Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Truyền thông hiện đạiđạo Phật: một cái nhìn khác

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 7434)
Truyền thông hiện đại và đạo Phật: một cái nhìn khác
TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠIĐẠO PHẬT
MỘT CÁI NHÌN KHÁC

Minh Thạnh

Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đại đối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.

Thế mạnh của truyền thông hiện đại đã và đang tiếp tục được làm rõ. Việc khai thác truyền thônghết sức cần thiết.

Nhưng khi khai thác truyền thông phải luôn chú ý đến những vấn đề “mặt trái” của nó. Tác động của “mặt trái” này không chỉ đối với riêng chỉ đạo Phật, như trọng tâm của bài viết này, mà nó bao trùm lên toàn xã hội hiện đại.


Học giả người Nga Mikhail Epstein, khi nghiên cứu về hậu hiện đại ở Nga, đã đặc biệt chú ý đến tính “phì đại” (hyper) trong văn hóa thế kỷ XX nói chung. Tính phì đại này được ghi nhận như là từ một trong nhiều nguyên nhân, trong đó truyền thông đại chúng là một.


Đây là điểm chúng ta cần chú ý đúng mức khi tìm hiểu và khai thác truyền thông hiện đại.


Theo Mikhail Epstein, “phì đại”, theo cách dịch của Đào Tuấn Ảnh thuật ngữ “hyper”, có nghĩa chỉ sự “khuếch đại”, “tăng cường”, “thái quá”. Ông cho rằng việc cần sử dụng tiền tố này là vì “dựa vào chỗ có khá nhiều phẩm chất của thực tại thế kỷ XX đã được đẩy tới ngưỡng tận cùng của sự phát triển, làm bộc lộ sự đối lập với chính nó”.


Để làm rõ nhận định có vẻ khó hiểu này, Mikhail Epstein đã dẫn Umberto Eco và Jean Baudrillard: “Trong ý nghĩa này khái niệm “thực tại phì đại” do nhà ký hiệu học Ý Umberto Eco và nhà triết học Pháp Jean Baudrillard đưa ra năm 1976, chỉ sự biến mất của thực tại do sự thống trị của các phương tiện thông tin đại chúng. Dường như những phương tiện đó nỗ lực in dấu ấn của thực tại tới mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất, song chính với mức độ xâm nhập như vậy bản thân những phương tiện kỹ thuật ảo thị đã tạo ra một phẩm chất mới cho thực tại, cái gọi là “hyper”. Thực tại phì đại chính là ảo tưởng được tạo bởi những phương tiện thông tin đại chúngthực tại này còn có vẻ xác thực, chính xác, và “thực” hơn cái thực tạichúng ta tiếp nhận ở cuộc sống xung quanh”.


Mikhail Epstein đã dẫn lại Jean Baudrillard, rằng “thực tại biến mất trong thế giới phương Tây, cái thế giới bị gói chặt trong mạng lưới thông tin đại chúng, dần trở nên phì đại một cách giả tạo. Hiện thực tự đi xuống tận đáy trong chủ nghĩa hiện thực phì đại vốn tái tạo kỹ lưỡng cái thực tại thường là gián tiếp thông qua những phương tiện sao lại, như ảnh chụp. Từ phương tiện tái tạo này tới phương tiện tái tạo khác, thực tại biến mất dần, trở nên giống như cái chết. Song trong một ý nghĩ nào đó, nó đồng thời lại được khuếch đại lên ngay trong bản thân sự tàn phá của mình. Nó trở thành một thực tạibản thân, thành bái vật của khách thể đã mất, không còn là khách thể mô tả, mà là sự phấn hứng cao độ trong việc loại bỏ và hành động tự hủy diệt mang tính lễ nghi: phì đại thực tại”.


Đi vào cụ thể, Mikhail Epstein tiếp tục trích dẫn: “Về sự xuất hiện của hiện tượng thực tại phì đại này, trong lĩnh vực văn hóa, bốn mươi năm trước Baudrillard đã viết: Từ phương tái tạo này tới phương tái tạo khác, thực tại dần dần biến mất… Hơn nữa, điều muốn nói tới ở đây lại là những phương tiện tái hiện chính xác, tinh tế, mang màu sắc xúc cảm, như chụp ảnh và vô tuyến truyền hình. Phương pháp quan trắc và tái hiện càng chân thật bao nhiêu, bản thân phạm trù sự thật càng trở nên đáng ngờ bấy nhiêu, bởi đối tượng được tái hiện lại một cách đầy đủ và chính xác đã thôi không còn khác gì dấu vết và hình hài thật của nó”.


Truyền thông hiện đại, được các học giả hiện đại nhìn nhận như vậy, đi kèm với từ đánh giá là phì đại, qua những phân tích ở trên, quả là có cơ sở của nó.


Sự phát triển quá mức, đến nỗi được gọi là “phì đại” của truyền thông hiện đại, đã tạo nên một thực tại ảo, mà có khi hoàn toàn trái ngược lại với thực tại thật. Nói thẳng ra, sự phì đại của truyền thông hiện đại có thể tạo nên một sự lừa dối, có thể là ngoài ý muốn, có thể là do chính ý muốn chủ quan của người thực hiện hoạt động truyền thông.


Ví dụ cho việc này là vô số, ở đây, chỉ xin lấy trường hợp nhiều “ca sĩ” chỉ có thể hát trên dĩa thu, trên chương trình video, mà không thể hát trực tiếp với người trực tiếp nghe không micro, mixer, ampli…, và thậm chí có những thứ đó cũng không hát được.


Media, các phương tiện điện tử… đã tạo ra một thế giới khác, mà trong đó người ta có thể đóng giả.


Đạo Phật là đạo của sự thật, của xác tín. Một hiện thực ảo do truyền thông mang lại khác với hiện thực thật là điều những người tu Phật phải lưu tâm.


Nếu chỉ căn cứ vào hiện thực của truyền thông “phì đại”, chắc chắc không phải là điều tốt. Trong đạo Phật có khái niệm “thân giáo”.


Thân giáo là tu học bằng tiếp xúc trực tiếp, trên hiện thực “thật”, trong từng phút giây.


Thân giáo đối lập với truyền thông “phì đại” của thế kỷ XX – XXI.


Nếu chúng ta theo học một vị thầy, mà chỉ qua băng dĩa giảng, qua hình ảnh tiếng nói trên CD, VCD, thì đó chỉ là tu học trên hiện thực ảo của truyền thông “phì đại”. Hoàn cảnh có thể buộc chúng ta phải tu học như vậy, nhưng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó, bỏ qua hiện thực thật.


Lời giảng vị sư trong băng có thể rất hay, sách của vị sư đó viết rất thâm sâu, hoàn toàn đúng với chánh pháp, hình tượng của vị sư đó qua ống kính camera được ghi lại trên dĩa VCD, DVD rất oai nghi. Đó là hiện thực thông qua truyền thông “phì đại”. Hiện thực đó đã qua một quá trình chọn lọc chủ quan, hoặc thậm chí có thể dàn dựng.


Có thể vị sư đó ở bên ngoài, được nhìn nhận qua sự tiếp xúc gần gũi liên tục, có thể hoàn toàn khác, hay ít hơn, có khoảng cách so với hình ảnh qua truyền thông hiện đại.


Có thể thuyết pháp, cử hành nghi thức thông qua phương tiện truyền thông hiện đại. Nhưng giáo hóa bằng “hạnh”, thì phương tiện truyền thông không làm được, thậm chí, tính chất phì đại của nó cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lại có tác dụng ngược lại.


Công chúng truyền thông, tức là tất cả chúng ta nói chung, và Phật tử nói riêng, nên nhìn nhận truyền thông hiện đại một cách rõ ràng ở điểm này, nó “phì đại” theo cách nói của những nhà triết học.


Không hiếm khi chúng ta nghe những lời phê bình chính khách này đắc cử tổng thống, tổ chức kia chiếm nhiều ghế trong nghị viện đều do khéo léo sử dụng phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình, thay vì thực tài.


Xu hướng chỉ chạy theo truyền thông, theo quán tính chung, cũng không hiếm trong đạo Phật, cũng như các tôn giáo.

Điều này nếu do điều kiện khách quan như Phật tử nước ngoài chỉ biết đến những vị thầy trong nước qua băng dĩa giảng pháp và ngược lại, đã là một điều rõ ràng cần ý thức là chuyện chẳng đặng đừng. Còn nếu do chủ quan thì thật không nên.

Hiện nay có vị tự xưng mình là Vô thượng sư, supreme master, maha kuru trên TV, quảng bá hình ảnh qua sóng vệ tinh, thu nhận đệ tử qua web được nhiều người tin tưởng… là đang khai thác mặt trái của sự “phì đại”.


Nếu mọi người chúng ta không ý thức được điều này, thì e rằng, người ta quên đi mọi thứ khác và chỉ nhìn nhận mọi việc qua truyền thông. Pháp sư đạo cao đức trọng, Vô thượng sư cứu nhân độ thế được xác định qua truyền hình, video, CD, cassette… sẽ đưa đến những hậu quả không lường.


Vì vậy, truyền thông cần được xác định rõ sự hạn chế của nó, và do sự hạn chế đó, cần hết sức thận trọng với nó, dù không thể không sử dụng. Truyền thông chỉ là một phương tiện của phương tiện. Nó không thể nào thay thế được sự tiếp xúc trực tiếp, được giáo hóa trực tiếp. Không nên chỉ y cứ vào những nội dung mà truyền thông chuyển tải, và nên luôn ý thức về sự “phì đại”, sự chủ quan và rất có thể thiên lệch, không đúng với sự thật của nó.


Người xưa nói “trăm nghe không bằng một thấy” (thấy đây là thấy trực tiếp hiện thực).


Nay có thể bổ sung: “trăm thấy qua truyền hình, qua video không bằng một thấy tận mắt”.

Minh Thạnh
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11913)
Thời gian được tổ chức từ sáng thứ sáu ngày 25/9/2015 đến ngày 27/9/2015 ngày chủ nhật tại FRITZ WALTER-HALLE, Schulstr.30, 64750 Lützelbach
(Xem: 5845)
Chùa Phật Đà tại 4333 30th Street San Diego, CA 92104 - Do HT Thích Nguyên Siêu trụ trì
(Xem: 7117)
Do GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức tại Canberra thành tựu viên mãn
(Xem: 16542)
Tại đạo tràng chùa Linh Thứu Berlin, mùa An Cư Kiết Đông từ ngày 05.01 đến ngày 11.01. 2015 do GHPGVNTN Âu Châu tổ chức
(Xem: 11848)
Từ ngày 11/12 đến ngày 14/12/2014 tại: Chùa Phật Tổ, Tu Viện Quán Âm, Tịnh Thất Hiền Như, Thiền Đường Mây Từ, Thiền Đường Ngọc Sáng, Tịnh Thất Liên Trì
(Xem: 13914)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển: Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc; Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Quảng Đạo, TT Thích Giác Trí, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ
(Xem: 6227)
Được tổ chức từ Thứ Sáu ngày 24/10/2014 đến Chủ nhật 26/10/2014... Trân trọng kính mời quý Phật tử tham dự.
(Xem: 19476)
Do GHPGVNTN Âu Châu và Môn Đồ Pháp Quyến tổ chức tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015
(Xem: 6999)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu bốn biển tụ nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình Pháp lữ không bao giờ suy suyễn...
(Xem: 15283)
Được tổ chức từ ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2014 (nhằm ngày M.4 và M.5 tháng 9 năm Giáp Ngọ). Địa điểm: tại Tự Viện Pháp Bảo, Úc Châu
(Xem: 5475)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam...
(Xem: 7753)
Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc do HT Thích Như Điển làm Phương Trượng và ĐĐ Thích Hạnh Giới trụ trì.
(Xem: 5656)
Chùa Phật Đà long trong tổ chức Đại lễ Vu Lan vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/8/2014. Trân trọng kính mời quý Đồng hương Phật tử tham dự.
(Xem: 10415)
Được Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức, vào ngày thứ năm 6/8/2015 đến Thứ hai 10/8/2015, tại khách sạn Town and Country Resort Hotel
(Xem: 5783)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
(Xem: 6970)
Thông Bạch Vu Lan PL. 2558 – 2014 của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng HĐGP GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 24929)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 5166)
Tu Viện Quảng Đức Úc Châu tổ chức An cư Kiết Đông Kỳ 15 từ ngày 1 đến 11 tháng 7/2014
(Xem: 18213)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 26 sẽ được diễn ra tại vùng Schwarzsee (gần Fribourg) Thụy Sĩ do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và Phật Tử tại Thuỵ Sĩ đứng ra đăng cai tổ chức.
(Xem: 22863)
156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa An cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014.
(Xem: 16247)
Quyết Nghị này gồm 10 điểm đã được toàn thể Đại Hội, đồng biểu quyết thông qua lúc 6 giờ 30 chiều ngày 16/6/2014 tại Phật Học Viện Quốc Tế.
(Xem: 19180)
Được tổ chức tại khách sạn Town and Country Resort Hotel, San Diego, California, Hoa kỳ vào ngày 29/5/2014
(Xem: 14571)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV từ ngày 29/5 đến 02/6/2014 được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel - 500 Hotel Circle North, San Diego, California 92108... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12622)
Khóa Tu Chùa Phật Quang - Thụy Điển từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 5 năm 2014 Do HT Thích Như Điển hướng dẫn
(Xem: 6806)
Thời gian: từ ngày thứ năm 17.04.2014 (từ 18 giờ) đến ngày thứ hai 21.04.2014; Địa điểm: CreaVita-Galluszentrum, Hauptstrasse 180, 9658 Wildhaus (SG) Thụy Sĩ
(Xem: 8993)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 26 được tổ chức tại Fribourg - Thụy Sĩ từ ngày 30/6 đến ngày 10/7/2014... Giáo Hội Âu Châu
(Xem: 5472)
Thời gian: từ ngày 27 - 28/9/2014 (nhằm ngày 04-05/9/Giáp Ngọ), tại Tự Viện Pháp Bảo, Australia... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 7510)
Điểm lại các biến động ngoại tại và nội tại của GHPGVNTN trong 50 năm qua, có thể rút ra bài học rằng, những gì phù hợp chánh pháp, đúng Hiến Chương, ứng xử với nhau trong tương kính tương thuận thì tồn tại; ngược lại thì tiêu vong... Thích Tâm Không
(Xem: 6518)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 7689)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 6012)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 26 được tổ chức từ ngày 30/6 đến 10/7/2014 tại Tại Fribourg Thụy Sĩ... HT Thích Tánh Thiệt; HT Thích Như Điển
(Xem: 7914)
Khóa Tu Học Mùa Thu Tại Chùa Phật Ân Minnesota từ ngày 11 đến 13/10/2013, Trân trọng kính mời Quý Phật tử tham dự.
(Xem: 9601)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Giới Đàn Huyền Quang & Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Thành Lập Chùa Cổ Lâm được tổ chức vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2013... HT Thích Nguyên An
(Xem: 7230)
Như thông báo đã loan tải trước, vào lúc 10.30am ngày chủ nhật, 15-9-2013, Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm... Tịnh Tuệ
(Xem: 8082)
Chương Trình Phật Sự Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc năm 2014
(Xem: 9919)
Thông Báo Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV được tổ chức tại San Diego từ ngày 29/5 đến 02/6/2013... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 6856)
Thiền sư Thích Nhất HạnhTăng đoàn gần 30 quý thầy, quý sư cô đến Bắc Mỹ hoằng pháp từ 11/8 tới 27/10/2013 ... Chúc Thiện
(Xem: 8657)
THEO DẤU CHÂN CÙNG TỬ - Tường thuật khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ III, San Diego, ngày 8 - 12 tháng 8 năm 2013... Diệu Trang
(Xem: 30748)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 3 được tổ chức Tại San Diego từ ngày 8 đến 12/8/2013
(Xem: 8238)
Đại lễ Tưởng Niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ vị pháp vong thân ngày 23/6/2013 tại TP Santa Ana, Hoa Kỳ.
(Xem: 5955)
Quyết Nghị này gồm 9 điểm đã được toàn thể Đại Hội biểu quyết thông qua lúc 5 giờ 30 chiều 17/6/2013 tại Phật Học Viện Quốc Tế
(Xem: 6345)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dụctruyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
(Xem: 9203)
Tài liệu Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo của nhiều tác giả... Source: phatgiaoucchau.com
(Xem: 6511)
“Một hạt cát rung rinh vũ trụ, Một cánh hoa thắm cả ngàn thu, Dòng sinh hóa lúc tan, lúc tụ, Cả Thiên hà vui cuộc Viễn Du.” Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 9397)
Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức...
(Xem: 7381)
Thông báo chương trình thuyết giảng của Đức Dalai Lama tại Dharamsala, Ấn Độ (07/2013)
(Xem: 6239)
Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được... HT Thích Như Điển
(Xem: 13600)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
(Xem: 11688)
Sự kiện đặc biệt này bắt đầu từ ngày 30/11 đến 13/12/2012, tại 2 Tu viện lớn của Tây Tạng là Gaden và Drepung ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ.
(Xem: 11627)
Ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta.
(Xem: 7769)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 6) tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012
(Xem: 11531)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
(Xem: 8308)
Bà McNally và ông Thorson đã nhận được lệnh năm ngày để rời khỏi khóa tu.
(Xem: 5953)
Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta.
(Xem: 6297)
Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng...
(Xem: 5952)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả.
(Xem: 6621)
Các nhà thờ Tin Lành hỗn hợp Hàn Việt thường xuyên tổ chức truyền giảng cải đạo. Hallyu tôn giáo có được môi trường để tác động mạnh mẽ.
(Xem: 9939)
Những Đề Bà Đạt Đa này không phá hoại trực diện Phật giáo, không có gì đáng chê trách về tuân thủ giới luật, thậm chí cũng có trình độ, nhưng lại có tư tưởng yếm thế...
(Xem: 6930)
Người Phật tử chúng ta ai mà không nằm lòng câu: “văn như tư, tư như tu”, tức là khi nghe một vấn đề gì phải suy nghĩ xem có đúng đạo lý, có phù hợp bản thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant