Chương
VIII (c)
Niệm
Hơi
Thở
145. Bây giờ đến phần mô tả
sự tu tập Niệm hơi thở kể như một đề mục thiền. Ðức
Thế tôn đã tán thán nó như sau: "Và này các tỷ kheo, định
cho quán hơi thở này, khi được tu tập, được làm cho sung
mãn, là an lạc và cao thượng, là trú xứ an lạc vô nhiễm,
loại trừ và làm cho tịnh chỉ các ác bất thiện tư duy ngay
khi chúng khởi lên" (S. v. 321)
Kinh Văn
Ðức Thế tôn đã mô tả niệm
hơi thở này có 16 mục căn cứ như sau: "Và này các tỷ kheo,
thế nào niêm hởi thở được tu tập, được làm cho sung
mãn, là vừa an lạc vừa cao cả, là một trú xứ an lạc vô
nhiễm, loại trừ và làm cho tịnh chỉ các ác bất thiện
tư duy ngay khi chúng khởi lên? Ở đây, này các tỷ kheo, một
Tỳ kheo đi đên khu rừng hay đến một gốc cây hay ngôi nhà
trống, ngồi xuống kiết già, lưng thẳng an trú niệm trước
mặt luôn tĩnh giác, vị ấy thở vào, tính giác, vị ấy thở
ra" (1) Khi thở vô dài, vị ấy biết tôi thở vô dài" (2) Khi
thở ra dàì vị ấy biết tôi thở ra dài (2) Vi ấy biết tôi
thở vô ngắn, vị ấy biết "Tôi thở vô ngắn" hay khi thở
ra ngắn, vị ấy biết "Tôi thở ra ngắn" (3) Vị ấy tập
"Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô" Vị ấy tập "Cảm giác
toàn thân tôi sẽ thở ra". (4) Vị ấy tập "An tịnh thân hành
tôi sẽ thở vô", Vị ấy tập "An tịnh thân hành tôi sẽ
thở ra (5) Vị ấy tập "Cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở vô"
Vị ấy tập "Cảm giác hỉ thọ tôi sẽ thở ra" (6) Vị ấy
tập " Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra"(7) Vị ấy tập
"Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở vô", Vị ấy tập "Cảm giác
tamn hành tôi sẽ thở ra" (8) Vị ấy tập "An tinh tâm hành
tôi sẽ thở vô" Vị ấy tập "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở
ra". (9) Vị ấy tập "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô",
Vị ấy tập "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra" (10) Vị ấy
tập "Khiến tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", Vị ấy tập "Khiến
tâm hân hoan tôi sẽ thở ra". (11) Vị ấy tập "Khiến tâm
định tĩnh, tôi sẽ thở vô", Vị ấy tập "Khiến tâm định
tĩnh, tôi sẽ thở ra" (12) Vị ấy tập, "Khiến tâm cởi mở,
tôi sẽ thở vô", Vị ấy tập "Khiến tâm cởi mở, tôi sẽ
thở ra". (13) Vị ấy tập "Quán vô thường, tôi sẽ thở vào"
Vị ấy tập "Quán vô thường tôi sẽ thở ra (14) Vị ấy
tập "Quán tan hoại tôi sẽ thở vào" Vị ấy tập "Quán tan
hoại tôi sẽ thở ra" (15) Vị ấy tập "Quán tịch diệt tôi
sẽ thở vào" Vị ấy tập "Quán tịch diệt, tôi sẽ thở
ra" (16) Vị ấy tập "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vào" Vị ấy
tập "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra" (S. v, 321-2)
146. Tuy nhiên sự mô tả về cách
tu tập chỉ toàn vẹn về mọi mặt sau khi luận giải về
kinh văn, bởi thế ở đây luận giải được dẫn đầu bằng
một luận giải về phần đầu của đoạn kinh.
Giải Thích Danh Từ
"Và này các Tỳ kheo, thế nào là
định về quán hơi thở được tu tập, được làm cho sung
mãn" Thế nào là một câu hỏi tỏ ý muốn giải thích
chi tiết sự tu tập về định qua phép quán hơi thở trong
những hình thức khác nhau của nó. (lược)
147. Ở đây, tu tập có nghĩa
khởi lên, tăng trưởng. "Ðịnh do quán hơi thở" là định
liên hệ đến việc niệm hơi thở hay đinh về pháp niệm
hơi thở. "Ðược làm cho sung mãn" là tập đi tập lại nhiều
lần.
148. Vừa an lạc vừa cao cả (santo
ceeva panìtokaca): nó an lạc ở cả hai phương diện và cao
cả về cả hai phương diện. Nghĩa là thế nào? Không như
quán bất tịnh, một đề mục thiền chỉ an lạc và cao cả
khi đã thâm nhập nhưng đối tượng quán của pháp này thì
không cao cả cũng không an lạc vì đối tượng (trong giai đoạn
học tập) thì thô, và (sau đó) đối tượng là đáng tởm.
Trái lại, pháp quán này (niệm hơi thở) thì không thế, nó
an lạc lắng dịu bởi tính chất an lạc của đối tượng
và bởi tính chất an lạc của sự thâm nhập (penetration)
và nó cao cả do tính chất cao cả của đối tượng và bởi
tính chất cao cả của sự thâm nhập.
149. (Ðó là một trú xứ an lạc
vô nhiễm): Nó không có sự lẫn lộn với các thành phần
thấp kém, nên gọi là vô nhiễm. Ðây không có vấn đề phải
tạo xong công việc chuẩn bị tiên khởi mới đạt đến an
lạc (như trường hợp quán biến xứ kasinas) hay
phải tới giai đoạn cận hành định (access) mới an lạc (như
ở trường hợp quán bất tịnh). Pháp quán này an lạc và
cao cả ngay tự bản chất của nó, khởi từ sự chú ý đầu
tiên của ta trên đối tượng (hơi thở) đã là an lạc. Có
người bảo nó vô nhiễm bởi vì nó không bị pha lẫn cái
gì khác, nó có giá trị dinh dưỡng và ngay từ bản chất
nó đã êm dịu rồi. Bởi thế cần hiểu rằng nó "vô nhiễm"
và là "trú xứ an lạc" vì nó đưa đến sự an lạc thân và
tâm ngay trong mỗi lúc thấm nhuần pháp quán này.
150. (Ngay khi vừa khởi lên): Khi
nào chúng (Những ác bất thiện tư duy) không được chế ngự.
Ác: xấu, "bất thiện tư duy" (akusàla) là những tư duy
được phát sinh bởi không thiện xảo (akosalla). Nó loại
trừ ngay: loại bỏ, nhiếp phục ngay lúc đó. Làm cho tịnh
chỉ (vùpasameti), nó hoàn toàn làm an tịnh (sutthu upasameti),
hay
nói cách khahc, khi cuối cùng được đưa đến viên mãn
nhờ thấm đạo, thì nó đoạn hẳn.
151. Nói tóm lại ý nghĩa ở đây
là: Này các Tỳ kheo, bằng cách nào, do phương pháp, hệ thống
nào, mà định do niệm hơi thở được tu tập, được làm
cho sung mãn, thì sẽ vừa an lạc vừa cao cả... Ngay khi chúng
khởi lên.
152. Bấy giờ Ðức Thế tôn dạy:
"Ở đây, này các Tỳ kheo..." Ðể giải thích chi tiết điều
trên.
"Ở đây, này các Tỳ kheo" có nghĩa
là này các Tỳ kheo ở trong giáo pháp này. Chữ "Ở đây" có
nghĩa là trong giáo pháp của Phật kể như điều kiện tiên
quyết cho một người để phát sinh định lực qua phép quán
hơi thở trong tất cả hình thức (nghĩa là 16 đề tài) của
nó, và ám chỉ rằng trạng thái như vậy không hiện hữu
ở trong một nền giáo lý nào khác. Vì kinh dạy: "Này các
Tỳ kheo, chỉ ở đây mới có đệ nhất Sa môn, ở đây có
đệ nhị Sa môn, ở đây có đệ tam Sa môn, ở đây có đệ
tứ Sa môn, các giáo lý khác không có Sa môn" (M. i, 63; A.
ii, 238)
153. Ði đến khu rừng, hay một chỗ
đất trống, có nghĩa vị ấy đã tìm ra một chỗ ở thích
hợp cho sự tu tập định bằng cách niệm hơi thở. Vì tâm
vị Tỳ kheo này từ lâu đã bị phân tán trong những đối
tượng sắc pháp, v.v... Nó không muốn theo dõi đối tượng
của sự tu định qua pháp niệm hơi thở, nó cứ bỏ chạy
khỏi đường rầy giống như một chiếc xe buộc vào một
bò hoang. Bây giờ, giả sử một mục tử muốn luyện một
con bê hoang đã bú sữa từ một bò mẹ hoang, thì anh ta phải
đem nó đi xa khỏi bò mẹ, cột nó ra riêng bằng một sợi
dây buộc vào một cái cọc đóng chặt xuống đất, khi đó
con bê có thể vùng vằng qua lại, nhưng vì không thể rứt
ra được nên cuối cùng nó sẽ ngồi xuống hay nằm xuống
bên cạnh cái cọc. Cũng vậy, khi vị Tỳ kheo muốn luyện
cái tâm từ lâu đã bị hỏng vì được nuôi dưỡng b?ng các
sắc pháp, thì vị ấy phải đưa nó ra khỏi các đối tượng
sắc pháp và đem nó vào rừng hay tới một gốc cây, hoặc
một chỗ trống, buộc nó lại ở đấy, vào cái cọc là hơi
thở vô ra, với sợi dây là niệm lực. Tâm vị ấy khi đó
có thể lăng xăng qua lại vì nó không còn có được những
đối tượng mà lâu nay nó đã quen thuộc, song vì không thể
rứt sợi dây "niệm" để thoát ra, nên nó phải ngồi lại,
nằm xuống bên đối tượng (hơi thở) dưới ảnh hưởng
của định cận hành và an chỉ (access and absorption).
Bởi thế cổ đức nói:
154.
"Như một người luyện trâu
Cột trâu vào cọc
Cũng vậy ở đây tâm vị ấy cần
Ðược cột chắc vào đối tượng
nhờ niệm".
155. Hoặc, pháp niệm hơi thở này
kể như một đề mục tu tập thiền định đề mục trước
tiên trong số những đề mục thiền mà tất cả chư Phật
(một số) Duyên Giác Thanh Văn đã sử dụng làm căn cứ để
đạt đến thiền chứng và hiện tại lạc trú- pháp niệm
hơi thở này không dễ dàng tu tập nếu không từ bỏ trú
xứ gần những làng mạc huyên náo với tiếng ồn của phụ
nữ, đàn ông, voi ngựa, vì tiếng động là cây gai đ?i với
thiền (xem A.v, 135) trong khi ở một khu rừng xa làng mạc,
một thiền giả có thể thoải mái khởi sự tu tập đề mục
thiền này, và thành tựu Tứ thiền trong pháp niệm hơi thở,
rồi lấy thiền này làm căn bản để biến tri các hành (xem
Chương XX, đoạn 2 và kế tiếp) (với tuệ), vị ấy có thể
đắc A-la-hán, quả vị cao tột. Ðó là lý do Ðức Thế tôn
bảo "đi đến khu rừng" v.v... Trong khi nêu rõ một trú xứ
thích hợp cho hành giả.
156. Vì Ðức Thế tôn giống như
một bậc Thầy về nghệ thuật xây dựng những cảnh trí
(xem D. i, 12; D. ii, 87). Như bậc Thầy về nghệ thuật
xây cất quan sát cảnh trí dự định cho 1 thành phố, ngắm
thật kỹ lưỡng khung cảnh ấy, và chỉ dẫn "Hãy xây dựng
thành phố tại đây", và khi thành phố đã hoàn tất, vị
ấy được vinh dự lớn của vua ban, cũng vậy Ðức Thế tôn
xem xét một trú xứ về phương diện thích nghi cho thiền giả,
và Ngài chỉ dẫn: "Hãy tu tập đề mục thiền định của
ngươi tại đây" và về sau, khi thiền giả đã tu tập đề
mục thiền và đắc A-la-hán quả và nói: "Ðức Thế tôn quả
thực là Ðấng Toàn Giác", Ðức Thế tôn nhận được danh
xưng lớn.
157. Và tỷ kheo nà được ví như
một con báo. Như một con báo lớn cháu tể loài báo, trốn
trong một rừng cỏ hay rừng cây hay bãi đá hoang vu trong rừng
để bắt các dã thú trâu rưng, bò rừng, beo, v.v... Cũng vậy,
vị Tỳ kheo tu tập đề mục thiền trong rừng sẽ bắt được
tuần tự Dự lưu đạo, Nhất Lai đạo, Bất Hoàn đạo, A-la-hán
đạo, và cả những Thánh quả ấy nữa, bởi thế cổ đức
nói:
Như con báo trong rừng
Bắt được các dã thú
Vị đệ tử của Phật
Với trí tuệ, tinh cần
Nhờ ẩn vào rừng sâu
Ðược quả vị cao nhất.
Bởi thế đức Thế tôn nói: "Ði vào
khu rừng" v.v... Là để nêu rõ 1 trú xứ dễ thúc nhanh sự
chứng quả.
158. Ở đây, "đi vào khu rừng" là
đi đến bất cứ một loại rừng nào có được sự an lạc
của độc cứ, trong số những loại rừng được tả như
sau: "ngoài cái cọc ranh giới, tất cả đất ấy là rừng"
(Ps. i, 176), và "Một trú xứ ở rừng là một nơi xa
cách 500 tầm cung" (Vin. iv, 183). "Ði đến một gốc ấy":
đến gần một gốc cây. "Ði đến một chỗ trống": đi đến
một khoảng đất hẻo lánh trống trải và ở đây, vị ấy
cũng được xem là đã đi đến một "chỗ trống" nếu vị
ấy đi đến một trong bảy tú xứ còn lại (là một tảng
đá, một khe núi, một hang động, một bãi tha ma, một cụm
rừng, một khoảng trống giữa trời, một đống rơm)
159. Sau khi chỉ định 1 trú xứ
thích hợp cho ba mùa cho khí chất và tính tình (về mùa nóng,
rừng là thích hợp, về mùa rét, gốc cây, mùa mưa, khoảng
trống. Với người đàm thạnh, bản chất lãnh đạm thì rừng
là thích hợp. Với người mật hạnh gốc cây thích hợp.
Với người phong thạnh, khoảng trống thích hợp. Với người
tánh si, rừng thích hợp, Với người tánh sân, gốc cây thích
hợp. Với người tánh tham, khoảng trống thích hợp) và thích
hợp cho sự tu tập niệm hơi thở, đức Thế tôn nói "ngồi
xuống" v.v... Chỉ rõ một thế ngồi an lạc không đưa đến
trạo cử cũng không đưa đến giải đãi. Rồi ngài bảo:
"ngồi kiết già" v.v... để chỉ rõ tính cách vững chãi trong
tư thế ngồi, sự dễ dàng cho hơi thở vô ra và cách để
phân biệt đối tượng.
160. Ở đây "kiết già" là thế
ngồi với hai vế hoàn toàn xếp lại. "lưng thẳng" phần trên
thân thể thẳng đứng, với 18 đốt xương sống thẳng lên.
Vì khi ngồi như vậy, da, thịt và gân của hành giả không
bị cong quẹo, những cảm thọ khởi lên nếu chúng bị cong,
sẽ không khởi lên. Vì thế tâm hành giả trở thành chuyên
nhất, và đề mục thiền, thay vì sụp đổ đạt đến lớn
mạnh tăng trưởng.
161. "An trú niệm trước mặt" (parimukham
satim
upatthapetva) sau khi đặt niệm trước mặt, đối
diện với đề mục thiền. Hoặc cũng có thể hiểu là, theo
patisambhidà, Pari có nghĩa là sự kiểm soát (Pariggaha)
mukkham (cái miệng) có nghĩa là lối ra, Sati
(niệm) có nghĩa an trú (upatthàna), bởi thế mà nói niệm
kế như một lối ra được kiểm soát" (parimukham satim) (Ps.
i, 176). Ý nghĩa vắn tắt ở đây là sau khi làm cho niệm
trở thành lối ra có được kiểm soát (lối ra là ra khỏi
cái đối lập với nó, tức sự quên lãng hay bất giác).
162 "Tỉnh giác vị ấy thở vào,
tỉnh giác vi ấy thở ra". Sau khi đã ngồi như vậy, an trú
niệm như vậy, vị Tỳ kheo không bỏ cái niệm ấy, mà luôn
luôn tỉnh giác vị ấy thở vào tỉnh giác vị ấy thở ra.
Có nghĩa rằng vị ấy là một người làm việc có tỉnh giác,
có ý thức.
163. (i) "Thở vô dài, v.v.."
được nói lên để chứng tỏ vị ấy là một người hành
giả có tỉnh giác trong nhiều phương diện khác nhau. Vì trong
Patisambhidà, trong phần trình bày về câu "Luôn tỉnh
giác vị ấy thở vào, tỉnh giác vị ấy thở ra", được
nói như sau: "Vị ấy là một hành giả tỉnh giác trong ba mươi
hai phương diện: (1) khi vị ấy biết tâm chuyên nhất, không
tán loạn, nhờ phương tiện là hơi thở vô dài, khi ấy niệm
được an trú nơi vị ấy, do niệm và do sự biết rõ ấy,
hành giả là một người làm việc có tỉnh giác (2) Khi vị
ấy biết rõ sự nhất tâm không tán loạn, bằng hơi thở
ra dài... (31) bằng hơi thở vô... Quán từ bỏ (32) Khi vị
ấy biết rõ sự nhất tâm không tán loạn, bằng hơi thở
ra quán từ bỏ, niệm được an trú nơi vị ấy, do niệm ấy
và sự biết rõ ấy, vị ấy là một người làm việc có
tỉnh giác". (Ps. i, 176)
164 Ở đây "thở vô dài" (assasanto)
là hít vô một hơi dài. Assàsa là hơi gió thoát ra, passàsa,
là hơi gió vào, bản giải luật nói: Nhưng trong các bản luận
về Kinh thì ngược lại. Ở đây, khi một hài nhi ra khỏi
bụng mẹ, trước tiên gió từ bên trong đi ra và sau đó gió
từ ngoài mới đi vào kèm theo bụi bặm, chạm vào lưỡi gà,
và bị dập tắt (với cái hắt hơi của đứa trẻ) Ðây là
những gì nên hiểu về danh từ Assàsa và Passàsa.
165. Nhưng độ dài và ngắn của
chúng cần được hiểu bằng khoảng các không gian (addhàna).
Vì, cũng như nước hay cát chiếm một khoảng không gian được
gọi là "một dải nước dài", một bãi cát dài, dãi nước
ngắn, bãi cát ngắn, cũng thế trong trường hợp thân thể
của voi hay rắn, những hơi thở vô và hơi thở ra được
xem như là những vi thể từ từ lấp đầy cái khoảng không
gian dài, nghĩa là chiều dài, của thân thể chúng, và từ
từ đi ra trở lại. Bởi thế hơi thở chúng được gọi là
"dài". Hơi thở làm đầy nhanh chóng một khoảng không gian
ngắn, chẳng hạn thân thể một con chó, con thỏ, v.v... Và
đi ra trở lại rất nhanh. Bởi thế mà những hơi thở này
được gọi là "ngắn"
166. Và trong trường hợp con người,
một số người thở vô và thở ra dài, do khoảng cách thời
gian, như voi và rắn thở, trong khi một số khác thở vô thở
ra ngắn như chó, thỏ thở. Do vậy, những hơi thở nào du
hành qua một đoạn đường dài trong khi đi vào và đi ra, cần
được hiểu là dài về thời gian, và những hơi thuở nào
du hành qua một khoảng cách ngắn trong khi đi vào và ra, cần
được hiểu là ngắn về thời gian.
167. Bây giờ, vị tỷ kheo ấy biết
rõ "tôi thở vô, thở ra dài" trong khi thở vô và thở ra dài,
theo chín cách. Và sự tu tập về 4 niệm xứ bao gồm trong
Thân hành niệm cần được hiểu là đã được kiện toàn
ở một phương diện nơi người biết như vậy, như Patisambhidà
nói:
168. Thế nào là khi thở vô dài,
vị ấy biết "tôi thở vô dài", khi thở ra dài, vị ấy biết
"tôi thở ra dài" (1) Vị ấy thở một hơi vô dài kể như
một khoảng cách dài. (2) Vị ấy thở một hơi ra dài kể
như một khoảng cách dài (3) Vị ấy thở vô và thở ra những
hơi vô dài và hơi ra dài kể như khoảng cách. Khi vị ấy
thở vào và thở ra những hơi vô và hơi ra dài kể như khoảng
cách, tinh tấn khởi lên. (4) Tinh tấn, vị ấy thở vô một
hơi vô dài vi tế hơn trước kể như một khoảng cách. (5)
Tinh tấn vị ấy thở ra một hơi ra daì tinh tế hơn trước
kể như một khoảng cách. (6) Tinh tấn vị ấy thở vô và
thở ra những hơi vô và hơi ra dài vi tế hơn trước kể như
khoảng cách. Khi với tinh tấn, vị ấy thở vô và thở ra
những hơi vô và hơi ra dài tinh tế hơn trước kể như khoảng
cách, hân hoan khởi lên. (7) Với hân hoan vị ấy thở vô một
hơi vô dài vi tế hơn trước kể như một khoảng cách. (8)
Với hân hoan, vị ấy thở ra một hơi ra dài vi tế hơn trước
kể như một khoảng cách. (9) Với hân hoan, vị ấy thở vô
và thở ra những hơi vô và hơi ra dài vi tế hơn trước kể
như khoảng cách. Khi vị ấy, với hân hoan, thở vô và thở
ra những hơi vô và hơi ra dài vi tế hơn trước kể như khoảng
cách, tâm vị ấy từ bỏ những hơi thở vô hơi thở ra dài,
và xả được an trú. "Những hơi thở vô và hơi thở ra dài
theo chín cách trên là một thân thể. Nền tảng là niệm.
Sự quán niệm là trí rõ biết. Thân thể là nền tảng, nhưng
nó không phải là niệm. Niệm vừa là nền tảng vừa là niệm.
Bằng phương tiện niệm ấy và trí rõ biết ấy, hành giả
quán thân. Ðó là lý do sự tu tập nền tảng của niệm hay
thân niệm xứ gồm trong sự quán thân thể kể như thân thể
(quán thân trên thân) (xem D. ii, 290) được nói đến.
169. (ii) Cùng 1 phương pháp
giải thích ấy cũng được áp dụng cho những hơi thở ngắn.
Nhưng có sự khác nhau này. Trong khi ở trường hợp đầu "một
hơi thở vô dài kể như một khoảng cách" được nói đến
ở đây "một hơi thở vô ngắn kể như một chút" (độ dài
thời gian) được nói đến (lược)
170. Vậy cần hiểu rằng, chỉ khi
nào vị tỳ kheo biết rõ những hởi thở vô và thở ra theo
9 cách trên như "khoảng cách dài" và như "một chút" (thời
gian), thì vị ấy mới được xem là "thở vô dài, vị ấy
biết" tôi thở vô dài" thở ra ngắn, vị ấy biết "tôi thở
ra ngắn".
Loại dài cũng như loại
ngắn
Hơi thở vô và hơi thở ra
Ðó là bốn thứ xảy ra
Trên chót mũi tỷ kheo
171. (iii) (Vị ấy tập) "Cảm
giác toàn thân tôi sẽ thở vô... Thở ra": Vị ấy tập như
thế này: tôi sẽ thở vô, trong đó, vừa làm cho toàn thể
hởi thở vô nghĩa là chặng đầu chặng giữa và chặng cuối
của nó, được biết đến được rõ rệt. Tôi sẽ thở ra
trong khi vừa làm cho toàn thể chặng đầu chặng giữa chặng
cuối của hơi thở ra được biết đến, được rõ rệt.
Làm cho chúng được biết đến, được trở nên rõ rệt,
bằng cái cách ấy hành giả vừa thở vô và thở ra với ý
thức liên hệ đ?n sự rõ biết. Bởi vậy mà nói rằng " Vị
ấy tập, tôi sẽ thở vô..."
172. Ðối với 1 vị Tỳ kheo này,
thì chặn đầu của toàn thân hơi thở vô hoặc hơi thở ra
được rõ rệ, mà chặn giữa hay chặn cuối thì lại không
rõ, vị ấy có thể phân biệt chặn đầu nhưng gặp khó khăn
ở chặn giữa và chặn cuối. Ðối với 1 Tỳ kheo khác, chặn
giữa được rõ, mà chặn đầu chặn cuối thì không, vị
ấy chỉ có thể phân biệt chặn giữa, và gặp khó khăn với
chặn đầu và cuối. Ðối với 1 vị Tỳ kheo khác nữa, thì
chặn cuối cùng được rõ, mà chặn đầu chặn giữa thì
không, vị ấy chỉ có thể phân biệt chặn cuối, mà lại
gặp khó khăn với chặn đầu và giữa. Nhưng cũng có vị
Tỳ kheo, đối với ông ta tất cả giai đoạn đều rõ, vị
ấy có thể phân biệt cả 3 chặn nào. Chỉ rõ rằng người
ta nên như vị Tỳ kheo sau cùng này, do đó Phật dạy: " Vị
ấy tập" Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô... Thở ra".
173. Ở đây, " Vị ấy tập" là
cố gắng, nỗ lực theo cách ấy. Hoặc sự chế ngự ở đây,
nơi một người như vậy, chính là tu tập tăng thượng giới,
tâm vị ấy đang tu tập tăng thượng tâm, và tuệ vị ấy
đang tu tập tăng thượng tuệ. Bởi thế Vị ấy tập luyện,
lập đi lập lại nhiều lần, phát triển, thường xuyên thực
hành, ba loại tu tập này trên đối tượng ấy, bằng phương
tiện niệm ấy, bằng phương tiện sự chú ý ấy. Ðó là
ý nghĩa cần được hiểu ở đây.
174. Ở đây, trong phần đầy của
pháp quán (nghĩa là hai đề mục đầu trong 16 đề mục) hành
giả chỉ nên thở vô, thở ra không làm cái gì khác ngoài
việc đó. Chỉ sau đó, hành giả mới cần phải dấn mình
vào việc khơi dậy sự rõ biết v.v... Bởi vậy mà thì hiện
tại đuợc dùng trong kinh văn: "Thở vô dài, vị ấy biết
tôi thở vô dài... Thở ra dài..." Nhưng thì vị lai trong đoạn
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô" cần được hiểu là
cốt để chứng tỏ rằng, cái công việc làm khởi lên giác
tỉnh v.v... phải được bắt đầu từ đó trở đi.
175. (iv) Vị ấy tập, "An tịnh
thân hành, tôi sẽ thở vô" Vị ấy tập luyện như sau: tôi
sẽ thở vô, thở ra, mà đồng thời làm cho an ổn, hoàn toàn
an tịnh, chấm dứt, làm cho tịnh chỉ, các thân hành thô.
["thân hành" là hơi thở
vô và hơi thở ra. Mặc dù hơi thở có nguồn gốc ở thức
tâm nhưng nó vẫn được gọi là "thân hành" (bodily-formation:
1 tạo tác thuộc về thân thể) bởi vì hiện hữu của nó
gắn liền với cái thân do nghiệp sinh, và nó được thành
hình với thân là phương tiện.]
176. Ở đây cần được hiểu là bao
gồm cả trạng thái thô và tế và luôn cả sự tuần tự
làm cho an tịnh. Vì trước khi vị Tỳ kheo chưa phân biệt
rõ đề mục thiền, thì thân tâm vị ấy bị giao động, nên
chúng là thô. Và trong khi tính cách thô phù của thân và tâm
chưa được lắng xuống thì những hơi thở vô và hơi thở
ra còn thô. Chúng mạnh hơn thường, hai cánh mũi hành giả
trở nên không thích nghi, vị ấy tiếp tục thở vô thở ra
bằng miệng. Nhưng khi thân và tâm được phân biệt, rõ, thì
hơi thở trở nên lắng dịu, và khi thân tâm đã lắng dịu,
thì những hơi thuở vô thở ra xảy đến 1 cách quá tinh tế
đến nỗi hành giả phải tìm tòi xem nó có hữu hiệu hay
không.
177. Ví như 1 người đứng yên lại
sau khi chạy, hay xuống đồi, hay đặt 1 gánh nặng đang đội
trên đầu, thì khi ấy những hơi thở vô ra của nó thô, cánh
mũi không yên, nó cứ tiếp tục thở bằng miệng. Nhưng nếu
nó đã hết cơn mệt, đã uống nước, tắm rửa, đắp 1 mảnh
vải ướt nơi ngực, nằm xuống trong bóng mát, thì những
hơi thở ra vào của nó cuối cùng xảy đến quá tế nhị
đến nỗi nó phải tìm xem chúng có hiện hữu hay không. Vị
tỳ kheo cũng vậy.
178. Tại sao? Vì khi trước, vào
lúc vị ấy chưa phân biệt, thì nơi vị không có sự quan
tâm, không có phản ứng, không có tác ý, không có sự quán
sát, rằng "ta đang tuần tự làm cho thanh tịnh từng mỗi thân
hành còn thô". Nhưng khi vị ấy đã phân biệt thì có. Bởi
thế, thân hành của vị ấy trong lúc vị ấy đã phân biệt,
là vi tế so với thân hành khi chưa phân biệt. Do đó mà Cổ
đức nói:
"Tâm và thân giao động
Thì hơi thở gấp
Nhưng khi thân không giao động,
Thì hơi thở vi tế".
179. Trong khi phân biệt đề mục thiền,
hành là thô, và nó (tương đối) vi tế trong cận hành định
sơ thiền. Ở cận hành định sơ thiền, hành là thô tương
đối với sơ thiền. Hành là thô ở sơ thiền và cận hành
định nhị thiền so với nhị thiền, ở nhị thiền và cận
hành định của tam thiền, hành là thô so với tam thiền, trong
tam thiền và cận hành định tứ thiền, hành là thô (so với
tứ thiền), và ở tứ thiền nó cực kỳ vi tế đến độ
nó gần đạt đến chỗ chấm dứt. Ðây là quan điểm của
những vị tụng đọc Trường và Tương Ưng Bộ kinh. Các vị
tụng đọc Trung bộ thì cho rằng, ở sơ thiền, nó thô so
với cận hành định nhị thiền, v.v... Tuy nhiên, tất cả
đều đồng ý rằng, thân hành xảy đến trước khi phân biệt
trở nên được an tịnh trong khi phân biệt, và thân hành trong
khi phân biệt trở nên an tịnh ở cận định của sơ thiền...
Và thân hành xảy ra trong cận định tứ thiền trở nên an
tịnh ở tứ thiền. Ðây là phương pháp giải thích trong trường
hợp tịnh chỉ tướng.
180. Nhưng trong trường hợp tuệ
quán, thì thân hành xảy ra vào lúc không phân biệt là thô,
khi phân biệt tứ đại thì nó là tế, phân biệt tứ đại
là thô so với phân biệt tứ đại sở tạo, phân biệt tứ
đại sở tạo là thô so với phân biệt tất cả sắc pháp,
phân biệt sắc pháp là thô so với phân biệt vô sắc là tế,
phân biệt vô sắc là thô so với phân biệt sắc và vô sắc
là tế, phân biệt sắc và vô sắc là thô so với phân biệt
duyên là tế, phân biệt duyên là thô so với sự thấy được
danh sắc với những duyên của nó là tế, sự thấy này cũng
là thô so với sự thấy bằng tuệ có những đặc tính vô
thường, v.v... Làm đối tượng là tế, sự thấy trong tuệ
yếu ớt là thô so với sự thấy với tuệ mãnh liệt. Ở
đây, sự an tịnh cần được hiểu là sự an tịnh tương
đối của cái sau so với cái trước nó. Như vậy tình trạng
thô và tế, sự tuần tự làm cho an tịnh, cần được hiểu
như trên đây.
181. Nhưng ý nghĩa điều này được
nói trong Patisambhidà như sau: "Thế nào là an tịnh thân
hành tôi sẽ thở vô... Vị ấy tập. Gì là những thân hành?
Những hơi thở vô dài, hơi thở ra dài (cảm giác toàn thân)
thuộc về thân, những cái này vì được gắn liền với thân,
nên gọi là những thân hành. Vị ấy luyện tập làm cho an
tịnh, ngưng lại, làm cho tịnh chỉ những thân hành ấy.
"Mỗi khi có những thân hành mà
do đó có sự đổ lui, đổ tới, nghiêng qua, nghiêng lại và
có sự giao động, rung chuyển của thân hình, thì Vị ấy
tập: " tôi sẽ thở vào và làm cho an tịnh (các) thân hành",
tôi sẽ thở ra và làm cho an tịnh thân hành". Khi có những
thân hành mà qua dó không có sự nghiêng tới, lui, qua, lại
đủ hướng, không có sự giao động, lung lay, rung chuyển của
thân thể, thì Vị ấy tập 1 cách tế nhị, an tịnh như sau:
" tôi sẽ thở vô và làm cho tịnh chỉ thân hành", tôi sẽ
thở ra và làm cho tịnh chỉ thân hành".
182. (Vấn nạn): Vậy thì Vị ấy
tập " tôi sẽ thở vô làm cho an tịnh thân hành... Thở ra.."
trong trường hợp ấy, không có sự phát sinh ý thức về gió,
không có sự phát sinh những hơi thở vô và thở ra, không
có sự phát sinh niệm về hơi thở, không có sự phát sinh
định do niệm hơi thở, và do đó bậc trí không nhập cũng
không xuất từ sự chứng đạt ấy.
183. (Trả lời): Khi Vị ấy tập
" tôi sẽ thở vô làm an tịnh thân hành" " tôi sẽ thở ra
làm an tịnh thân hành", như vậy có sự phát sinh ý thức về
gió, có sự phát sinh hơi thở, có sự phát sinh định do niệm
hởi thở, và do đó bậc trí có nhập và xuất khỏi sự chứng
đạt ấy.
184. Như thế nào? Như khi 1 cái chuông
được đánh lên. Lúc đầu những âm thanh thô xuất hiện
và ý thức xuất hiện, vì cái tướng của âm thanh thô là
dễ nhận dễ chú ý, dễ quan sát và khi những âm thanh thô
đã ngừng, thì sau đó những âm thanh tế xuất hiện và ý
thức xuất hiện bởi vì cái tướng âm thanh tế là dễ nhận,
dễ chú ý, dễ quan sát, và khi những âm thanh tế đã ngừng,
thì sau đó ý thức xuất hiện bởi vì nó có cái tướng của
âm thanh tế làm đối tượng, cũng vậy, lúc đầu những hơi
thở vô và hơi thở ra thô xuất hiện và ý thức không bị
phân tán bởi vì tướng hơi thở vô và hơi thở ra thô rất
dễ nhận, dễ chú ý, dễ quan sát, và khi những hơi thở vô
thở ra thô đã ngừng, thì đến những hơi thở vô thở ra
tế xuất hiện, và ý thức không bị phân tán, bởi vì tướng
của hơi thở vô thở ra vi tế là dễ nhận, dễ tác ý, dễ
quan sát, và khi những hơi thở vô thở ra vi tế đã ngừng,
thì sau đó ý thức cũng không phân tán bởi vì nó có tướng
của hơi thở vô và thở ra tế làm đối tượng. Bởi vậy,
nên có sự phát sinh ý thức về gió, có sự phát sinh những
hơi thở vô và hơi thở ra, có sự phát sinh niệm hơi thở,
có sự phát định do niệm hơi thở, và bởi thế bậc trí
nhập và xuất từ sự chứng đạt ấy.
185. Những hơi thở vô và thở ra
làm an tịnh thân hành là 1 cái thân. Sự an trú (nền tảng)
là niệm. Sự quán tri là rõ biết. Thân là nền tảng, nhưng
nó không phải là niệm. Niệm vừa là nền tảng vừa là niệm.
Bằng phương tiện niệm ấy và sự rõ biết (quán trí) ấy
hành giả quán thân. Ðó là lý do nói " Sự tu tập nền tảng
của niệm (an trú niệm) gồm trong việc quán thân thể trên
thân thể". (Ps. i, 184-6) Trên đây là luận giải kế
tiếp về 4 pháp đầu, nói về sự quán thân.
Phương Pháp Tu Tập
186. Bốn pháp đầu tiên được
đề ra như 1 đề mục thiền dành cho người sơ cơ nhưng ba
nhóm bốn kế đó nghĩa là quán cảm thọ, quán tâm và quán
các pháp, là để cho 1 người đã đắc thiền trong bốn pháp
đầu. Bởi thế, nếu một thiện gia nam tử là người sơ
cơ muốn tu tập đề mục thiền này, và muốn nhờ tuệ phát
sinh ở đệ tứ thiền qua phép niệm hơi thở để chứng quả
A-la-hán, thì vị ấy trước hết phải làm các việc liên
hệ đến sự thanh tịnh giới v.v... Theo cách đã mô tả, sau
đó vị ấy nên tìm một vị thấy thuộc loại đã đề cập
ở trước, mà học đề mục thiền gồm 5 giai đoạn.
187. Ðây là 5 giai đoạn: học, hỏi,
an lập, thấm nhuần, đặc tính. Ở đây Học có nghĩa
là học đề mục thiền. Hỏi là hỏi về đề mục
thiền. An lập (an trú) là an trú đề mục thiền. Thấm
nhuần là thấm nhuần đề mục thiền. Ðặc tính
là đặc tính của đề mục thiền, tức là sự xác định
bản chất cá biệt của đề mục thiền như vầy: "Ðề mục
thiền này có một đặc tính như vậy".
188. Học đề mục thiền với năm
giai đoạn như trên, thì hành giả không mệt nhọc mà cũng
không làm phiền bậc thầy. Trong khi tác ý đến đề mục
thiền này, niệm hơi thở, hành giả có thể hoặc ở gần
thầy hay ở chỗ khác, một trú xứ thuộc loại đã tả, học
đề mục thiền trong năm giai đoạn, mỗi khi nghe giảng một
ít về đề mục, và để nhiều giờ để học thuộc nó.
Vị ấy nên đoạn trừ những chướng ngại nhỏ. Sau khi ăn
uống đã xong, sau khi qua cơn chóng (dizziness) sau bữa ăn, hành
giả nên ngồi cho thoải mái. Rồi khi đã chắc chắn mình
không nhầm lẫn một chữ nào trong những gì đã được học
từ vị thầy, hành giả nên làm cho tâm phấn chấn bằng cách
tưởng niệm những đức đặc biệt của ba ngôi báu.
189. Ðây là những giai đoạn tác
ý đề mục (1) đếm, (2) theo dõi (connexion), (3) chạm, (4) gắn
vào, (5) quan sát, (6) quay đi, (7) thanh lọc (8) nhìn lại. Ở
đây, Ðếm chỉ có nghĩa là đếm, theo dõi là
liên tục theo dõi, chạm là chỗ những hơi thở ra vào
chạm đến, gắn vào là định an chỉ (absorption),
quan sát là tuệ, quay đi là đạo, thanh tịnh
là quả, nhìn lại là kiểm lại.
190. 1) Ở đây, thiện nam tử mới
khởi sự tu trước hết hãy tác ý đến đề mục thiền bằng
cách đếm. Khi đếm, vị ấy không nên dừng lại dưới 5
hay đi quá số 10 hay làm bất cứ một sự gián đoạn nào.
Nếu chưa đến số 5 mà đã ngừng lại thì tâm vị ấy trở
nên nóng nảy trong khoảng giới hạn chật hẹp, như một đàn
súc vật bị nhốt lại trong cái ràng chật. Nếu đi quá số
10 thì tâm hành giả dễ lấy con số (hơn là hơi thở) làm
điểm tưa. Nếu gián đoạn, thì hành giả sẽ hoang mang vì
không biết đề mục thiền đã đạt đến hoàn tất hay chưa.
Bởi thế, hành giả nên đếm mà không có những lỗi trên.
191. Khi đếm, lúc đầu nên đếm
chậm (nghĩa là thở rồi mới đếm) như người đong lúa đếm.
Một người đong lúa sau khi làm đầy đồ đong, nói "một"
và đổ nó ra, rồi đong đầy trở lại, tiếp tục nói "một",
"một" trong khi lượm bỏ rác rưởi mà ông ta có thể thấy
được. Tương tự như thế với "hai, hai" v.v... Bởi vậy,
hành giả có thể lấy hơi thở ra hoặc hơi thở vào, cái
nào hiện rõ cho vị ấy hơn cả, để bắt đầu đếm "một,
một" và đếm cho đến "mười mười", chú ý từng hơi thở
khi nó xảy ra.
192. Khi hành giả đếm cách ấy,
những hơi thở vào và hơi thở ra trở nên rõ rệt đối với
vị ấy trong lúc hơi thở đi vào đi ra. Rồi hành giả có
thể từ bỏ việc đếm chậm (đếm sau) như người đong lúa
đếm, và có thể đếm nhanh (nghĩa là đếm trước) như người
mục tử đếm bò. Vì khi một người mục tử thiện xảo
bỏ những hòn sỏi trong túi và đi đến đàn bò vào buổi
sáng, tay cầm roi, ngồi trên thanh gỗ chắn cổng chuồng bò,
lùa sau lưng những con vật ấy, người kia đếm từng con khi
nó đến cổng, nói "một", "hai" mỗi tiếng bỏ xuống một
hòn sỏi và những còn bò suốt đêm bị nhốt trong đàn bò
chật chội bây giờ ùa ra nhanh từng bầy, chen chúc nhau trong
khi chúng thoát ra. Bởi thế người mục tử đếm nhanh (đếm
trước) "ba, bốn, năm" cứ thế cho đến muời. Cũng vậy,
những hơi thở vô và thở ra, đã trở nên rõ rệt đối với
vị ấy trong khi ông ta đếm theo cách trước, bây giờ tiếp
tục di chuyển nhanh chóng.
193. Rồi, khi biết chúng tiếp tục
di chuyển nhanh vị ấy không nắm lấy hơi thở khi nó ở bên
trong hay ra ngoài thân, mà nắm lấy nó khi vừa đến cửa mũi,
và có thể đếm nhanh (trước): "một, hai, ba, bốn, năm" "một,
hai, ba, bốn, năm, sáu... Bảy... Tám.. Chín... Mười". Vì bao
lâu đề mục thiền còn liên kết cùng số đếm thì chính
nhờ trợ lực của sự đếm ấy mà tâm trở nên chuyên nhất,
như một con thuyền trên dòng nước chảy xiết được vững
vàng nhờ trợ lực của một bánh lái.
194. Khi vị ấy đếm nhanh, đề
mục thiền trở nên rõ rệt đối với vị ấy như một tiến
trình không gián đoạn. Rồi khi biết rằng nó đang tiến hành
không gián đoạn, hành giả có thể đếm nhanh (trước) như
vừa mô tả, mà không phân biệt hơi gió khi nó đang ở trong
hay ngoài thân. Vì khi đưa tâm vào trong đi theo hơi thở vô
thì tâm như bị thổi rạp bởi hơi gió bên trong, hay bị độn
đầy mỡ. Nếu đưa tâm ra ngoài đi theo hơi thở ra thì nó
sẽ bị phân tán bởi những đối tượng tạp nham bên ngoài.
Nhưng sự tu tập của vị ấy sẽ thành công nếu vị ấy
dán chặt niệm ở trên chỗ mà những hơi thở ra vào chạm
đến. Vì lý do đó mà ở trên nói rằng: Vị ấy có thể
đếm nhanh (trước) theo cách đã tả, không phân biệt hơi
gió khi nó ở trong hay ở ngoài.
195. Nhưng hành giả cần phải tiếp
tục đếm như vậy trong bao lâu? Cho đến khi nào, mặc dù
không đếm mà niệm vẫn được an trú trên những hơi thở
vô và thở ra làm đối tượng. Bởi vì đếm chỉ là một
phương tiện để an trú niệm trên những hơi thở vô và thở
ra làm đối tượng, cắt đứt sự phân tán của tầm tư duy
(vọng tưởng).
196. 2) Sau khi tác ý hơi thở theo
cách đếm, hành giả bấy giờ nên tác ý hơi thở bằng cách
theo dõi. Ðoạn những hơi thở vào và thở ra bằng niệm,
sau khi đã từ bỏ số đếm. Và đấy không phải bằng cách
theo dõi chặn đầu, chặn giữa và chặn cuối.
[Theo dõi (tùy, anugamana)
là xảy ra cùng với (anuanu pavattana) đi theo (anugacchana) bằng
niệm, lấy những hơi thở vô ra làm đối tượng khi chúng
xảy đến. Bởi thế mà luận nói: "Và đó không phải bằng
cách theo dõi chặn đầu, giữa và cuối". "Rốn là chặn đầu"
bởi vì những hơi thở phát khởi từ đấy. Vì quan niệm
về mỗi đầu ở đây được nói theo nghĩa khởi mới khởi
lên vừa rồi. Vì thực sự là chúng ( những hơi thở) tiếp
tục khởi lên suốt dọc đường dài từ lỗ rốn đến chót
mũi, và khởi lên chỗ nào là tan ra tại chỗ ấy, bở vì
không có sự di động của các pháp. Danh từ thông thường
"chuyển động" ám chỉ những sự khở lên liên tục tại
những chỗ giáp liền nhau là chặn giữa. "Chót mũi là chặn
cuối", lỗ mũi là điểm cuối, đây là giới hạn thông thường
khi ta dùng danh từ "hơi thở vô và hơi thử ra, vì chính do
đó mà những hơi thở được gọi là "do tâm sanh" bởi vì
ở bên ngoài thì không có sự sinh khởi của những gì do tâm
sinh hay bắt nguồn từ tâm].
197. Rốn là chặn đầu của hơi gió
thoát ra, tim là chặn giữa và chót mũi là chặn cuối. Chót
mũi là khởi điểm của hơi gió đi vào, tim là chặn giữa
và rốn là chặn cuối. Nếu hành giả theo dõi như vậy thì
tâm sẽ bị phân tán vì bất an và tán loạn, như luận nói
Khi hành giả đi vào cùng với niệm theo dõi chặn đầu, chặn
giữa, chặn cuối của hơi thở - vô, thì tâm vị ấy bị
phân tán bên trong, cả thân lẫn tâm vị ấy bị bất an, tán
loạn giao động. Khi hành giả đi ra cùng với niệm theo dõi
chặn đầu, chặn giữa, chặn cuối của hơi thở ra thì tâm
vị ấy bị phân tán bên ngoài, cả thân lẫn tâm vị ấy
bị bất an, tán loạn, giao động (Ps. i, 165).
3-4) Bởi thế, khi tác ý hơi thở
bằng cách theo dõi, hành giả nên làm vậy không phải bằng
chặn đầu, chặn giữa và chặn cuối mà tốt hơn bằng sự
chạm xúc và bằng dán chặt.
198. Sự tác ý hơi thở bằng
sự chạm xúc không tách rời với sự tác ý bằng dán chặt
như trong trường hợp cách "đếm" tách rời cách "theo dõi".
Khi hành giả đếm những hơi thở tại chỗ mỗi hơi thở
chạm tới, là vị ấy tác ý hơi thở bằng đếm và chạm
xúc. Khi vị ấy đã từ bỏ sự đếm hơi thở, và theo dõi
chúng nhờ niệm cũng ở một chỗ ấy và dán chặt tâm nhờ
định, thì ta gọi vị ấy đang tác ý trên hơi thở bằng
theo dõi, cham và dán chặt. Và ý nghĩa điều này có thể được
hiểu rõ nhờ những ví dụ Về Người Không Thể Ði và Người
Gác Cổng được đưa ra trong các Luận giải, và nhờ ví dụ
Cái Cưa được nói trong Patisambhidà.
199. Ðây là ví dụ về người Không
Thể Ði được: như có một người què đẩy một cái đu
để giải trí bầy trẻ và mẹ chúng người ấy ngồi dưới
chân cái cocï của cái đu và nhìn thấy cả hai đầu và chặn
giữa của tấm ván đu lần lượt qua lại, tuy vậy anh ta không
(cần) di chuyển khỏi chỗ ngồi để mà nhìn thấy cả hai
đầu và chặn giữa. Cũng vậy, khi một tỷ kheo đặt mình
với chánh niệm ở nơi chân cái cọc để neo niệm lại, và
đẩy cái đu là những hơi thở vô và những hơi thở ra, vị
ấy ngồi với niệm an trú trên tướng ở cùng một chỗ ấy,
và theo dõi bằng niệm chặn đầu chặn giữa và chặn cuối
của những hơi thở vô và hơi thở ra tại chỗ chúng chạm
đến mỗi khi ra vào giữ tâm dán chặt ở đấy, khi ấy hành
giả nhìn thấy chúng mà không cần di động khỏi chỗ của
mình. Ðây là ví dụ về người què.
200. Ðây ví dụ về người gác
cổng, cũng như một người gác cổng không khám xét những
người ở trong và ngoài thành, hạch hỏi "Ông là ai? Ở đâu?
Ði đâu? Cầm cái gì trong tay đó?... Bởi vì đó không phải
việc của người ấy, nhưng anh ta phải xét từng người khi
nó đến tại cổng, cũng vậy, những hơi thở vô đã vào
bên trong và những hơi thở ra đã đi ra, thì không phải cái
bận tâm của vị tỳ kheo, nhưng vị ấy chú tâm đến chúng
ngay khi chúng đến ngang cái cửa mũi.
201. Và ví dụ về cái cưa cũng
nên được hiểu từ đầu, vì có chỗ nói:
"Tướng, hơi thở vô, thở ra, không
phải là đối tượng của một tâm duy nhất, Người nào không
biết ba việc ấy thì không đạt được sự tu tập. Tướng,
hơi thở vô, thở ra, không phải là đối tượng của một
tâm duy nhất, Người nào biết ba việc ấy thì có thể đạt
được sự tu tập.
202. Thế nào là ba cái này không
phải là đối tượng của một tâm duy nhất tuy vậy chúng
cũng không xa lạ? Thế nào là tâm không phân tán, và vị ấy
chứng tỏ nổ lực, thi hành một nhiệm vụ, và đạt đến
kết quả?
Giả sử có một thân cây đặt
trên một mảnh đất bằng, và một người cắt nó với một
cái cưa. Niệm của người ấy được an trú bởi những cái
rằng cưa chỗ chạm với thân cây, ông ta không cần chú ý
đến những răng cưa khi chúng tới và lui, mặc dù chúng không
xa lạ với ông khi chúng lui tới như vậy, và ông ta biểu
dương một nổ lực, thi hành một nhiệm vụ và hoàn tất
một kết quả. Cũng vậy, vị tỳ kheo ngồi, sau khi an trú
niệm ở chót mũi hay ở môi trên, không cần chú ý đến những
hơi thở vô và thở ra khi chúng vô ra, mặc dù chúng không
lạ gì đối với vị ấy (không phải ông không biết đến
chúng) khi chúng đi vô đi ra như vậy và vị ấy biểu lộ
nổ lực, thì hành một công việc, và hoàn tất một kết
quả.
203. Nổ lực là gì? Thân và tâm
của một người tinh tấn thì trở nên dễ sử dụng gọi
đó là nổ lực. Công việc ở đây là gì? Những cấu uế
được từ bỏ nơi một người tinh tấn, tâm tư duy nơi vị
ấy được làm cho lắng xuống đây là công việc. Gì là kết
quả? Những trói buộc (kiết sử, xiềng xích) được từ
bỏ nơi một người tinh tấn, và những khuynh hướng nội
tại (tùy miên) nơi vị ấy được đoạn trừ đây là kết
quả.
Bởi vậy, ba thứ nói trên (tướng,
hơi thở vô, hơi thở ra) không phải là đối tượng của
nhất tâm, tuy vậy chúng không phải không được biết đến,
và tâm không bị phân tán (bởi chúng), và hành giả biểu
hiện nỗ lực: thì hành một công việc, và đạt đến một
kết quả.
"Người nào mà niệm hơi
thở vô
Thở ra được viên mãn, khéo tu
tập,
Và đần dần đưa đến tăng trưởng,
Thì, như lời Phật dạy,
Người ấy sáng chói thế gian
Như trăng rằm không mấy" (Ps.
i, 170-2; Dh. 172; Thag. 548)
Ðây là ví dụ về cái cưa. Ở đây,
điều cần được hiểu là hành giả không được chú ý (hơi
thở) chưa đến và đã đi.
204. Khi một người chú ý đến
đề mục thiền này, có lúc tướng khởi lên cho vị ấy không
lâu sau đó, và khi ấy sự dán chặt, nói cách khác là
định được trang sức bằng những thiền chi còn lại
(tầm, tứ, hỉ lạc) được hoàn tất.
205. Sau khi một người đã chú ý
đến việc đếm hơi thở, thì cũng giống như, khi một thân
thể bất an ngồi xuống trên một cái ghế hay giường, giương
hay ghế ấy sẽ lún và kêu răng rắc, cái bọc (giường) trở
nên nhàu nát, nhưng khi một thân thể không bị bất an ngồi
xuống, thì giường hay ghế không lún xuống, cũng không kêu
rằng rắc, bọc giường không nhàu nát, giống như được
độn bông vải lên đầy, tại sao? Bởi vì một thân thể
không bất an thì nhẹ nhàng. Cũng vậy sau khi hành giả đã
chú ý đến việc đếm (hơi thở), khi sự bất an của thân
thể đã được làm cho lắng dịu bằng cách tuần tự chấm
dứt những hơi thở vô và hơi thở ra thô phù thì khi ấy
cả thân và tâm trở nên nhẹ nhàng: thân xác có vẻ như sẵn
sàng bay bổng lên hư không.
206. Khi những hơi thở vô và thở
ra còn thô của hành giả đã chấm dứt, tâm vị ấy khởi
lên cùng với tướng của hơi thở vô thở ra vi tế làm đối
tượng cho nó. Và khi ngay cái tướng này cũng chấm dứt, thì
tâm vẫn tiếp tục sinh khởi với những tướng còn tuần
tự vi tế hơn nữa, làm đối tượng cho nó. Như thế nào.
207. Giả như một người đánh một
cái chuông đồng với một thanh sắt lớn, tức thì một sinh
khởi với tiếng kêu lớn của chuông làm đối tượng, rồi
khi tiếng vang lớn đã ngưng, tâm sẽ sinh khởi sau đó với
tướng của tiếng nhỏ làm đối tượng, và khi tiếng này
đã dứt, tâm vẫn tiếp tục sinh khởi với âm thanh dần càng
vi tế làm đối tượng. Ðây là điều cần được hiểu,
được đề cập chi tiết trong đoạn bắt đầu bằng "Như
khi một tiếng chuông được đánh lên" (đ. 84).
208. Vì trong khi những đề mục
thiền quán khác trở nên sáng sủa hơn khi càng lên một giai
đoạn cao hơn, thì đề mục thiền này lại không như thế,
quả vậy, khi hành giả tiếp tục tu tập đề mục này, nó
trở nên mỗi lúc một vi tế hơn đối với vị ấy ở một
giai đoạn cao hơn, đến nỗi đạt đến một điểm nó không
còn hiện rõ.
Tuy nhiên, khi nó trở nên không hiện
rõ như vậy, thì vị tỷ kheo không nên đứng dậy khỏi chỗ
ngồi, rũ chiếu mà đi. Phải làm sao? Vị ấy không nên đứng
lên với ý nghĩ: "Hay ta sẽ đi hỏi thầy?" hoặc "Ðề mục
thiền của ta mất rồi chăng?" vì khi bỏ mà đi như thế,
làm giao động tư thế của ông ta như vậy, thì vị ấy phải
bắt đầu đề mục thiền trở lại. Bởi thế, Vị ấy nên
cứ tiếp tục ngồi như cũ, và thay vì để ý đến chính
hơi thở thật sự khi nó chạm lỗ mũi, hành giả hãy tạm
thời để tâm vào ngay chót mũi ấy, xem như đối tượng quán
tạm thời của Vị ấy.
209. Cách làm như sau. Vị tỷ kheo
nên nhận chân sự không hiện rõ ấy của đề mục thiền,
và suy xét như thế này: " Những hơi thở vô và thở ra này
thật sự hiện hữu ở chỗ nào? Chỗ nào chúng không hiện
hữu? Ở người nào chúng không hiện hữu? Khi suy nghĩ như
vậy, hành giả thấy rằng chúng không có nơi người đang
còn trong bụng mẹ, hay nơi chúng sinh thuộc cõi Phạm Thiên
(sắc giới), không có nơi những người chết, hay nơi những
người đã đắc đệ tứ thiền, hay nơi những người sinh
vào sắc giới hoặc vô sắc giới hay nơi những người đã
đắc Diệt tận định. Hành giả nên tự nhủ rằng "Nay rõ
ràng là ta không đang ở trong bụng mẹ, không ở dưới nước,
không ở cõi trời Phạm Thiên, không phải thây chết hay đắc
tứ thiền, hay sinh vào sắc giới, vô sắc giới cũng không
đắc diệt thọ tưởng định. Nh?ng hơi thở vô thở ra này
thật sự còn ở trong ta, chỉ vì tuệ ta chậm lụt không thể
phân biệt được chúng". Rồi, dán chặt tâm tại chỗ mà
bình thường hơi thở chạm đến, hành giả hãy tiếp tục
chú tâm đến chỗ ấy.
210. Những hơi thở vô và thở ra
ấy phát sinh chạm vào mũi với một người có mũi dài, và
chạm vào môi trên của người có lỗ mũi ngắn. Bởi thế,
hành giả nên dán chặt tướng như thế này: "Ðây là cái
chỗ mà hơi thở chạm đến". Vì lý do này mà Ðức Thế tôn
dạy rằng "Này các tỳ kheo, ta không nói một người thất
niệm, một người không hoàn toàn tỉnh táo, rằng nó nên
tu tập niệm hơi thở". (M. iii, 84)
211. Mặc dù bất cứ đề mục thiền
nào cũng chỉ thành công nếu hành giả có chánh niệm tỉnh
giác, nhưng đề mục nào khác cũng trở nên càng ngày rõ rệt
hơn khi hành giả tiếp tục tác ý đến nó. Còn pháp niệm
hơi thở này thì khó, thật khó tu tập, đó là một địa
hạt mà chỉ có tâm của chư Phật, các bậc Duyên Giác và
Thanh văn mới quen thuộc. Ðó không phải là chuyện tầm thường,
mà những người tầm thường cũng không thể tu tập được.
Càng chú ý đến nó, thì càng trở nên an tịnh và tế vi hơn
nữa.
Bởi thế mà ở đây cần có niệm
và tuệ tăng thịnh.
212. Cũng như khi may thêu trên một
tấm vải mỏng, thì cần một cây kim mảnh, và cần một dụng
cụ xâu kim còn mảnh hơn, tu tập đề mục thiền này cũng
vậy, như miếng vải mỏng, niệm giống như cây kim, cả hai
thứ sau cùng này cần phải tăng thịnh. Một tỷ kheo phải
có niệm và tuệ cần thiết, và không được tìm kiếm những
hơi thở vô và hơi thở ra ở đâu khác ngoài ra chỗ thường
chúng vẫn chạm đến.
213. Ví như một nông phu, sau khi
cày một lúc, thả cho bò tự do gặm cỏ và ngồi xuống bóng
mát để nghỉ, thì khi ấy những còn bò của anh ta bỏ đi
vào rừng. Nếu là một người cày thiện xảo muốn bắt chúng
lại, buộc vào ách như cũ, thì anh ta sẽ không lang thang trong
rừng đ? tìm dấu chân chúng, mà đem theo con roi da và cái gậy
lùa bò, đi thẳng đến chỗ uống nước của chúng thường
ngày, rồi ngồi hay nằm đấy (mà đợi). Sau khi đã lang thang
một phần ngày, những con bò sẽ đến nơi uống nước mà
uống tắm rửa. Khi trông thấy chúng đã xuất đầu lộ diện,
người cày bèn cột chúng cho chắc với sợi dây và dùng cái
gậy để lùa chúng trở về, cột ách vào cổ chúng để tiếp
tục cày ruộng. Vị tỷ kheo cũng thế, không nên tìm hơi thở
vô hơi thở ra ở chỗ nào khác hơn là chỗ chúng thường
tiếp giáp, và vị ấy nên dùng con roi niệm và cái gậy tuệ
và dán chặt tâm tại chỗ chúng thường chạm đến, cứ tiếp
tục chú ý đến chỗ ấy. Vì trong khi chú ý theo cách đó,
không bao lâu chúng sẽ xuất hiện trở lại, như những còn
bò sẽ trở lại nơi chúng thường uống nước. Như vậy hành
giả có thể buộc chặt chúng với sợi dây niệm, cột ách
chúng tại chỗ ấy và chăn chúng bằng cây gậy tuệ, tiếp
tục chuyên chú vào đề mục thiền.
214. Khi làm như vậy, chẳng bao lâu
tướng xuất hiện nơi hành giả. Nhưng "tướng" này không
đồng nhất, với một số người khi nó xuất hiện phát sinh
một xúc chạm nhẹ.
215 Giống như sự xúc chạm của
lụa hay vải, hay một luồng gió. Nhưng đấy là những gì
được trình bày trong các bản Luận sớ: đối với một số
người, nó xuất hiện như một vì sao hay một chòm ngọc hay
ngọc trai, với một số người khác "tướng" xuất hiện với
sự va chạm thô như chạm phải những hột bông vải hay một
cái móc áo làm bằng gỗ, với những người khác nữa thì
giống như một sợi dây bện dài hay một tràng hoa hay một
làn khói, lại còn một số người bảo rằng nó giống như
một cái màng nhện giăng tơ hay một làn mây mỏng phớt hay
một đoá hoa sen hay một cái bánh xe hay vừng mặt trời, vừng
mặt trăng.
216. Quả vậy, điều này tương
tự trường hợp một số tỷ kheo ngồi lại với nhau cùng
đọc một bản kinh. Khi một vị hỏi: "Kinh này đối với
hiền giả như thế nào?" một người bảo: "Tôi thấy giống
như thác nước trên núi" một vị khác thì: "Với tôi kinh
này như cây rừng", và vị thứ ba nói: "Theo tôi kinh này giống
như một cây ăn trái toả rộng bóng mát". Một quyển kinh
mà ba người nhìn khác nhau. Cũng thế, cùng một đề mục
thiền này hiện tướng sai khác vì sự khác biệt giữa lối
nhận thức (tưởng, perception) (nghĩa là, lối nhận thức
khởi lên trước khi tướng xuất hiện. Pm, 273). Tướng
này là do tưởng sinh, nguồn gốc của nó là tưởng, nó được
xuất phát từ tưởng. Bởi vậy, cần được hiểu rằng,
khi tướng xuất hiện sai khác nhau chính là do sự sai biệt
về tưởng.
217. Và ở đây, cái tâm với hơi
thở vô là đối tượng là một, tâm lấy hơi thở ra làm
đối tượng là một tâm khác, và cái tâm lấy tướng làm
đối tượng lại là một tâm khác nữa. Với một người
không hiểu rõ ba cái này, thì đề mục thiền không đạt
đến an chỉ định, cũng không đạt đến cận hành định.
Nhưng đề mục đạt đến cận hành định và luôn cả an
chỉ định, nếu một người hiểu rõ ba điều này. Vì luận
nói:
"Tướng, hơi thở vô,
Hơi thở ra, không phải là
đối tượng của một tâm duy nhất,
Người nào không biết
Ba việc này
Thì sự tu không đạt
Tướng, hơi thở vô,
Hơi thở ra, không phải là đối
Tượng của một tâm duy nhất,
Người nào biết rõ ba việc này
Thì tu có thể đạt". (Ps. i,
170)
218. Và khi tướng đã xuất hiện theo
cách trên, vị ấy nên đi đến bậc thầy và thưa: "Bạch
đại đức, tướng như vậy đã xuất hiện nơi con" Theo những
vị tụng đọc Trường bộ kinh thì vị thầy không nên nói:
"Ðó đúng là tướng "mà cũng không nên nó" Ðó không phải
là tướng", mà chỉ nên bảo "Hiền giả, có xảy ra việc
như thế" và sau đó hãy nói: "Cứ tiếp tục chú tâm trên
đề mục nhiều lần như vậy" Bởi vì, nếu vị thầy bảo:
"Ðó là tướng, thì vị tỷ kheo có thể đâm ra tự mãn, bỏ
dở ngang đấy (M. i, 193 và kế tiếp). Nếu vị thầy
bảo: "Ðó không phải tướng", thì vị tỷ kheo có thể bị
thối tâm và bỏ cuộc. Bởi thế vị thầy nên khuyến khích
đệ tử tiếp tục chú tâm mà đừng nói gì cả. Nhưng những
vị tụng đọc Trung bộ kinh thì bảo vị thầy nên nói: "Hiền
giả, đó là tướng, tốt lắm. Hãy tiếp tục chú tâm trở
lại".
219. Khi ấy hành giả nên dán chặt
tâm nơi chính cái tướng đã xuất hiện ấy, như vậy, từ
đây trở đi, sự tu tập của vị tiến hành theo cách dán
chặt tâm. Như Cổ đức nói:
"Dán chặt tâm trên tướng
Bỏ những khía cạnh ngoại
Lai (vọng tưởng)
Người có trí buộc tâm
Ở hơi thở ra vào".
220. Vừa khi tướng xuất hiện, những
triền cái nơi vị ấy được đàn áp, những cấu uế lắng
xuống, niệm được an trú, và tâm vị ấy tập trung vào cận
hành định.
221. Khi ấy hành giả không nên chú
ý đến tướng về phương diện màu sắc, hay xem xét tính
cách đặc biệt ở nơi nó. Vị ấy nên bảo trì nó cẩn thận
như hoàng hậu bảo dưỡng bào thai của một vị sẽ làm Chuyển
luân vương hay như một nông phu giữ gìn đồng lúa chín, vị
ấy nên tránh bảy việc không thích hợp khởi đầu là trú
xứ không thích hợp, và đào luyện bảy điều thích hợp.
Khi bảo trì như vậy, vị ấy nên làm cho nó tăng trưởng
và cải thiện nhờ sự chú tâm nhiều lần, rồi vị ấy nên
thực hành mười thiện xảo về định (Ch. IV, đoạn 42) và
làm phát sinh sự quân bình của nghị lực (Ch. IV, đoạn 66).
222. Khi nổ lực như vậy, hành giả
đắc tứ thiền và ngũ thiền trên tướng ấy, theo cách đã
mô tả ở phần Kasina đất 5-8 (xem lại đoạn 189) Tuy
nhiên, khi một tỷ kheo đã đắc tứ thiền và ngũ thiền,
và muốn đạt đến sự thanh tịnh bằng cách tu tập đề
mục thiền do phương pháp quán sát và quay đi, thì vị
ấy cần làm cho thiền ấy trở thành quen thuộc bằng cách
làm chủ nó với năm cách (Ch. IV, đoạn 131) rồi khởi hành
lên đường tuệ quán bằng cách định rõ danh sắc. Như thế
nào?
223. Khi xuất thiền, hành giả thấy
rằng những hơi thở vô và thở ra có nguồn gốc của chúng
ở thân và tâm, và cũng như khi những ống bệ thợ rèn đang
được thổi, thì hơi gió chuyển động nhờ cái bao và nhờ
nổ lực đúng mức của người thợ, cũng thế những hơi
thở vô và thở ra là nhờ thân và tâm.
Kế đến, hành giả định rõ hơi
thở vô, hơi thở ra và thân thể là "sắc" còn tâm và những
trạng thái liên hệ đến tâm (tâm sở) là cái "vô sắc" (tâm).
Ðây là nói vắn tắc, chi tiết sẽ nói rõ về sau trong phần
phân định về Danh sắc (Ch. XVIII, đoạn 3 và kế tiếp).
224. Sau khi định rõ danh sắc như
trên hành giả tìm kiếm điều kiện phát sinh ra nó. Do tìm
kiếm vị ấy thấy được, và nhờ vậy vượt qua những hoài
nghi về đường lối danh sắc sinh khởi trong ba thời (Ch. XIX).
Sau khi vượt khỏi hoài nghi, hành
giả Giác Ngộ ba đặc tính cho danh sắc, bắt đầu bằng khổ,
hiểu chúng theo nhóm (Ch. XX, đoạn 2), vị ấy từ bỏ mười
khuyết điểm của tuệ khởi đầu là sự ngộ (illumination),
tuệ này khởi lên vào những giai đoạn đầu của Sanh diệt
trí (Ch. XX, đoạn 105 và kế tiếp) và vị ấy định rõ đạo
là trí biết rõ con đường không có những khuyết điểm ấy
(Ch. XX, đ.126) Hành giả đạt đến hoại trí bằng cách từ
bỏ tác ý đến tướng sinh khởi. Khi tất cả các hành đã
trở nên khủng khiếp do quán sự hoại diệt không ngừng của
chúng thì tâm hành giả trở nên vô dụng đối với chúng
(Ch. XXII).
Sau khi tuần tự đạt đến bốn
thánh đạo như thế, và an lập trong quả A-la-hán, cuối cùng
hành giả đạt đến mười chín loại tri kiến thẩm sát (Ch.
XXII, 180) và vị ấy trở thành người xứng đáng nhận những
đồ cúng dường của thế gian gồm cả Phạm thiên giới.
225. Ðến đây, sự tu tập định
qua phương pháp niệm hởi thở, khởi đầu bằng đếm
và kết thúc bằng nhìn lại (đ. 189) đã xong. Ðây là phần
luận giải về đoạn bốn câu đầu, với mọi phương diện.
Giải danh từ tiếp theo (Ðoạn
bốn câu thứ hai)
226. Vì không có phương pháp nào
riêng biệt cho sự tu tập đề mục thiền ở trường hợp
ba đoạn bốn câu sau, bởi thế chỉ cần hiểu nghĩa danh từ
trong những đoạn này, theo luận sớ.
(v) Vị ấy tập: " Cảm giác
hỉ thọ tôi sẽ thở vào... tôi sẽ thở ra", có nghĩa là
làm cho cảm giác hạnh phúc (về tâm) được giác tri, được
rõ rệt. Ở đây, cảm giác hỉ thọ được kinh nghiệm bằng
hai cách (a) đối tượng, và (b) với sự không mơ hồ.
227. Thế nào là hỉ được cảm
thọ với đối tượng? hành giả đạt được đến hai thiền
trong đó hỉ có mặt. Vào lúc hành giả thật sự đạt đến
những thiền này, hỉ được cảm thọ với đối tượng do
sự đạt thiền, do sự cảm thọ đối tượng. Thế nào là
với sự không mơ hồ? Sau khi nhập và xuất một trong hai thiền
có hỉ kèm theo, hành giả quán sát với tuệ cái hỉ liên
hệ với thiền ấy, là dễ bị tan rã, hoại diệt và ngay
lức tuệ quán ấy, hỉ được cảm thọ với sự không mơ
hồ do thâm nhập những đặc tính của nó (vô thường, v.v...)
228 Vì Patisambhidà nói: (a)
Khi hành giả biết sự nhất tâm, tâm không tán loạn qua những
hơi thở vô dài niệm được an trú nơi vị ấy. Nhờ niệm
ấy và sự rõ biết ấy, hỉ ấy được cảm thọ. Khi hành
giả biết sự nhất tâm không tán loạn qua hởi thở ra dài...
Qua hơi thở vô ngắn... qua hơi thở ra ngắn... Qua những hơi
thở vô... Những hơi thở ra cảm giác toàn thân. Qua những
hơi thở vô thở ra an tịnh thân hành, niệm được an trú
nơi vị ấy. Nhờ niệm ấy, và sự rõ biết ấy, hỉ ấy
được cảm thọ.
(b) Hỉ được cảm thọ bởi hành
giả khi vị ấy chú ý, khi vị ấy biết, thấy thẩm sát,
làm cho vững tâm, tâm quyết định với tín, nổ lực tinh
tấn, an trú niệm, tập trung tâm, hiểu biết với trí tuệ,
trực tri cái cần phải trực tri, hiểu đầy đủ cái cần
hiểu đầy đủ, tu tập cái cần phải tu tập, và chứng cái
cần chứng. Chính với cách ấy mà hỉ được cảm thọ (Ps.
i, 187).
229. (vi) (viii) Ý nghĩa ba mệnh
đề còn lại cần được hiểu tương tự, nhưng có một sai
khác này. Sự cảm thọ lạc cần được hiểu là ở
ba thiền, và cảm giác tâm hành là ở bốn thiền. Tâm
hành gồm hai uẩn thọ, tưởng. Và trong trường hợp mệnh
đề "cảm giác lạc thọ" Patisambhidà nói như sau: để
chỉ rõ cả bình diện của tuệ ở đây "có hai thứ lạc:
thân lạc và tâm lạc (Ps. i, 188). An tịnh tâm hành":
là an tịnh tâm hành thô, chấm dứt nó. Và điều này cần
được hiểu chi tiết như đã nói ở phần thân hành (đ. 176-85).
230. Hơn nữa, ở đây, trong mệnh
đề "cảm giác hỉ thọ" (là cái thật sự được quán trong
đoạn 4 câu này) cảm thọ được nói dưới mục "hỉ" (là
một hành) còn ở mệnh đề "lạc" cảm thọ được nói trong
hình thức của cảm thọ chính cống. Trong hai mệnh đề "tâm
hành" "cảm thọ được nói trong hình thức của cảm thọ
chính cống. Trong hai mệnh đề" tâm hành "cảm thọ là cái
nhất thiết gắn liền với tưởng vì "Tưởng và thọ thuộc
về tâm, những thứ này vì đi liền với tâm nên đó là những
tâm hành" (Ps. i, 188) Bởi vậy, đoạn bốn câu này cần
được hiểu là đề cập đến quán cảm thọ.
Giải danh từ tiếp (Ðoạn
bốn câu III)
231 (ix) Trong đoạn bốn pháp
thứ ba, "cảm giác về tâm" cần được hiểu là qua bốn thiền.
(x) "Làm cho tâm hân hoan" Vị
ấy tập vừa làm cho tâm vui vẻ, gieo sự vui tươi vào trong
tâm làm tâm phấn khởi, hoan hỉ, tôi sẽ thở vô, tôi sẽ
thở ra. Ở đây, có sự hân hoan về hai mặt, nhờ định và
nhờ tuệ.
Thế nào là nhờ định? Vị ấy
đắc hai thiền trong đó hỉ có mặt. Vào lúc hành giả thật
sự nhập hai thiền ấy, thì hành giả gợi niềm vui cho tâm,
gieo hân hoan vào nó, với hỉ câu hữu với thiền này.
Còn nhờ tuệ là thế nào? Sau khi
nhập và xuất một trong hai thiền câu hữu với hỉ, hành
giả với tuệ thấy rằng hỉ câu hữu trong thiền ấy có
thể bị hoại diệt rơi rụng, như vậy vào lúc tuệ quán
ấy xảy ra thật sự, hành giả khơi dậy niềm hân hoan trong
tâm, gieo hân hoan vào nó bằng cách lấy hỉ câu hữu với
thiền này làm đối tượng.
Một người tiến hành theo cách
trên đây được gọi là "Làm cho tâm hân hoan tôi sẽ thở
vô... Tôi sẽ thở ra.." Vị ấy tập.
232. (xi) "Làm cho tâm định
tĩnh": một cách quân bình (Samam) đặt để (àdahanto)
tâm trên đối tượng của nó nhờ sơ thiền v.v... Hoặc, sau
khi đã nhập và xuất từ những thiền này, hành giả thấy
với tuệ rằng cái định câu hữu với thiền ấy là dễ
hoại diệt, khi ấy vào lúc thật sự đắc tuệ quán (at the
actual time of insight), sự nhất tâm trong một sát na (momentary)
[*] khởi lên nhờ thâm nhập (đi sâu vào) (những đặc tính
vô thường, v.v...) Như vậy, những câu " Vị ấy tập, tôi
sẽ thở vào làm cho tâm định tĩnh... Tôi sẽ thở ra..." cũng
là để nói về một người đã đặt tâm một cách quân bình,
trên đối tượng đó, nhờ phương tiện là sự nhất tâm
khởi lên từng sát na như vậy.
[*] sự nhất tâm trong
1 sát na (momentary unification of the mind): định chỉ kéo dài
trong một chốc. Vì định hay sự nhất tâm này cũng thế,
khi nó sinh khởi một cách không gián đoạn trên đối tượng
của nói và không bị pháp đối nghịch thắng lướt thì nó
dán chặt tâm một cách bất động, như thế đang ở trong
định.
233. (xii) "Làm cho tâm giải thoát"
hành giả thở vô thở ra trong khi ấy vừa làm cho tâm cởi
mở, giải toả tâm khỏi tầm và tứ nhờ nhị thiền, khỏi
hỉ ở tam thiền, khỏi lạc và khổ ở tứ thiền Hoặc sau
khi đã nhập và xuất những thiền này, hành giả thấy với
tuệ cái tâm liên kết với thiền này dễ đi đến hoại diệt,
rồi khi có tuệ thật sự xảy ra, hành giả giải thoát cởi
mở tâm khỏi thường tưởng bằng cách quán vô thường, khỏi
lạc tưởng bằng cách quán khổ, khỏi ngã tưởng bằng quán
vô ngã, khỏi sự ham thích bằng quán ly dục, khỏi tham bằng
quán đoạn diệt, khỏi sinh bằng quán diệt, khỏi sự chấp
thủ bằng quán từ bỏ (xả ly). Do đo mà nói: Vị ấy tập
"tôi sẽ thở vô làm cởi mở tâm... Tôi sẽ thở ra..."
["giải thoát" có nghĩa
là cô lập, tách riêng nờ "giải thoát" gồm trong sự đàn
ap, từ bỏ những triền cái "vào luc đắc tuệ quán thật
sự" (at the actual time of insight): hoại trí vào lúc quán tán
hoại (dissolution). Vì tan shoại là cực điẻm của vô thường.
Bởi thế hành giả quán tán hoại nhờ đó thấy được dưới
đề mục tâm, toàn thể lĩnh vực các hành đều là
vô thường không trường cửu, và do khổ nói tại trong cái
gì vô thường, và do sự vắng mặt của ngã trong cái gì khổ
hành giả thấy rằng toàn thể lĩnh vực các hành ấy là khổ,
không lạc, là vô ngã, không phải ngã. Nhưng bởi vì cái gì
vô thường, khổ, phi ngã thì không phải là cái để thích
thì cái đó không đáng tham, do vậy hành giả trở nên vô
dục ly tham đối với toàn diện lĩnh vực các hành kia khi
nói được thấy dưới ánh sáng của hoại diệt là vô thường,
khô phi ngã, hành gải không thích thú trong đó, tham của vị
ấy đối với nó phai nhạt khi nhuốm được tâm hành giả.
Khi vị ấy trở nên vô dục và tham phai nhạt như thế, trước
hết chỉ nhờ trí hiểu biết thế gian mà vị ấy khiến cho
tham ngừng lại và không khơi dậy thêm, vị ấy không làm
cho tham sinh khởi. Hoặc khi tham của vị ấy đã phai nhạt,
thì bằng tri kiến của riêng mình, vị ấy làm phát sinh sự
chấm dứt các hành không hiện rõ cũng như các hành hiện
rõ, vị ấy không khởi chúng lên, cớ ngiã hành giả chỉ
chỉ đem lại sự chấm dứt các hành chứ không đem lại sự
sinh khởi chúng. Khi đã đi vào con đường này, đạo lộ này,
thì hành giả buông bỏ chứ không nắm bắt. Nghĩa là thế
nào? Nghĩa là, sự quán về vô thường, v.v... Này gọi là
buông bỏ theo nghĩa, từ bỏ và buông bỏ có nghĩa là
đi vào, bởi vì nó từ bỏ những cấu uế cùng với
các hành nghiệp phát sinh ra uẩn và vì do thấy những lỗi
lầm trong các hành do thiên về cái đối lập với hành, nghĩa
là niết bàn, nó đi vào niết bàn ấy. Do đó hành giả nào
có được sự quán niệm ấy sẽ từ bỏ các cấu uế và
đi vào niết bàn theo như đã nói: Ở đây, sự quán niệm
cái gì vô thường chỉ là vô thường, thì gọi là "Quán vô
thường" đây là một tên chỉ tuệ phát sinh nhờ xem các hành
thuộc ba lĩnh vực thế gian (mà để riêng lĩnh vực siêu thế)
là vô thường. "Thoát khỏi vô thường tưởng là thoát ra
khỏi quan niệm sai lầm phát sinh ra sự thấy các hành (các
pháp hữu vi) là thường, bất diêt, những quan niệm khác cũng
nên được xem là bao gồm trong đề mục tưởng. Cũng
vậy, với lạc tưởng, v.v... "Bằng quán ly dục" bằng phương
tiện là sự quán niệm phát sinh ở dưới hình thái là ly
dục đối với các hành. "Thoát khỏi sự thích thú" là khỏi
tham câu hữu với hỉ. "Nhờ quán tán hoại": nhờ phép quán
phát sinh tương tự dưới hình thái tàn tạ, do đó "ly tham"
được nói. "Bằng quán diệt": nhờ thấy một cách liên tục
sự chấm dứt (diệt) các hành. Hoặc, quán diệt là quán các
hành chỉ diệt mà không sinh khởi lại trong tương lai. Vì
đây là Trí nhạo giải thoát. Dục thoát trí (Knowledge of Desire
for Deliverance) được tăng thạnh. Do đó luận chủ nói: "Thoát
khỏi sanh". Sự quán niệm ở hình thái từ bỏ là quán "quán
từ bỏ" Giải thoát khhỏi nắm bắt" (chấp thủ): có nghĩa
là hết xem (các pháp là thường, lạc v.v... Hoặc ở đây
ý nghĩa có thể được hiểu là giải thoát khỏi sự nắm
bắt dây nối tái sinh" (Pm. 279) Xem các chương XX và XXI (kiết
sanh) ]
Vậy đoạn bốn câu này cần được
hiểu là sự quán tâm.
Giải thích danh từ tiếp theo
đoạn bốn câu thứ tư
234 (xiii) Nhưng trong đoạn
bốn, về quán vô thường, cần phân biệt trước hết là
cái vô thường, sự hay tính chất vô thường, sự quán vô
thường và con người quán vô thường.
Ở đây, năm uẩn là cái vô thường.
Tại sao? Bởi vì bản chất của chúng là sinh diệt và biến
đổi. Sự vô thường là sinh diệt, diệt và dị (biến
đổi) ở trong chính những uẩn đó, hoặc là sự phi hữu
của chúng sau khi hiện hữu, nghĩa là sự tan vỡ của các
uẩn đã sinh bằng cách từng sát na tán hoại, vì chúng không
tồn tại giống nhau trong hai sát na kế tiếp.
Quán vô thường là quán sắc,
v.v... Là "vô thường" do bởi tính chất vô thường nói trên.
Một người quán vô thường là người có được sự
quán niệm ấy. Vậy, chính khi một người như thế thở vô
thở ra mới có thể nói rằng: "quán vô thường tôi sẽ thở
vô... Thở ra, Vị ấy tập"
235. (xiv) Quán tán hoại:
có hai thứ là huỷ hoại và tan rã hoàn toàn. "Huỷ hoại"
(destruction) là sự tan biến của các hành, sự phân tán,
rã rời của chúng gọi là "tan rã" đây là sát-na diệt (momentary
cessation). Ở đây các Hành hoàn toàn tan rã, và khi điều
này được đạt đến, gọi là "tịch diệt" tức niết bàn
(Pm. 280).
Khi hành giả có được sự quán
niệm gồm hai khía cạnh nói trên, thì có thể bảo rằng "Vị
ấy tập: Quán tán hoại tôi sẽ thở vô, quán tán hoại tôi
sẽ thở ra."
[Cái gì được gọi là
thường là cái dài lâu, vĩnh cữu như niết bàn. Cái được
gọi là "vô thường là cái gì không trường cữu có sinh diệt.
Nói ngũ uẩn vô thường có nghĩa đó là những pháp hữu vi.
Tại sao? Vì bản chất của chúng là sinh, diệt và biến dị.
Ở đây, các pháp hữu vi sinh khởi do nhân và duyên, sự xuất
hiện của chúng từ phi hữu, sự thủ đặc một bản ngã
riêng chúng, gọi là "sinh". Sự diệt, chấm dứt của chúng
từng sát na sau khi đã sinh ra thì gọi là diệt. Sự biến
đổi do tuổi già là "dị". Vì cũng như giữa cơ hội sinh
tan biến và cơ hội diệt tiếp theo không có sự gián đoạn
nơi sự vật. Cũng vậy, không có sự gián đoạn nơi sự vật
vào cái lúc đối diện với tán hoại, nói cách khác, trong
lúc "trú", mà danh từ thường dùng là "già". Bởi thế, già
có nghĩa là cái gì của một pháp đơn độc duy nhất, gọi
là "già trong sát-na" (momentary ageing). Và nói thẳng ra, không
có gián đoạn ở nơi sự vật giữa những cơ hội sinh và
diệt, nếu không thì kết quả là một cái này sinh mà một
cái khá diệt". (Pm. 280) ]
(xv) Cùng một cách giải thích
trên đây cũng áp dụng cho mệnh đề "quán tịch diệt".
236. (xvi) Quán từ bỏ: từ
bỏ cũng thuộc hai loại, là từ bỏ theo nghĩa xả ly, và từ
bỏ theo nghĩa thâm nhập. Từ bỏ chính là một lối quán,
nên gọi là "quán từ bỏ". Vì tuệ vừa được gọi là "từ
bỏ kể như xả" và vừa được gọi là "từ bỏ kể như
thâm nhập" vì trước hết, bằng cách thay thế những tính
ngược lại, nó từ bỏ những gì ô nhiễm cùng với những
hành nghiệp phát sinh ra uẩn, và thứ đến, do thấy sự "khốn
nạn" của những pháp hữu vi, nó còn đi vào tịch diệt bằng
cách thiên về xu hướng niết bàn, cái ngược lại với hữu
vi. (Ch. XXI, 18). Và đạo lộ này vừa được gọi là "từ
bỏ kể như xả ly" và vừa được gọi là "từ bỏ kể như
đi sâu vào" vì nó xả bỏ các ô nhiễm cùng với những hành
nghiệp sinh ra uẩn, bằng cách đoạn tận chúng, và nó đi
vào niết bàn bằng cách lấy niết bàn làm đối tượng của
nó. Lại nữa, cả hai thứ (tuệ và tri kiến về đạo lộ)
được gọi là tùy quán (anupassanà) vì chúng thường
xét lại, nhìn lại từng tri kiến trước đây của chúng.
Khi hành giả có được sự quán niệm gồm hai khía cạnh nói
trên, thì có thể bảo rằng " Vị ấy tập": quán từ bỏ
tôi sẽ thở vô, quán từ bỏ tôi sẽ thở ra."
[Từ bỏ bằng cách thay
thế cái đáng bỏ bằng pháp đối lập với nó, hoặc cắt
đứt nó, thì gọi là "từ bỏ kể như xả" Cũng vậy, hnàh
vi từ bỏ ngã trong sự không tạo nghiệp, nghĩa là từ bỏ
tất cả điều kiện tái sinh vào các hữu đi vào niết bàn
bằng cách xu hướng niết bàn (trong tuệ) hoặc bằng cách
lấy niết bàn làm đối tượng (trong đạo lộ) thì gọi là
"từ bỏ bằng cách thâm nhập" "Qua sự thay thế những tính
đối lập": Ở đây, trước hết, quán vô thường từ bỏ
thường tưởng, chính là từ bỏ, bằng cách thay cái đối
lập. Và sự từ bỏ theo cách ấy là dưới hình thức đưa
đến vô sinh (non- occurrence). Vì tất cả hành nghiệp bắt
nguồn từ cấu nhiễm do thấy các hành là thường và tất
cả uẩn hậu quả của nghiệp có gốc rễ ở cả hai thứ
trên (hành nghiệp cùng ô nhiễm hay phiền não), cái có thể
sanh khởi ở tương lai, hành và uẩn ấy đều được từ
bỏ bằng cách làm cho chúng không sanh khởi. Cũng vậy trong
trường hợp khổ tưởng, v.v... "Do thấy ssự khốn nạn của
những pháp hữu vi": Do thấy những lỗi vô thường v.v... Trong
ba cõi hữu, lãnh vực các hành. Ðó là "cái đối lập với
các hành do bởi tính trường cữu của nó v.v... Khi các ô
nhiễm đã được trừ khử nhờ đạo lộ, các hành nghiệp
(những tạo tác của nghiệp) được gọi là "được từ bỏ"
do sự phát sanh trong chúng bản chất "không gây tạo quả báo"
còn các uẩn có gốc rễ trong những hành ấy được gọi
là "được từ bỏ" do chúng được làm cho không sanh khởi.
Do vậy, đạo lộ từ bỏ tất cả những thứ này, đó là
ý nghĩa muốn nói. (Pm. 281). Danh từ pakkhandana (dịch là đi
vào) được dùng để định nghĩa hành vi "đức tin", và còn
có thể dịch là "nhảy vào", "lao vào". ]
237. Ðoạn bốn câu này chỉ đề cập
đến tuệ thuần tuý trong khi ba đoạn bốn câu trên thì đề
cập đến định và tuệ.
Trên đây là giải thích về sự
tu tập niệm hơi thở với mười sáu đề mục cần được
hiểu.
Kết Luận
Pháp niệm hơi thở với mười sáu
đề mục trên đây như vậy có kết quả lớn có lợi ích
lớn.
238. Sự lợi ích lớn của nó cần
được hiểu ở đây là an tịnh vì kinh dạy: "Và này các
tỷ kheo sự tập trung nhờ niệm hơi thở nếu được tu tập,
được làm cho sung mãn, là vừa an tịnh vừa cao cả" (S.
v, 231) v.v... và vì nó có thể cắt đoạn tầm tư duy. Vì
nó là một lạc trú an tịnh, cao cả, không ô nhiễm, nên nó
cắt đứt sự tán loạn do tầm chướng ngại định và nó
giứ tâm chỉ trú trên hơi thở làm đối tượng. Bởi thế,
kinh dạy rằng: "niệm hơi thở cần được tu tập để đoạn
tầm tư duy (A. iv, 353)
239 Lại nữa, lợi ích lớn của
nó cần được hiểu là điều kiện căn bản để cho sự
viên mãn minh kiến và giải thoát, vì đức Thế tôn dạy:
"Này các tỷ kheo, niệm hơi thở khi được tu tập, được
làm cho sung mãn, viên mãn bốn niệm trú. Bốn niệm trú (xứ)
khi được tu tập, được làm cho sung mãn, viên mãn bảy giác
chi. Bảy giác chi được tu tập được làm cho sung mãn, viên
mãn minh kiến và giải thoát". (M. iii, 82)
240 Lại nữa, lợi ích lớn của
nó cần được hiểu là ở chỗ nó khiến cho ta biết được
hơi thở vô thở ra cuối cùng, vì đức Thế tôn dạy; "Này
Ràhula, khi niệm hơi thở được tu tập như thế, được
làm cho sung mãn, thì ngay cả hơi thở cuối cùng cũng được
biết đến khi chúng chấm dứt, không phải không biết" (M.
i, 425-6)
241 Ở đây, có ba loại hơi thở
cuối cùng khi chấm dứt đó là cuối cùng trong các hữu, cuối
cùng trong thiền, và cuối cùng trong sự chết. Vì những hơi
thở vô thở ra chỉ phát sinh ở dục hữu mà không phát sinh
ở sắc hữu và vô sắc hữu, nên có những hơi thở cuối
cùng trong các hữu. Trong các thiền, hơi thở chỉ hiện hữu
ở ba thiền đầu, không hiện hữu ở thiền thứ tu, do vậy
có hơi thở cuối cùng thiền định. Những hơi thở khởi
lên theo tốc hành tâm thứ mười sáu đi trước tử tâm, chấm
dứt cùng với tử tâm, gọi là những hơi thở cuối cùng
trong cái chết.
242. Khi một tỷ kheo đã tu tập
đề mục thiền này, thì vào lúc khởi lên tốc hành tâm thứ
mười sáu trước tử tâm, nếu vị ấy chú ý đến sự sinh
khởi của những hơi thở cuối cùng ấy, thì tướng sinh của
chúng hiện rõ nơi vị ấy, nếu chú ý đến tướng trú, thì
tướng trú hiện rõ nếu chú ý đến tướng diệt thì tướng
diệt hiện rõ cho vị ấy. Và như vậy là nhờ vị ấy đã
hoàn toàn phân biệt được hơi thở vô hơi thở ra làm đối
tượng.
243. Khi một tỷ kheo đã đắc A-la-hán
quả nhờ tu tập một đề mục nào khác vị ấy có thể định
được thọ mạng của mình còn bao lâu, mà cũng có thể không
định được. Nhưng khi vị ấy đắc quả do tu tập đề mục
thiền này thì vị ấy luôn luôn có thể định được thời
chết của mình. Vị ấy biết "Các hành duy trì sinh mạng ta
bây giờ chỉ còn tiếp tục đến chừng ấy, không lâu hơn"
Do đó vị ấy chuẩn bị tắm rửa thay y phục rồi nhắm mắt
như trường hợp trưởng lão Tissa ở tu viện Katapabbata,
trưởng lão MahàTissa ? tu viện Mahà karanjiya Trưởng
lão người khất thực ở vương quốc Devaputta và như
hai anh em trưởng lão ở tu viện Cittalapabbata.
244. Ðây là một câu chuyện tỉ
dụ. Sau khi tụng giới bổn Patimokkha vào ngày rằm bồ
tát, một trong hai vị Trưởng lão vốn là hai anh em, đi đến
trú xứ của mình, được vây quanh bởi toàn thể tăng chúng.
Khi đứng ngắm trăng, ngài nhẩm tính các hành duy trì thọ
mạng của bản thân, và bảo tăng chúng: "Từ trước tới
nay, các ông đã thấy những tỷ kheo Niết bàn theo kiểu nào?
Người thì đáp: "Từ trước tới nay, con thấy các vị nhập
Niết bàn khi còn ngồi trên toà" Người khác nói: "con đã
thấy những vị ngồi kiết già giữa trời mà nhập Niết
bàn" Vị trưởng lão nói: "bây giờ ta sẽ cho chư hiền thấy
một người nhập niết bàn trong lúc đang đi bách bộ" Rồi
Ngài vạch một đường trên khoảnh sân đi dạo, bảo: "Ta
sẽ đi từ đầu đường đến cuối rồi trở lại, khi đến
lằn mức này ta sẽ đạt Niết bàn". Nói xong Ngài bước lên
con đường kinh hành và đi đến đầu kia. Khi trở về ngài
nhập Niết bàn ngay lúc bước lên lằn đã vạch.
Bởi vậy, người có trí
Hãy để dành thì giờ
Tu tập niệm hơi thở
Vì có nhiều lợi ích
Trên đây là giải thích chi tiết về
niệm hơi thở.
Quán
Về
Tịch Diệt (Niết Bàn)
245. Một người muốn tu tập niệm
diệt hãy đi vào độc cư để tưởng đến những đức đặc
biệt của niết bàn, nói cách khác là sự tịnh chỉ tất
cả các khổ như sau: Này các tỷ kheo, dầu cho loại pháp nào,
hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất
cả pháp, (tức là) sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục
khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sinh, sự
đoạn diệt tham ái, sự ly tham, đoạn diệt, niết bàn". (A.
ii, 34)
246. "Pháp" là những tính chất cá
biệt. Hữu vi hay vô vi do các duyên nhóm họp mà thành hay không
do duyên nhóm họp mà thành. "Ly tham được xem là tối thượng
trong tất cả pháp". Trong tất cả pháp hữu vi và vô vi, thì
ly tham được gọi là cao nhất, tốt nhất.
247. Ở đây "ly tham" không phải
chỉ là sự vắng bóng tâm tham, mà đúng hơn ở đây sự "nhiếp
phục kiêu mạn...., niết bàn" được gọi là ly tham. Ly tham
được gọi là nhiếp phục kiêu mạn, vì khi đạt đến ly
tham thì tất các thứ kiêu mạn được nhiếp phục, được
cởi bỏ. Ly tham được gọi là nhiếp phục khát ái vì khi
đạt đến ly tham, thì mọi khát ái đối với dục lạc bị
loại bỏ, bị dập tắt. Ly tham được gọi là "nhổ lên tham
ái" vi khi đạt đến ly tham sự nương tựa vào năm dục công
đức bị bãi bỏ. Ðược gọi là sự "chặt đứt tái sinh"
vì khi đạt đến ly tham, thì vòng luân chuyển trong ba cõi
hữu được chấm dứt. Ðược chấm dứt. Ðược gọi là
"đoạn diệt tham ái vì khi đạt đến ly tham thì tham ái bị
phá huỷ hoàn toàn, tàn tạ, chấm dứt. Ðược gọi là niết
bàn vì đi ra khỏi (nikkhanta), thoát ly (nissata).
Không liên hệ với khát ái, mà thông thường còn có tên là
"sự chấp thủ" vì bằng cách bảo đảm sự tái sinh tương
tục, khát ái là yếu tố nối liền, liên kết, gắn bó bốn
loài chúng sinh, năm thú, bảy thức, và chín cõi
248. Trên đây là cách niệm diệt
hay niết bàn theo những đặc tính của nó khởi đầu là ly
tham. Nhưng Niết bàn còn nên tưởng niệm theo những đức
tính đặc biệt khác mà đức Thế tôn đã mô tả trong các
kinh như: "Này các tỷ kheo, ta sẽ dạy cho các ngươi cái vô
vi (không được tạo tác) chân lý bỉ ngạn (bờ bên kia) cái
khó thấy cái bất hoại cái trường cửu cái không biến dị
cái bất tử cái hiền thiện cái an ổn cái kỳ diệu cái
nguyên vẹn.. Cái không sầu... Cái thanh tịnh... Hòn đảo...
Chỗ trú...." (S. iv, 360-72)
249. Khi hành giả tưởng đến tịch
diệt với những đức tính đặc biệt ly tham v.v... Theo cách
ấy, thì ngay lúc ấy, tâm vị ấy không bị tham ám ảnh, ngay
lúc ấy tâm vị ấy được chất trực vì ảnh hưởng của
tịch diệt, niết bàn (Xem Ch VII đoạn 65 và kế tiếp). Bởi
vậy, khi hành giả đã trừ khữ những triền cái theo cách
đã nói trong phần Tưởng niệm về Ðấng giác ngộ (niệm
Phật), v.v... Những thiền chi khởi lên trong một sát na duy
nhất. Nhưng do bởi những đức sâu xa của niết bàn, hoặc
vì hành giả bận tưởng niệm nhiều đức tính khác nhau,
nên thiền khởi lên chỉ là cận hành định mà không đạt
đến định an chỉ. Và thiền ấy cũng được gọi là niệm
về tịch diệt, bởi vì nó khởi lên nhờ những đức đặc
biệt của tịch diệt.
250. Và cũng như trong trường hợp
sáu tưởng niệm diệt này cũng chỉ đi đến viên mãn nơi
một vị thánh đệ tử. Tuy vậy, nó cũng có thể làm đối
tượng nhớ nghĩ cho một người thường ái lạc niết bàn,
bởi vì chỉ nghe nói không thôi, cũng làm cho tâm phát sinh
tín nhạo.
251. Một vị tỷ kheo chuyên tâm
tưởng đến tịch diệt như vậy thường ngủ trong an lạc
và thức trong an lạc, các căn tịch tịnh, tâm an bình, vị
ấy có tàm quý, tin tưởng quyết định đạt đến quả cao,
được sự tôn trọng cung kính của những vị đồng phạm
hạnh. Và ngay dù vị ấy không chứng nhập được cái gì
cao hơn, ít nhất cũng hướng đến một thiện thú.
Bởi thế người có trí
Siêng tu không biết mệt
Pháp tưởng niệm tịch diệt
Ðem lại nhiều thiện báo
Trên đây là niệm diệt được giải
thích chi tiết.
Chương tám này, gọi là "Mô tả
các tùy niệm kể như những đề mục thiền" ở trong phần
luận giải về Sự tu tập Ðịnh trong Thanh Tịnh Ðạo, được
biên soạn với mục đích làm cho những người lành được
hoan hỉ
Hết Chương 8