Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Mục đích của cầu nguyện

Sunday, February 13, 201100:00(View: 11823)
Mục đích của cầu nguyện

Thích Nhất Hạnh
HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN &
KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
 Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN
(Giảng chung cho Phật tử và tín hữu Cơ Đốc)

Phần Một
ĐỐI TƯỢNG SIÊU HÌNH

MỤC ĐÍCH CỦA CẦU NGUYỆN

Ba điều cầu nguyện thông thường

Chúng ta có những mong ước, có những điều tâm nguyện, và chúng ta muốn những điều đó được thực hiện, vì vậychúng ta cầu nguyện.

Đại đa số chúng ta mong ước gì? Trước hết là mong ước về sức khỏe. Tất cả chúng ta ai cũng mong ướcsức khỏe. Chúng ta mong ước gì nữa? Mong ước sự thành công. Làm gì chúng ta cũng muốn thành công, đi tu cũng muốn thành công chứ đừng nói là đi buôn. Chúng ta thường chúc Tết nhau về hai mặt thành côngthịnh vượng. Điều thứ ba chúng ta mong ước là sự hài hòa. Thiếu điều thứ ba này chúng ta không sống hạnh phúc được. Chúng taliên hệ với những người khác, và nếu liên hệ giữa ta với những người này không được tốt đẹp thì ta không có hạnh phúc, vì vậy mà ta cầu cho sự liên hệ hàng ngày giữa ta với người kia có sự hài hòa.

Ở Đài-bắc có một phụ nữ rất đau khổ vì chồng đi đánh bạc. Bà không biết làm gì hơn là đến chùa cầu nguyện, xin đức Bồ tát làm sao để chồng mình bỏ bài bạc, nếu không thì mối liên hệ giữa mình với chồng sẽ rất cực nhọc, rất khổ đau. Một bên làm lụng, buôn bán tảo tần, một bên phung phí tiền bạc, không để ý gì đến vợ con. Đó là về vấn đề liên hệ. Người đàn bà này không cầu tiền bạc, không cầu thành công, không cầu sức khỏe, mà chỉ cầu xin đức Bồ tát cứu giúp, xui khiến cho chồng mình bỏ bài, bỏ bạc.

Có một phụ nữ khác, tới chùa cầu nguyện để người đàn bà kia buông chồng mình ra, tại vì chồng mình đang bị đặt dưới ảnh hưởng của một người đàn bà ấy. Chúng ta hãy tưởng tượng một người đàn bà đang đau khổ, ngày đêm khóc thầm, tại vì chồng mình đã bỏ rơi mình để đi theo một người đàn bà khác! Trong lòng bà chứa chất những đau khổ, những oán hận, những ganh tị. Những niềm đau, nỗi khổ đó biểu lộ ra trong đời sống hàng ngày. Con mắt bà chứa đầy oán trách, lời nói bà chứa đầy cay đắng. Nhưng bà càng làm như vậy thì ông chồng bà lại càng chán và càng bám sát lấy người đàn bà kia. Bây giờ người vợ đó chỉ có cách đến chùa để lạy đức Bồ tát Quán Thế Âm, cầu cho người đàn bà kia buông thả chồng mình ra.

Cầu nguyện như vậy có đúng không, nhất là trong tinh thần đạo Bụt? Có cần sự thực tập nào đi theo sự cầu nguyện đó hay không? Trong sự cầu nguyện này có niệm, có định, có tuệ, có từ, có bi hay không? Hay chỉ có sự giận hờn, sự trách móc, sự ganh tị, sự uất hận mà thôi? Nếu không có những năng lượng của niệm, của định, của tuệ, của tình thương thì làm sao đường dây có điện? Làm sao lời cầu của mình thấu đến tai Bồ tát được?

Phải có trí tuệ để thấy rằng mình, chồng mình, và người đàn bà kia có liên hệ mật thiết với nhau. Phải có những năng lượng phát xuất từ chính mình thì mình mới có thể thiết lập được liên hệ với chồng, và với người đàn bà kia. Tất cả những điều đó đều thuộc phạm vi thực tập.

Chúng ta cầu nguyện bằng cách nào? Chúng ta phải cầu nguyện bằng cả thân, cả miệng và cả ý, nghĩa là ta phải cầu nguyện bằng ý, bằng lời, và bằng sự sống hàng ngày của ta. Thân-khẩu-ý phải hợp nhất lại trong niệm, và trong tình trạng gọi là thân tâm nhất như đó, chúng ta mới có thể chế tác ra được cái năng lượng của đức tin, của thương yêu, và chúng ta mới thay đổi được tình trạng.

Chúng ta hãy nhìn vào ba điều cầu nguyện thông thường của mọi người. Trước hết là cầu xin sức khỏe. Phần lớn chúng ta đều là những người nghèo mà ham, đều là những thằng mõ mong được gõ cửa nhà trời! Chúng ta mong mình có cái sức khỏe gọi là toàn hảo, perfect health. Nhưng cái gọi là sức khỏe toàn hảo đó chỉ là một ý niệm, nó không bao giờ có thật trong sự sống.

Sở dĩ chúng ta còn sống đây là nhờ chúng ta đã từng có bệnh. Nếu không bệnh thì chúng ta không thể nào sống được. Người nào trong chúng ta cũng đều đã trải qua cái thời gian đau vặt vãnh, ốm liên miên, nhất là trong thời thơ ấu. Con người là một câu lau, một sinh vật yếu đuối, luôn luôn bị hăm dọa bởi những con vi khuẩn, những con nấm độc. Chúng đầy dẫy ở trong không khí, trong nước uống, trong thức ăn. Ba loại sinh vật li ti luôn luôn rình rập, hăm dọa chúng ta, là Vi trùng (Bacteria), Vi khuẩn (Virus), và Nhiễn khuẩn (Fungus). 

Chính nhờ những lần đau vặt vãnh, chính nhờ luôn luôn bị bao vây, bị tấn công bởi những con vi sinh đó, mà trong người của chúng ta mới phát triển ra được một hệ thống kháng thể, để phòng thủ và bảo vệ cho ta. Như vậy thì nhờ có bệnh, nên mình mới biết tự vệ để sống còn. Cho nên đừng ham là mình có được một sức khỏe gọi là không tật bệnh, một sức khỏe tuyệt đối. Không có bệnh thì không có sức khỏe! Chúng ta phải nhận thức điều đó và phải biết sống hòa bình, an lạc với bệnh của mình.

Trong bụng hơi đầy hơi thì đừng nói rằng vì đầy hơi nên mình ngồi thiền không được! Phải tập ngồi thiền với một ít hơi ở trong bao tử. Có hơi ở trong bao tử mà ngồi thiềnan lạc thì mới gọi là biết tu tập, mới là có điều kiện để tu tập. Đừng bao giờ nghĩ rằng chừng nào mình hết đầy hơi thì mình mới ngồi thiền an lạc được! Nếu vậy thì không bao giờ mình có thể tạo được an lạc trong khi ngồi thiền! Trong chúng ta người nào cũng có một ít bệnh, chúng ta phải ký một hiệp ước sống chung an lạc với bệnh của mình.

Vì vậy mà trong sự cầu nguyện đừng bao giờ mơ tưởng tới cái gọi là hoàn toàn không có bệnh. Trong bài Đệ tử kính lạy, mình phải hiểu câu Thân không tật bệnh là không tật bệnh đến độ không tu tập được. Phải có một sức khỏe tối thiểu nào đó thì mới tu tập thành công được.

Ví dụ trong khu vườn của chúng ta có ba trăm cây rất đẹp, nào cây tùng, cây bách, cây bồ đề, cây liễu, cây hạnh, cây lê, cây táo v.v… Trong khu vườn của chúng ta cũng có thể có ba bốn cây bị chết. Nhưng không phải vì vậy mà khu vườn không đẹp. Mình đừng than khóc khi thấy ba, bốn cây trong vườn bị chết khô. Mình phải vui lên vì có đến ba trăm cây trong vườn còn khỏe mạnh! Trong cơ thể mình cũng vậy. Mình có một bệnh, hai bệnh, ba bệnh. Nhưng những bộ phận khác của cơ thể mình đang còn tốt. Phải thấy như vậy. Mắt của anh còn tốt không? Hai lá phổi của chị còn tốt không? Hai chân chú còn đi vững không? Tại sao mình không sung sướng nhận diện những yếu tố đó của sức khỏe, mà cứ nói rằng tại sao tôi cứ đau cái này nhức cái kia hoài! Mình phải nhận diện những yếu tố tích cực. Mình phải biết trong người của mình có thể có tới bảy mươi, tám mươi, hoặc chín mươi phần trăm cơ phận còn tốt. Đừng bao giờ than phiền, đừng bao giờ mong cầu một tình trạng sức khỏe gọi là toàn hảo. Cái đó không bao giờ có. Ngay cả đức Bổn Sư, ngài cũng đã cần có đức A-Nan xoa bóp, ngài cũng đã từng bị bệnh đau bụng.

Nếu mình có vài ba bệnh, và nếu các tật bệnh đó không trầm trọng đến độ có thể ngăn cản sự tu tập của mình, thì đó đã được xem là thân không tật bệnh. Với những ốm đau lặt vặt, mình vẫn có thể hàng ngày an vui tu tập pháp Bụt nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi và giúp được cho nhiều người khác rồi.

Nếu chúng ta có một công thức để cầu nguyện cho mọi người đều có sức khỏe tuyệt đối thì mọi nhà thương đều đóng cửa, tất cả các y tá, các bác sĩ đều thất nghiệp! Thành ra chúng ta phải thực tế, đừng mơ tưởng những điều trên mây. Bệnh tật là một thực tạichúng ta phải chấp nhận, chúng ta phải ký một hiệp ước sống chung an lạc với chúng. Mình chỉ cần một sức khỏe tương đối. Vì vậy, trong khi cầu nguyện, chúng ta đừng quá đòi hỏi. Nếu tất cả mọi người không bệnh, không chết, thì làm gì có chỗ để chúng ta ngồi trong thiền đường này? Trái đất cũng sẽ không đủ chỗ chứa!

Chúng ta phải biết rằng cái bệnh và cái chết là một phần của sự sống.

Điều cầu nguyện thứ hai là sự thành công. Ai cũng muốn thành công. Nhà buôn muốn thành công với tư cách nhà buôn; nhà văn muốn nổi tiếng, muốn sách bán chạy; người làm phim muốn phim của mình được nhiều hãng mua. Ai cũng muốn thành công cả. Người nào cũng muốn cầu nguyện để cho sự làm ăn của mình thịnh vượng, thành công. Mỗi khi Tết đến chúng ta thường chúc nhau thịnh vượng, nhưng sự thịnh vượng đó có hẳn là cái yếu tố không thể có của hạnh phúc không? Đó là câu đáng hỏi.

Ngoài ra, sự thịnh vượng của một người có phải kéo theo sự không thịnh vượng của người khác hay không? Nếu một nước sản xuất lúa gạo như Việt-nam mà không xuất cảng được lúa gạo thì nguy lắm. Nếu tất cả các nước đều có thể sản xuất đủ gạo cho nước mình thì ai là người mua số lúa gạo thặng dư của các nước khác? Cho nên thỉnh thoảng phải có những năm mất mùa. Thế giới có những nước cần mua lúa, mua gạo thì những nước sản xuất lúa gạo mới có thể làm ăn được. Vì vậy cho nên tất cả chỉ có giá trị tương đối mà thôi.

Điều cầu nguyện thứ ba là sự hài hòa. Hài hòa cũng vậy, hài hòa là làm thế nào để có tình thương, làm thế nào có sự hòa điệu giữa mình và người mình thương, giữa mình và gia đình mình, giữa mình và xã hội mình. Đây là một yếu tố khác của hạnh phúc. Chúng ta có thể làm gì và chúng ta có thể cầu nguyện cho điều này không? Và cầu nguyện theo lối nào, theo công thức nào?

Đó là ba đối tượng cầu nguyện của rất đông người trong chúng ta, nhỏ cũng như lớn. Thường thường chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta trước, rồi mới cầu nguyện cho người ta thương. Thông thường thì ta không cầu nguyện cho người dưng nước lã, và nhất là không cầu nguyện cho những người chúng ta ghét, những người đã làm khổ ta.
 

Điều cầu nguyện của người tu

Người xuất gia có một ý niệm khác về cầu nguyện. Ngay trong bài Đệ tử kính lạy, bài cầu nguyện phổ thông nhất của giới Phật tử Việt-nam, có nói rất rõ về mục đích của sự cầu nguyện.

Đã đành chúng ta cầu thân không tật bệnh, tâm không phiền não. Nhưng chúng ta không cầu nhận hai điều đó như là hai cứu cánh, tại vì chúng ta muốn đi xa hơn nữa. Nên nhớ rằng bài này không phải chỉ dành cho giới xuất gia mà chung cho tất cả mọi người tại gia, và những em rất trẻ ở trong Gia đình Phật tử Việt-nam nữa.

Ngửa trông ơn Phật từ bi gia hộ, thân không tật bệnh, tâm không phiền não để làm gì? Để hàng ngày an vui tu tập phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh. Đó là câu tụng của người xuất gia. Ra khỏi luân hồi, vượt thoát sanh tử, là lời cầu nguyện của những người xuất gia.

Người xuất gia có thể cầu nguyện sức khỏe, có thể cầu nguyện thành công, có thể cầu nguyện hài hòa trong tăng thân không? Có! Nhưng chừng đó chưa đủ. Người xuất gia phải đi đến một mức độ sâu sắc hơn, đó là giải thoát sanh tử để có thể thỏa mãn được những nhu yếu rất sâu mà người tại gia chưa thấy được. Đó là biết rõ tôi từ đâu tới, tại sao tôi có mặt đây, tôi sẽ đi về đâu, sau khi chết tôi còn hay không, tôi với Bụt có liên hệ gì không, cái bản lai diện mục của tôi là gì? Đó là những điều cầu nguyện sâu sắc nhất của người tu.

Nếu là người tu mà chỉ cầu nguyện ba điều thông thường là sức khỏe, thành công và hài hòa, thì chưa phải là người tu đích thực. Người tu đích thực phải cầu nguyện tới mức độ sâu sắc hơn. Mình phải làm thế nào để trong đời sống hàng ngày, mình có thể có cái nhìn chọc thủng được bình diện tích môn, để đi tới bản môn, mà thấy được cái bản chất tương tức của vạn sự, vạn vật. Mình phải thấy được cái Như Lai tạng, cái chân như, cái bản thể, cái niết bàn thì lúc đó mình mới đạt tới sự thỏa mãn lớn lao của người tu.

Sự thỏa mãn đó có rồi thì dầu có sức khỏe nhiều hay sức khỏe ít, mình vẫn có hạnh phúc như thường. Dù thành công hay không thành công trong công việc, trong sự tạo dựng chùa chiền, hoặc trong tổ chức tăng thân, thì mình vẫn không đau khổ gì cả. Cố nhiên khi mình có hạnh phúc rồi thì mình sẽ không tranh chấp, không gây chiến tranh, không tạo khổ đau. Sự hài hòa do đó tự nhiên nó có.

Như vậy thì chúng ta khác nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở trình độ cầu nguyện của chúng ta. Khi chúng ta đã tiếp xúc được với bản môn rồi, nghĩa là tiếp xúc được với niết bàn, với chân như, với Như Lai tạng, khi chúng ta đã bước vào được thế giới của Hoa Nghiêm, đã tiếp xúc được với nước Chúa, với Thượng đế rồi, thì cái gì xảy ra trong tích môn ta cũng chấp nhận được cả, chúng ta đã đi vào trong cõi an lạc, không còn đau khổ nữa. Sống thêm mười năm nữa cũng được, mà sống thêm nửa năm nữa cũng không sao.

Lúc đó, chúng ta đã thay đổi hẳn cách nhìn của chúng ta. Trước kia nếu không có cái này, ta sẽ đau khổ vô cùng, nhưng khi tiếp xúc được với chân như rồi thì không có cái này cũng không sao. Trước kia không có sự thành công này, ta xem như cả cuộc đời thất bại, nhưng khi đã tiếp xúc được với bản môn rồi thì dù chùa của mình có bị cháy, dù người ta bôi xấu mình, người ta gán cho mình những điều oan ức, thì mình vẫn mỉm cười, an lạc được như thường. Cái mà ta cho là sự thành công, căn bản hạnh phúc của đời ta, ta không cần nữa, tại vì hạnh phúc của ta ở trong bản môn đã có, và rất lớn, nó vượt thoát khỏi cái thành cái bại.

Ngoài ra, khi mình thấy được mình và tất cả chúng sanh là cùng một bản thể, thì làm gì có sự chia cách mà không có sự hài hòa? Ta và bụt đã là một, thì làm gì có sự chia cách nữa? Vì vậy cho nên người tu phải biết cách cầu nguyện, và cái ước muốn sâu sắc nhất của người tu là tiếp xúc được với bản môn. Tiếp xúc được với bản môn rồi thì tự nhiên sức khỏe của chúng ta tăng tiến, chúng ta sẽ thành công trong sự tu họchóa độ, chúng ta sẽ tạo được tăng thân rất an lạc, rất hạnh phúc, rất hài hòa. Nhưng dù cho sự thành công không tới mức mà ta mong ước, chúng ta vẫn không thấy khổ. Cho nên chúng ta thấy rằng sự cầu nguyện của người tu là rất sâu sắc, nó không chỉ nằm trên bình diện tích môn.

Chúng ta đừng nghĩ rằng sức khỏe của chúng ta là quan trọng nhất, sự thành công của chúng ta là quan trọng nhất, hay cái liên hệ của chúng ta với người thương, với gia đình, với xã hội là quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất của người tu là chúng ta chọc thủng được bức màn tích môn để đi vào thế giới của bản môn, để thấy được sự liên hệ, thấy được cái tương tức giữa ta và Bụt, giữa ta và tất cả những hiện tượng khác của sự sống quanh ta.

Vì vậy khi cầu nguyện, chúng ta phải có trí tụê. Đa số chúng ta khi cầu nguyện thường muốn đức Bồ tát làm cho chúng ta điều này điều kia, muốn Thượng đế ban cho chúng ta cái này cái nọ. Chúng ta tưởng rằng nếu Bụt, nếu Bồ tát, nếu Thượng đế làm cho ta cái đó, ta sẽ có hạnh phúc. Nhưng cái trí tuệ của chúng ta đâu có đủ để chúng ta đặt ra một chương trình cho Bụt, cho Bồ tát, hoặc cho Thượng đế làm theo?

Ví dụ về sinh môi. Chúng ta muốn cầu nguyện như thế nào? Chúng ta cầu nguyện cho cây đừng bị đốn, cho các loài chúng sanh đừng bị sát hại, không bị diệt chủng. Nhưng cái thấy của chúng ta có đủ để chúng ta đưa ra một chương trình và nhờ Thượng đế thực hiện giùm không? Tại vì trong chương trình của Thượng đế, có sự sinh nở, có sự tiêu diệt. Những con châu chấu đó nếu không chết, mỗi khi hàng trăm triệu con đáp xuống, thì chỉ trong vài giây đồng hồ là chúng có thể làm cho mùa màng của cả một vùng bị tiêu tan. Có những con vi khuẩn có thể ăn những con vi khuẩn khác. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết kế một sinh môi hay không? Trong sự sinh nó phải có sự diệt. Phải có những loài này tấn công những loài khác và tạo thành một thế thăng bằng để sự sống có thể có mặt được. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết lập ra sự thăng bằng đó hay không? Nếu chúng ta không có khả năng đó mà vẫn muốn sự việc xảy ra theo ý mình, thì sự cầu nguyện của chúng ta chỉ biểu lộ sự ngu si, sự tham lam của chúng ta mà thôi.

Trí tuệ của chúng ta về sự sống như thế nào, từ bi của chúng ta có bao nhiêu mà chúng ta muốn làm một danh sách công việc để bắt Thượng đế phải làm theo? Cho nên trong khi cầu nguyện ta phải có trí tuệ, chúng ta đừng đòi hỏi quá đáng như đòi hỏi một sức khỏe toàn hảo, một perfect health, một đòi hỏi rất là vô lý!

Chúng ta cầu nguyện cho bản thân ta, cầu nguyện cho những người thương của ta, và chúng ta đòi hỏi những điều mà nếu Thượng đế làm, nếu đức Bồ tát làm thì sẽ tạo ra một sự xáo trộn rất lớn trong thế giới này, và sẽ gây ra rất nhiều đau khổ.

Cho nên phải có trí tuệ trong khi cầu nguyện. Làm sao để có trí tuệ? Muốn có trí tuệ thì ta phải quán chiếu, phải đi về bản môn. Một điều mà chúng ta có thể biết được là khi năng lượng của từ bi, của trí tuệ, của chánh niệm khởi dậy rồi, thì chúng ta có thể thay đổi được tình trạng, thay đổi được hoàn cảnh. Thay đổi không phải bằng cá nhân của ta mà thôi, mà bằng cả tâm thức cộng đồng. Tâm thức cộng đồng đó là cái chìa khóa của tất cả sự thay đổi.

Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ, nói rằng: Thượng đế là một vệ tinh viễn thông. Tất cả những ước muốn của mình phải được phóng lên trên đó, rồi Thượng đế sẽ gởi phán quyết của ngài lại cho người mình muốn cầu nguyện.

Ví dụ mình là A, mình muốn cầu nguyện cho B, hai bên ở xa nhau. Mình phải hướng lời cầu nguyện tới Thượng đếThượng đế sẽ phản chiếu lại giùm mình. Mình cầu cho B được làmh bệnh thì B sẽ được lành bệnh. Vì vậyThượng đế được ví như là một vệ tinh viễn thông.

Cái vệ tinh viễn thông mà Larry Dossey gọi là Thượng đế đó, đạo Bụt gọi là Tâm thức cộng đồng, tức là A-lại-gia thức, trong đó Bụt và chúng ta là một. Nếu có một sự chuyển biến ở trong tâm thức cá nhân thì có sự chuyển biến ở trong tâm thức cộng đồng. Mà khi có chuyển biến trong tâm thức cộng đồng thì có sự chuyển biến tình trạng của đối tượng cầu nguyện của chúng ta. Vì vậy cho nên ta nói rằng tất cả là đều do tâm. Tâm của chúng ta là một sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, thì chúng ta phải trở về với tâm.

Tâm của chúng ta là một trung tâm chế biến năng lượng. Từ trung tâm điện lực đó, ta mới có thể thay đổi được thế giới, vũ trụ. Thay đổi bằng những năng lượng có thật, và do chính ta chế tác ra.

Đó là cách cầu nguyện hữu hiệu nhất.

 



 
[1] Năm ’95-’96 tại Làng Mai, Pháp

[2] Xem Thương Yêu theo Phương Pháp Bụt dạy, Nhất Hạnh, Lá Bối, Walnut Creek, USA, 1995, tr. 192.

[3] Một đơn vị thời gian rất ngắn.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 33)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 97)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 82)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 190)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 261)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 311)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 248)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 342)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 443)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 376)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 478)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 446)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 715)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 539)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 563)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 504)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 658)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 585)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 946)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 606)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 609)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 700)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 838)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 763)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 651)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 659)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 685)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 781)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 930)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 934)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 672)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 787)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 878)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1036)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 848)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1143)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1011)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1022)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1333)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1489)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1480)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1229)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1217)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1207)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1354)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1321)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1540)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1204)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1111)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1241)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1430)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1244)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1256)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1389)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1376)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant