- Tựa
- Tự tình cùng Sơn Thắng
- Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay
- Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già
- Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát
- Ứng phú đạo tràng
- Bài kệ trong kinh Kim Cang
- Đôi nét về Ngọc Xá-lợi
- Hương tháng tư
- Đi qua tháng bảy
- Rằm tháng Bảy - Lễ hội tình người
- Kể chuyện chiêm bao
- Chuyện ngài Tăng Hộ cháu
- Ồ! Vậy hả?
- Bóng trúc bên thềm
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
- Gửi một mùa đông xa
- Quay quắt tình quê
- Viết cho bạn
- Miền nhớ
- Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên
- Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
- Hành hương Trung Quốc
- Hành hương đất nước chùa vàng
BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn
Rằng, bữa nọ, trên đường xuống núi hóa duyên, hai nhà sư thấy một cô gái xinh xắn ngồi rầu rĩ bên bờ suối. Hỏi ra mới biết, vì đang có việc gấp mà gặp phải dòng nước chảy xiết nên cô không dám qua. Tức thì vị sư huynh nhanh chóng giúp đưa cô gái qua suối.
Đến chiều, vừa về tới Tu viện, vị sư đệ bực bội nhắc lại việc làm của sư huynh hồi sáng, rồi trách cứ cho là phạm quy giới thiền môn. Vị sư huynh thản nhiên trả lời, ta đã bỏ cô gái ấy bên kia đường rồi mà sao đệ còn cõng cô ấy về tới đây?
Ô hay, tôi cũng bao phen mang vác chuyện người khác như vị sư đệ đó! Cũng may, mỗi khi tâm tôi rục rịch buồn phiền chuyện thói đời trong đạo thì Nghĩa lại đánh lên tiếng chuông chánh niệm kéo tôi về thực tại.
“Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động không lung lay
Hãy thực hành như thế.”
Trong kinh Nhất dạ hiền giả, tôi thuộc nhất đoạn này. Nhưng thưa thiệt, thì cũng có chút ít thành công khi thực tập, nhưng khổ nỗi tâm phàm phu lúc tỉnh lúc mê nên khi đối duyên xúc cảnh là quên liền. Thành ra có những lúc tôi tự thấy mình mâu thuẫn:
“Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giựt mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.”
Dĩ nhiên tâm tư tôi lúc này có khác tâm trạng Trịnh Công Sơn khi viết ra những lời nhạc đó, mà cũng rất có thể là không khác. Bởi sự “giựt mình” đã cho tôi thấy điểm tương đồng là “tỉnh-biết”.
Vâng! Dù chỉ trong chớp mắt hay một thoáng mây bay tôi có “biết” thì cũng quá đủ để gọi là...
Cái “gọi là” đó tôi vừa định dông dài ra đây thì Nghĩa đã nhẹ nhàng lái tôi qua chuyện chỉnh trang lại mấy cây cao trước chùa cho ngay hàng thẳng lối, chặt tỉa bớt mấy bụi trúc mé bờ rào cho gọn ghẽ…
Tôi nói với Nghĩa, bữa đi núi Yên Tử, nhìn rừng trúc bạt ngàn bên những con đường rợp bóng cây tùng, cây thông cổ thụ, tôi có khoe với anh em trong đoàn bài thơ Vịnh cây trúc của mình:
“Không cao lớn như cây tùng cây bách
Dáng trúc gầy vững chắc trước bão giông
Dẫu nhân gian ai đổi dạ thay lòng
Vẫn cốt cách sắt son cùng tuế nguyệt!”
Chao ôi! Chuyện trọn một lòng thành hay lơ là với Đạo là của riêng mình. Còn việc ai đó sớm lạc lòng bỏ quên chí nguyện ban đầu “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” để chạy theo lợi danh phù phiếm là chuyện của người, nào có ăn nhập gì mà tôi cứ dính mắc mới là kỳ cục.
Đã đành, gặp phải cảnh tình này ngay nơi chốn thiền môn thì thử hỏi ai mà không đau lòng xót dạ? Nhưng đeo mang theo kiểu rước phiền lụy vào mình như tôi thì quả là dại dột. Không khéo vấp phải cái lỗi ưa nhìn ngó lỗi người mà quên rằng mình cũng đang rối rắm trong mớ bòng bong phiền não.
Cũng may, tôi sớm nhận diện được chúng nên luôn tự nhắc nhở mình như lời dạy của Lục tổ Huệ Năng: “Chớ dòm ngó vào lỗi người, mà hãy nhìn vào lỗi mình.”
Trong kinh Pháp cú, đức Phật cũng từng căn dặn:
“Không nên nhìn lỗi ngư?i
Ngời
Người làm hay không làm
Nên nhìn tự chính mình
Có làm hay không làm.”
(Kinh Pháp cú, kệ số 50)
“Nhìn tự chính mình”, dẫu tôi chưa đến đổi suốt ngày loanh quanh “hàng xóm”, bỏ quên “quê nhà” nhưng xem ra cũng thuộc hàng hay lơ đễnh với chính mình. Ôi, thiệt tệ! Duy cái chuyện tôi thu mình lại giữa cuộc sống bộn bề, ngổn ngang lối rẽ trong thời mạt pháp này là vì còn đang phân vân chưa biết quan điểm sống đó có quá cố chấp hay không? Chứ tôi thấy mình như bị rơi vào tình trạng “chim sợ cành cong” vậy! Cũng như tôi thường dẫn dụ, hễ thấy chỗ nào có treo tấm bảng “nguy hiểm” thì phải coi chừng, cẩn thận chớ có tới gần.
Mà lạ ghê! Đã đứng bên ngoài rồi mà còn dòm ngó chi cho hệ lụy mình. Chi bằng mỗi ngày dành một chút lặng yên, soi lại chính mình để sớm phát hiện ra chiều động đậy của tâm tư mà kịp thời ngăn chặn và chuyển hóa. Để nhờ đó, chúng ta có thêm nhiều cơ hội tự hoàn thiện bản thân hơn.
Nếu được vậy, chắc chắn, vào một ngày không xa, biết đâu chừng, chúng ta sẽ sống đư?c nhợc như lời Trần Thái Tông đã nói trong Niêm tụng kệ:
“Bóng trúc quét thềm không dấy bụi
Vầng trăng xuyên biển chẳng vết hằn.”
Tâm Chơn
Bóng trúc bên thềm
Thấy tôi có chiều hướng rẽ sang kể lể chuyện hôm rồi, Nghĩa liền lên tiếng bắt qua đề tài khác. Tôi khẽ cười, chợt nhớ chuyện thời xưa.Rằng, bữa nọ, trên đường xuống núi hóa duyên, hai nhà sư thấy một cô gái xinh xắn ngồi rầu rĩ bên bờ suối. Hỏi ra mới biết, vì đang có việc gấp mà gặp phải dòng nước chảy xiết nên cô không dám qua. Tức thì vị sư huynh nhanh chóng giúp đưa cô gái qua suối.
Đến chiều, vừa về tới Tu viện, vị sư đệ bực bội nhắc lại việc làm của sư huynh hồi sáng, rồi trách cứ cho là phạm quy giới thiền môn. Vị sư huynh thản nhiên trả lời, ta đã bỏ cô gái ấy bên kia đường rồi mà sao đệ còn cõng cô ấy về tới đây?
Ô hay, tôi cũng bao phen mang vác chuyện người khác như vị sư đệ đó! Cũng may, mỗi khi tâm tôi rục rịch buồn phiền chuyện thói đời trong đạo thì Nghĩa lại đánh lên tiếng chuông chánh niệm kéo tôi về thực tại.
“Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động không lung lay
Hãy thực hành như thế.”
Trong kinh Nhất dạ hiền giả, tôi thuộc nhất đoạn này. Nhưng thưa thiệt, thì cũng có chút ít thành công khi thực tập, nhưng khổ nỗi tâm phàm phu lúc tỉnh lúc mê nên khi đối duyên xúc cảnh là quên liền. Thành ra có những lúc tôi tự thấy mình mâu thuẫn:
“Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giựt mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ.”
Dĩ nhiên tâm tư tôi lúc này có khác tâm trạng Trịnh Công Sơn khi viết ra những lời nhạc đó, mà cũng rất có thể là không khác. Bởi sự “giựt mình” đã cho tôi thấy điểm tương đồng là “tỉnh-biết”.
Vâng! Dù chỉ trong chớp mắt hay một thoáng mây bay tôi có “biết” thì cũng quá đủ để gọi là...
Cái “gọi là” đó tôi vừa định dông dài ra đây thì Nghĩa đã nhẹ nhàng lái tôi qua chuyện chỉnh trang lại mấy cây cao trước chùa cho ngay hàng thẳng lối, chặt tỉa bớt mấy bụi trúc mé bờ rào cho gọn ghẽ…
Tôi nói với Nghĩa, bữa đi núi Yên Tử, nhìn rừng trúc bạt ngàn bên những con đường rợp bóng cây tùng, cây thông cổ thụ, tôi có khoe với anh em trong đoàn bài thơ Vịnh cây trúc của mình:
“Không cao lớn như cây tùng cây bách
Dáng trúc gầy vững chắc trước bão giông
Dẫu nhân gian ai đổi dạ thay lòng
Vẫn cốt cách sắt son cùng tuế nguyệt!”
Chao ôi! Chuyện trọn một lòng thành hay lơ là với Đạo là của riêng mình. Còn việc ai đó sớm lạc lòng bỏ quên chí nguyện ban đầu “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” để chạy theo lợi danh phù phiếm là chuyện của người, nào có ăn nhập gì mà tôi cứ dính mắc mới là kỳ cục.
Đã đành, gặp phải cảnh tình này ngay nơi chốn thiền môn thì thử hỏi ai mà không đau lòng xót dạ? Nhưng đeo mang theo kiểu rước phiền lụy vào mình như tôi thì quả là dại dột. Không khéo vấp phải cái lỗi ưa nhìn ngó lỗi người mà quên rằng mình cũng đang rối rắm trong mớ bòng bong phiền não.
Cũng may, tôi sớm nhận diện được chúng nên luôn tự nhắc nhở mình như lời dạy của Lục tổ Huệ Năng: “Chớ dòm ngó vào lỗi người, mà hãy nhìn vào lỗi mình.”
Trong kinh Pháp cú, đức Phật cũng từng căn dặn:
“Không nên nhìn lỗi ngư?i
Ngời
Người làm hay không làm
Nên nhìn tự chính mình
Có làm hay không làm.”
(Kinh Pháp cú, kệ số 50)
“Nhìn tự chính mình”, dẫu tôi chưa đến đổi suốt ngày loanh quanh “hàng xóm”, bỏ quên “quê nhà” nhưng xem ra cũng thuộc hàng hay lơ đễnh với chính mình. Ôi, thiệt tệ! Duy cái chuyện tôi thu mình lại giữa cuộc sống bộn bề, ngổn ngang lối rẽ trong thời mạt pháp này là vì còn đang phân vân chưa biết quan điểm sống đó có quá cố chấp hay không? Chứ tôi thấy mình như bị rơi vào tình trạng “chim sợ cành cong” vậy! Cũng như tôi thường dẫn dụ, hễ thấy chỗ nào có treo tấm bảng “nguy hiểm” thì phải coi chừng, cẩn thận chớ có tới gần.
Mà lạ ghê! Đã đứng bên ngoài rồi mà còn dòm ngó chi cho hệ lụy mình. Chi bằng mỗi ngày dành một chút lặng yên, soi lại chính mình để sớm phát hiện ra chiều động đậy của tâm tư mà kịp thời ngăn chặn và chuyển hóa. Để nhờ đó, chúng ta có thêm nhiều cơ hội tự hoàn thiện bản thân hơn.
Nếu được vậy, chắc chắn, vào một ngày không xa, biết đâu chừng, chúng ta sẽ sống đư?c nhợc như lời Trần Thái Tông đã nói trong Niêm tụng kệ:
“Bóng trúc quét thềm không dấy bụi
Vầng trăng xuyên biển chẳng vết hằn.”
Send comment