Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

13. Người Cư sĩ phải làm gì để Truyền bá Phật giáo trong Thế kỷ 21

25 Tháng Hai 201200:00(Xem: 4575)
13. Người Cư sĩ phải làm gì để Truyền bá Phật giáo trong Thế kỷ 21

ĐÓNG GÓP CỦA CƯ SĨ 

TRONG VIỆC HOẰNG PHÁP TẠI HẢI NGOẠI
(Kỷ Yếu Hội Luận 2011, Hội Phật Học Đuốc Tuệ)

Phần Ba - Bài viết Tham chiếu


NGƯỜI CƯ SĨ PHẢI LÀM GÌ 
ĐỂ TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ 21 

Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

Lời giới thiệu: Cư sĩ Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh tốt nghiệp kỹ sư Phú Thọ. Sau năm 1975, ông sang Hoa Kỳ và định cư tại California. Ông hiện tu theo pháp môn Thiền Mật song tu. Đã thọ pháp với Thiền sư Nhất Hạnh, thầy Hằng Trường và nhiều lần dự các khóa tu của Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vị Lạt Ma khác. Ông đã sang Ấn Độ tu học tại Bồ Đề Đạo Tràngtịnh xá của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala.

Ông được mời phát biểu tại buổi “Hội Luận 2011” ngày 11 tháng 12 năm 2011 do Hội Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức tại miền Nam California. Nhung ngày đó ông chỉ tham dự, xin miễn trình bày và chỉ viết bài góp ý thôi. Dưới đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung bài góp ý đó cùng qúy độc giả.

 

Phật giáo là một tôn giáo đặc biệt vì ngoài phần căn bản là “tự tu, tự chứng” còn có phần nương vào tha lực cứu độ của chư Phật, chư bồ tát như Đức Phật A Di Đà, các vị Bồ tát như các Ngài Quan Thế Âm, Ngài Địa Tạng vương, Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền v.. v...

Thế nhưng từ xưa tới nay, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam lại phần lớn trông vào tha lực, thể hiện qua việc xây dựng các chùa chiền (tự viện) to tát, trang nghiêm để Phật tử đến lễ bái cầu phước, tụng niệm nhiều hơn là tìm hiểu giáo pháp. Hoặc chỉ là nơi để thực hiện các nghi lễ như: Lễ Đản sinh, Lễ Vu Lan, các ngày vía Phật, Bồ tát hoặc những tang lễ, hôn lễ v.v...

Mặc dù các sự việc này có đáp ứng được một số nhu cầu đòi hỏi của quần chúng, nhưng đó chỉ là hình tướng. Mà hình tướng thì vô thường và phải thay đổi theo hoàn cảnh xã hộirõ ràng là không phù hợp với sự tiến bộsuy nghĩ của giới trẻ trong thế giới Âu Mỹ ngày nay.

Trong khi đó thì chính pháp của Phật vốn là chân lý và luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh xã hội (tùy duyênbất biến) lại không được phát triển sâu rộng đúng với tầm mức của nó, nhất là khi nó có khả năng giúp con người giải quyết những vấn đề mà sự tiến bộ quá mau chóng của nền văn minh vật chất đem lại, đó là những ưu tư, lo lắng, sợ hãi (nói chung là tâm thái bất an hay stress) mà bất cứ người nào cũng có thể mắc phải.

Thật vậy, những lôi cuốn vật chất khiến chúng ta thèm muốn (ngay cả những em bé cũng đã thèm muốn những trò chơi điện tử, đã biết tập dùng điện thoại di động, computer v..v..) rồi đến nắm giữ, đua đòi, sợ mất, cũng đưa đến những kết quả không hay làm điên đầu người lớn. Rồi chính người lớn, không phân biệt trẻ già, giàu nghèo, học thức hoặc địa vị cao thấp, đều có thể dể dàng lâm vào tình trạng bất an này, tất cả đều do sự bất trắc của cuộc sống hiện tại. Đó cũng nằm trong mệnh đề KHỔ trong tứ đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo mà sự áp dụng tám con đường tu trong Đạo Đế sẽ giúp giải quyết được rất nhiều nỗi “Bất An hay Stress” này vậy.

Ngoài ra, sự thấu hiểu về lý “nhân quả” và thuyết “luân hồi” cũng khiến người ta có cuộc sống đạo đức, bớt đi sự tranh giành, ganh ghétoán hận, dễ tha thứ và hòa đồng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Như thế, người cư sĩ Phật giáo khi tu tập và khuyên người khác tu hành (tức là truyền bá Phật Giáo), nhất là đối với giới trẻ và nói chung là người mới tu hay đang tìm hiểu về đạo Phật, nên tránh bớt những lý thuyết cao siêu hay kinh điển khó hiểu mà chỉ khai triển Bát Chánh Đạo hay tám con đường tu tập. Cộng thêm với hạnh lắng nghe, sự giúp đỡ để xoa dịu, an ủi những khó khăn của người nghe theo hạnh của Bồ Tát Quán Âm, tức là tập phát triển “Bốn Đức Tính Cao Quý” TỪ - BI - HỶ - XẢ của Phật giáo.

Nên triển khai và khuyên người thực tập các pháp Thiền quán (Meditation) và sống trong chánh niệm (Mindfullness). Phương pháp “chỉ” tức điều hòa hơi thở trong “thiền” cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt những “Stress” tức bất an của cuộc sống.

Trong gia đình, người cư sĩ nên dạy con cháu về sự biết ơn (appreciation), bằng cách chỉ cho chúng thấy tất cả những gì ta đang thụ hưởng từ nhà cửa, xe cộ, cơm áo, vật dụng đều không do mình làm ra đuợc, mà là sự góp công của biết bao người khác trong xã hội. Từ đó phát triển tình thương, sự chia sẻ và giúp đỡ đối với những người kém may mắn hơn ta, đó là thực hành hạnh Bồ Tát trong Phật Giáo.

Cũng dùng sự chênh lệch về giàu nghèo, địa vị và cuộc sống khác nhau của mọi tầng lớp trong xã hội để nói về thuyết “nhân quả”, “Luân hồi” và luật “Chiêu cảm” (Attraction) tức là người tốt, việc tốt thì sẽ thu hút những sự may mắn tốt đẹp, còn người ác, việc xấu thì chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả xấu, những sự khổ sở, kém may mắn sau này.

Người cư sĩ nên có những bạn đồng tu hay gia nhập vào những hội đoàn, đoàn thể Phật giáo để chia sẻ kinh nghiệmtìm cách giải quyết những khó khăn, cùng tìm được sự hứng thú trong việc tu tập. Ngoài ra, cũng dễ dàng thu hút người khác, tạo sư lớn mạnh của đoàn thể, tăng trưởng sự lớn mạnh của Phật giáo, nhất là trong những công tác xã hội, giáo dục, từ thiện và y tế, giúp đỡ người khác.

Ngoài ra, người cư sĩ cũng phải trau dồi thể lực để có một thân thể khỏa mạnh và ít bệnh tật. Một tâm thức minh mẫn, sáng suốt chỉ có thể có được trong một thân thể khỏe mạnh. Và mọi hoạt động trong xã hội, sự hăng hái tin tưởng để chống với những đe dọa, những khó khăn trong cuộc sống (stress) đều phải nhờ vào một thân thể khỏe cộng với một tâm thức sáng suốt.

Chính vị sơ tổ Thiền Tông Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng đã thấy rõ việc này, nên Ngài đã sang tạo môn võ Thiếu Lâm để giúp người tu có một thân thể khỏe mạnh, khắc phục mọi bệnh tật. Rất nhiều người đã biết và tu tập môn “dịch chân kinh” dể có được một thân thể khỏe mạnh. Tôi lặp đi lặp lại nhiều lần chữ “Thân thể khỏe mạnh” vì đã có kinh nghiệm bản thân về một thân thể đau yếu đã cản trở rất nhiều trong việc tu tậphoạt động xã hội, nhất là lúc tuổi già.

Cuối cùng, với những người lớn tuổi hoặc có một sự tin tưởng lớn về sức mạnh của sự cầu nguyện càc vị Phật, Bồ tát (thí dụ trông vào hạnh cứu khổ cứu nạn của đức Bồ Tát Quan Thế Âm) trong những lúc nguy biến, khó khăn thì sự cầu nguyện này bằng một lòng tin tuyệt đối cũng đem lại những kết quả bất ngờ, mà một số Phật tử cũng như người chưa theo đạo Phật đã từng trải qua.

Pháp tu Tịnh Đô, rất phổ thông trong Phật Giáo – mà căn bảnniềm tin tuyệt đối vào sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà lúc lâm chung, cộng với sự kiên trì đọc tụng hồng danh Ngài - sẽ giúp người tu thoát khỏi luân hồi. Những Nghiệp quả đã tạo ra thì được hoãn lại cho đến khi chứng được đạo quả trong một cõi nước cực kỳ sung sưóng, tốt đẹp như cõi thiên đường của các tôn giáo thờ Thượng Đế. Sau đó sẽ tùy hạnh nguyện cứu độ chúng sanhdần dần trả nghiệp trong một tâm thức của bậc giác ngộ (Enlighted).

Tóm lại, người cư sĩ có lợi điểm mà quý vị tu sĩ không có, tức là sự cọ xát thường trực với cuộc sống hàng ngày, hay kinh nghiệm sống từ cá nhân, gia đình đến đoàn thể, xã hội.

Đồng thời, người cư sĩđiều kiện để tiếp xúc dễ dàng hơn với quảng đại quần chúng. Nếu người cư sĩ cố gắng tạo được cho mình một sự hiểu biết vững chắc về những căn bản của Phật giáo (không bị lôi cuốn vào những kinh điểngiáo lý cao siêu) nhưng những đường lối thực hành rõ ràng và một cuộc sống mẫu mực thì việc giúp đỡ người khác tu tập và phát triển Phật giáo sẽ tiếp tay rất lớn cho Tăng Ni hoàng pháp. Đó là đường hướng tốt theo quan điểm của cá nhân tôi để góp phần phát triển Phật Giáo trong vai trò cư sĩ của thế kỷ 21 này.

Mật Hạnh Đỗ Mậu Quỳnh

Chúng đệ tử của Phật gồm hai thành phần chính yếu là người xuất gia và người cư sĩ Phật tử. Không riêng gì người xuất gia, người cư sĩ Phật tử cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống tu họchộ trì Chánh pháp. Một thời đại Phật pháp hưng thịnh thì số lượng người cư sĩ Phật tử phát triển đông đảo. Một quốc gia được gọi là quốc giáo thì dân số theo đạo Phật quyết định tiêu chuẩn đó.

Đạo Phậtcon đường tu học theo hệ thống mở, đối tượng đạo Phậtcon người. Mọi người có quyền trở thành một người Phật tử theo tinh thần tự nguyện trở về nương tựa Chánh pháp và thăng hoa đời sống của mình. Vị cư sĩ là người quy y Tam bảo, thành tựu về giới, thành tựu chánh tín, thực hành bố thíphước tuệ song tu, chứng quả giải thoát, thì đó là người cư sĩ gương mẫu trong đạo Phật.

Vì muốn nhận thứcvai tròmục đích của người cư sĩ, vị cư sĩ tên là Mahànàma, đã mạnh dạn hỏi trực tiếp đến Đức Phật về vấn đề liên quan người cư sĩ như sau: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ lòng bố thí? Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?" Phật dạy:

“Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.

Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩlòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.

Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩtrí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), cho đến chân chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.”1

Quy y Tam bảo là khởi đầu cho lộ trình tu họctiếp nhận khả năng chuyển hóa vận mạng của cả đời người. Vì khi quy y Tam bảo, người cư sĩ có nhiều cơ hội thực hành phương pháp tu dưỡnghiệu quả. Từ đó, họ cảm nhận sự an lạclợi ích lớn trong đời sống bản thân. Nương tựa Phật, Pháp và Tăng là thừa hưởng sức mạnh đạo đức của đại chúng và vận dụng được kinh nghiệm quý báu trong việc tu học. Người cư sĩ đã quy y Tam bảo thực sự là con của Phật, là thành viên trong căn nhà Phật pháp. Do vậy mà một người khi quy y thường có cái tên mới, gọi là Pháp danh. Lâu nay sống ở nhà, tên mình do cha mẹ đặt. Nay trở về với đạo, vị thầy hướng dẫn đặt pháp danh. Pháp danh cũng là tên gọi kể từ khi sinh ra trong giáo pháp của Phật, làm mới đời sống của mình bằng cách thực tập theo lời Phật dạy.

Thành tựu về giới: Người cư sĩ phải thành tựu về giới, tức thực hành Ngũ giới nghiêm túc. Ai không như pháp thọ trì giới thì chướng ngại kết quả tu học. Thọ giới, giữ giớiđắc giớidiễn tiến quá trình tu học tích cực. Giới là khuôn vàng thước ngọc để chúng ta rèn luyện đạo đức cá nhân, gia đình, và xã hội. Ai giữ giới trong sạch thì có đời sống lành mạnhtrí tuệ sáng suốt, mạng chung tâm không sợ hãi, sanh vào cõi lành. Thành tựu giới để thành tựu định và tuệ giải thoát.

Thành tựu chánh tín: một yếu tố quan trọng trong phụng sự Tam bảo của người cư sĩ Phật tửniềm tin. Niềm tin là sự tịnh tín với Phật, Pháp và Tăng. Niềm tin phát khởi thì có sự tu học tinh tấn. Phật tử luôn tư duy ân đức của Tam bảokhởi tâm gìn giữ căn nhà Phật pháp. Vì lý do nào đó mà có người làm tổn hại đến Tam bảo, người cư sĩ tịnh tín cảm nhận được sự đau xót giống như trăm ngàn mũi kim đâm vào thân mình. Đó là nỗi đau của người biết tôn trọng chân lýlợi ích đời sống tha nhân. Phát huy đạo Phật cần có những người Phật tử tịnh tín như vậy. Phật dạy: “Ví như, này các Tỳ kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, các thiện nam tửlòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cho nam và nữ cư sĩ”2. Người cư sĩ Phật tử phải khẳng định mình là chỗ nương tựa cho những đệ tử Phật hành đạo, ví như cây bàng cho các loài chim nương tựa và sinh sống. Đạo Phật từ bao đời nay tồn tại và phát triển tốt đẹp trong xã hội là nhờ lòng tịnh tín của người cư sĩ Phật tử.

Thực hành bố thí: Bố thí có nghĩa là cho ra bằng tình thương, bằng trí tuệ. Bố thí không chỉ dựa trên giá trị vật chất mà còn nhiều giá trị khác. Tục ngữ có câu: “Cách cho hơn đem của cho”. Người cho với tấm lòng vui vẻ, dù của cải (vật bố thí) ít nhưng người thọ nhận cảm thấy an lạc. Kinh Phật dạy: Bố thí có ba phương diện, đó là: Tài thí, Pháp thíVô úy thí.

Tài thí là dùng tiền tài, phẩm vật bố thí, như cúng dường Tam bảo, cúng dường cha mẹ, giúp đỡ người nghèo khótham gia làm từ thiện. Khi cúng dường hay bố thí, quan trọng với tâm rộng mở, không bị trói buộc. Không dùng tiền của bố thí mà sanh lòng tự cao, ỷ lại hay khoe khoang theo thói hư danh. Dù tài vật nhiều hay ít nhưng cho ra với tâm giải thoát. Phật dạy: “Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu, bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”. Vị ấy bố thí để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiêncõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực đoạn tận, thần lực, danh tiếnguy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui lại trạng thái này”3. Bố thí để trang nghiêm tâm, dù người nghèo hay giàu, bố thí với tấm lòng vô ngã vị tha thì có phước báo to lớn.

Bố thí pháp là học giáo lý từ bi trí tuệ của Phật để chia sẻ cho mọi người biết vận dụng tu học và sống có ý nghĩa. Đạo Phật là đạo chung cho người đã đến tu học, chung cho người đang đến tu học, chung cho những ai sẽ đến tu học. Đức Phậtchúng sanhnhân loạitruyền bá giáo lý giải thoát. Do vậy, dù tu sĩ hay cư sĩ đều có trách nhiệm chung về việc hoằng dương Phật pháp. Người cư sĩ Phật tử tùy duyên bố thí pháp, như cúng dường ấn tống kinh sách, báo chí Phật giáo để mong mọi người hiểu rõ giáo lý của Phật thì đó là một cách bố thí pháp.

Vô úy thí là giúp người vượt qua sợ hãi. Người con Phật, luôn kiên trì nhẫn nại truyền bá Chánh pháp vào dòng đời khổ đau thì cần có đức vô úy. Chúng ta đang thực hành chân lý tự dogiải thoát trên đời, những người đau khổ cần sự giúp đỡ thì chúng ta sẵn lòng. Chúng ta dùng lời ái ngữ an ủi mọi người lúc tai ương hoạn nạn, giúp người vượt qua sự khó khăn và bế tắc trong đời sống bằng tình thương và sự hiểu biết.

Đức Phật thường khuyên các đệ tử cư sĩ không những nỗ lực tu các thiện pháp mà còn khích lệ tu tuệ giải thoát. Pháp thực hành cụ thểthiền quán trên mọi hiện tượng để thấu đạt lý sanh diệt. Sanh diệtý nghĩa của giáo lý duyên khởi, pháp mà Đức Phật đã thực hànhchứng đắc quả vị giải thoát. Phật dạy rằng: “Ai thấy duyên khởi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Ta (Phật)”4. Quán các pháp tùy duyên sanh, tùy duyên diệt thì tâm chấp thủphiền não sẽ đoạn trừ. Từ đó tâm ly dục, ly bất thiện pháp xuất hiện, an trú vào trạng thái thanh tịnh của bậc Thánh. Mọi hành động tu tập đều chỉ đạo bằng trí tuệ, làm phước thiện với tâm không chấp thủ đều là yếu tố đưa đến chứng ngộ quả vị giải thoát.

Phẩm hạnh của cư sĩ Phật tử được Đức Phật thuyết trong các bản kinh thuộc hệ Nikàya này rất chi tiếtdễ hiểu. Từ khởi đầu quy y, tu tập Năm giới, giữ lòng tịnh tín với Tam bảo, thực hành bố thíthành tựu trí tuệ chứng ngộ Thánh quả liên quan trong sự tu học của người cư sĩ mà nhiều kinh điển khác thường nhắc đến. Chúng ta thấy bổn phận và trách nhiệm to lớn của người cư sĩ trong việc tu họctruyền bá Chánh pháp trong đời sống nhân gian. Thiết nghĩ rằng, nếu mọi người đều đón nhận và thực hành đúng theo tôn chỉ của Phật dạy thì đạo Phật sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, và cũng đem đến hạnh phúc an lạc cho tất cả mọi người

 

(1) Kinh Tương ưng V.55.37, bản dịch của HT.Thích Minh Châu.

(2) ĐTKVN, Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Sumana, phần Sự lợi ích của lòng tin, VNCPHVN, ấn hành 1996, tr.369.

(3) ĐTKVN, Tăng chi bộ III, chương 7, phẩm Tế đàn, phần Bố thí, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.355.

(4) Tiểu bộ kinh I, tr.48, bản dịch của HT. Minh Châu, ÐTKVN.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11913)
Thời gian được tổ chức từ sáng thứ sáu ngày 25/9/2015 đến ngày 27/9/2015 ngày chủ nhật tại FRITZ WALTER-HALLE, Schulstr.30, 64750 Lützelbach
(Xem: 5845)
Chùa Phật Đà tại 4333 30th Street San Diego, CA 92104 - Do HT Thích Nguyên Siêu trụ trì
(Xem: 7117)
Do GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức tại Canberra thành tựu viên mãn
(Xem: 16542)
Tại đạo tràng chùa Linh Thứu Berlin, mùa An Cư Kiết Đông từ ngày 05.01 đến ngày 11.01. 2015 do GHPGVNTN Âu Châu tổ chức
(Xem: 11848)
Từ ngày 11/12 đến ngày 14/12/2014 tại: Chùa Phật Tổ, Tu Viện Quán Âm, Tịnh Thất Hiền Như, Thiền Đường Mây Từ, Thiền Đường Ngọc Sáng, Tịnh Thất Liên Trì
(Xem: 13914)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển: Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc; Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Quảng Đạo, TT Thích Giác Trí, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ
(Xem: 6227)
Được tổ chức từ Thứ Sáu ngày 24/10/2014 đến Chủ nhật 26/10/2014... Trân trọng kính mời quý Phật tử tham dự.
(Xem: 19476)
Do GHPGVNTN Âu Châu và Môn Đồ Pháp Quyến tổ chức tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015
(Xem: 6999)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu bốn biển tụ nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình Pháp lữ không bao giờ suy suyễn...
(Xem: 15283)
Được tổ chức từ ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2014 (nhằm ngày M.4 và M.5 tháng 9 năm Giáp Ngọ). Địa điểm: tại Tự Viện Pháp Bảo, Úc Châu
(Xem: 5475)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam...
(Xem: 7753)
Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc do HT Thích Như Điển làm Phương Trượng và ĐĐ Thích Hạnh Giới trụ trì.
(Xem: 5656)
Chùa Phật Đà long trong tổ chức Đại lễ Vu Lan vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/8/2014. Trân trọng kính mời quý Đồng hương Phật tử tham dự.
(Xem: 10415)
Được Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức, vào ngày thứ năm 6/8/2015 đến Thứ hai 10/8/2015, tại khách sạn Town and Country Resort Hotel
(Xem: 5783)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
(Xem: 6970)
Thông Bạch Vu Lan PL. 2558 – 2014 của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng HĐGP GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 24929)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 5166)
Tu Viện Quảng Đức Úc Châu tổ chức An cư Kiết Đông Kỳ 15 từ ngày 1 đến 11 tháng 7/2014
(Xem: 18213)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 26 sẽ được diễn ra tại vùng Schwarzsee (gần Fribourg) Thụy Sĩ do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và Phật Tử tại Thuỵ Sĩ đứng ra đăng cai tổ chức.
(Xem: 22863)
156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa An cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014.
(Xem: 16247)
Quyết Nghị này gồm 10 điểm đã được toàn thể Đại Hội, đồng biểu quyết thông qua lúc 6 giờ 30 chiều ngày 16/6/2014 tại Phật Học Viện Quốc Tế.
(Xem: 19180)
Được tổ chức tại khách sạn Town and Country Resort Hotel, San Diego, California, Hoa kỳ vào ngày 29/5/2014
(Xem: 14571)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV từ ngày 29/5 đến 02/6/2014 được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel - 500 Hotel Circle North, San Diego, California 92108... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12622)
Khóa Tu Chùa Phật Quang - Thụy Điển từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 5 năm 2014 Do HT Thích Như Điển hướng dẫn
(Xem: 6806)
Thời gian: từ ngày thứ năm 17.04.2014 (từ 18 giờ) đến ngày thứ hai 21.04.2014; Địa điểm: CreaVita-Galluszentrum, Hauptstrasse 180, 9658 Wildhaus (SG) Thụy Sĩ
(Xem: 8993)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 26 được tổ chức tại Fribourg - Thụy Sĩ từ ngày 30/6 đến ngày 10/7/2014... Giáo Hội Âu Châu
(Xem: 5472)
Thời gian: từ ngày 27 - 28/9/2014 (nhằm ngày 04-05/9/Giáp Ngọ), tại Tự Viện Pháp Bảo, Australia... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 7510)
Điểm lại các biến động ngoại tại và nội tại của GHPGVNTN trong 50 năm qua, có thể rút ra bài học rằng, những gì phù hợp chánh pháp, đúng Hiến Chương, ứng xử với nhau trong tương kính tương thuận thì tồn tại; ngược lại thì tiêu vong... Thích Tâm Không
(Xem: 6518)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 7689)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 6012)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 26 được tổ chức từ ngày 30/6 đến 10/7/2014 tại Tại Fribourg Thụy Sĩ... HT Thích Tánh Thiệt; HT Thích Như Điển
(Xem: 7914)
Khóa Tu Học Mùa Thu Tại Chùa Phật Ân Minnesota từ ngày 11 đến 13/10/2013, Trân trọng kính mời Quý Phật tử tham dự.
(Xem: 9601)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Giới Đàn Huyền Quang & Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Thành Lập Chùa Cổ Lâm được tổ chức vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2013... HT Thích Nguyên An
(Xem: 7230)
Như thông báo đã loan tải trước, vào lúc 10.30am ngày chủ nhật, 15-9-2013, Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm... Tịnh Tuệ
(Xem: 8082)
Chương Trình Phật Sự Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc năm 2014
(Xem: 9919)
Thông Báo Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV được tổ chức tại San Diego từ ngày 29/5 đến 02/6/2013... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 6856)
Thiền sư Thích Nhất HạnhTăng đoàn gần 30 quý thầy, quý sư cô đến Bắc Mỹ hoằng pháp từ 11/8 tới 27/10/2013 ... Chúc Thiện
(Xem: 8657)
THEO DẤU CHÂN CÙNG TỬ - Tường thuật khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ III, San Diego, ngày 8 - 12 tháng 8 năm 2013... Diệu Trang
(Xem: 30748)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 3 được tổ chức Tại San Diego từ ngày 8 đến 12/8/2013
(Xem: 8238)
Đại lễ Tưởng Niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ vị pháp vong thân ngày 23/6/2013 tại TP Santa Ana, Hoa Kỳ.
(Xem: 5955)
Quyết Nghị này gồm 9 điểm đã được toàn thể Đại Hội biểu quyết thông qua lúc 5 giờ 30 chiều 17/6/2013 tại Phật Học Viện Quốc Tế
(Xem: 6345)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dụctruyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
(Xem: 9203)
Tài liệu Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo của nhiều tác giả... Source: phatgiaoucchau.com
(Xem: 6511)
“Một hạt cát rung rinh vũ trụ, Một cánh hoa thắm cả ngàn thu, Dòng sinh hóa lúc tan, lúc tụ, Cả Thiên hà vui cuộc Viễn Du.” Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 9397)
Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức...
(Xem: 7381)
Thông báo chương trình thuyết giảng của Đức Dalai Lama tại Dharamsala, Ấn Độ (07/2013)
(Xem: 6239)
Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được... HT Thích Như Điển
(Xem: 13600)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
(Xem: 11688)
Sự kiện đặc biệt này bắt đầu từ ngày 30/11 đến 13/12/2012, tại 2 Tu viện lớn của Tây Tạng là Gaden và Drepung ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ.
(Xem: 11627)
Ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta.
(Xem: 7769)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 6) tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012
(Xem: 11531)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
(Xem: 8308)
Bà McNally và ông Thorson đã nhận được lệnh năm ngày để rời khỏi khóa tu.
(Xem: 5953)
Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta.
(Xem: 6297)
Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng...
(Xem: 5952)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả.
(Xem: 6621)
Các nhà thờ Tin Lành hỗn hợp Hàn Việt thường xuyên tổ chức truyền giảng cải đạo. Hallyu tôn giáo có được môi trường để tác động mạnh mẽ.
(Xem: 9939)
Những Đề Bà Đạt Đa này không phá hoại trực diện Phật giáo, không có gì đáng chê trách về tuân thủ giới luật, thậm chí cũng có trình độ, nhưng lại có tư tưởng yếm thế...
(Xem: 6930)
Người Phật tử chúng ta ai mà không nằm lòng câu: “văn như tư, tư như tu”, tức là khi nghe một vấn đề gì phải suy nghĩ xem có đúng đạo lý, có phù hợp bản thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant