Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Tại sao phải thiền?

31 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8201)
4. Tại sao phải thiền?

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN MỘT: CHUẨN BỊ CHO KHÓA TU

Tại sao phải thiền?

Thật ra đức Phật không hề giảng dạy gì nhiều về thiền. Phần lớn, ngài dạy về vấn đề chuyển hóa khổ đau. Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy tâm ý ta thường bị lẫn lộnmệt mỏi theo đuổi những kinh nghiệm dễ chịu và trốn chạy những kinh nghiệm khó chịu. Đức Phật nói, những kinh nghiệm dễ chịu và khó chịu, những niềm vui và khó khăn trong cuộc sống mỗi người không phải là vấn đề. Chính thái độ theo đuổi hoặc trốn tránh mới là vấn đề, nó tạo nên một sự căng thẳng trong tâm ta. Và sự căng thẳng ấy, đức Phật gọi là khổ đau.

Ngày xưa có những người, khi nghe lời Phật dạy, họ hiểu được ngài một cách hoàn toàn đến nỗi mọi thói quen, tập quán đeo đuổi và trốn chạy của họ (trong kinh điển gọi chúng là ái dụcsân hận) đều được chấm dứt vĩnh viễn. Những vị ấy được gọi là A-la-hán, những bậc giác ngộ hoàn toàn. Với những người còn lại, đức Phật dạy thêm những phương cách thực tập khác.

Phương pháp thiền tập chánh đức Phật dạy là chánh niệm: thư giãn, không nắm bắt, không xua đuổi, một ý thức rõ rệt về kinh nghiệm của ta trong giây phút hiện tại. Cũng như mọi khả năng hay kỹ năng khác, chánh niệm đòi hỏi một sự trau luyện và phát triển. Và một khóa tu là cơ hội đặc biệt có thể giúp ta làm được việc ấy.

Đức Phật có để lại cho chúng ta một cẩm nang thực tập chánh niệm. Đó là kinh Tứ niệm xứ, tức Bốn lãnh vực quán niệm (Satipatthana Sutta) Mỗi lần đọc những lời này trong kinh là tôi lại cảm thấy rất phấn khởi: “Này quý vị, đây là con đường duy nhất để giúp chúng ta thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạochứng nhập Niết Bàn.” Có nghĩa rằng việc đó ai trong chúng ta cũng đều có thể thực hiện được.

Trong bài kinh ấy, đức Phật chỉ dẫn cho chúng ta bốn phương cách giúp ta có thể thực tập chánh niệm. Và trong quyển sách này, tôi cũng sẽ trình bày với các bạn bốn lĩnh vực chánh niệm của Phật dạy, được thể hiện trong hai phương thức căn bản là ngồi thiềnđi kinh hành.

Chánh niệm cũng như mọi khả năng khác sẽ trở nên tự nhiên và ít cần nỗ lực hơn nếu ta biết thực tập. Lúc ban đầu khi thực tập chánh niệm, bạn cần phải nhớ để giữ chánh niệm. Sau một thời gian, chánh niệm sẽ là điều mà ta không bao giờ có thể quên được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20924)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant