PHÁP
GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Khởi sự tham thiền, việc điều phục tâm ý là quan trọng nhất. Đối với người xuất gia, có câu rằng: “Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật; ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền.” (五夏以前專精戒律, 五夏以後方乃聽教叅禪). Nghĩa là: “Trong năm năm đầu xuất gia, phải lo gắng hết sức mà thọ trì, giữ theo giới luật. Sau năm năm ấy rồi, mới có thể được dạy cho phép tham thiền.” Năm năm giữ giới chính là điều kiện tiên quyết để điều phục tâm ý. Bởi vì, nếu thân chưa yên thì tâm chẳng thể nào yên lắng được. Việc giữ giới chính là biện pháp tốt nhất để giúp điều phục tâm ý trong bước đầu. Cho nên mới nói: “Nhân giới sanh định, nhân định phát huệ.” (因戒生定,因定發慧). Nghĩa là: “Do nơi giới mà sanh ra định, do nơi định mà phát khởi được huệ.”
Đó là nói về người xuất gia. Người tại gia muốn tu thiền cũng không ngoài lẽ đó. Tại gia cũng có giới luật của người tại gia, vậy trước khi muốn học tham thiền, phải kiên trì giữ theo giới luật ấy. Đó là Ngũ giới, hoặc Thập thiện... tùy theo nơi sự phát nguyện của mình. Nếu làm theo được trọn vẹn, tự nhiên thân tâm đều được yên tịnh một phần, bao nhiêu ác nghiệp, vọng tưởng đều phải dần dần lắng xuống.
Hiện nay có những người vọng truyền phép tham thiền. Bản thân họ chưa có sự chứng đắc mà chỉ dùng lối biện luận tà ngụy để mê hoặc kẻ khác. Họ bảo rằng tu theo pháp thiền của họ thì không cần giữ giới, không cần mất nhiều công sức, chỉ trong sớm tối có thể bước lên địa vị Phật Tổ. Những người ấy không biết rằng, việc “đốn ngộ” “kiến tánh thành Phật” của chư Tổ, vốn chỉ là tướng trạng thị hiện nơi cõi thế này. Để đạt được phút giây chứng ngộ ấy, các ngài thảy đều phải trải qua vô số kiếp tu hành, tích lũy thiện pháp. Chính như đức Phật Thích-ca Mâu-ni, ngài cũng tự nhận mình đã trải qua vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát, hành trì vô số pháp môn. Nay kẻ phàm tục ác nghiệp tích tụ lâu đời, mà muốn học lấy đạo “làm ít hưởng nhiều” quả là chuyện không thể nào tin được.
Tuy vậy, người phát tâm tin nhận và thực hành pháp môn thiền định, quả thật chỉ trong sớm tối có thể nhận biết kết quả tu tập đúng đắn của mình. Tâm ý được an định, yên vui, lòng sân hận có thể giảm nhẹ, những mối lo buồn nhất thời có thể không còn làm cho người tu chán nản, đau khổ nữa... Nếu đạt được ít nhiều những kết quả ấy, đó là việc tu tập đã đi đúng hướng. Với sự kiên trì thực hành, người tu tập chắc chắn sẽ nhận được những kết quả xứng đáng với lòng tin và sự nỗ lực của mình.
Sau khi đã dọn mình trong sạch qua một thời gian giữ giới, người tu tập mới có thể bắt đầu việc thực hành tham thiền, mà trước tiên hết là nên ngồi thiền. Bởi vì, ngồi là tư thế dễ dàng, thuận lợi nhất đối với người mới học.
Có thể chọn một cách trong hai cách ngồi sau đây:
1. Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa, nhưng lưng ghế không quá nghiêng ra sau, hai tay đặt nhẹ trên đầu gối, hai chân gần nhau và buông thỏng ở tư thế thật thoải mái. Ngồi thẳng, đầu giữ cho ngay, không ngửa ra sau cũng không gục xuống ngực, mắt hơi nhắm nhưng không nhắm hẳn, tốt nhất là nhìn xuống vào một điểm ở cách xa chừng vài mét, miệng ngậm lại, và luôn lưu ý giữ xương sống lưng cho thật thẳng.
2. Ngồi xếp chân trên một mặt phẳng, có thể là trên giường hoặc dưới đất, nhưng nên có đệm lót để không cứng quá, và nhất là không nên ngồi trực tiếp trên mặt đất ẩm. Hai chân xếp vào, có thể theo lối kiết già hoặc bán già. Ngồi kiết già thì lòng bàn chân trái ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân phải, lòng bàn chân phải cũng ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân trái, nghĩa là hai chân đan chéo với nhau, cách ngồi này ban đầu rất khó ngồi, đoài hỏi phải luyện tập một thời gian, nhưng nếu luyện được thì sẽ là một tư thế rất vững vàng, có thể ngồi được lâu mà không mỏi. Hoặc ngồi bán già thì lòng bàn chân trái ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân mặt, lòng bàn chân mặt ngửa lên, đặt dưới bắp đùi chân trái, cách ngồi này dễ ngồi hơn, có thể áp dụng ngay lần đầu tiên. Dù ngồi theo cách nào, thì hai bàn tay cũng đều phải ngửa lên, bàn tay trái đặt trên bàn tay mặt. Lưng giữ thật thẳng, đầu hơi cúi về trước nhưng không thấp quá. Mắt chỉ mở chừng một phần ba, nhìn xuống về phía trước nhưng không để tâm chú ý vào vậy gì cả.
Quần áo phải thoáng rộng, không được chật chội, nhưng phải đủ giữ ấm, tránh để thân thể quá lạnh. Nơi tham thiền càng thoáng mát càng tốt, nhưng nêu ngồi lâu thì nên chọn nơi kín gió, hoặc thông thoáng vừa phải.
Không nên vội vã mà tự ý chọn công án để tham thiền ngay trong giai đoạn đầu. Hãy đơn giản hóa vấn đề, chỉ là tập luyện để tư thế ngồi được thuần thục. Mọi sự tiến bộ về tâm ý sẽ tự nhiên hiện đến, không nên gượng ép. Để nhiếp tâm, trong thời gian đầu chỉ nên tập trung vào sự hô hấp mà thôi. Khi thở ra, dùng hết sức tỉnh giác của mình để dõi theo hơi thở, và biết rõ ràng là mình đang thở ra. Khi thở vào cũng tỉnh giác biết mình đang thở vào. Lâu ngày, hơi thở vào ra liên tục thì sự tỉnh giác cũng tương tục không hề dứt đoạn, sẽ đạt được trạng thái an định sáng suốt.
Nhưng bước đầu rất khó giữ cho sự tỉnh giác không bị gián đoạn. Tùy theo nghiệp lực và căn cơ, trí tuệ của mỗi người, trở lực vấp phải có thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều bị gián đoạn bởi ít nhiều các vọng niệm khởi lên. Ấy là trong khi đang theo dõi hơi thở, tâm ý bỗng tự nhiên duyên theo một ý nghĩ nào đó. Ý nghĩ này lôi kéo theo một ý nghĩ khác, rồi một ý nghĩ khác nữa... Những ý nghĩ không mời mà đến này được gọi chung là vọng niệm. Chúng sanh khởi liên tục nhau không có chỗ chấm dứt. Cứ như vậy, nếu người tu không kịp phát hiện ra, thì sẽ chìm lạc hẳn vào các vọng niệm mà không còn giữ được sự tỉnh giác nữa. Ngồi thiền mà mất sự tỉnh giác thì xem như thời gian ngồi ấy là vô ích, không có kết quả gì. Tuy nhiên, người tu không cần và không nên bận tâm đến việc làm sao cho các vọng niệm ấy mất đi. Chỉ cần luôn luôn tỉnh giác để có thể nhận ra được chúng ngay từ khi chúng vừa sanh khởi lên. Vì nhận biết vọng niệm, nên tâm ý liền quay về với sự chú ý vào hơi thở, và vọng niệm sẽ tự nhiên diệt mất.
Có nhiều cách để hỗ trợ thêm cho việc tu tập trong giai đoạn đầu. Người tu có thể kết hợp việc niệm Phật trong khi chú ý vào hơi thở. Lâu ngày thuần thục thì các vọng niệm sẽ dứt hết không thể sanh khởi xen vào việc niệm Phật. Lại cũng có thể dùng phương pháp đếm hơi thở, từ 1 đến 10, rồi quay lại từ 1 đến 10... cứ thế nối tiếp đều đặn nhau...
Những cách này đều là phương tiện. Nói chung thì mục đích của việc tu tập trong giai đoạn này là rèn luyện cho thân và tâm đều thuần thục. Thân thể phải quen dần với tư thế ngồi thiền, ngồi được lâu mà không thấy mỏi mệt, khó chịu. Muốn được vậy phải rèn luyện từ ít đến nhiều, từ mau đến lâu, không thể nhất thời mà đạt được. Tâm ý phải quen với việc tập trung chú ý, giữ được sự tỉnh giác trong suốt thời gian ngồi thiền. Dù có gián đoạn cũng không động tâm, không buồn bực, chỉ cần nhận biết vọng niệm và quay về với chánh niệm là được rồi. Lâu ngày thuần thục mới có thể dứt hết vọng niệm trong lúc ngồi thiền.
Mỗi khi ngồi thiền xong, muốn xả thiền mà đứng dậy thì phải làm một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Trước hết mở to mắt cho quen lại với ánh sáng chung quanh. Kế dùng tay xoa bóp dần dần hai chân để máu chạy đều. Nếu ngồi càng lâu thì nên xoa bóp càng nhiều. Tiếp đến từ từ duỗi thẳng hai chân rồi mới nhẹ nhàng mà đứng lên. Nếu có điều kiện thì sau đó nên đi bách bộ ít phút để thân tâm đều được thư giãn và hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường.
Việc tu tập tham thiền, bước đầu chỉ cần thuần thục theo đúng những điều nêu trên là có thể đạt được những kết quả lợi ích lớn lao rồi. Nếu muốn đi sâu, tiến cao hơn nữa, cần phải có bậc minh sư chỉ dạy, không nên tùy tiện nghe theo những kẻ bàng môn tả đạo, có khi phải gánh chịu tai hại khôn lường.
Người tu thiền nên giữ trai giới, nghĩa là ăn chay. Nếu không giữ được trường trai, thì ít nhất cũng phải ăn chay trong suốt thời gian tu thiền. Phải tránh rượu, thịt, hoặc các chất kích thích. Những điều này cũng là nói thêm cho rõ hơn, chứ thật ra nếu đã tinh trì Ngũ giới như nói ở đoạn đầu thì không cần phải nhắc lại nữa.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
ĐÔI ĐIỀU VỀ THAM THIỀN
2. Cách tham thiền
Nói rằng tham thiền có phương cách phải tuân theo, e rằng cũng không đúng lắm. Như người đã thực hành thiền định lâu năm, tâm ý nhuần nhuyễn điều phục, cho dù có đi đứng nằm ngồi, đều là thiền cả. Bởi thiền vốn là do nơi tự tâm, chẳng bị hạn cuộc nơi hình tướng. Nhưng đối với những kẻ sơ cơ mới bước chân vào, nếu hiểu biết một đôi điều cơ bản thì việc tu tập đúng là có thể sẽ được dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, còn có thể tránh được những sai lệch theo như lời chỉ dạy của những hạng tà sư ngoại đạo.Khởi sự tham thiền, việc điều phục tâm ý là quan trọng nhất. Đối với người xuất gia, có câu rằng: “Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật; ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền.” (五夏以前專精戒律, 五夏以後方乃聽教叅禪). Nghĩa là: “Trong năm năm đầu xuất gia, phải lo gắng hết sức mà thọ trì, giữ theo giới luật. Sau năm năm ấy rồi, mới có thể được dạy cho phép tham thiền.” Năm năm giữ giới chính là điều kiện tiên quyết để điều phục tâm ý. Bởi vì, nếu thân chưa yên thì tâm chẳng thể nào yên lắng được. Việc giữ giới chính là biện pháp tốt nhất để giúp điều phục tâm ý trong bước đầu. Cho nên mới nói: “Nhân giới sanh định, nhân định phát huệ.” (因戒生定,因定發慧). Nghĩa là: “Do nơi giới mà sanh ra định, do nơi định mà phát khởi được huệ.”
Đó là nói về người xuất gia. Người tại gia muốn tu thiền cũng không ngoài lẽ đó. Tại gia cũng có giới luật của người tại gia, vậy trước khi muốn học tham thiền, phải kiên trì giữ theo giới luật ấy. Đó là Ngũ giới, hoặc Thập thiện... tùy theo nơi sự phát nguyện của mình. Nếu làm theo được trọn vẹn, tự nhiên thân tâm đều được yên tịnh một phần, bao nhiêu ác nghiệp, vọng tưởng đều phải dần dần lắng xuống.
Hiện nay có những người vọng truyền phép tham thiền. Bản thân họ chưa có sự chứng đắc mà chỉ dùng lối biện luận tà ngụy để mê hoặc kẻ khác. Họ bảo rằng tu theo pháp thiền của họ thì không cần giữ giới, không cần mất nhiều công sức, chỉ trong sớm tối có thể bước lên địa vị Phật Tổ. Những người ấy không biết rằng, việc “đốn ngộ” “kiến tánh thành Phật” của chư Tổ, vốn chỉ là tướng trạng thị hiện nơi cõi thế này. Để đạt được phút giây chứng ngộ ấy, các ngài thảy đều phải trải qua vô số kiếp tu hành, tích lũy thiện pháp. Chính như đức Phật Thích-ca Mâu-ni, ngài cũng tự nhận mình đã trải qua vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát, hành trì vô số pháp môn. Nay kẻ phàm tục ác nghiệp tích tụ lâu đời, mà muốn học lấy đạo “làm ít hưởng nhiều” quả là chuyện không thể nào tin được.
Tuy vậy, người phát tâm tin nhận và thực hành pháp môn thiền định, quả thật chỉ trong sớm tối có thể nhận biết kết quả tu tập đúng đắn của mình. Tâm ý được an định, yên vui, lòng sân hận có thể giảm nhẹ, những mối lo buồn nhất thời có thể không còn làm cho người tu chán nản, đau khổ nữa... Nếu đạt được ít nhiều những kết quả ấy, đó là việc tu tập đã đi đúng hướng. Với sự kiên trì thực hành, người tu tập chắc chắn sẽ nhận được những kết quả xứng đáng với lòng tin và sự nỗ lực của mình.
Sau khi đã dọn mình trong sạch qua một thời gian giữ giới, người tu tập mới có thể bắt đầu việc thực hành tham thiền, mà trước tiên hết là nên ngồi thiền. Bởi vì, ngồi là tư thế dễ dàng, thuận lợi nhất đối với người mới học.
Có thể chọn một cách trong hai cách ngồi sau đây:
1. Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa, nhưng lưng ghế không quá nghiêng ra sau, hai tay đặt nhẹ trên đầu gối, hai chân gần nhau và buông thỏng ở tư thế thật thoải mái. Ngồi thẳng, đầu giữ cho ngay, không ngửa ra sau cũng không gục xuống ngực, mắt hơi nhắm nhưng không nhắm hẳn, tốt nhất là nhìn xuống vào một điểm ở cách xa chừng vài mét, miệng ngậm lại, và luôn lưu ý giữ xương sống lưng cho thật thẳng.
2. Ngồi xếp chân trên một mặt phẳng, có thể là trên giường hoặc dưới đất, nhưng nên có đệm lót để không cứng quá, và nhất là không nên ngồi trực tiếp trên mặt đất ẩm. Hai chân xếp vào, có thể theo lối kiết già hoặc bán già. Ngồi kiết già thì lòng bàn chân trái ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân phải, lòng bàn chân phải cũng ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân trái, nghĩa là hai chân đan chéo với nhau, cách ngồi này ban đầu rất khó ngồi, đoài hỏi phải luyện tập một thời gian, nhưng nếu luyện được thì sẽ là một tư thế rất vững vàng, có thể ngồi được lâu mà không mỏi. Hoặc ngồi bán già thì lòng bàn chân trái ngửa lên, đặt trên bắp đùi chân mặt, lòng bàn chân mặt ngửa lên, đặt dưới bắp đùi chân trái, cách ngồi này dễ ngồi hơn, có thể áp dụng ngay lần đầu tiên. Dù ngồi theo cách nào, thì hai bàn tay cũng đều phải ngửa lên, bàn tay trái đặt trên bàn tay mặt. Lưng giữ thật thẳng, đầu hơi cúi về trước nhưng không thấp quá. Mắt chỉ mở chừng một phần ba, nhìn xuống về phía trước nhưng không để tâm chú ý vào vậy gì cả.
Quần áo phải thoáng rộng, không được chật chội, nhưng phải đủ giữ ấm, tránh để thân thể quá lạnh. Nơi tham thiền càng thoáng mát càng tốt, nhưng nêu ngồi lâu thì nên chọn nơi kín gió, hoặc thông thoáng vừa phải.
Không nên vội vã mà tự ý chọn công án để tham thiền ngay trong giai đoạn đầu. Hãy đơn giản hóa vấn đề, chỉ là tập luyện để tư thế ngồi được thuần thục. Mọi sự tiến bộ về tâm ý sẽ tự nhiên hiện đến, không nên gượng ép. Để nhiếp tâm, trong thời gian đầu chỉ nên tập trung vào sự hô hấp mà thôi. Khi thở ra, dùng hết sức tỉnh giác của mình để dõi theo hơi thở, và biết rõ ràng là mình đang thở ra. Khi thở vào cũng tỉnh giác biết mình đang thở vào. Lâu ngày, hơi thở vào ra liên tục thì sự tỉnh giác cũng tương tục không hề dứt đoạn, sẽ đạt được trạng thái an định sáng suốt.
Nhưng bước đầu rất khó giữ cho sự tỉnh giác không bị gián đoạn. Tùy theo nghiệp lực và căn cơ, trí tuệ của mỗi người, trở lực vấp phải có thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều bị gián đoạn bởi ít nhiều các vọng niệm khởi lên. Ấy là trong khi đang theo dõi hơi thở, tâm ý bỗng tự nhiên duyên theo một ý nghĩ nào đó. Ý nghĩ này lôi kéo theo một ý nghĩ khác, rồi một ý nghĩ khác nữa... Những ý nghĩ không mời mà đến này được gọi chung là vọng niệm. Chúng sanh khởi liên tục nhau không có chỗ chấm dứt. Cứ như vậy, nếu người tu không kịp phát hiện ra, thì sẽ chìm lạc hẳn vào các vọng niệm mà không còn giữ được sự tỉnh giác nữa. Ngồi thiền mà mất sự tỉnh giác thì xem như thời gian ngồi ấy là vô ích, không có kết quả gì. Tuy nhiên, người tu không cần và không nên bận tâm đến việc làm sao cho các vọng niệm ấy mất đi. Chỉ cần luôn luôn tỉnh giác để có thể nhận ra được chúng ngay từ khi chúng vừa sanh khởi lên. Vì nhận biết vọng niệm, nên tâm ý liền quay về với sự chú ý vào hơi thở, và vọng niệm sẽ tự nhiên diệt mất.
Có nhiều cách để hỗ trợ thêm cho việc tu tập trong giai đoạn đầu. Người tu có thể kết hợp việc niệm Phật trong khi chú ý vào hơi thở. Lâu ngày thuần thục thì các vọng niệm sẽ dứt hết không thể sanh khởi xen vào việc niệm Phật. Lại cũng có thể dùng phương pháp đếm hơi thở, từ 1 đến 10, rồi quay lại từ 1 đến 10... cứ thế nối tiếp đều đặn nhau...
Những cách này đều là phương tiện. Nói chung thì mục đích của việc tu tập trong giai đoạn này là rèn luyện cho thân và tâm đều thuần thục. Thân thể phải quen dần với tư thế ngồi thiền, ngồi được lâu mà không thấy mỏi mệt, khó chịu. Muốn được vậy phải rèn luyện từ ít đến nhiều, từ mau đến lâu, không thể nhất thời mà đạt được. Tâm ý phải quen với việc tập trung chú ý, giữ được sự tỉnh giác trong suốt thời gian ngồi thiền. Dù có gián đoạn cũng không động tâm, không buồn bực, chỉ cần nhận biết vọng niệm và quay về với chánh niệm là được rồi. Lâu ngày thuần thục mới có thể dứt hết vọng niệm trong lúc ngồi thiền.
Mỗi khi ngồi thiền xong, muốn xả thiền mà đứng dậy thì phải làm một cách từ tốn, nhẹ nhàng. Trước hết mở to mắt cho quen lại với ánh sáng chung quanh. Kế dùng tay xoa bóp dần dần hai chân để máu chạy đều. Nếu ngồi càng lâu thì nên xoa bóp càng nhiều. Tiếp đến từ từ duỗi thẳng hai chân rồi mới nhẹ nhàng mà đứng lên. Nếu có điều kiện thì sau đó nên đi bách bộ ít phút để thân tâm đều được thư giãn và hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường.
Việc tu tập tham thiền, bước đầu chỉ cần thuần thục theo đúng những điều nêu trên là có thể đạt được những kết quả lợi ích lớn lao rồi. Nếu muốn đi sâu, tiến cao hơn nữa, cần phải có bậc minh sư chỉ dạy, không nên tùy tiện nghe theo những kẻ bàng môn tả đạo, có khi phải gánh chịu tai hại khôn lường.
Người tu thiền nên giữ trai giới, nghĩa là ăn chay. Nếu không giữ được trường trai, thì ít nhất cũng phải ăn chay trong suốt thời gian tu thiền. Phải tránh rượu, thịt, hoặc các chất kích thích. Những điều này cũng là nói thêm cho rõ hơn, chứ thật ra nếu đã tinh trì Ngũ giới như nói ở đoạn đầu thì không cần phải nhắc lại nữa.
Send comment