Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Tôn giả Phú Lâu Na (Đệ nhất thuyết pháp)

Friday, February 25, 201100:00(View: 5820)
16. Tôn giả Phú Lâu Na (Đệ nhất thuyết pháp)

THANH TỊNH TÂM
 Lê Sỹ Minh Tùng

16. Tôn giả Phú Lâu Na 
(Đệ nhất thuyết pháp)

Phú Lâu Na sanh ra trong một gia đình thuộc hạng giàu có danh tiếngẤn Độ và rất được cha mẹ thương yêu. Khi đến lúc trưởng thành, tôn giả nhận biết rằng ái ân, tài bảo của thế gian cũng phải đến lúc biệt ly tan rã. Mà điều quan trọng nhất của cuộc đời là cầu cho mình được một chân lý tối thượng của cuộc sống. 

 Danh hiệu của Ngài là Phú Lâu Na Ni Đa La Ni Tử, do đó Phú Lâu Na chỉ là tiếng gọi tắt mà thôi. Danh hiệu Ngài dài như thế chính là biểu hiệu cho tôn giả khi thuyết pháp cũng trường mãn vô cùng. Tiếng Trung Hoa dịch chữ Phú Lâu NaMãn Từ Tử có nghĩa là hoài bão và lòng từ bi của Ngài như núi cao sông rộng. 

 Phú Lâu Na xuất gia quy y theo Phật không bao lâu thì chứng quả A La Hán. Từ đây Ngài không còn phiền não, dứt hết sanh tử và vận dụng thần thông tự tại đi khắp mọi nơi mà hoằng dương đạo pháp cứu giúp chúng sinh. Việc tuyên nói giáo lý của Đức Phật là một trọng trách lớn lao bởi vì nói pháp cốt yếu không phải là nói cho mình nghe mà nói cho đại chúng hiểu, do đó trong số hàng ngàn vạn đệ tử của Đức Thế Tôn thì Phú Lâu Na là đệ nhất thuyết pháp quả thật chí lý.

Khuyên Chúng Tỳ Kheo
 Phú Lâu Na đối với việc hoằng pháp lợi sanh thì rất nhiệt tình và không bao giờ tham cầu danh tư lợi dưỡng. Đối với Ngài thì thế gian nầy cũng như là hoa đớm trong không, bóng trăng dưới đáy nước, chỉ việc hoằng pháp độ sanh mới là quan trọng.

 Một đặc thù của Phú Lâu Na là không thích người bề ngoài mặc áo cà sa, xưng là đệ tử Phật mà trên thực tế làm việc gì đều vì tư lợi chớ không vì Phật pháp

 Tất cả những vị quốc vương trên toàn Ấn Độ đều cảm oai đức từ bi của Phật nên sau khi các vua quy y theo Phật bèn ban sắc lệnh rằng:” hễ người phạm trọng tội, ngay cả tội chết, chỉ cần xuất gia làm đệ tử Phật, gia nhập tăng đoàn liền được đại xá”. Tuy Đức Phật biết điều ấy sẽ biến tăng đoàn thanh tịnh thành nơi rồng rắn hỗn tạp, nhưng lòng từ bi của Ngài bao la như biển lớn dung nạp mọi con sông thì không nỡ nhìn tử phạm mà không cứu. Vì vậy Ngài trở lại khen ngợi chính sách nhân từ của các quốc vương

 Không cần phải nói thì trong tăng đoàn có lắm người bê bối. Họ mượn cửa Phật để tham cầu danh lợi, thậm chí còn làm bao nhiêu việc tà bậy và mua bán Như Lai.

 Phú Lâu Na thấy bọn tỳ kheo nầy thì bảo thẳng họ rằng:

- Các vị tỳ kheo! Các vị không nên làm những việc trái với lời dạy của Phật. Không nên một mặt khuyên người bố thí mà tự mình chứa cất tiền của vàng bạc. Nói với người ngũ dục là tai ách, là tai hại cho thân tâm, mà tự mình lại đắm chìm trong ngũ dục. Chúng ta được gặp bậc thầy là đấng Thế Tôn cứu thế thật là nhân duyên ngàn đời khó gặp. Phàm làm việc gì, không thể trái lời giáo huấn của Phật và không thể phạm giới điều Phật đã quy định.

Các vị xuất gia học đạo, đó là Đức Phật từ bi cho các vị cơ hội sám hối diệt tội mà các vị không vì sự trong sáng của giáo pháp, không yêu thích tăng đoàn, không nhiệt tình trong việc hoằng pháp lợi sanh. Tuy một thời Đức Phật từ bi nhiếp thọ các ông, nhưng về sau thì tương lai các ông sẽ không tốt đẹp, vô cùng đen tối. Phật thường dạy:” làm người không sợ có lỗi, có lỗi mà biết sửa đó là người đại thiện”. Trong tăng đoàn, làm một kẻ lục dục thường tình thì không đến nỗi tệ, nhưng tệ nhất là làm người ích kỷ, không đoái hoài đến lời Phật dạy, không màng đến đại chúng mà tự tung tự tác. Tôi và các vị đồng học một thầy. Tôi có nói lời gì cho dù quý vị có đánh mắng cũng không sao, chỉ mong Phật pháp được hưng thịnh và chúng sanh được độ. Hy vọng rằng từ nay về sau, chúng ta chân chánh phát tâm tu học Phật pháp , y giáo phụng hành.

Những lời trung thực của Phú Lâu Na đối với các tỳ kheo bất chính đã khiến họ rất cảm động mà cải tà quy chính.

 Đối với người, Phú Lâu Na không ưa bới vết tìm lông khiến người phiền não, mà chính Ngài muốn trừ bỏ những danh lợi cá nhân để nỗ lực làm lợi ích cho giáo pháprạng rỡ cho Đức Thế Tôn.

 Tận Lực Hoằng Pháp Lợi Sanh 

 Lối làm việc của Phú Lâu Na thì rất cẩn thận. Mọi việc liên quan với chúng tăngđại chúng thì tôn giả suy nghĩ đôi ba phen mới phát biểu ý kiến. Nhưng đối với việc hoằng pháp là luôn luôn nhiệt tình, bất cứ khi nào có cơ hội gieo giống Bồ Đề thì không kể lợi hại hay thành bại về cá nhân, Ngài luôn luôn tinh tấn đi đầu.

 Trong hàng đệ tử Phật, Ngài là người lúc nào cũng vì nhân quần xã hộitruyền giáo mà không sợ nguy nan thất bại. Tất cả là làm cho Phật pháp và tự mình không mong cầu đến danh lợi. Có một số tỳ kheo, tuy theo Phật và rất làu thông giáo pháp, nhưng đối với chúng sanh không phát tâm từ bi và xem nỗi khổ sanh tử của kẻ khác không dính dáng gì đến mình mà khép kín thân mình trong tháp ngà điện ngọc. Lại có số tỳ kheo khác không thích hoằng pháp lợi sanh mà chỉ thích kết duyên ngoài xã hội, không dùng đạo để đối xử mà dùng tình để giao thiệp. Thật là nhận thức sai lầm.

 Một hôm trên đường hoằng pháp, Phú Lâu Na đi ngang qua vùng rừng núi nước Kiều Tát Di. Nơi nầy có một số tỳ kheo đang ẩn cư tu hành, Phú Lâu Na thấy các vị ấy bèn cung kính hỏi thăm:

- Các đại đức! Nghe nói các vị ẩn cư trong núi rừng với nhân cách thanh cao không giống phàm tình làm tôi rất kính phục. Nhưng các vị vâng lời Phật dạy làm sứ giả đi các nơi giáo hóa sao không vào làng xóm mà độ chúng sanh?

Các tỳ kheo thấy tôn giả đến, rất vui mừng nhường tòa và đáp:

- Thưa tôn giả! Chúng tôi cũng đã đi các nơi giáo hóa, nhưng chúng sanh thật khó hóa độ. Đức Phật dạy đem cam lộ pháp thủy ban cho họ thì họ cho đó là một thứ hôi hám khó nghe. Bọn chúng ngu si can cường, ngoan cố chấp trước, đắm chìm trong ngũ dục, sát sanh tế thần cầu phước. Thật là tạo nhân ác đạo. Chúng tôi từ bi đưa tay tế độ mà bọn chúng chẳng thèm ngó ngàng tới. Thưa tôn giả! Đạo lớn của chân lý không phải ai ai cũng theo được. Thế giới tràn đầy ánh sáng chẳng phải ai cũng có thể đến đó được bởi do họ từ chối tiếp nhận mà thôi. Hãy để cho họ nếm mùi đau khổ, trầm luân đọa lạc và khi nhân duyên chín mùi thì họ sẽ tự nhiên quay đầu trở lại.

 Phú Lâu Na Nghe xong, biết các vị nầy khi hoằng pháp đã gặp thất bại, gặp ma chướng cản trở nên đối với chúng sinh thất chí nản lòng, không thể khởi nhiệt tình mà gieo hạt giống từ bi trí tuệ của Phật được. Tôn giả nói:

 - Hành vi tu đạo của các vị tôi rất khâm phục, nhưng ý kiến của các vị về việc hoằng pháp tôi không đồng ý. Nếu phật pháp dễ truyền chúng sanh dễ độ thì chúng ta đã không theo đuổi công tác ấy. Chính vì đời ngũ trược ác thế mà việc hoằng pháp lợi sanh rất khó khăn cực nhọc. Vì muốn đáp ơn Phật, chúng ta nên hăng hái theo đuổi sự nghiệp cao quý đó. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanhsự nghiệp. Chúng ta xuất gia làm đệ tử Phật thì không nên xem tăng đoàn là một nơi tỵ nạn, hoặc là viện dưỡng lão. Đã là tỳ kheo thì phải lo phận sự cho tròn, còn chuyện thế gian nên dẹp sang một bên. Phật pháp chưa truyền, chúng sanh chưa độ mà cho là không dính líu đến mình, thật là trái lời dạy của Phật. 

 Lòng từ nguyện bi của các Ngài chắc chắn không hoan hỷ đối với tác phong ấy. Chúng sanh khó tiếp nhận Phật pháp là vì họ rất nghèo cùng khốn khổ. Người nghèo chỉ mong xin được vài đồng bạc là quý trong khi chúng ta đem gia tài Phật pháp cả ức vạn mà cho họ bảo sao họ không ngờ lòng tốt của chúng ta? Làm sao họ dám nhận lãnh tài bảo trân quý đó được? Chúng ta mang tấm lòng từ bi vô hạn và mang nhiệt tình sung mãn để trang nghiêm thân tứ đại vô thường của chúng ta, đem pháp lạc hoan hỷ ban khắp mọi người và đem ánh sáng, trí huệ, từ bi, oai đức của Đức Phật chia đều cho tất cả chúng sanh cùng hưởng. Đó là trách nhiệm của hàng xuất giatrách nhiệm nầy không cho phép chúng ta được an nhàn trốn tránh trong khi chúng sanh vẫn còn đau khổ. Các vị! Phật pháp tại nước Bạt Đà chưa viên mãn, mong các vị cùng tôi đến đó hoằng hóa.

 Các tỳ kheo nghe xong, rất cảm động trước lời chí tình của Phú Lâu Na nên tất cả đều nguyện theo tôn giả sang nước Bạt Đà.

 Phú Lâu Na thường cổ động phát khởi cho các tỳ kheo lười biếng, thích mưu cầu an nhàn, để mong cho Phật pháp được lan rộng khắp nhân gian. Vì công đức đó, chính Đức Phật thường khen ngợi giửa đại chúng rằng Phú Lâu Na là người hoạt động tích cực nhất trong hàng tỳ kheo.

 Khi thì tôn giả ở nước Ma Kiệt Đà, lúc ở nước Kiều Tát La. Ngày nay hóa đạo nơi thành Tý Xá Ly, nhưng ngày mai lại đến thành Ca Thi thuyết pháp. Nơi nào có bước chân tôn giả đến, thì Ngài đem chánh pháp của Đức Thế Tôn để chuyển mê thành ngộ cho chúng sanh và đưa họ trở về quy y với tam bảo. Có chúng sanh nào ngoan cố, kiên cường mà một khi đã nghe tôn giả thuyết pháp đều bỏ tâm cuồng vọng mà tiếp thọ sự tịnh hóa của Phật pháp. Thấy sự oai nghiêm và dường như tôn giảsức mạnh vô hình nào đó tìêm ẩn trong Ngài mà một số tỳ kheo đã thắc mắc hỏi:

 - Thưa tôn giả! Ngài đi hóa độ nơi nào thì khiến chỗ đó từ một nơi cỏ rậm hoang vu thành một vùng thánh địa trang nghiêm. Lại có nhiều thính giả nhờ ảnh hưởng pháp âm của Ngài mà trở nên được an ổn và tỉnh lặng. Trừ Đức Phật ra, không ai thuyết pháp thành công như tôn giả. Ngài làm sao được oai đức như thế?

 Phú Lâu Na khiêm tốn đáp:

 - Tôi cũng chẳng biết tôi có sức gì, nhưng tôi chỉ biết một điều Đức Phật là một đạo sư. Trước mỗi lần thuyết pháp tôi luôn luôn hướng về Đức Phật cầu nguyện. Cầu nguyện từ quang của Thế Tôn che chở nhiếp hộ tôi và hỗ trợ tôi hoàn thành sự nghiệp tịnh hóa nhơn gian. Tôi không cần mọi người biết đến Phú Lâu Na mà tôi mong ai ai cũng đều biết đến đức đại giác Phật Đà. Nhỏ bé như tôi, đâu có sức gì khiến người cảm động. Tạo sự cảm động đến người chính là Đức Thế Tôn và cũng chính là giáo thị chân lý của Ngài.

 Lời nói thành thật của Phú Lâu Na đều dành tất cả danh dự cho Đức Phật. Các tỳ kheo nghe xong ai cũng gật đầu khen phải, rồi hỏi tiếp:

 - Tôn giả! Nếp sống hoằng pháp lợi sanh của Ngài rất kham khổ. Ngài đã chẳng chịu nghỉ ngơi và cũng chẳng xin thực phẩm bồi dưỡng thân thể. Ngoài thời gian thuyết pháp thì Ngài lại đi kinh hành, rồi tịnh tọa, khổ nhọc đến thế làm sao chịu được lâu dài? 

 Phú Lâu Na cảm động đáp:

 - Đa tạ các vị lưu tâm đến tôi. Chúng ta làm được chút ít cho Phật pháp đã cho là khổ nhọc mà chúng ta quên rằng như Đức Thế Tôn từ nhiều kiếp lâu xa đã tu hành, độ sanh, ngày ăn một hột mè, hột bắp, bố thí đầu, mắt, tủy, não thì sự cực khổ của chúng ta có sá gì. Sau những lúc thuyết pháp cho chúng sanh, tôi liền trở về bên Đức Phật để nghe lời Phật dạy và được nếm mùi vị cam lồ thì đó là thức bồi dưỡng tốt nhất cho huệ mạng của tôi. Tôi hành cước vân du các nơi, một ngọn cỏ, một cội cây đều làm cho tôi mỉm cười và ngọn núi con sông đều là niềm an ủi. Ánh sáng của Đức Thế Tôn thấm nhuần trên thân tôi và tâm Phật sống trong tâm tôi cho nên tôi chẳng biết khổ nhọc là gì. Các vị, lúc tôi thấy hàng vạn người quy y hướng Phật Đà, chắp tay đảnh lễ thì tôi cầu nguyện nhiếp thọ những người ấy để ban cho họ lòng tinsức mạnh.

 Các tỳ kheo nghe xong đều sanh lòng khâm phục và chấp tay khen ngợi.
 
 

 Thế Gian Là Quê Hương

 Trong việc hoằng pháp lợi sanh thì tôn giả lấy thế gian làm nhà. Cuộc sống của Ngài thì nay đây mai đó, không có nơi chốn nào nhất định cả. Ban ngày thì ở đại lộ, đường hẻm hay trong thôn xóm để tùy duyênthuyết pháp. Chiều đến thì tọa thiền nơi núi non, rừng cây hoặc là bờ suối. Tôn giả không ở nơi nào cố định, đến đâu cũng xem là quê hương. Đôi khi, vì muốn Phật pháp thường trụ, Ngài cũng vận động kiến tạo tịnh xá hoặc giảng đường, nhưng khi xây cất xong Ngài thỉnh một vị tài đức trụ trì rồi lại lên đường đi nơi khác. Chẳng những Ngài không bao giờ xem những tịnh xá nầy là tài sản tư hữu của mình mà Ngài luôn luôn khuyên bảo và nhắc nhở chúng tăng đừng bao giờ lạm dụng của công mà tâm bất tịnh bởi vì tích tài thì tán đạo. 

 Phú Lâu Na không cất chứa vàng bạc, ngoài ba y và một bình bát thì Ngài không đem theo món gì bên mình. Phú Lâu Na không hề lưu ý về sự ăn mặc, ngoài ba y đã bạc màu, tôn giả không đắp y gấm vóc sang trọngbình bát hòa duyên thì không phân biệt giàu nghèo, không chọn ngon dở, chỉ vừa đủ no là quá tốt. Tôn giả không nghĩ đến việc chọn lựa thức ăn để bồi dưỡng cho thân mình, mà đối với Ngài thực phẩm bổ nhất là cam lồ của Đức Phật.

 Một hôm, khi Phú Lâu Na đang đi nơi thành Câu Lợi thì gặp một người đồng hương. Người ấy làm lễ tôn giảthăm hỏi:

 - Tôn giả! Tôi nghe nói Ngài mỗi ngày vân du hành cước, bôn ba mọi nơi như thế nầy, chẳng biết Ngài bận rộn chuyện gì? Từ khi xuất gia, tôi chưa thấy Ngài trở về quê thăm bà con, chúng tôi đều mong nhớ Ngài. Ngài xuất gia đã lâu, mà chẳng có một mảnh ruộng vườn trang trại, chẳng có chút gia tài nào. Vì đâu Ngài nghèo nàn đến vậy? Bao giờ Ngài mới trở về nhà?

 Phú Lâu Na cũng rất lễ phép đáp:

 - Đa tạ! đa tạ! Hôm nay gặp ông thật cao hứng. Ông hỏi tôi mỗi ngày bận rộn điều gì ư? Tôi xin nói, mỗi ngày tôi bận lo cho chúng sanh lìa khổ được vui. Đến nơi nào cũng là cố hương, cũng là thân quyến của tôi. Hiện tại tôi là đệ tử đức đại thánh Phật Đà. Ruộng vườn là giả tạo và gia đình tài sảnvô thường nên tôi không muốn nô lệ những thứ ấy. Tôi không thích bị mấy thứ hư dối ấy ràng buộc. Tôi thích đi hành cướchoằng pháp mọi nơi. Tôi làm sứ giả cho chân lý và tôi vì chúng sinhchỉ dẫn cho họ con đường đến chánh giác. Xin ông vì tôi trở về cảm ơn những ai đã lo lắng cho tôi, Phú Lâu Na nầy cũng sẽ giúp ích cho các ông và đến lúc cần về thì tôi sẽ trở về.

 Người bạn đồng hương nghe xong thì nói thêm:

 - Tôn giả! Xa cách lâu năm, tôi không ngờ sau khi theo Phật xuất gia, Ngài vẫn còn tích cực và nhiệt tình thì tràn đầy hơn bao giờ hết. Ngài hoàn toàn quên mình, mà vì mọi người. Tôi thật hết sức khâm phục. Khi Ngài trở về cố hương nhất định tôi sẽ hoan nghinh. Hoan nghinh Ngài đã đem ánh sáng của Đức Phật về cho quê hương chúng ta

 Tôn giả đáp :

- Đa tạ! Tôi sẽ y nguyện vọng của ông.

 Phú Lâu Na nói rồi lại tiếp tục lên đường đi nơi khác gieo hạt giống Bồ Đề.

 Phương PhápTinh Thần

 Hoằng Pháp

 Phú Lâu Na nổi danh là đệ nhất thuyết pháp bởi Ngài là một nhà truyền giáo vĩ đại vì khéo sử dụng những phương pháp hóa độ chúng sinh của Đức Phật như: phương tiện thuyết pháp, tùy bệnh cho thuốc, xem căn cơ dạy dỗ và sự lý viên dung. Có thể nói tôn giảđệ tử duy nhất đạt được môn tam muội thuyết pháp của Đức Phật.

 Tôn giả biết rằng thuyết pháphoàn toànchúng sinh chớ không phải vì mình. Nói pháp là để cho chúng sinh nghe chớ không để cho mình nghe. Đạo lý cao siêu mầu nhiệm thì rất ít người hiểu được, do đó ở trước đại chúng tôn giả chỉ nói những đạo lý đơn sơ dễ dàng tiếp nhận mà thôi.

 Gặp hạng người nào nên nói giáo pháp nào là sở trường của Phú Lâu Na. Khi tôn giả gặp thầy thuốc liền hỏi:

 - Các ông làm thầy thuốc có thể tạm thời trị lành những bệnh khổ vì thân, còn căn bệnh lớn tham sân si trong tâm người, các ông có phương gì trị liệu chăng?

 Y sĩ trả lời:

 - Chúng tôi chỉ có thể trị bệnh đau đầu, đau bụng, đau chân, nhưng không trị được bệnh khổ trong tâm. Vậy Ngài có biện pháp gì không? 

 Phú Lâu Na khẳng định:

- Có! Giáo pháp của Đức Phật như giọt nước cam lồ có thể rửa sạch những dơ dáy trong tâm của chúng sanh và giới, định, tuệ sẽ như liều thuốc vạn linh có thể trị lành tâm bịnh Tham-Sân-Si.

 Gặp thấy thuốc thì nói như vậy, còn gặp quan chức thì Phú Lâu Na lại hỏi:

 - Các ông làm quan, có thể trị tội phạm, nhưng các ông có cách gì trị người vô tội không?

Họ đáp:

- Tuy là quốc pháp, nhưng cũng chẳng thể trị phạt người vô tội.

Phú Lâu Na giải thích:
 
 

- Ngoài quốc pháp, các ông và tất cả dân chúng nên phụng hành Phật pháp. Đạo lý của ngũ giới, thập thiện và pháp tắc luân hồi nhân quả. Nếu ai giữ đúng sẽ không hề phạm tội
 
 

Ý của Ngài là về phần thân xác thì chúng ta vô tội vì chúng ta không vi phạm quốc pháp, nhưng còn phần tâm linh, nếu chúng ta không trì ngũ giới, không tu theo thập thiện nghiệp và tạo quá nhiều nghiệp chướng vì không tin vào luân hồi nhân quả thì chúng ta gây ra vô số tội rồi. Cho dù quốc pháp không thể trị những tội nghiệp ác nầy của chúng ta, nhưng nghiệp báo sẽ đưa chúng ta vào đường tam ác đạo. Đây là đạo lý chân thật.

Một hôm, Phú Lâu Na đi ngang qua thôn xóm nọ thì gặp mấy người nông phu đang làm ruộng, Ngài bèn hỏi:

- Các ông làm ruộng, trồng lúa để nuôi thân. Tôi sẽ dạy các ông phương pháp canh tác ruộng phước để nuôi dưỡng huệ mạng, các ông có muốn không?

Người nông dân hỏi:

- Cày ruộng phước nuôi huệ mạng thì phải làm sao?

Ngài đáp:

- Tin Phật, phụng sự tam bảo, cung kính với sa môn, chăm sóc người bệnh, nhiệt tâm đối với những việc từ thiện lợi ích chung, hiếu thuận với cha mẹ, với làng xóm nên dấu điều xấu mà phô điều lành, đừng sát hại vô độ. Đó là cách tốt nhất để canh tác phước điền.

Tất cả nông dân đều chấp tay xin thọ lãnh lời dạy của tôn giả.

Phú Lâu Na không có nơi chốn cố định. Khi thì diển thuyết công khai giửa quần chúng, khi thì đến từng gia đình để thuyết pháp, lại có khi ngâm vịnh tán thán Đức Phật và có lúc lại hiện thần thông làm người phát tâm. Vì vậy giáo pháp của Đức Phật rất dễ được chúng sanh lãnh thọ.
 
 

 Phú Lâu Na khi thuyết pháp độ sanh, không cần sự cung kính, không mong được dễ dàng, thậm chí những nơi khó giáo hóa đến đâu, hay hẻo lánh đến đâu thì tôn giả cũng nhiệt tâm đến đó để truyền bá Phật pháp.

Một hôm, sau mùa an cư kiết hạ, Phú Lâu Na nghĩ đến việc đi hoằng hóa, bèn đến thưa Đức Phật:

- Bạch Thế Tôn! Xin Ngài từ bi cho phép con đến nước Du Lô Na thuyết pháp.

Đức Phật nghe nói, rất hoan hỷ, nhưng Đức Phật là nhà truyền giáo vĩ đại. Ngài biết chuyện ấy không phải dễ, nếu không tin chỉ cần đến một nơi như nước Du Lô Na thì sẽ biết sự thật. Thế Tôn nói:

- Phú Lâu Na! Việc giáo hóa chúng sanh, lợi mình lợi người, ta rất vui hứa cho chí nguyện của ông. Ông đi giáo hóa các nơi ta đều an lòng. Nhưng ta bảo ông đi hoằng pháp không nhất định phải đi đến nước Du Lô Na. Tốt nhất ông nên chọn nơi nào khác rồi sẽ đi.

Phú Lâu Na thưa:

- Vì cớ sao? Thưa Thế Tôn. Hễ nơi nào có chúng sanh đáng độ thì chẳng phải có thể đến đó dạy dỗ cho họ chăng? 

Đức Phật giải thích:
 
 

Phú Lâu Na ! Du Lô Na là một nước nhỏ hẻo lánh, không có đường giao thông thuận tiện nên giáo hóa chẳng được như ý. Dân chúng tánh tình rất hung bạo, đánh chửi thành thói quen. Là người nước ngoài đến nước đó, chẳng lẽ ông không sợ nguy hiểm sao?
 
 

Nghe Phật nói như vậy, Phú Lâu Na chỉ mỉm cười, nhưng biểu lộ chí nguyện cương quyết của mình, nên bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Ngài từ bi thương tưởng chúng đệ tử, con không thể dùng lời diễn tả mối cảm kích. Con vì cảm động ân ấy mà hoan hỷ nguyện đem thân nhỏ mọn nầy phụng hiến cho Đức Phật, phụng hiến chánh pháp và tất cả chúng sanh. Chính vì Du Lô Na là một nước biên địa hoang dã, trước đây chưa Ngài nào phát tâm giáo hóa, nên con mới nghĩ rằng không đến đó không xong. Đến đó, con cũng biết có tất cả nguy hiểm theo bên mình, nhưng vì muốn tuyên dương chánh pháp, thì sự an nguy của một cái thân bé nhỏ của con không phải là một vấn đề cần yếu. Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi cho phép, dung từ quang nhiếp hộ con, cho phép con đi khai mở một cõi tịnh độ nhân gian.

Trên gương mặt Đức Thế Tôn lộ vẻ an tường và rất mực từ bi. Ngài rất hài lòng về việc vì pháp quên mình của Phú Lâu Na, nhưng Đức Thế Tôn muốn nhân cơ hội nầy để giúp cho tất cả đệ tử khác thấu hiểu hành động cao cả, vì đạo, vì pháp của Phú Lâu Na nên Ngài thân thiết hỏi Phú Lâu Na:
 
 

- Phú Lâu Na! Ông nói đúng, làm đệ tử ta, hoằng pháp là việc tu hành trọng yếu thứ nhất. Nhưng ta hỏi ông, ông đến nước Du Lô Na , nếu họ không chấp nhận ông mà lớn tiếng chửi mắng thì ông làm sao?

Phú Lâu Na thưa:
 
 

- Bạch Thế Tôn! Họ chửi mắng con, con vẫn thấy họ còn tốt vì họ chưa lỗ mãng đến nỗi dùng roi gậy đánh đập con.

Phật hỏi tiếp:
 
 

- Nếu họ dùng nắm tay, gạch ngói, roi gậy đánh đập ông thì sao?
 
 

Ngài đáp rằng:
 
 

- Con vẫn thấy họ còn tốt, chưa đến nỗi đâm chém con.
 
 

Phật lại hỏi:
 
 

- Nếu như họ dùng dao búa thì làm sao?
 
 

Phú Lâu Na thưa:
 
 

- Con cũng cho họ rất tốt vì họ còn tình người chưa đến nỗi giết con.
 
 

Phật lại hỏi:
 
 

- Nếu như họ giết ông chết?
 
 

Phú Lâu Na bạch Phật rằng:
 
 

Nếu thế con cám ơn họ đã giết sắc thân của con để hỗ trợ cho đạo nghiệp của con. Họ giúp con đem sanh mạng báo đáp ân đức của Thế Tôn. Điều ấy đối với con tuy không có trở ngại chỉ sợ di hại ảnh hưởng không tốt cho họ mà thôi.
 
 

Đức Phật rất hoan hỷ, khen ngợi tôn giả:
 
 

Phú Lâu Na ! Ông thật xứng đáng là đệ tử hạng nhất của ta. Với tâm nhẫn nhục thì ông sẽ an bình, ta sẽ đưa ông lên đường.
 
 

Phú Lâu Na được Phật khuyến khích nên rất cảm động, lòng từ bi và tâm Bồ Đề phát khởi mạnh mẽ trong Ngài. Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, Ngài thẳng đường đến nước Du Lô Na giữa những tiếng hoan nghinh của chúng tỳ kheo
 
 

Sau khi cáo biệt đức Phậttăng đoàn, Phú Lâu Na một mình bước chân mải miết đi về hướng Đông Bắc đến nước Du Lô Na. Nước Du Lô Na đất xấu dân nghèo, chỗ nào không có núi cao thì cũng có nước sâu. Phong thổ của đất nước nầy thì hơi giống như nước Mông Cổ. Khắp nơi không có đô thị phồn hoa, mà nhân dân chỉ sinh sống bằng nghề săn bắn, ăn lông ở lổ và rất ít xóm làng đông đúc.
 
 

Khi tôn giả mới đến, Ngài không vội giáo hóa thuyết pháp ngay, mà Ngài cố gắng lo học cho được ngôn ngữ của xứ Du La Nô nầy rồi phải thấu hiểu phong tục địa phương thì việc hoằng pháp mới mong thành công được. 

Tiếng nói của người dân Du La Nô thì không mấy cách biệt, nhưng khi mọi người thấy Ngài đắp y và mang bình bát thì họ nhìn Ngài với cặp mắt kỳ quái. Đối với một nước văn hóa lạc hậu như nước nầy thì đem giáo lý cao siêu của Đức Phật ra giảng thì không bao giờ thành công được, nên Ngài chuyển sang cải thiện đời sốngcủa nhân dân trước đã. Thật vậy, hoằng pháp không ra ngoài sinh hoạt của thế gian. Do đó, trong lúc ban sơ, Ngài không cho họ biết thân phận của một vị tu sĩ mà chỉ làm việc như một ông thầy thuốc mà thôi. Hằng ngày, Ngài lo thăm bịnh cho mọi người không kể là họ ở đâu, xa xôi cách trở, cho dù phải trèo non lặn suối. Hễ nơi đâu có người bệnh hoạn rên xiết thì Ngài đến không kể ngày đêm. Vì vậy, đâu đâu người bệnh thấy Ngài như thấy vị cứu tinh và cho dù bệnh nặng đến đâu cũng thoát khỏi

Ngoài tư cách là vị lương y, Ngài còn là một nhà giáo dục đại tài. Hàng ngày Ngài dạy họ cách trồng trọt để dự trữ thức ăn vào mùa lạnh, dạy họ học hành chữ nghĩa và sau cùng giảng giải cho họ thấu hiểu về nhân quả báo ứng của ngũ giới, thập thiện. Chẳng bao lâu, dân nước Du Lô Na có cuộc sống khá hơn và tất cả đều quy y theo Phật. Chính tại nơi đây, tôn giả đã thâu phục 500 đệ tửthành lập 500 ngôi tịnh xá.
 
 

Tôn giả tuy thân đi hoằng pháp khắp mọi nơi, nhưng tâm luôn luôn ở bên Phật. Mỗi lúc gặp Khánh đản của Phật, hoặc Thế Tôn mở đại hội giảng kinh, dù ở xa ngàn dặm, thì tôn giả vẫn về bên tòa để dự thính pháp âmthăm viếng thưa hỏi Đức Thế Tôn.
 
 

Ngày nọ, Thế Tôn trên pháp tòa nhìn xuống thấy Phú Lâu Na đang cùng đại chúng đảnh lễ, Ngài mỉm cười hỏi:
 
 

- Phú Lâu Na! Ông về đấy à! Đại chúng đều lo lắng cho ông! Ông giúp ta tuyên dương chân lý. Về phương diện tinh thần, ông đã xác định lòng tin vững chắc nơi tam bảo, ông đã tu dưỡng đầy đủ từ bi, trầm tĩnh, tài trí, dũng cảm. Còn về mặt thể chất ông đã tu luyện thân thể khỏe mạnh, phẩm hạnh cao, phong độ xuất phàm, âm thanh bén nhạy và biện tài đều hoàn bị. Phú Lâu Na, ta rất hài lòng về việc giáo hóa cho nước Du Lô Na của ông.
 
 

Đức Phật ngưng một chút, rồi lại bảo đại chúng:
 
 

- Các tỳ kheo! Trong hàng đệ tử ta được như Phú Lâu Na mới xứng đáng với danh xưng đệ nhất thuyết pháp. Các ông nên noi theo gương của Phú Lâu Na.
 
 

Các vị tỳ kheo nghe Phật dạy, đều quay về Phú Lâu Na tán thán, đảnh lễ, khen ngợi, chúc mừng. Phú Lâu Na một mặt cảm thấy e ngại, một mặt lại được cổ động tinh thần.

Thuyết Pháp Cho Vua Tân-Bà Sa-La
 
 

Khi nói về thần thông biến hóa thì Phú Lâu Na cũng không thua kémMục Kiền Liên. Một hôm Thái tử A Xà Thế của nước Ma Kiệt Đà hạ lệnh nhốt vua cha là Tân Bà Sa La vào ngục để soán ngôi. Đức Thế Tôn liền sai Phú Lâu NaMục Kiền Liên bay vào trong ngục thất để thuyết pháp và trao giới bát quan cho nhà vua.
 
 

Nhà vua ở trong ngục, bị Thái tử cấm chỉ không cho người mang thức ăn vào. Đối với đứa con ngỗ nghịch nầy, nhà vua càng can tâm và tự an ủi cho rằng đây chỉ là nghiệp báo của nhân duyên quá khứ mà thôi. Càng chịu tai ương khốn khổ, nhà vua càng nhớ đến lời Phật dạy: “Trời đất, trăng sao, núi Tu Di, biển lớn còn không thể trường tồn. Có thành ắt có bại, có thịnh tất có suy, có hợp sẽ có tan, có vui phải có buồn và hễ hết vui thì đến khổ. Trên thế gian chẳng có niềm vui nào là vĩnh cửu mà chỉ có khổ là miên man vô cùng vô tận”.
 
 

Tuy nhà vua nghĩ như vậy, nhưng cũng không thể hoàn toàn buông bỏ, nên mỗi khi nghĩ tới mạng sống của mình thì lấy làm âu lo sầu muộn.
 
 

Phú Lâu NaMục Kiền Liên bay qua mấy từng ngục tối om, đen kịt và không khí nặng nề như mồ chôn tử thi. Khi đến phòng giam Tân Bà Sa La, Phú Lâu Na ngồi kế bên nhà vua, nói nhỏ:
 
 

- Đại Vương! Tôi vâng lời Phật đến đây. Phật dạy tôi nói với đại vương rằng sắc thân nầy là do nghiệp lực chiêu cảm, rốt cuộc rồi chịu khổ báo. Nghiệp quả nên để nó kết liễu. Người tu đạo cần yếu là có thể tiêu diệt nghiệp báo để được giải thoát. Người bị giam trong ngục bị trói buộc mất hết tự do. Thật ra người chưa vào ngục mà bị tiền tài, danh lợi, sắc đẹp làm cho khổ thì khác chi như người đang ở tù. Thế giới Ta Bà, đều là một thứ ngục lớn. Cho dù có ngồi tù hay không thì ai ai cũng không thoát chết, cho nên cái chết chẳng phải là điều đáng kinh hãi. Lúc sống thì hồ đồ cẩu thả thì khi chết làm sao tìm được nơi an lành để về. Phật dạy nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà để phát nguyện vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Đó mới là một cõi nước an lành tự do giải thoát.
 
 

 Vua Tân Bà Sa La nghe lời tôn giả nói xong thì trong lòng rất an ổn như vừa thấy được ánh sáng của vấn đề sống chết. Và sau đó nhà vua an tịnh mà sanh lên cõi trời.
 
 

 Phú Lâu Na đối với việc cứu độ chúng sinh khổ nạn thì không ai bì kịp. Ngài quả xứng đáng là đệ nhất thuyết pháp vậy.

Đức Phật Thọ Ký Cho Vị Lai Tôn Phật
 
 

 Một hôm trong Pháp hội, Đức Phật nói rất nhiều về bổn sự nhân duyên tiền kiếp, Phú Lâu Na nghe xong rất cảm động, liền từ tòa đứng dậy, sửa lại cà sa cho chỉnh tề rồi đến trước Phật đảnh lễ sát đấtchí thành chiêm ngưỡng từ nhân Đức Thế Tôn. Ngài nghĩ đối với công đức cao vợi của Đức Phật không thể dùng lời mà xưng tán cho được, nên Ngài dùng hai tay vỗ vào ngực và mong rằng Thế Tôn sẽ hiểu rõ bổn nguyện thâm ý của mình.
 
 

Đúng là dùng tâm ấn tâm, Đức Phật hiểu ý Phú Lâu Na liền nói:
 
 

- Phú Lâu Na! Ông tinh tấn tu đạo, tùy lúc tùy nơi hỗ trợ ta tuyên dương chân lý, khai thị giáo hóa mang lợi ích cho chúng sanh được hoan hỷ. Trong hàng thuyết pháp, ông là đệ nhất. Trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp sẽ thành Phật tại thế giới nầy với danh hiệuPháp Minh Như Lai.
 
 

Đức Phật thọ ký xong thì Phú Lâu Na đạt được pháp hỷ. Ngài không thể nói hết sự cảm kích của mình nên tôn giả trang nghiêm cung kính đảnh lễ Phật. Ngài đi nhiễu bên hữu ba vòng rồi mới trở về tòa ngồi và mắt rơi lệcảm động.
 
 

Chúng tỳ kheo nghe tin Ngài tương lai sẽ thành Phật thì vừa vui mừng vừa kinh ngạc. Họ vui mừng vì thấy được vị Phật tương lai, nhưng kinh ngạcPhú Lâu Na chỉ là một vị A La Hán chứ chưa thành Bồ Tát thì làm sao lại được Đức Phật đích thân thọ ký? 

Đức Phật biết điều ấy liền bảo đại chúng:

- Các tỳ kheo! Các ông có thấy ta vừa thọ ký cho Phú Lâu Na chăng? Vì ông ấy giỏi thuyết pháp nên tương lai sẽ ở quốc độ nầy thành Phật hiệu là Pháp Minh. Các ông cũng nên xưng tán Phú Lâu Na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Ông ấy thâm nhập biển Phật pháp, luôn làm lợi ích cho tất cả người đồng tu học đạo. Trừ Đức Phật, không ai có thể biện bác ngôn luận như ông. Các ông chớ tưởng rằng Phú Lâu Na chỉ giúp ta tuyên thuyết chánh pháp, mà ông ấy ở thời quá khứ khoảng 90 ức cõi Phật đều hộ trì trợ tuyên Phật pháp và đều được xưng là đệ nhất thuyết pháp. Vì thế các ông nên noi theo gương của Phú Lâu Na.
 
 

Sự vinh hạnh được Đức Phật thọ ký cho Phú Lâu Na thì còn hơn là đem mũ báu bằng trân châu anh lạc đội cho Ngài. Từ đó địa vị của tôn giả là bậc đạo sư trong thiên hạ
 
 

Phú Lâu Na tương lai thành Phật, nhưng cõi Phật của Ngài sẽ như thế nào?
 
 

Cõi Phật của Phú Lâu Na sẽ không còn phân chia chủng tộc, không phân biệt mạnh yếu, không oán thù, không có kẻ nghịch, không có trộm cướp giành giựt, xâm chiếm. Mọi người tôn kính lẫn nhau và ca ngợi lẫn nhau. Lúc ấy không còn gọi là thế giới Ta Bà, mà là một cõi thiện tịnh, giống như cõi Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà vậy.
 
 

Lời Phật dạy hoàn toàn chân thật. Từ xưa tới nay, lời của Phật không hề hư dối. Phú Lâu Na dùng sự nghiệp thuyết pháp để trang nghiêm cõi tịnh của mình và điều ấy là một khích lệ lớn lao đối với người đã vì Phật mà tuyên hóa chân lý.
 
 

Chánh PhápPháp Thân Phật
 
 

Thời gian như nước chảy vô tình và năm tháng theo vô thườngluân lưu chuyển biến. Xuân hoa, thu nguyệt, hạ nóng, đông lạnh thì ứng hóa thân của Thế Tôn cũng theo thời gianbiến đổi. Mặc dù biết trước ba tháng trước khi Đức Phật nhập diệt, nhưng tôn giả Phú Lâu Na, vì hoằng dương đạo pháp ở nước ngoài, nên khi nghe tin Thế Tôn nhập diệt thì cũng không về kịp để thấy Thế Tôn lần cuối. Tôn giả cùng chư đệ tử đều rất đổi bi ai và vội vàng về thành Câu Thi Na để thọ tang, nhưng khi về đến nơi, thì Kim thân của Đức Thế Tôn đã được trà tỳ. Phú Lâu Na ngoài mối thương tâm ấy, còn rất quan tâm đến giáo pháp của Phật. Thật vậy, chính tôn giả biết rằng giáo pháp chính là pháp thân Phật.
 
 

Biết được tôn giả Đại Ca Diếp cùng với 500 vị A La Hán cùng nhau kết tập kinh điển lần thứ nhất tại núi Kỳ Xà Quật. Sáng sớm hôm sau, Phú Lâu Na vội đến tham dự, lúc ấy cuộc kết tập đã gần xong. Thấy Ngài đến, tôn giả Đại Ca Diếp rất vui mừng nói:
 
 

- Tôn giả! Ngài đến rất đúng lúc. Chúng tôi kết tập giáo pháp của Phật gần xong, đang chờ ý kiến của Ngài.

Phú Lâu Na lắng nghe tỷ mỷ phần kết tập và đáp:
 
 

- Thưa chư tôn giả! Các vị kết tập giáo pháp như thế nầy khiến mọi người cảm phục. Về nội dung toàn bộ tôi không có gì bàn bạc thêm, nhưng về phần luật tạngliên hệ đến 8 pháp ẩm thực mà quý vị đã ngăn cấm, tôi khó mà đồng ý bởi vì điều ấy trái với bản ý của Phật. Hiện tại các vị cấm tám việc như: chứa thức ăn trong phòng, nấu nước trong tự viện, tự lấy thức ăn, từ chỗ khác đem thức ăn về, ăn các thứ trái cây và ăn những vật thực sản từ hồ ao. Nếu cấm tám điều ấy thật là bất tiện cho các nhà tu trong tăng đoàn bởi vì gặp lúc lúa bắp khan hiếm, gặp thời đói khổ khi đi xin không được thức ăn. Chính Đức Phật cho phép tám việc trên.

Ngài Đại Ca Diếp là vị trưởng lão oai quyền trong đại chúng. Từ trước đến nay chưa ai dám đưa ra ý kiến khác biệt với Ngài, tuy trong tâm họ có đôi chút không vui mà ngoài mặt vẫn thản nhiên như thường. Phú Lâu Na cũng là vị trưởng lão cao đức nên mới đưa ra điều nầy. Đại Ca Diếp nghe xong, nghiêm túc đáp rằng:

- Điều đó đúng, Đức Thế Tôn cho phép tám việc ấy, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt mới chấp thuận mà thôi.

Cả hai tôn giả đều biện luận cho lý của mình, rốt cuộc họ không giải quyết được là nên cấm hay không. Cuối cùng Phú Lâu Na đành nói:
 
 

- Đã không có biện pháp khác thì từ đây tôi chỉ giữ y theo những điều tự thân nghe Phật nói và theo sự lãnh ngộ của tôi.

Phú Lâu Na nói xong lại lên đường tiếp tục hành trình hoằng pháp. Phú Lâu Na nhập diệt ở đâu và lúc nào thì kinh điển Phật giáo không có tài liệu khảo cứu mà chúng ta chỉ biết rằng sau khi Đức Phật nhập diệt thì Ngài vẫn nhiệt tâm đi giáo hóa khắp nơi. Ngài luôn luôn lưu tâm đến Phật pháp và lúc nào cũng vì đại chúng mà mưu cầu hạnh phúc. Trong cuộc kháng nghị với tôn giả Đại Ca Diếp, chúng ta thấy Đại Ca Diếp luôn luôn giữ đúng y pháp mà ngày nay được gọi là bảo thủ còn Phú Lâu Na thì đứng về phương diện tự do, uyển chuyển tùy theo hoàn cảnh mà thời nay chúng ta gọi họ là người cấp tiến. Sau cùng trong thời ma cường pháp nhược nầy, chúng ta tìm đâu ra một tinh thần và nhiệt tình hoằng hóa lợi sinh như Ngài Phú Lâu Na.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4390)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3514)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8294)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6033)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4500)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3443)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13249)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5488)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4280)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10190)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8418)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27598)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6338)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6083)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6670)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 6629)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 5993)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8503)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5082)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 12895)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22352)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 6849)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 7904)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7203)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6677)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9035)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6519)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 6028)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 14941)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21272)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7424)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7176)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6747)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6840)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6363)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 7924)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 7857)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9033)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 6890)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7264)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 10959)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 20926)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30747)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16696)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20396)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11432)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15050)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8094)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10822)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8234)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant