình diễn của âm thanh, ánh sáng và màu sắc
này là “hiện diện tự nhiên”, vì nó vẫn luôn luôn hiện
diện trong tâm, trong sự “trong sáng nguyên ủy”, vốn là
nền tảng của nó. Điều thực sự xảy ra là một tiến
trình hiển bày, trong đó tâm và bản chất căn để của nó
dần dần trở nên rõ rệt. Bạt đô pháp tính là nột giai
đoạn trong tiến trình ấy. Vì chính qua bối cảnh ánh sáng
và năng lượng này mà tâm hiển thị trạng thái thuần tịnh
nhất của nó là Ánh sáng căn bản, để tiến đến sự hiển
hiện của nó thành hình dạng trong bạt đô kế tiếp, nghĩa
là bạt đô tái sinh.
Một
điều
rất đáng chú ý là vật lý học tân thời cũng đã
chứng minh rằng khi tra tầm vật chất đến chỗ cùng cực,
thì nó được hiển bày dưới dạng một biển năng lượng
và ánh sáng. Nhà vật lý David Bohm nhận xét: “Dường như
thể vật chất là ánh sáng được cô đọng lại, được
làm cho đông lại... tất cả vật chất là một kết tinh của
ánh sáng thành những mẫu mực di chuyển qua lại với tốc
độ trung bình chậm hơn tốc độ ánh sáng”. Vật lý học
tân thời cũng khám phá ánh sáng có nhiều phương diện: “Nó
đồng thời là năng lượng và cũng là thông tin – nội dung,
hình dáng, cơ cấu. Nó là tiềm năng của mọi sự”.
Bạt
đô
pháp tính có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn trình bày một
cơ hội khác nữa để giải thoát. Nếu cơ hội này không
được bắt lấy, thì giai đoạn kế tiếp sẽ mở ra. Sự
giải thích ở đây về bạt đô pháp tính bắt nguồn từ
mật điển Dzogchen, trong đó nói rằng chỉ nhờ pháp tu cao
cấp đặc biệt gọi là Togal, người ta mới có thể hiểu
ý nghĩa thực sự của bạt đô pháp tính. Ngay cả trong Tử
thư Tây tạng, vốn cũng thuộc giáo lý Dzogchen, chuỗi liên
tục bốn giai đoạn này cũng chỉ nói mơ hồ, hầu như hơi
ẩn mật, và không xuất hiện trong một cơ cấu trật tự
rõ ràng.
Tuy
nhiên,
cần phải nhấn mạnh rằng danh từ chỉ có thể cho
một vài khái niệm về những gì có thể xảy ra trong bạt
đô pháp tính mà thôi. Chúng vẫn chỉ là khái niệm, khi mà
hành giả chưa kiện toàn pháp môn Togal. Đến khi ấy thì những
gì nói sau đây sẽ trở thành một kinh nghiệm cá nhân không
thể chối cãi.
1.
Hư không tan thành ánh sáng
Trong
bạt
đô pháp tính, ta mang một cái thân bằng ánh sáng. Giai
đoạn đầu của bạt đô này là khi “hư không tan thành ánh
sáng” .Thình lình ta ý thức dến một thế giới âm thanh,
ánh sáng và màu sắc. Tất cả những hình dạng quen thuộc
thường ngày đã hòa tan thành một phong cảnh ánh sáng lan
khắp. Ánh sáng này rực rỡ chói chang, trong suốt và nhiều
màu, không bị giới hạn bởi một chiều hướng nào, lóng
lánh và luôn luôn chuyển động. Tử thư Tây tạng gọi nó
“giống như một ảo giác trên đồng trống trong hơi nóng
mùa hè”. Màu sắc của nó là biểu hiện tự nhiên của thể
tính tứ đại trong tâm: hư không màu xanh, nước trắng, đất
vàng, lửa đỏ, và gió lục.
Những
tướng
sáng chói chang ấy trong bạt đô pháp tính an trú lâu
mau hoàn toàn tùy thuộc mức độ an trú pháp môn Togal. Chỉ
khi thực sự làm chủ pháp môn này ta mới có thể ổn định
kinh nghiệm ấy và sử dụng nó để đạt giải thoát. Nếu
không, bạt đô pháp tính chỉ lóe lên như một làn chớp,
mau đến độ ta không ngờ nó đã xẹt tới nữa. Cần phải
nhấn mạnh một lần nữa rằng chỉ một hành giả Togal mới
có thể có sự trực nhận vô cùng quan trọng này, đó là,
những biểu hiện ánh sáng chói lọi này không hiện hữu ngoài
“tự tính giác” của tâm.
2.
Ánh sáng tan thành Nhất thể: Cảnh giới Chư thiên
Nếu
người
chết không thể nhận ra đấy là biểu hiện tự nhiên
của Tính giác – Rigpa, thì những quang sắc giản đơn khi
ấy khởi sự hòa vào nhau, cô đọng lại thành những điểm
sáng hay những trái cầu bằng ánh sáng đủ cỡ, gọi là tiklé.
Trong những trái cầu sáng này, “những mandala chư thần an
lạc và phẫn nộ” xuất hiện, khi những trái cầu khổng
lồ bằng ánh sáng tụ lại, dường như chiếm trọn cả không
gian.
Đây
là
giai đoạn thứ hai, gọi là “ánh sáng tan thành nhất thể”,
trong đó ánh sáng xuất hiện dưới hình dạng những đức
Phật hay chư thiên đủ cỡ, đủ màu sắc hình dạng, cầm
những đồ phụ tùng khác nhau. Ánh sáng họ chiếu ra thật
chói chang làm lòa mắt, âm thanh thì ghê rợn như ngàn tiếng
sấm sét nổi lên, còn những tia sáng thì như những tia laser
đâm thủng mọi sự.
Đấy
là
“bốn mươi hai thần an lạc và năm mươi tám thần phẫn
nộ” mô tả trong Tử thư Tây tạng. Những vị này xuất
hiện trong một giai đoạn vài “ngày”, ở trong những cảnh
giới (mandala) đặc biệt của họ gồm từng nhóm năm. Hình
ảnh này chiếm trọn bầu trời bên trong tâm thức ta với
một cường độ mãnh liệt mà nếu ta không nhận ra thực
chất của nó, thì nó có vẻ đe dọa ghê gớm. Ta bị ngốn
ngấu trong nỗi sợ hãi kinh hoàng, và ta ngất xỉu.
Từ
chính
ta và từ những vị thần ấy, có những chùm tia sáng
nhỏ nhiệm tỏa ra, hòa tâm ta với chư thiên. Vô số trái
cầu sáng xuất hiện trong những tia sáng càng tăng thêm rồi
“cuộn lại”, khi tất cả chư thần đều tan vào trong tâm
ta.
3.
Nhất thể tan thành Trí tuệ
Nếu
ta
vẫn chưa nhận ra được và an trú, thì giai đoạn kế tiếp
mở ra, gọi là “nhất thể tan thành trí tuệ”.
Một
chùm
tia sáng nhỏ nhiệm khác tuôn phát từ tim, và một ảo
tượng khổng lồ mở ra; tuy nhiên từng chi tiết vẫn sáng
sủa rõ ràng. Đây là sự trình bày những khía cạnh khác
nhau của trí tuệ, hiện ra một lượt dưới dạng những tấm
thảm trải ra bằng ánh sáng và trái cầu sáng rực rỡ:
Đầu
tiên,
trên một tấm thảm ánh sáng màu xanh lục, xuất hiện
những trái cầu sáng màu xa-phia xanh, gồm những nhóm năm.
Phía trên đó, trên một tấm thảm ánh sáng trắng, xuất hiện
những trái cầu sáng chói lọi trắng như pha lê. Trên nữa,
trên một thảm ánh sáng vàng nhạt, xuất hiện những trái
cầu sáng màu vàng ròng, và trên nữa, một thảm ánh sáng
đỏ nâng đỡ những trái cầu sáng đỏ màu hổ phách. Trên
tất cả là một trái cầu ánh sáng rực rỡ như một cái
lọng tỏa ra làm bằng lông chim công.
Sự
trình
diễn những quang sắc sáng chói này là biểu hiện của
năm trí: pháp giới thể tính trí, giống như hư không cùng
khắp; đại viên cảnh trí, bình đẳng tính trí, diệu quan
sát trí và thành sở tác trí. Nhưng vì trí Thành sở tác chỉ
kiện toàn được vào lúc giác ngộ, nên nó chưa hiện ra ở
đây. Bởi thế mà không có thảm ánh sáng màu lục và những
trái cầu sáng, tuy thế nó nội tại trong tất cả màu sắc
khác. Điều được biểu hiện ở đây là tiềm năng giác
ngộ của ta. Thành sở tác trí chỉ xuất hiện khi ta thành
phật.
Nếu
bạn
không đạt giải thoát ở đây nhờ an trú không tán loạn
vào tự tính tâm, thì những tấm thảm ánh sáng và những
trái cầu sáng trong đó, cùng với tự tính bạn, tất cả
sẽ tan vào trong trái cầu sáng như cái lọng lông chim công.
Điều này báo hiệu giai đoạn cuối cùng của bạt đô pháp tính, “trí tuệ tan thành hiện diện tự nhiên”. Bây giờ, toàn thể thực tại trưng ra trong một cuộc trưng bày vĩ đại. Trước hết trạng thái thanh tịnh nguyên ủy xuất hiện như một bầu trời mở rộng không mây. Rồi chư thần an lạc và phẫn nộ xuất hiện, tiếp theo là những cảnh giới chư Phật, và dưới đó là sáu cõi luân hồi. Tính cách bao la vô hạn của cảnh tượng này thực hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng thông thường của chúng ta. Mọi khả năng đều được trình bày: Từ trí tuệ và gịải thoát cho đến mê mờ và tái sinh. Trong lúc ấy, ta tự thấy mình có những khả năng nhận thức và trí nhớ sáng suốt, chẳng hạn, với sự sáng suốt hoàn toàn, các giác quan không bị trở ngại, ta sẽ biết các đời trước và đời sau, thấy suốt tâm địa người khác, và có tri kiến về cả sáu nẻo luân hồi. Trong một thoáng, ta có thể nhớ lại một cách sống động tất cả những giáo lý đã được nghe, và cả những giáo lý chưa từng nghe cũng thức dậy trong tâm ta.
Toàn thể cảnh tượng này sẽ tan biến trở lại vào tinh chất sơ nguyên của nó, như một cái lều sụp đổ khi những sợi dây của nó đã bị cắt đứt.
Nếu ta có được sự an trú bền vững để nhận ra những hiện tượng ấy là “tia tự chiếu” từ Tính giác của tự tâm, thì ta sẽ được giải thoát. Nhưng nếu không có kinh nghiệm của pháp tu Togal, ta không thể nào nhìn những vị thần “sáng chói như mặt trời” ấy. Thay vì thế, ta đưa mắt nhìn xuống lục đạo theo khuynh hướng tập quán nhiều đời trước. Chính những hình ảnh lục đạo mà ta nhận ra, sẽ dụ dẫn ta trở lại vào lưới mê .
Trong Từ thư Tây tạng, những thời kỳ nhiều “ngày” được dành cho những kinh nghiệm về bạt đô pháp tính. Đây không phải là những ngày dương lịch hai mươi bốn tiếng đồng hồ, bởi vì trong phạm vi pháp tính, chúng ta đã hoàn toàn vượt ra ngoài mọi giới hạn thời không. Những “ngày” này là “ngày thiền quán”, và ám chỉ thời gian mà chúng ta có thể an trú không tán loạn trong tính giác của tâm, hay trong trạng thái nhất tâm. Nếu không có thực tập an trú vững vàng trong thiền định, thì những ngày ấy có thể ngắn như một chớp nhoáng, và sự xuất hiện chư thần an lạc và phẫn nộ sẽ mau chóng đến độ ta không thể ghi nhận được.
Một gợi ý khác để nhìn bạt đô pháp tính là, hãy xem nó như thế giới nhị nguyên được hiển bày trong hình dạng thuần tịnh tối hậu của nó. Chúng ta được đưa ra phương tiện để giải thoát, song đồng thời chúng ta cũng bị dụ dẫn bởi tiếng gọi của những bản năng và tập quán. Ta kinh nghiệm năng lực thuần tịnh của tâm linh, mà đồng thời cũng kinh nghiệm sự rối ren mờ mịt của nó. Dường như thể ta đang được nhắc nhở phải làm một quyết định, phải chọn lựa giữa đường này hay đường kia. Dĩ nhiên, chúng ta có được cái quyền chọn lựa ấy hay không, còn tùy thuộc vào mức độ tu tập của ta trong lúc sống.