PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Vào thời đức Phật Thích-ca ra đời giảng dạy về nghiệp quả cho chúng sanh để họ biết bỏ ác làm thiện, thì Lão tử ở Trung hoa giảng thuyết lẽ Đạo, khuyên người ta nên giữ sinh hoạt thanh bạch để gần đạo, để trở nên tinh khiết mà hòa hiệp làm một với Đạo. Cả hai bậc thánh nhân này đều dạy rằng con người không phải chết đi là hết, mà những gì chúng ta tạo tác trong cuộc sống đều sẽ ảnh hưởng đến một đời sống khác nối tiếp theo sau đó.
Một cách chính xác hơn, đạo Phật dạy rằng sự nối tiếp của một đời sống sau khi chết là do nơi thần thức của người chết nương theo nghiệp lực mà thọ sanh. Tuy nhiên, từ linh hồn được nhiều người, nhất là giới bình dân nhận hiểu, và dùng như vậy cũng không sai biệt gì mấy.
Trước thời đức Phật, ở Ấn Độ đã có những giáo thuyết nói về linh hồn rồi. Giáo lý của đạo Bà-la-môn nói rằng linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi nơi mỗi chúng sanh, từ hạng cầm thú đến nhân loại và chư thiên, nó là một phần nhỏ trong cái đại linh hồn nguyên thủy, một phần nhỏ của linh quang vô cùng vô tận của đức Phạm-thiên. Lúc tạo thiên lập địa, linh hồn tách ra khỏi linh quang mà vào trong vật chất, làm cho vật chất có sự sống, nhưng về sau chịu ảnh hưởng của vật chất, đắm chìm trong vật chất, nó tự buộc chặt vào những dây dục tình, khiến cho không trở về với linh quang được, không trở lại với đức Phạm-thiên được.
Khi đức Phật thành đạo, ngài chỉ rõ những điểm đúng sai của các giáo thuyết trước đó, và đưa ra các thuyết nhân duyên, nhân quả, làm cho việc hiểu ý nghĩa của cuộc sống được trở nên rõ ràng hơn, không còn mang tính cách giáo điều thuần túy như trước nữa.
Theo đạo Phật, dù xác thân vật chất này hoại rửa, nhưng thần thức vẫn mãi mãi còn, nó theo sự lôi cuốn của nghiệp lực mà luân chuyển trong chốn luân hồi. Dù là nghiệp thiện hay nghiệp ác, cũng đều là nguyên nhân buộc chúng sanh phải tái sanh trong luân hồi. Vì thế, nếu không nhờ tu tập đạo giải thoát, chúng sanh không bao giờ có thể chấm dứt được sự luân chuyển ấy, hay nói khác đi là không bao giờ thoát được các nỗi khổ sanh, già, bệnh và chết.
Nói theo một cách khác, cái chết chẳng qua chỉ là một phần trong chuỗi dài đời sống trong luân hồi, như ngọn đèn đã cạn dầu. Ngọn lửa dù có tạm thời mất đi, nhưng cây đèn không mất, và chỉ cần châm thêm dầu vào đèn, ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy sáng trở lại. Ái dục, lòng tham muốn, sự luyến tiếc bám víu vào cuộc sống và nghiệp lực chính là những yếu tố giống như lượng dầu được châm thêm vào đèn, tạo nên một đời sống mới. Vì vậy, bậc tu hành chứng ngộ trước hết phải chấm dứt tất cả những yếu tố ấy. Khi không còn tham muốn, không còn tạo nghiệp, tâm thức sẽ trở nên sáng suốt, thoát khỏi mọi sự ràng buộc, và không còn bị lôi kéo thọ sanh trong cõi luân hồi nữa, cũng như đèn không được thêm dầu, phải vĩnh viễn tắt đi.
Thảnh thơi thay những tâm hồn đã giải thoát, những tâm hồn tinh khiết, thanh bai. Một phen đã qua biển khổ, trông lại thì nước đục lờ; một phen đã lướt tới đỉnh cao, xem lại thấy thế sự đầy dơ nhớp. Nhưng muốn được vậy, phải trải qua biết bao công trình tu tập, đức hạnh đắp bồi, biết bao kiếp luân chuyển trong lục đạo! Vì vậy, người tu tập không lúc nào được mềm lòng nản chí, mà phải luôn thấu rõ chân lý mình đang noi theo, nhất quyết có một ngày phải đạt được. Bởi vì, xét cho cùng, chư Phật và Bồ-tát trước khi chứng đắc đạo quả, có ai lại không đã từng lăn lộn trong chốn luân hồi?
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NHỮNG GIÁO THUYẾT CĂN BẢN
1. Linh hồn
Từ xưa đến nay, các dân tộc Á châu vẫn tin tưởng vào sự hiện hữu của linh hồn, dù là hàng trí thức hay những kẻ thường dân. Nhất là ở Ấn Độ và ở Trung Hoa, người ta rất quen thuộc với thuyết linh hồn, vì tất cả những tôn giáo, học thuyết xuất phát từ đây đều thừa nhận có linh hồn, hoặc ít ra là một thực thể tương tự như vậy.Vào thời đức Phật Thích-ca ra đời giảng dạy về nghiệp quả cho chúng sanh để họ biết bỏ ác làm thiện, thì Lão tử ở Trung hoa giảng thuyết lẽ Đạo, khuyên người ta nên giữ sinh hoạt thanh bạch để gần đạo, để trở nên tinh khiết mà hòa hiệp làm một với Đạo. Cả hai bậc thánh nhân này đều dạy rằng con người không phải chết đi là hết, mà những gì chúng ta tạo tác trong cuộc sống đều sẽ ảnh hưởng đến một đời sống khác nối tiếp theo sau đó.
Một cách chính xác hơn, đạo Phật dạy rằng sự nối tiếp của một đời sống sau khi chết là do nơi thần thức của người chết nương theo nghiệp lực mà thọ sanh. Tuy nhiên, từ linh hồn được nhiều người, nhất là giới bình dân nhận hiểu, và dùng như vậy cũng không sai biệt gì mấy.
Trước thời đức Phật, ở Ấn Độ đã có những giáo thuyết nói về linh hồn rồi. Giáo lý của đạo Bà-la-môn nói rằng linh hồn vẫn tồn tại mãi mãi nơi mỗi chúng sanh, từ hạng cầm thú đến nhân loại và chư thiên, nó là một phần nhỏ trong cái đại linh hồn nguyên thủy, một phần nhỏ của linh quang vô cùng vô tận của đức Phạm-thiên. Lúc tạo thiên lập địa, linh hồn tách ra khỏi linh quang mà vào trong vật chất, làm cho vật chất có sự sống, nhưng về sau chịu ảnh hưởng của vật chất, đắm chìm trong vật chất, nó tự buộc chặt vào những dây dục tình, khiến cho không trở về với linh quang được, không trở lại với đức Phạm-thiên được.
Khi đức Phật thành đạo, ngài chỉ rõ những điểm đúng sai của các giáo thuyết trước đó, và đưa ra các thuyết nhân duyên, nhân quả, làm cho việc hiểu ý nghĩa của cuộc sống được trở nên rõ ràng hơn, không còn mang tính cách giáo điều thuần túy như trước nữa.
Theo đạo Phật, dù xác thân vật chất này hoại rửa, nhưng thần thức vẫn mãi mãi còn, nó theo sự lôi cuốn của nghiệp lực mà luân chuyển trong chốn luân hồi. Dù là nghiệp thiện hay nghiệp ác, cũng đều là nguyên nhân buộc chúng sanh phải tái sanh trong luân hồi. Vì thế, nếu không nhờ tu tập đạo giải thoát, chúng sanh không bao giờ có thể chấm dứt được sự luân chuyển ấy, hay nói khác đi là không bao giờ thoát được các nỗi khổ sanh, già, bệnh và chết.
Nói theo một cách khác, cái chết chẳng qua chỉ là một phần trong chuỗi dài đời sống trong luân hồi, như ngọn đèn đã cạn dầu. Ngọn lửa dù có tạm thời mất đi, nhưng cây đèn không mất, và chỉ cần châm thêm dầu vào đèn, ngọn lửa sẽ tiếp tục cháy sáng trở lại. Ái dục, lòng tham muốn, sự luyến tiếc bám víu vào cuộc sống và nghiệp lực chính là những yếu tố giống như lượng dầu được châm thêm vào đèn, tạo nên một đời sống mới. Vì vậy, bậc tu hành chứng ngộ trước hết phải chấm dứt tất cả những yếu tố ấy. Khi không còn tham muốn, không còn tạo nghiệp, tâm thức sẽ trở nên sáng suốt, thoát khỏi mọi sự ràng buộc, và không còn bị lôi kéo thọ sanh trong cõi luân hồi nữa, cũng như đèn không được thêm dầu, phải vĩnh viễn tắt đi.
Thảnh thơi thay những tâm hồn đã giải thoát, những tâm hồn tinh khiết, thanh bai. Một phen đã qua biển khổ, trông lại thì nước đục lờ; một phen đã lướt tới đỉnh cao, xem lại thấy thế sự đầy dơ nhớp. Nhưng muốn được vậy, phải trải qua biết bao công trình tu tập, đức hạnh đắp bồi, biết bao kiếp luân chuyển trong lục đạo! Vì vậy, người tu tập không lúc nào được mềm lòng nản chí, mà phải luôn thấu rõ chân lý mình đang noi theo, nhất quyết có một ngày phải đạt được. Bởi vì, xét cho cùng, chư Phật và Bồ-tát trước khi chứng đắc đạo quả, có ai lại không đã từng lăn lộn trong chốn luân hồi?
Send comment