- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
Thứ nhất, bậc trí giả tạo hình ảnh giác ngộ
Thứ hai, bậc trí giả
thiền định một cách kiên trì
về tính rỗng không của các pháp
Thứ ba, bậc trí giả tự biết
mình phải làm những gì cần làm
Truyền thuyết
Laksminkara
là em gái của vua Indrabhuti thuộc vương quốc Sambhola. Từ thuở bé, vị công nương này vẫn thường đến dự các buổi thuyết pháp, và cô có tâm hiểu biết sâu rộng về Mật tông (Tantra).
Nhưng hoàng huynh của cô là đức vua Indrabhuti đã hứa gả bà cho hoàng tử xứ Jalendra, con vua Lankapuri.
Đến kỳ hạn rước dâu, cô phải rời quê hương để về nhà chồng. Nhưng khi
đến nơi, cô từ chối không chịu vào hoàng cung. Cô nói: “Hôm nay là ngày xấu, ta không thể nhập cung.”
Khi đi dạo quanh bên ngoài hoàng cung, Laksminkara cảm thấy thất vọng ghê gớm vì dân chúng xứ này không phải là tín đồ đạo Phật.
Liền sau đó, một vị hoàng tử trẻ cùng đám tùy tùng đi ngang qua. Họ vừa trở về từ một cuộc săn bắn với nhiều xác thú treo lủng lẳng trên yên ngựa. Một người tùy tùng của Laksminkara dò hỏi và biết rằng vị hoàng tử vừa mới đi qua chính là chồng sắp cưới của cô.
Là một Phật tử thuần thành, Laksminkara cảm thấy mình như một
kẻ bị phản bội. Bà than khóc vật vã đến ngất xỉu: “Anh ta cũng là con nhà Phật, vì sao lại gửi thân ta đến chốn ác trược này!”
Khi Laksminkara hồi tỉnh, cô đem tất cả của hồi môn phân phát cho dân nghèo trong thành phố trước khi vào hoàng cung. Đến nơi, cô tự giam mình trong căn phòng mà hoàng tử dành riêng cho cô dâu mới và từ chối không cho ai vào trong mười ngày.
Laksminkara
xé rách áo quần rồi lấy lọ nồi, bùn đất trét lên khắp người, tóc để bù xù và giả vờ điên dại.
Với tướng mạo bề ngoài gớm ghiếc như một kẻ điên nhưng trong tâm Laksminkara vẫn luôn chú mục thiền định.
Thất vọng, vị hôn phu của cô cho vời các ngự y đến để chữa trị, nhưng không một ai có thể đến gần được Laksminkara.
Cô giả vờ giận dữ tấn công họ, ném vào họ bất cứ thứ gì mà cô vớ được.
Rồi thời gian qua đi, người trong hoàng cung không còn quan tâm đến bà hoàng điên dại này nữa. Cơ hội thuận tiện để cho Laksminkara có thể trốn thoát đã đến. Bà nhanh chóng trốn khỏi hoàng cung.
Ban ngày, Laksminkara đi nhặt những thức ăn dư thừa mà người ta vất cho những con chó hoang. Ban đêm, bà ra chốn mộ địa để nghỉ ngơi.
Bảy năm sau, Laksminkara chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.
Cô truyền tâm pháp cho một vị đệ tử. Người này chỉ là kẻ quét dọn các hố xí trong hoàng cung, nhưng ông ta nhanh chóng đạt tới mục đích tu tập.
Cho đến một ngày nọ, đức vua Jalendra trong một cuộc đi săn bị lạc lối. Ngài dừng chân để nghỉ ngơi nhưng ngủ quên trong cơn mệt mỏi.
Khi vua tỉnh giấc thì bóng đêm đã buông xuống khiến ngài không tìm thấy lối về. Khi đi ngang qua hang động nơi vị nữ Du-già Laksminkara trú ngụ, vua tò mò nhìn vào bên trong. Ngài thấy một vị nữ Du-già toàn thân phát sáng và chung quanh có vô số thiên nữ đứng hầu.
Một niềm ngưỡng mộ khởi lên trong tâm nhà vua, ông không nghĩ đến chuyện tìm đường quay về hoàng cung nữa. Nhà vua bước vào cung kính đảnh lễ trước vị Thánh nữ và xin nương theo giáo pháp của bà.
Laksminkara
bảo: “Ngươi không nhất thiết phải trở thành môn đệ của ta. Chân sư đích thực của ngươi là một trong những người phụ trách quét dọn hố xí trong hoàng cung. Vị ấy là một bậc chứng đắc.”
“Trong hoàng cung có rất nhiều người làm công việc này. Làm sao có thể nhận biết vị Chân sư ấy?”
“Vị ấy chình là người sau khi hoàn tất bổn phận của mình thường hay bố thí vật thực cho kẻ nghèo khó.”
Theo lời chỉ dẫn đó, đức vua tìm thấy vị Chân sư của mình. Nhà vua mời vị ấy đến bệ rồng, đặt ngài lên ngai vàng và cung kính đảnh lễ, cầu
xin được truyền pháp.
Vua được làm phép quán đảnh để khai tâm và lãnh thọ pháp thiền định Kim cương Varahi.