SỐNG THIỀN
Nguyên Minh
Điều dễ dàng nhận thấy nhất là khả năng cảm thông và tha thứ. Chúng ta sẽ nhận ra được tất cả những giận hờn, thù oán không còn thực sự có ý nghĩa gì trong cuộc sống nữa, bởi vì chúng ta có thể mở lòng yêu thương đối với ngay cả những người mà trước đây chúng ta đã từng oán ghét. Chúng ta có thể xóa bỏ tất cả mọi hận thù mà không cần đòi hỏi đối phương phải có những điều kiện hay thái độ nhất định nào cả. Ta buông bỏ tâm thù hận chỉ đơn giản là vì ta đã tự mình hiểu ra đó là điều nên làm.
Tinh thần vô úy cũng là một trong những hoa trái đạt được nhờ công phu thực hành quán sát về lý duyên khởi. Người thiền giả không còn lo lắng, sợ sệt trước bất kỳ một mối hiểm nguy đe dọa nào vì thấy được tính chất tương quan chặt chẽ giữa mọi sự việc. Ngay cả khi đối diện với cái chết cũng thấy là không cần phải lo sợ, vì nhận ra được sự thật về thế giới hiện tượng. Khi sự cố chấp về bản ngã bị phá vỡ do quán sát về duyên khởi, thiền giả không còn thấy mình là một thực thể riêng biệt chia tách với thực tại. Vì thế, sự sống chết cũng không còn là sống chết của riêng mình, hay nói đúng hơn đó chỉ là những chuyển biến thay đổi trong một toàn thể sinh động vốn không hề sinh ra hay diệt mất.
Khi thường xuyên quán niệm và duy trì được chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được một sự an ổn, vững chãi mà mọi điều kiện bên ngoài dù khắc nghiệt đến đâu cũng không thể nào tác động lay chuyển nổi. Nhờ đó, chúng ta tự giải thoát cho mình khỏi rất nhiều phiền trược, khổ não trong đời sống.
Người thiền giả khi tự mình đạt đến trạng thái giải thoát này trở thành một ngọn đèn sáng, tự thân không những soi sáng chính mình mà còn có tác dụng chiếu soi ra chung quanh. Bởi vậy, những ai được sống gần người ấy đều có thể cảm nhận được sự an lạc của người. Với tâm từ bi tỏa rộng, người cũng xoa dịu mọi nỗi khổ đau của kẻ khác và dắt dẫn, chỉ bảo cho họ đi vào con đường đúng đắn.
Sức cảm hóa của một người đã đạt đến sự an lạc cho chính mình là rất lớn. Người ấy không chỉ dẫn dắt người khác bằng những nguyên tắc lý luận khô khan, mà thật sự là một ngọn đèn soi sáng có tác dụng giúp cho người khác tự mình nhận thấy đường đi. Sự thực hành có ý nghĩa quan trọng quyết định mà những ai chỉ nghiên cứu lý thuyết không bao giờ hiểu được.
Nguyên Minh
CHƯƠNG III: TÂM VÀ CẢNH
Tự giác giác tha
Khi quán sát sự vật theo nguyên lý duyên khởi, tâm từ bi được phát triển đồng thời với tuệ giác. Điều này sẽ tạo ra những chuyển biến nội tâm rất sâu sắc nơi người thực hành thiền quán.Điều dễ dàng nhận thấy nhất là khả năng cảm thông và tha thứ. Chúng ta sẽ nhận ra được tất cả những giận hờn, thù oán không còn thực sự có ý nghĩa gì trong cuộc sống nữa, bởi vì chúng ta có thể mở lòng yêu thương đối với ngay cả những người mà trước đây chúng ta đã từng oán ghét. Chúng ta có thể xóa bỏ tất cả mọi hận thù mà không cần đòi hỏi đối phương phải có những điều kiện hay thái độ nhất định nào cả. Ta buông bỏ tâm thù hận chỉ đơn giản là vì ta đã tự mình hiểu ra đó là điều nên làm.
Tinh thần vô úy cũng là một trong những hoa trái đạt được nhờ công phu thực hành quán sát về lý duyên khởi. Người thiền giả không còn lo lắng, sợ sệt trước bất kỳ một mối hiểm nguy đe dọa nào vì thấy được tính chất tương quan chặt chẽ giữa mọi sự việc. Ngay cả khi đối diện với cái chết cũng thấy là không cần phải lo sợ, vì nhận ra được sự thật về thế giới hiện tượng. Khi sự cố chấp về bản ngã bị phá vỡ do quán sát về duyên khởi, thiền giả không còn thấy mình là một thực thể riêng biệt chia tách với thực tại. Vì thế, sự sống chết cũng không còn là sống chết của riêng mình, hay nói đúng hơn đó chỉ là những chuyển biến thay đổi trong một toàn thể sinh động vốn không hề sinh ra hay diệt mất.
Khi thường xuyên quán niệm và duy trì được chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được một sự an ổn, vững chãi mà mọi điều kiện bên ngoài dù khắc nghiệt đến đâu cũng không thể nào tác động lay chuyển nổi. Nhờ đó, chúng ta tự giải thoát cho mình khỏi rất nhiều phiền trược, khổ não trong đời sống.
Người thiền giả khi tự mình đạt đến trạng thái giải thoát này trở thành một ngọn đèn sáng, tự thân không những soi sáng chính mình mà còn có tác dụng chiếu soi ra chung quanh. Bởi vậy, những ai được sống gần người ấy đều có thể cảm nhận được sự an lạc của người. Với tâm từ bi tỏa rộng, người cũng xoa dịu mọi nỗi khổ đau của kẻ khác và dắt dẫn, chỉ bảo cho họ đi vào con đường đúng đắn.
Sức cảm hóa của một người đã đạt đến sự an lạc cho chính mình là rất lớn. Người ấy không chỉ dẫn dắt người khác bằng những nguyên tắc lý luận khô khan, mà thật sự là một ngọn đèn soi sáng có tác dụng giúp cho người khác tự mình nhận thấy đường đi. Sự thực hành có ý nghĩa quan trọng quyết định mà những ai chỉ nghiên cứu lý thuyết không bao giờ hiểu được.
Send comment