Biệt
giải văn nghĩa 4
"Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, (lại không có chứng đắc. Bậc bồ đề tát đỏa, y theo bát nhã ba la mật đa nên tâm không quái ngại)".
"Vô tu vô
chứng vô sở đắc
Hữu tướng hữu vi
hữu tận thời
Bồ đề tát đỏa ngộ
kỳ lý
Y cứ bát nhã bỉ
ngạn tề
Tâm vô quái ngại
nan báo chướng
Duy cụ chân không
nê âm tư
Kỳ ngũ lai hiền
cầu chư kỷ
Ðầu thượng an đầu
tối ngu si
Dịch :
Không tu không
chứng không chỗ đắc
Có tướng có làm có
thời hạn
Bồ đề tát đỏa ngộ
lý này
Y cứ bát nhã đến
bờ giác
Tâm không quái
ngại, rời báo chướng
Chỉ có chân không
tuyệt ngôn ngữ
Nhắc kẻ hiền sĩ
cầu tri kỷ
Ðầu đặt trên đầu
thật ngu si".
Ðoạn văn trên
giảng về không trí huệ cũng không chứng đắc. Không trí tức là không có trí huệ
của tạng giáo Bồ Tát hành lục độ. Không đắc tức là không chứng đắc niết bàn hữu
dư của người nhị thừa.
Lại không có chỗ
chứng đắc. Không chỗ chứng đắc là tông chỉ của bộ kinh này. Tông chỉ của
tâm
kinh bát nhã ba la mật đa là gì ? Tức là phá trừ chấp trước, khiến tâm chư vị
không chấp trước vào chỗ chứng đắc. Tuy chứng mà không chứng, không chứng mà
chứng. Sao gọi chứng mà không chứng ?
Bồ đề tát đỏa y
chiếu theo bát nhã ba la mật đa nên tâm không quái ngại. Bồ đề tát đỏa tức là
Bồ Tát. Ngài y chiếu theo bát nhã ba la mật đa, tức là pháp trí huệ thâm
sâu mà
tu hành. Tu hành đắc được gì ? Ðắc được tâm không quái ngại. Tâm chúng ta không
thể đạt đến chỗ tự tại, vì còn có chỗ quái ngại. Không còn quái ngại thì
đạt
được tự tại. Không quái ngại này trừ được báo chướng, cũng là dùng không
chỗ
chứng đắc mà phá trừ ba chướng. Vì vậy phá trừ ba chướng là lực dụng của
bài
kinh này. Ba chướng tức là báo chướng, nghiệp chướng, phiền não chướng. Nếu tâm
còn có chỗ quái ngại thì không thể phá trừ báo chướng. Không quái ngại nghĩa là
gì ? Tức là đạt đến nhân không, pháp không. Chứng đến cảnh giới người và
pháp
đều là không.
"Vô tu vô
chứng vô sở đắc, (không tu không chứng không chỗ chứng đắc)".
Không tu là gì ?
Nghĩa là đã tu hành xong rồi. Không có chỗ chứng đắc, tại sao ? Vì đã chứng
đắc, đã từng hành rồi, sau này không còn phải thọ nhận nữa. Những việc nên làm
đã làm xong. Việc lớn đã hoàn thành nên gọi là không chứng đắc. Không tu
không
chứng đắc có phải là có chỗ chứng đắc không ? Cũng là không chỗ chứng đắc. Nếu còn
một chỗ chứng đắc nào thì vẫn còn chấp trước.
"Hữu tướng
hữu vi hữu tận thời, (có tướng có làm có thời hạn)".
Nếu chư vị chấp
trên hình tướng, hoặc chỉ nhìn trên pháp hữu vi, đều là thời gian có cùng tận,
mãi không thể vô tận.
"Bồ Ðề Tát
Ðỏa ngộ kỳ lý, (Bồ Ðề Tát Ðỏa ngộ lý này)".
Sao gọi là Bồ Ðề
Tát Ðỏa ? Người Tàu gọi là Bồ Tát, nói cho đủ là Bồ Ðề Tát Ðỏa. Ðó là phiên
dịch từ chữ Phạ ra chữ Tàu. Bồ Ðề tức là giác. Tát Ðỏa tức là loài hữu tình.
Sao gọi là giác hữu tình ? Tức là giác ngộ cho các loài hữu tình.
Sao gọi là hữu
tình ? Những loài có khí huyết gọi là hũu tình. Loài hữu tình này không chỉ đơn
giản nói về loài người thôi, mà bao quát chung cho tất cả loài vật có sanh
mạng. Giác ngộ hữu tình tức là giác ngộ tất cả loài hữu tình, khiến cho mọi
loài hữu tình đều được giác ngộ, tức chính họ tự giác ngộ. Ví như mình đang
tụng chú Lăng Nghiêm, cũng muốn người khác biết tụng chú Lăng Nghiêm như
mình.
Không phải chỉ tự mình biết tụng là đủ rồi, vì đó biểu thị mình và người
không
đồng, không nên làm như thế. Mình có đạt được lợi ích gì thì cũng đều vui vẻ
khiến cho người khác đạt được lợi ích đồng như mình. "Tôi nghe được vài
điểm hay trong kinh. Tôi hiểu đạo lý làm người, lý lẽ học Phật pháp. Tôi
cũng
khuyên bạn bè, bà con quyến thuộc đến nghe kinh thuyết pháp. Mọi người đồng đạt
lợi ích như nhau. "
Giác ngộ hữu tình
lại còn một nghĩa là trong loài hữu tình có bậc giác ngộ. Bồ Tát xuất phát là
từ đâu ? Cội gốc của Bồ Tát là từ chúng sanh hữu tình, nhưng đã giác ngộ. Ngài
là bậc giác ngộ từ trong loài hữu tình. Vì Ngài từ nơi chúng sanh mà đạt
đến
giác ngộ, nên nay Ngài phải giác ngộ lại tất cả chúng sanh. Ðó là ý nghĩa của
chữ Bồ Tát. Bồ Tát lại có tạng giáo Bồ Tát, thông giáo Bồ Tát, biệt giáo
Bồ
Tát, viên giáo Bồ Tát. Ðầy đủ bốn giáo tạng, thông, biệt, viên, chính là
Bồ
Tát. Tâm lượng chư vị nhỏ thì là tạng giáo Bồ Tát. Tâm lượng lớn chút ít
là
thông giáo Bồ Tát. Tâm lượng lớn thêm chút nữa là biệt Bồ Tát. Chư bồ tát Phổ
Hiền, Văn Thù, Ðịa Tạng, Quán Thế Âm đều là viên giáo Bồ Tát. So với viên giáo
Bồ Tát, chư vị nếu hơi khác chút ít thì là biệt giáo Bồ Tát.
Lại có thập địa Bồ
Tát. Bồ Tát địa thứ nhất, Bồ Tát địa thứ hai, Bồ Tát địa thứ ba, cho đến
Bồ Tát
địa thứ mười. Có rất nhiều loại Bồ Tát, thiên sai vạn biệt, giống như chúng ta,
mỗi người đều có bằng cấp khác nhau. Tổng quát, Bồ Tát giác ngộ là luôn thuyết
đạo lý không chỗ chứng đắc. Các Ngài hiểu rõ tâm không bị bao loại pháp làm
quái ngại (chướng ngại).
"Y cứ bát nhã
bỉ ngạn tề, (y cứ bát nhã đến bờ giác)".
Tâm không có quái
ngại thì xa rời được báo chướng. Thân thể chúng ta chính là báo chướng. Tại sao
chúng ta có thân thể ? Vì chúng ta có chỗ bị quái ngại. Không quái ngại thì khổ
và vui đều như nhau, cũng không khổ không vui. Sống chết như nhau. Không
sống,
cũng không chết. Sống tức là chết. Chết tức là sống. Sống chết đều không
động.
Khổ vui như một. Thuận nghịch như nhau. Nơi cảnh thuận cũng như thế. Nơi
cảnh
nghịch cũng như thế. Chết sống như nhau, thuận nghịch như nhau, khổ vui như
nhau, nói chung là không có một việc chi mà có thể làm cho tâm lay động được.
Sao tâm không lay động ? Vì không có quái ngại. Không có việc gì quái thì cũng
không có việc gì làm trở ngại. Có quái tức có ngại. Quái tức là mang đeo
trên
vai. Ngại là chướng ngại, có chỗ chướng ngại. Không quái ngại cũng là chấm dứt
sống chết. Vì vậy bảo rằng sống chết tức niết bàn, phiền não tức bồ đề. Khi
người nhị thừa chưa hiểu rõ đạo lý này, chư vị phải bảo họ rằng phiền não tức
bồ đề, sống chết tức niết bàn, vì họ đã quên mất nên bỏ chạy xa, bảo rằng xưa
nay tôi chưa từng nghe pháp :"Phiền não tức bồ đề, sanh tử tức niết
bàn", tôi không tin đâu. Muốn giác ngộ sanh tử tức niết bàn, phiền não tức
bồ đề thì chư vị phải nên xoay đầu trở lại. Tại sao chúng ta không hiểu bồ đề
là gì ? Vì chúng ta bội giác hiệp trần (phản bội lại tánh giác và hiệp với trần
lao). Phải nên bội trần mà hiệp giác.
Khi tâm không còn
quái ngại thì sanh tử, khổ vui, thuận nghịch, tất cả cảnh giới đều không
thể
động được tâm. Lúc ấy rời xa báo chướng.
Tại sao chúng ta
không thể xa rời thân thể được ? Chỉ vì cho thân này là quan trọng. Tại sao từ
sáng đến tối, ai ai cũng chạy đuổi theo danh theo lợi ? Chỉ vì lo cho thân
mình. Tìm cách làm nô lệ tài giỏi, làm thân trâu ngựa cho thân này, không dám
đối trị thân mình. Nhưng thân này không làm khách đối với chư vị chút nào hết.
Tại sao ? Như vua Ba Tư Nặc, khi còn trẻ thì khí huyết dồi dào, nhưng đến lúc
già tóc bạc mặt nhăn, chẳng bao lâu rồi chết. Chỉ vì còn quái ngại. Nếu không
còn quái ngại thì chư vị không còn chấp trước vào nghiệp báo của thân. Có thân
thì có báo chướng, nếu chư vị không còn quái ngại thì không còn chấp ngã. Vô
ngã tức không có báo chướng. Thế nên, bảo rằng tâm không quái ngại tức xa rời
báo chướng.
"Duy cụ chân
không nê ngôn lự, (chỉ có chân không tuyệt ngôn ngữ)".
Tự tánh hay Phật
tánh của chư vị đầy đủ thật tướng chân không.
"Ký ngữ lai
hiền cầu chư kỷ, (nhắc kỷ hiền sĩ cầu tri kỷ)".
Tôi có một lời
muốn nhắc nhở những vị hiền nhân, những vị tu hành trong tương lai là nếu chư
vị muốn tâm không quái ngại, đạt đến nơi không chứng đắc, thì phải tự cầu tri
kỷ, không nên hướng ngoại tìm cầu, hướng ngoại truy cầu. Ðạo lý không tu
không
chứng, không chỗ chứng đắc tức là lý tìm cầu chư kỷ, nghĩa là phải hồi quang
phản chiếu, xoay lại tìm cầu chính mình.
"Ðầu
thượng an đầu tối ngu si, (đầu đạt trên đầu thật ngu si)".
Nếu chư vị hướng
ngoại truy cầu đạo lý thì thật là ngu si, cũng giống như lấy đầu đặt lên
đầu.
Có ngu si lắm không ? Thật rất ngu si. Ðừng lấy đầu mà để lên đầu, phải nên hồi
quang phản chiếu, xoay thân chuyển đầu trở lại. Nếu không chuyển được thân thì
không thể đạt đến đâu cả.
"Vô quái ngại
cố. Vô hữu khủng bố. Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn, (tâm
không
quái ngại, không có khủng bố, xa rời điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh niết
bàn)".
"Vô quái ngại
danh chân phóng hạ
Tái vô khủng bố
nghiệp chướng trừ
Viễn ly điên đảo
sanh tướng phá
Vọng tưởng thô tế
sa hoặc như
Tam chướng tiêu
dung viên tam đức
Lục căn hỗ dụng
chứng lục thông
Hội thử diệu tưởng
thân thọ dụng
Trí giả dịch ngộ
mê nan đồ
Dịch :
Không quái ngại
chính là xả bỏ
Lại không sợ hãi
nghiệp chướng trừ
Xa rời điên đảo
phá sanh tướng
Vọng tưởng thô tế
như cát bụi
Ba chướng tiêu
dung tròn ba đức
Sáu căn hỗ dụng
chứng sáu thông
Biết rõ diệu tưởng
thân thọ dụng
Người trí ngộ kẻ
mê gặp hiểm".
Nếu tâm không
quái ngại thì không có khủng bố sợ hãi. Không sợ hãi thì xa rời điên đảo
mộng
tưởng. Hết mọi mộng tưởng thì điên đảo không còn. Nếu không sợ hãi thì phá trừ
được nghiệp chướng. Không còn mộng tưởng điên đảo thì phá trừ được phiền
não
chướng. Nhưng không quái ngại thật rất khó đạt đến. Có người bảo rằng tôi không
lo nghĩ gì cho mình cả mà chỉ lo nghĩ về cha mẹ thôi. Không sai ! Ðó là đạo
hiếu thảo. Tuy là đạo hiếu nhưng vẫn còn quái ngại. Hoặc giả bảo rằng tôi không
nghĩ gì về mình cả mà chỉ lo nghĩ cho vợ con thôi. Ðó là tâm từ bi. Tuy là tâm
từ bi, nhưng vẫn còn quái ngại. Hoặc giả nói là tôi có người bạn thân thiết lâu
năm mà chưa gặp lại; tôi luôn nhớ nghĩ, tìm kiếm, nhưng không thể gặp được, đó
là quái ngại. Nói chung, nếu chư vị xả bỏ không được tức là quái ngại. Xả bỏ
được tức là không quái ngại. Vì vậy bảo rằng tên thật của không quái ngại là xả
bỏ.
Giảng đến đây, tôi
nhớ một hòa thượng ở Tô Châu, Trung Quốc, tên là Ðại Tu. Hoà thượng này thường
tham thiền từ sáng đến tối. Sau này, việc gì Ngài cũng xả bỏ hết. Ngài viết câu
phú đối liễn :
"Vô đại vô
tiểu vô nội ngoại
Tự tu tự liễu tự
an bài
Dịch :
Không lớn không
nhỏ không trong ngoài
Tự tu tự rõ tự an
bài".
Nghĩa là không
có chi lớn nhỏ, trong ngoài. Ngài đã tự tu tự liễu ngộ và tự an bài tất cả sự
tình. Ngài an bài sự việc gì ? Thật kỳ quái ! Nơi Ngài ở là một hang đá,
chỉ đủ
cho một người ngồi thiền, lại dùng tảng đá lớn làm cửa hang. Trên cửa đá
đó làm
một then chốt để đóng để mở. Sau đó, Ngài ngồi thiền trong hang động đó và đóng
cửa đá lại để tu hành. Tu hành đạt đạo xong, Ngài nhập niết bàn.
Chúng sanh chúng
ta thật rất điên đảo, sanh khởi tướng vô minh mà không thể phá trừ được.
Nếu
không có điên đảo thì chư vị không có thô hoặc, tế hoặc, trần sa hoặc, và làm
việc gì cũng hợp với chân lý. Khi đó, ba chướng tức nghiệp chướng, báo chướng,
phiền não chướng đều tiêu trừ, và ba đức như đức giải thoát, đức bát nhã, đức
pháp thân đều tròn đầy, viên mãn.
"Cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật, y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, (cứu cánh niết bàn, ba đời chư Phật y theo bát nhã ba la mật đa nên đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề)".
"Ðức vô
bất bị chư chướng trược
Cứu cánh viên tịch
hiệu niết bàn
Quá khứ vị lai cập
hiện tại
Tam thế chư Phật
bổn đồng nguyên
Y thử bát nhã ba
la mật
Chí chánh đẳng
giác vô thượng tiên
Hành nhân đản năng
cần tinh tấn
Hà sầu bất hoạch
pháp tánh điền
Dịch :
Ðức chẳng bị bao
chướng ô trược
Cứu cánh viên tịch
gọi niết bàn
Quá khứ vị lai và
hiện tại
Ba đời chư Phật
vốn đồng nhau
Y theo bát nhã ba
la mật
Ðạt chánh đẳng
giác vô thượng tiên
Người tu nên siêng
cần tinh tấn
Lo gì không đến
ruộng pháp tánh".
Vì chư vị phá
trừ được báo chướng, nghiệp chướng, phiền não chướng, nên xa rời được mộng
tưởng điên đảo. Nhờ nghĩa lý cùng tột của Tâm Kinh mà chúng ta mới biết rằng
chúng sanh chúng ta sống trong chín cõi cũng như đang sống trong mộng. Trong
mộng, chư Bồ Tát nguyện trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh; cầu Phật
đạo, thành Phật đạo, độ chúng sanh đều là mộng cả. Chư Duyên giác mộng gì ? Tức
là mộng tự thân mình làm việc thiện, ở trong thâm sơn cùng cốc tự tu tự liễu
ngộ đạo. Tự mình làm việc thiện mà không thể làm hết mọi việc thiện ở thế gian,
đó cũng là mộng. Chư Thanh Văn mộng chấp vào không, mộng nhập hữu dư niết bàn.
Loài địa ngục
trong mộng thọ khổ. Loài ngạ quỷ trong mộng bị đói khát. Loài súc sanh trong
mộng bị ngu si. Mỗi cõi trong chín pháp giới đều có mộng riêng. Duy chỉ có Phật
là đạt đến niết bàn cứu cánh, không còn mộng nữa. Niết nghĩa là không sanh, bàn
nghĩa là không diệt. Vì thế, người không hiểu Phật pháp nói niết bàn là chết
mất. Cái chết này khác với sự chết của phàm phu. Cái chết này là do tự ý
mình
chết, mình biết rõ sẽ chết. Sao gọi là tự nguyện chết ? Nhân vì phạm hạnh đã
lập, hạnh thanh tịnh đã có, việc nên làm đã làm xong, không còn thọ thân
sau
nữa, tức theo ý nguyện mà nhập vào cảnh giới niết bàn không sanh không diệt, và
dự biết thời lúc nhập niết bàn. "A ! Tôi tự dự biết thời lúc nhập niết
bàn".
Tại sao hiểu rõ sự
chết ? Khi sắp nhập niết bàn hiểu biết rõ ràng, thân không bịnh khổ, tâm
không
tham luyến, ý không điên đảo. Thân không bịnh khổ. Tâm không tham tiền tài, sắc
đẹp, danh lợi, thức ăn, ngủ nghỉ. Ý không điên đảo tức là ý nghĩ trước lúc nhập
niết bàn không điên đảo, thần trí thanh tịnh rõ ràng. Người tu hành trước lúc
nhập niết bàn tự biết giờ khắc, ngày tháng mình sẽ nhập niết bàn, nói chuyện
với mọi người rành mạch rõ ràng. Ðó gọi là minh bạch, hiểu rõ. Lại nữa, không
nên nói niết bàn là chết, vì niết bàn là không sanh không diệt. Tại sao có chết
? Vì có sanh. Nhưng khi nhập niết bàn thì không còn sanh còn chết nữa.
"Ðức vô bất
bị chư chướng trược, (đức chẳng bị bao chướng ô trược)".
Ðức hạnh viên mãn,
tròn đầy, tất cả chướng ngại đều không còn.
"Cứu cánh
viên tịch hiệu niết bàn, (cứu cánh viên tịch gọi niết bàn)".
Tất cả chướng ngại
không còn nên gọi là viên tịch, cũng là niết bàn. Niết bàn là chữ Phạn, dịch
qua tiếng Tàu là viên tịch. Viên tịch tức là đạo không gì mà không tròn đầy,
đức không gì mà không tịch. Ðạo đã viên mãn. Ðức đã đạt đến nơi tịch tĩnh. Sao
nói đức không gì mà không tịch ? Ðức đã đạt đến tột điểm nghĩa là đạt đến điểm
cùng tột của đức tánh thường lạc ngã tịnh, đức và tướng khế hợp nhau. Thế nên
đắc được nơi an lạc tịch tĩnh.
"Quá khứ vị
lai cập hiện tại, (quá khứ vị lai cùng hiện tại)
Tam thế chư Phật
bổn đồng nguyên, (ba đời chư Phật vốn đồng nhau)".
Ba đời chư Phật
cũng là chư Phật trong đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Không những chư Bồ
Tát y
chiếu theo pháp môn niết bàn cứu cánh tu hành mà chư Phật trong ba đời cũng đều
y theo đó mà tu hành.
"Y thử bát
nhã ba la mật, (y theo bát nhã ba la mật)
Chí chánh giác
đẳng vô thượng tiên, (đạt chánh đẳng giác tiên vô thượng)".
Ba đời chư Phật
đều y chiếu theo trí huệ vi diệu của bát nhã mà đắc được a nậu đa la tam
miệu
tam bồ đề, nghĩa là đắc đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vô thượng
có nghĩa là không gì cao siêu sánh bằng được. Là ai ? Tức là Phật. Chánh
đẳng
là Bồ Tát. Chánh giác là nhị thừa. Chánh giác cùng phàm phu không đồng. Phàm
phu không giác ngộ. Phàm phu luôn tạo việc sai lầm, mà không tự biết mình làm
việc sai lầm, lại cũng không biết hối cải, nên gọi là bất giác. Chánh giác là
người nhị thừa đã đạt đến. Thanh Văn Duyên Giác vì đã đạt được giác ngộ nên
không đồng với phàm phu, nhưng không thể thành chánh đẳng được, không giống như
Bồ Tát hành lục độ vạn hạnh, tự mình giác ngộ rồi lại dạy người giác ngộ
theo:
tự độ, độ người, tự lợi lợi người. Người nhị thừa chỉ tự liễu ngộ, không
lo cho
người khác, nên không phải là chánh đẳng. Bồ Tát đạt đến quả vị chánh đẳng,
nhưng chưa đạt được quả vị vô thượng. Ðạt được quả vị chánh đẳng tức là gần quả
vị Phật, gọi là Bồ Tát đẳng giác. Bồ Tát tuy đạt được quả vị chánh đẳng nhưng
chưa đạt đến quả vị vô thượng. Chỉ có Phật mới đạt đến thôi, nên gọi Phật là
đấng vô thượng sĩ, điều ngự trượng phu, hay vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ba
đời chư Phật đều y chiếu theo trí huệ bát nhã này mà đạt đến bờ giác. Do
đó,
bảo rằng đạt đến chánh đẳng giác vô thượng tiên, cũng tức là Phật. Phật cũng
được xưng là vị tiên đại giác kim.
"Hành nhân
đản năng cần tinh tấn, (người tu nên siêng cần tinh tấn)".
Người tu hành phải
nên hướng về trước mà tinh tấn dũng mãnh, chớ thối lui quay lại. Chớ phơi nắng
một ngày, rồi để lạnh mười ngày. Phải nên tu đạo năm này qua tháng nọ, ngày này
qua ngày nọ, giờ này qua phút nọ. Thời thời khắc khắc tinh tấn tu hành. Ngày
ngày, tháng tháng, năm năm năm, trong mọi thời gian đều tu hành tinh tấn. Không
nên hôm nay tu, ngày mai thối, hay bước lên một bước nhưng lại lùi năm
bước.
"Hà sầu bất
hoạch pháp tánh điền, (lo gì không đến ruộng pháp tánh)".
Có một vị tu hành
rất tinh tấn. Tu mãi cho đến khuya chẳng ngủ, nhưng đợi đến sáng thì đi ngủ. Ðó
không phải là tu đạo, không thể gọi là tinh tấn được. "A !
"Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư, (vì thế nên biết bát nhã ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, luôn trừ tất cả khổ, chân thật không hư".
"Thị đại
thần chú năng cùng trắc
Thị đại minh chú
chiếu tam thiên
Thị vô thượng chú
trần giác quả
Vô đẳng đẳng chú
chí cực đỉnh
Trừ nhất thiết khổ
luân hồi hưu
Chân thật bất hư
các hướng tiền
Dĩ thượng hiển
thuyết thâm bát nhã
Lược giải đông tây
tổ sư thiền
Dịch :
Là đại thần chú
khó đo lường
Ðại minh chú chiếu
ba ngàn cõi
Là chú vô thượng
đạt quả giác
Chú không gì sánh
tột cùng cực
Trừ tất cả khổ,
ngưng luân hồi
Chân thật không hư
đồng hướng trước
Trên nói rõ bát
nhã thậm thâm
Lược giải đông tây
tổ sư thiền".
"Thị đại thần
chú nan cùng trắc, (là đại thần chú khó đ lường)".
Trên đã bàn về lý
bát nhã ba la mật đa là trí huệ vi diệu đạt đến bờ giác, là pháp đại thần chú.
Sao gọi là đại (lớn) ?
Lớn tức là so với
nhỏ mà nói. Lớn này là cái lớn mà không ngoài cái lớn, lại không thể lớn
hơn
nữa. Nếu ngoài cái lớn này còn có cái lớn hơn nữa thì chính nó là nhỏ. Vì lớn
mà không ngoài cái lớn, nên không có gì so sánh lớn bằng được. Sao gọi là thần
chú ? Thần tức là không thể nghĩ bàn. Chữ thần này gần giống với chữ tư và chữ
diệu; diệu nghĩa là bất động; thần là động; diệu là ngay nơi bất động mà
quan
sát thấy rõ hết tất cả sự việc, nên không cần dùng động. Thần không động
là
không phải thần, nên phải động. Thần tức là thần thông. Thông tức là thông quá
khứ. Thông này cũng nghĩa là động. Không dùng động mà có thể biết, đó là
diệu.
Chư Phật tại những cõi nước khác giáo hóa chúng sanh, thành đạo, nhập niết bàn,
mình đều biết hết, giống như khi phóng phi thuyền lên mặt trăng, liền biết mặt
trăng ra thế nào, đất như thế nào, cấu tạo ra sao ? Ðó là bàn về một điểm nhỏ
của thần. "Diệu", không cần đến nơi đó mà vẫn biết mặt trăng ra sao,
lại không dùng toán số mà tính, không dùng lý khoa học mà luận bàn nhưng
vẫn
biết, lại không động đạo tràng mà biết tất cả. Thần phải cần động đạo tràng,
phải đến nơi kía mới biết rõ.
Sao gọi là chú ?
Chú là lời bí mật không thể nghĩ lường. Chú có bốn ý nghĩa.
Thứ nhất là tất cả
chú đều có tên của quỷ thần vương như Tỳ Xá Giá, Cưu Bàn Trà.
Các quỷ nhỏ thần
nhỏ không dám không thủ quy củ.
Thứ hai là chú như
mật lệnh trong quân đội. mật lệnh trong quân đội là khẩu lịnh. Trong quân đội,
mỗi ngày khẩu lịnh khác biệt, không đồng, chỉ những người có chức vụ mới
biết
khẩu lịnh thôi, người ngoài không thể biết được. Ví như khẩu lịnh hôm nay là
"thắng lợi". Trong quân đội đều biết khẩu lịnh đó là "thắng
lợi". Nếu tôi không biết chư vị, nhưng khi gặp nhau thì hỏi khẩu lịnh.
Thứ ba là lời mật
ngữ, người ngoài không thể biết được, chỉ có mình biết thôi. Ví như có người
nghèo hèn, vì tham tiền của nên chạy ra nước ngoài. Người ngoại quốc không biết
ông ta cớ sao mà bỏ nước đi. Khi được hỏi, ông ta đáp :" Tôi là vua của
nước kia. Vì quân nhân đảo chánh. Quốc gia rối loạn, nên tôi chạy đến nước này
tị nạn".
Vua nước đó tuy
không biết là thật hay giả, nhưng cũng cho là thật, nên gả công chúa cho
hắn.
Sau khi gã nghèo hèn kia kết hôn cùng với cô công chúa, liền làm dạng như mình
chính là một ông vua. Từ sáng đến tối khởi tâm nóng giận, càng ngày càng
hung
dữ thêm. Sau này, có người nhận ra hắn là kẻ nghèo hèn, nên đến nói với công
chúa :" Khi hắn phát cáu, nóng giận, công chúa hãy nói như vầy ' Ông vốn
là kẻ nghèo hèn, nhưng khi đi qua xứ khác, sao nỗi sân quá vậy ?".
Sau khi biết là có
người nhận ra lai lịch của mình, nên không dám khởi tâm nóng giận nữa. Chú này
cũng như thế.
Thứ tư, chú là tâm
ấn, mật ngữ của chư Phật, chỉ Phật và chư Phật biết thôi, còn chúng sanh
thì
không thể hiểu. Vì vậy không thể phiên dịch chú được. Lại nữa, dùng một âm
thanh diễn thuyết chú, chúng sanh tùy loại mà tôn thủ. Loại chúng sanh nào thì
nghe hiểu loại chú đó. Ví như hiện nay, tuy chúng ta không hiểu lời chú nhưng
quỷ thần vương, A Tu La, súc sanh, yêu ma quỷ quái đều hiểu rõ. Do đó, một khi
đọc chú, chúng đều hiểu cả. Xưa kia có ông vua cần tiên đà bà. Tiên đà bà là
tiếng Phạn. Nó có bốn tên khác nhau, tức là muối, nước, ngựa, đại tiểu tiện.
Thế nên, khi vua bảo rằng ta cần tiên đà bà thì những quan đại thần không biết
là muối, nước, ngựa, hay đại tiểu tiện. Nhưng có một vị thông minh trí huệ, khi
nghe vua nói tiên đà bà liền biết nhà vua cần gì. Khi ăn cơm, cần tiên đà bà,
đương nhiên là không phải đại tiểu tiện mà là cần muối. Khi nhà vua chuẩn bị ra
đường thì gọi "tiên đà bà". Người kia hiểu rõ là nhà vua cần ngựa.
Khi vua khát mà gọi tiên đà bà thì chắc chắn là nhà vua cần nước. Khi thấy nhà
vua không khát nước, không ăn cơm, không ra đường, thì biết là nhà vua muốn đi
đại tiểu tiện. Thế nên, khi đọc chú ra, quỷ thần có trí huệ liền biết ngay, còn
quỷ thần khác thì không biết đến.
"
"Thị đại minh
chú chiếu tam thiên, (là đại minh chú chiếu ba ngàn cõi)".
Tâm kinh bát nhã
ba la mật này cũng chính là đại minh chú. Ðại minh tức là tạng tánh Như Lai
sáng suốt chói ngời. Tạng đại quang minh, đại minh chú chiếu soi phá trừ
tất cả
vô minh hắc ám. Nói về hướng nội, chư vị phải tụng tâm kinh, để phá trừ tất cả
vô minh hắc ám, phiền não từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Tự chiếu soi phá trừ
vô minh phiền não của mình. Nói về hướng ngoại, tức là chiếu soi khắp cả
ba
ngàn đại thiên thế giới. Khi chư vị niệm đại minh chú này thì sẽ phóng ánh
sáng. Ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, nên bảo rằng đại minh chú
chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Ba ngàn đại thiên thế giới tức là
thế
giới bên ngoài. Tự chúng ta phá trừ tự tánh phiền não, thì chính là phá trừ thế
giới phiền não bên trong. Trong là ngoài, ngoài mà là trong. Trong ngoài
đều
chiếu sáng. Ánh sáng trí huệ trong ngoài của chư vị đều hiện tiền. Ánh sáng này
chính là bản thể trí huệ của chư vị. Trí huệ sẵn có của chư vị chiếu khắp ba
ngàn đại thiên thế giới.
"Thị vô
thượng chú trần giác quả, (là chú vô thượng đạt quả giác)".
Vô thượng tức là
không có gì cao bằng. Quả vị Phật cao thượng nên gọi là vô thượng.
"Vô đẳng đẳng
chú chí cực đỉnh, (chú không gì sánh tột cùng cực)".
Vô đẳng tức là
không còn gì so sáng bằng được. Ðó chính là quả vị Phật tối thượng, quả vị giác
ngộ cao tột. Thế nên đạt đến tột đỉnh, tức là đỉnh núi cao nhất.
"Trừ nhất
thiết khổ luân hồi hưu, (trừ tất cả khổ, ngưng luân hồi)".
Việc quan trọng
nhất là phải trừ được tất cả khổ. Nếu không thể trừ được tất cả khổ thì tụng
kinh có ích chi. Tất cả khổ ách đều có thể trừ hết cả. Khổ có ba khổ : khổ khổ,
hoại khổ, hành khổ. Tám khổ : sanh già bệnh chết khổ, khổ vì thương nhau
mà xa
lìa, khổ vì gần gũi người mình oán ghét, khổ vì cầu mà không được toại nguyện,
khổ vì năm ấm thường thay đổi hừng thịnh (khổ này rất khó dẹp trừ). Nếu dẹp trừ
hết tất cả khổ thì dòng luân hồi liền chấm dứt. Nếu không thoát ra khỏi dòng
luân hồi thì không thể nghỉ ngơi, nghĩa là cắt đứt được sanh tử thì xuất
ra
khỏi dòng luân hồi. Muốn dẹp trừ khổ thì phải làm gì ? Phải chặt đứt khổ
vì
kiến ái, ái dục, sắc ái, vô sắc ái, vô minh sắc ái, cùng năm trụ và hai tử phải
vĩnh viễn mất. Năm trụ gồm có : ái trụ tức là phiền não kiến ái trụ; dục
ái trụ
tức là phiền não dục ái; sắc ái trụ tức là phiền não sắc ái; vô sắc ái trụ là
phiền não vô sắc ái; vô minh ái trụ là phiền não vô minh ái. Sao gọi là trụ ?
Trụ nghĩa là kiên lao, cứng chắc, kiên cố bất động.
Hai tử vĩnh vong.
Có vài người chưa từng nghe giảng kinh thuyết pháp, bảo hai tử túc là hai lần
chết. Không phải thế ! Con người có hai loại sanh tử : phần đoạn sanh tử
và
biến dịch sanh tử. Sao gọi là phần đoạn sanh tử ? Tức là chư vị có một phần,
tôi có một phần, nên gọi là phần.
Bồ Tát có thể cắt
đứt biến dịch sanh tử. Danh xưng của Bồ Tát rất thần thánh. Bồ Tát là danh xưng
ngắn gọn, nói cho đủ tức là Bồ Ðề Tát Ðỏa. Có người tuy không phải là Bồ
Ðề Tát
Ðỏa mà lại cho mình chính là Bồ Ðề Tát Ðỏa. Có người chính mình là Bồ Ðề
Tát
Ðỏa mà lại không thừa nhận mình là Bồ Ðề Tát Ðỏa.
Không phải như
thế. Vậy, làm sao mới phải ? Là Bồ Ðề Tát Ðỏa phải tồn giữ tâm Bồ Tát, hành
hạnh Bồ Tát, làm việc Bồ Tát, không thể nói mình là Bồ Tát trên đầu môi chót
lưỡi. Trên đầu môi chót lưỡi nói mình là Bồ Tát tức là quỷ của ma chướng, quỷ
của nghiệp chướng. Tại sao ? Giống như vài Quan Ðế Công của tà thần ngoại đạo.
"A ! Ta là Quan Ðế Công. Quan Ðế Công đã đến !".
Kỳ thật nó chính
là tiểu quỷ. Thậm chí cũng không phải là tiểu quỷ nữa, mà chính là súc sanh tà
tri tà kiến biến hóa thành. Trong kinh Pháp Hoa có nói về một loại mèo tinh. Mèo
tinh này giả biến thành thần. Chân chánh là Bồ Ðề Tát Ðỏa thì không tự bảo mình
là Bồ Ðề Tát Ðỏa. Ví như Tổng thống đến nơi nào thì không cần tự mình giải
thích mình chính là tổng thống. "
Không cần giảng
giải cho mọi người biết. Thế nên, chư vị là Bồ Ðề Tát Ðỏa người khác cũng biết.
"Chân thật
bất hư các hướng tiền, (chân thật không hư hướng trước)".
Phần đoạn sanh tử
đã hết, biến dịch sanh tử đã hết, năm trụ đã đạt đến cùng tột, đây mới thực là
chân chánh trừ tất cả khổ trong dòng sanh tử, được rảnh rỗi, nghĩ ngơi. Ðó thực
là Bồ Ðề Tát Ðỏa, không phải giả.
"Dĩ thượng
hiển thuyết thâm bát nhã, (trên nói rõ bát nhã thậm tha)".
Phần trên nói rõ
về lý lẽ cao thâm của tâm kinh bát nhã ba la mật đa này. Phần văn kinh bên dưới
thì thuộc về mật thuyết (lời nói bí mật).
"Lược giải
đông tây tổ sư thiền".
Những câu kệ bên
trên tôi đã nói là để giải thích về phương pháp tọa thiền của chư tổ sư ở
đông
phương lẫn tây phương. Phương pháp tọa thiền là gì ? Câu kệ đầu tiên ở bên trên
có nói :"Hồi quang phản chiếu quán tự tại".
Giác ngộ cho loài
hữu tình tức là Bồ Ðề Tát Ðỏa.
Ngày nay, đông
cũng không phải là đông, tây cũng chẳng phải là tây, nên không thể gọi là đông
hay tây.
Ðạt đến cảnh giới
này, chư vị thấy có vi diệu lắm không ! Khi ấy một điểm phiền não hay buồn bực
gì cũng không còn. Nhưng cùng tột của cảnh giới đó không lớn không nhỏ, không
trong không ngoài là gì ?
"Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết : yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha, (nên thuyết ra chú bát nhã ba la mật đa. Tức thuyết chú rằng : yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha)".
"Chú nãi
mật phân phỉ tư lượng
Như vương chiếu
chỉ kiểm đồng đạo
Diệc dĩ quân trung
bí mật lịnh
Vấn đáp bất phù
tiện chấp hành
Ðại thừa diệu lý
ly phân biệt
Phàm phu tri kiến
vọng duyên chân
Nhân chỉ vọng
nguyệt chỉ phi nguyệt
Tạ chú minh tâm
chú tức tâm
Dịch :
Chú là mật, không
thể suy luận
Như chiếu chỉ vua
cùng tôn kính
Là lịnh bí mật
trong quân đội
Vấn đáp hợp liền
phải chấp hành
Diệu lý đại thừa
rời phân biệt
Tri kiến phàm phu
vọng thay chân
Ngón tay chỉ trăng
chẳng phải trăng
Nhờ chú sáng tâm,
chú tức tâm".
Ấn Ðộ, câu chú
không thể dịch ra thành nghĩa nhưng phiên dịch chữ chứ không phiên dịch âm. Vì
vậy không thể giảng hay suy tưởng nghĩ bàn được.
"Chú nãi mật
phân phỉ tư lượng, (chú là mật không thể suy luận)".
Chú thuộc về mật
giáo. Trong mật giáo không thể giảng giải chú được. Không thể dùng tư tưởng mà
suy luận được, vì nơi đó, đường ngôn ngữ dứt bặt, tâm hành nơi tịch diệt.
"Như vương
chiếu chỉ kiểm đồng tôn, (như chiếu chỉ vua cùng tôn kính)".
Chú cũng giống như
chiếu chỉ của nhà vua, mà ở trên đã giảng qua về bốn loại ý nghĩa của tiên đà
bà. Kiểm đồng tôn tức là một khi chiếu chỉ nhà vua ban ra thì quan dân đều phải
tuân phục.
"Diệc thị
quân trung bí mật lịnh, (lại là mật lịnh trong quân đội)".
Chú giống như lịnh
bí mật trong quân đội. Như trên đã bàn qua, trong quân đội, mỗi ngày đều
có
khẩu lịnh như "thắng lợi". Nếu khi gặp người lính mình không quen
biết, mà hắn hỏi khẩu lịnh là gì.
"Vấn đáp bất
phù tiện chấp hành, (vấn đáp không hợp phải chấp hành)".
Nếu chư vị vấn đáp
mà không hợp với khẩu lịnh thì họ phải thi hành nhiệm vụ.
"Ðại thừa
diệu lý ly phân biệt, (diệu lý đại thừa rời phân biệt)".
Bát nhã thuộc pháp
đại thừa. Ðây là pháp đại thừa diệu lý không thể nghĩ bàn, không thể phân biệt,
quét sạch tất cả pháp, xa rời tất cả tướng. Bát nhã tùy thuyết tùy liễu ngộ.
"Phàm phu tri
kiến vọng duyên chân, (phàm phu tri kiến vọng thay chân)".
Phàm phu chứa bao
vọng tưởng, tri kiến, kiến giải phan duyên, lầm nhận tất cả pháp chân thật,
nhận kẻ trộm làm con, chấp trước mọi vật có hình có tướng có bóng ảnh.
"Nhân chỉ
vọng nguyệt chỉ phi nguyệt, (ngón tay chỉ trăng chẳng phải trăng)".
Kinh điển chỉ dẫn
con đường tu hành cho mình, như dùng ngón tay chỉ mặt trăng, bảo rằng mặt trăng
ở nơi kia, nhưng có người không y theo ngón tay để nhìn mặt trăng mà chỉ
nhìn
vào ngón tay, cố chấp cho ngón tay là mặt trăng.
"Tạ chú minh
tâm chú tức tâm, (nương chú sáng tâm, chú tức tâm)".
Nương nhờ oai lực
của chú để làm sáng tâm vì lời chú không thể nghĩ bàn.