Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hồi thứ hai: Vấn đề của cái đầu

07 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 3975)
Hồi thứ hai: Vấn đề của cái đầu

Mổ xẻ cái gọi là Thiền Minh Triết của “đạo sư” Duy Tuệ

Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Hồi thứ hai: Vấn đề của cái đầu

duytue-03Ông ta thuyết giảng (tôi giữ nguyên văn):

1-“ Hằng ngày, chúng ta phải giải quyết bao nhiêu công việc đang bày ra, phải giải quyết bao nhiêu tình huống bất bình, phải đối đầu với bao nhiêu tình huống chưa tìm ra lối thoát.

Ví dụ như chồng hay vợ làm những việc, nói những lời lẽ mình không sao dằn được cơn tức giận. Con cái không nghe lời, cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ làm quý vị bực mình khó xử, hoặc chàng rể hay nàng dâu nói năng, cư xử làm cho quý vị đau lòng. Hoặc trong anh chị em ruột, anh chị em vợ hay chồng làm mình khó chịu. Hoặc người yêu hay bạn bè phản bội.

Đặc biệt về tình trạng kinh tế, tài chính khó khăn làm đảo lộn cuộc sống hay công cuộc làm ăn của mình, thấy mình sa sút so với bạn bè, làm cho mình lo âu, sợ hãi, mất ngủ, quên ăn, mất hết hy vọng, thân hình tiều tuỵ, gây ra bao nhiêu bệnh hoạn như nám mặt, lao phổi, nóng gan, suy thận, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...

Nói tóm lại là các hoàn cảnh bên ngoài làm cho đầu óc của mình bất an, khó chịu và thường xuyên có nhiều cảm xúc tiêu cực, lúng túng trong cách giải quyết, bực tức, giận hờn, đau khổ chẳng hạn.

Ngoài những cảnh bên ngoài như vậy, còn bên trong đầu óc quý vị, các suy nghĩ cứ tự động xảy ra gây nhiều cảm xúc khó chịu, làm việc mất tập trung nên hiệu quả công việc không cao và thường gây ra sai lầm.

Hoặc vì nhiều lí do khác đã làm cho gương mặt của quý vị không được tươi vui, hồn nhiên, phải dùng đến các phương pháp của thẩm mỹ viện hay các mỹ phẩm. Nhưng rốt cuộc cũng không gây được cảm tình, trìu mến, yêu thương của người khác.

Các vấn nạn này đang đưa quý vị vào một đời sống thật sự chật chội và vô nghĩa, bất hạnh. Cuộc sống đặt ra cho quý vị nhiều vấn đề phải giải quyết không dễ chút nào, giống như học sinh đứng trước những bài toán khó, không sao giải được, bởi đầu óc con người rất hữu hạn mà những công thức thì biến hoá khôn lường, có khi vừa tìm được cách giải thì nó lại chuyển sang loại hình khác”.

Xem những cụm từ gạch đáy, quý vị thấy có cái gì mới lạ không? Cái nhận thức thực trạng mọi đau khổ như kể trên, một trí thức tầm tầm cũng thấy được, cũng biết được. Và có lẽ một nhà xã hội học, một nhà tâm lý học còn giỏi hơn, con chuyên sâu hơn, còn giải mã, nói năng thuyết phục hơn cả ông ta nữa đó!

Như vậy cái bài văn “mào đầu” của ông ta chỉ là trình độ phổ thông của Phật học, ông đã “trích” một giọt nước từ trong lòng đại dương sự-thật-về-khổ (dukkha-sacca) của đạo Phật đó thôi. Đã học được chút ít từ kho tàng vô giá của đạo Phật như thế mà ông ta còn cả gan chỉ trích đức Phật, đức Pháp và đức Tăng. Hãy theo đường dẫn của Google để xem mọi người phản bác và “buồn lòng” về ông như thế nào! (1).

Ông ta nói tiếp:

2- “Vấn đề chính là ở cái đầu. Để giải quyết tất cả các bài toán biến hóa của cuộc đời, chúng ta phải tập trung giải quyết chuyện của cái đầu, rồi thì cũng sẽ chẳng cần giải quyết bài toán nào nữa cả!

Để giải quyết rắc rối của cái đầu, trong hơn mười năm qua, tôi đã chia sẻ cho rất nhiều vị nhiều phương pháp khác nhau và hầu hết đều đem lại kết quả tốt đẹp cho đời sống tinh thầnvật chất của họ. Tinh thần ổn định hơn, đời sống vật chất phát triển êm dịu hơn và ứng xử thành công hơn trước khi thực tập.

Tôi tạm dùng ba chữ Thiền Minh Triết để chỉ cho các phương pháp ổn định cái đầu”. 

Sau khi tìm ra thủ phạm là cái đầu, vị “đạo sư” này chưa chỉ cho mọi người phương pháp ổn định cái đầu của mình - mà ông ấy cho mọi người biết rõ là mình đã kinh nghiệm điều ấy, đã “giác ngộ” điều ấy ra sao:

“Trước khi quý vị đi vào nghiên cứuthực tập một số bài Thiền Minh Triết, tôi muốn chia sẻ cùng quý vị nguyên nhân có những bài Thiền này.

Tôi tự cho rằng mình cũng không nằm ngoài những hiện tượng của các bậc tiền bối xưa nay từng trải qua, đó là hiện tượng tình cờ được vào trạng thái bừng sáng bên trong để hiểu rõ chính cái đầu của mình.

Từ sự kiện trọng đại này, tôi đã thay đổi hoàn toàn, giống như một con người vừa sinh ra và cũng lại chính con người thay đổi đó đã thoát ra khỏi lịch sử đương đại.

Từ sự thay đổi hoàn toàn này, tôi sống trong hạnh phúc ngập tràn do cái nhìn từ cái đầu không có nguyên liệu cho bộ máy suy nghĩ hoành hành. 

Cũng từ đây, tôi nhìn thấy được sự thất vọng, tuyệt vọng, bế tắc, đối đầu, hoang mang… và sự hoảng loạn không lối thoát của con người.

Dẫu bất cứ ai đang đóng bất cứ vai tuồng nào trên đời, và dù loài người đã cố tìm ra nhiều con đường giải tỏa những bế tắc ấy nhưng đến nay vẫn chưa có con đường nào làm yên lòng nhân loại

Đồng thời, tôi cũng nhận ra con đường sống thật phúc lạc không điều kiện cho những ai lắng nghe không thành kiến những điều tôi chia sẻ!”

Quái lạ! Thật là quái lạ ở trong câu này: “Trong giây phút tình cờ, bên trong ông bừng sáng, không cung cấp nguyên liệu cho cái đầu nữa!” Vậy là sao ha? Không cung cấp nguyên liệu cho cái đầu nữa, nên chắc chắn trong lúc ấy, là từ trong “vô thức, vô tri”... ông ta thấy những thực trạng đau khổ chung chung kia là do tức giận, bất bình, sợ hãi, lo âu... kéo theo tâm bệnh, thân bệnh.

Ông ta nói cũng như các bậc tiền bối xưa? Vậy vị tiền bối xưa ấy là ai mà lại “tình cờ” đi vào “trạng thái bừng sáng bên trong”, mới hiểu rõ chính cái đầu của mình - như của ông vậy?

Viện dẫn tiền bối nào đó là hoàn toàn dối láo, do ông tự “phịa” ra, vì lịch sử cổ kim Đông Tây, các vị giáo chủ, các vị chân sư, đạo sư, Thiền sư, hiền triết, triết gia... không có ai lập thuyết, lập ngôn, đưa ra một hệ tư tưởng mà do “tình cờ” cả. Ai cũng tu tập, hoặc suy tưởng, trầm tư đến “sói trán, lỏng óc” mới có kết quả được!

Hãy chỉ cho tôi nghe một cái tên thử xem nào! Một cái tên thôi? Là tôi lạy ông làm sư phụ và tôi sẽ đốt hết thư viện kinh sách không thèm đọc nữa!

Hãy nghe cho kỹ đây: Chỉ có các nhà khoa học, đôi khi phát kiến một định luật, định lý nào đó thì có một số trường hợp do tình cờ. Ví dụ như quả táo của Newton - nhờ quả táo rụng trúng đầu mà ông tìm ra sức hút của quả đất, sau đó mới có định luật “vạn vật hấp dẫn” ra đời! Ví dụ như nhà khoa học Archimède khi đang tắm trong bồn, cảm thấy cơ thể mình bị nước nâng lên; vui sướng quá, ông để trần truồng như vậy, chạy la hét giữa đường “Ơ-rê-ka!... Ơ rê-ka!” (Ta tìm thấy rồi!... Ta tìm thấy rồi!), sau đó cho ra đời định luật sức đẩy của nước, được gọi là “lực đẩy Archimède”. Cả hai đều là do ngẫu nhiên, tình cờ mà phát kiến hai định luật ấy!

Ông Duy Tuệ nói là do “tình cờ”, ông được đi vào “trạng thái bừng sáng bên trong”, khi ấy mới “hiểu rõ chính cái đầu” của mình! Như vậy, gốc nguồn sự “giác ngộ” của ông ta là do “tình cờ”, tình cờ nó rơi vào trạng thái “bừng sáng bên trong”!

Đây là một trong những tà kiến sai lầm có từ thời cổ Ấn Độ - khi chúng rơi vào những chủ thuyết bất khả tri, do không thấy, không biết gì cả, nên đổ vấy cho tình cờ, cho ngẫu nhiên, cho tất định, cho phiếm định hay cho Thượng Đế...

Vậy, ông ta không phải từ tu tập Định, Tuệ mà có, chỉ do tình cờ, ngẫu nhiên thôi! Ôi! Bậc trí trên đời này, có ai tin điều ông ta nói không?

Tiếp nữa, ông cảm giác hạnh phúc ngập tràn do “cái nhìn từ cái đầu không có nguyên liệu cho bộ máy suy nghĩ hoành hành”. Đây là cái gì vậy? Là làm rỗng cái đầu, đừng cho nó một nguyên liệu nào thì cái đầu sẽ không có nguyên liệu cho cái bộ máy ấy suy nghĩ nữa!

Ôi! Chỗ này thì ông ta sai lầm trầm trọng rồi. Sai lầm cái chỗ căn để nhất, chứng tỏ ông ta mù tịt về cái tâm, cái trí và cả cái suy nghĩ ! Ông ta chưa hề minh sát để thấy rõ cái tâm, cái trí, cái suy nghĩ của chình mình vận hành ra sao, duyên khởi ra sao! Người học Vi diệu pháp (Abhidhamma), Duy Thức hay ai có tu nội quán, minh sát, hay Thiền định đều biết rõ, thấy rõ - vì họ theo dõi chúng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi hơi thở.

Tâm (citta), có ngữ căn “cit”suy nghĩ nên đồng nghĩa với thức (viññāṇa), nhận biết. Suy nghĩsuy nghĩ về cái gì, nhận biếtnhận biết viết về cái gì - bao giờ nó cũng có đối tượng. Không có đối tượng, tâm hay thức không biết được cái gì cả. Bản chất của thức hay tâm là tìm kiếm, nó luôn luôn tìm kiếm không bao giờ ở yên - như tâm viên, ý mã là vậy. Từ thức, từ tâm nhận thức ban đầu ấy mà phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu, biện biệt, so sánh, tỷ giảo điều này việc kia mới gọi là trí (ñāṇa).

Không cung cấp nguyên liệu cho bộ máy suy nghĩ, có nghĩa là không cho nó một đối tượng nào, một thức ăn, một nguyên liệu nào thì khi ấy được bừng sáng ư?

Xin thưa, chỉ có Thiền định đi qua 5 Thiền chi để loại trừ 5 triền cái (2) để đi vào sơ Thiền thì bộ máy suy nghĩ ấy mới không còn nguyên liệu. Và nếu ở trong định sơ Thiền thì hành giả không biết gì cả (3), tuệ không bừng sáng gì cả mà chỉ an trú, thọ hưởng hỷ và lạc của định này mà thôi.

Muốn suy nghĩ trở lại, thì hành giả phải từ bỏ định an chỉ, rời xuống cận hành định mới có “tầm (tìm kiếm) và tứ (suy nghĩ)” khi ấy mới khởi ý niệm, tư duy được.

Như vậy, ông Duy Tuệ “làm rỗng đầu óc bằng cách nào” hay lại đổ dối “cho tự nhiên, cho tình cờ”? Phát ngôn không trách nhiệm, phát ngôn khi mình chưa hề tu, hề chứng, chưa hề biết cái tâm, cái trí, cái suy nghĩ của mình - cái gốc của các pháp là cái chi chi - mà dám mạo lạm đạo sư giảng nói cho thiên hạ nghe! Thật không biết trời cao đất dày ra sao, dám múa gậy vườn hoang, tưởng thế gian này ai cũng mù mắt, mù tai như đám đệ tử gà mờ của ông rồi phán thế nào cũng được hay sao?

Ta hãy theo dõi tiếp, xem ông ta còn nói những gì trong cơn mê sảng của mình: “Dẫu bất cứ ai đang đóng bất cứ vai tuồng nào trên đời, và dù loài người đã cố tìm ra nhiều con đường giải toả những bế tắc ấy nhưng đến nay vẫn chưa có con đường nào làm yên lòng nhân loại”. 

Loạn rồi! Tăng thượng mạn rồi! Điên thật rồi! Từ xưa đến nay chỉ có y, Thiền Minh Triết của y mới cứu được nhân loại thôi! Chính ông ta, ông ta cũng không biết mình đang đóng vai tuồng gì, khoác cái vỏ bản ngã hư dối nào mà xem nhân loại cổ kim như cỏ rác vậy!

Rồi ông còn khuyên: “Đồng thời, tôi cũng nhận ra con đường sống thật phúc lạc không điều kiện cho những ai lắng nghe không thành kiến những điều tôi chia sẻ!”

Cái “phúc lạc không điều kiện”, gốc nguồn ở đâu vậy? Xin thưa, cũng là của Phật đó - tức là muốn nói đến hạnh phúc Niết-bàn vô vi, vô lậu, vô hành, vô tạo tác ở ngoài mọi điều kiện, mọi sự kết hợp hữu vi. Ông ta “đang ở trong vô thức, vô tri tình cờ bừng sáng bên trong”, không biết Định là gì, Tuệ là gì lại rao giảng Niết-bàn. Lại còn ai “lắng nghe không thành kiến” những điều ông chia sẻ cũng nếm thưởng hương vị Niết-bàn như ông ta!

“Lắng nghe không thành kiến!” Hay đó! “Lắng nghe với đầu óc rỗng, lắng nghe với tâm trí không chứa chấp cái biết chủ quan” nào cả! Lắng nghe trước khi làm rỗng cái biết của mình đi, có phải tương tợ như chung trà của vị Thiền sư với ông giáo sư đại học. Câu chuyện như sau:

“Một vị giáo sư đại học đến bái yết một Thiền sư xin học Thiền. Lúc mời trà, làm như vô tình, bình trà trên tay vị Thiền sư cứ rót mãi vào cái chung của khách, nước tràn ra ngoài. Vị giáo sư nói: “Nước đầy tràn kìa, thưa thầy”. Lúc ấy, vị Thiền sư mới ngưng tay, mỉm cười nói: “Ừ, ta biết! Cái đầu của ngài trí thức đây cũng vậy. Nó đầy (kiến thức) quá, rót vào đấy bao nhiêu là nó tràn ra ngoài bấy nhiêu! Một giọt Thiền nó cũng chối từ, không thể! Ngài trí thức phải làm rỗng cái đầu mới rót Thiền vào đấy được!”

Đấy chính là làm rỗng cái đầu! Cao nhất là lắng nghe với tâm không, tuệ không. Thấp nhất là lắng nghe với đầu óc không “nêm chật” sẵn đầy cái biết, không thành kiến. Điều này tôi làm được thưa ông Duy Tuệ. Do tu vipassanā và dạy Thiền vipassanā nhiều năm, nên “tai nghe chỉ là tai nghe, âm thanh chỉ là âm thanh” thôi - nên tôi rõ thông cái rỗng kia lắm lắm! Tôi thường an bình, vô vi, vô sự nhờ hồng ân pháp tu Tứ niệm xứ của đức Phật.

Ban đầu, tôi cố thử lắng nghe nhiều điều trái tai, trái đạo, trái pháp, trái Thiền, nghịch nhĩ, nghịch tông, nghịch môn, nghịch trí... của ông, tôi cũng muốn “giác sở giác không”! Nhưng vì pháp, vì chánh pháp, tôi phải khởi trí hữu vi để nói với ông rằng: Ông hãy tịch cốc hoặc lên núi 10 năm, vừa nghiên cứu giáo pháp cả hai nguồn Nam Bắc tạng; suy ngẫm, chiêm nghiệm so sánh, đối chiếu rồi sau đó quay lại tâm mình mà nội quán, “kịch liệt” hạ thủ công phu may ra ông mới lãnh hội được tinh yếu về Phật, về Pháp, về Thiền! Nó như rừng thẳm. Nó như biển sâu. Nó như trời cao. Nhưng cái hiểu biết, kiến thức của ông là vỏ sò, vỏ hến, đựng được bao nhiêu? Đấy là chưa kể chứng nghiệm tâm linh!

Và ông có biết rằng, ngay cả cái lắng nghe “không thành kiến” mà ông rao giảng cũng chỉ là một chút xíu, chút xỉu xìu xiu, một “phân tử li ti nước” mà ông đã “hứng” từ suối nguồn vô tận của Phật không?

Bây giờ tôi dẫn chứng thêm Bắc tạng, kinh Thủ Lăng Nghiêm, để ông biết là có một cách lắng nghe khác, chắc chắn là nghe đến tận “thâm lâm vượn hú” kia lận!

Cũng là vipassanā cả, nhưng được giảng nói bằng ngôn ngữ bác học, đặc như keo, liên kết chặt chẽ, logic không có chỗ nào cho luận sư, ngụy biệnma giáo thiên hạ thò bút vào đó được! Ông có biết người tu ấy là ai không? Ai đã học cái nghe này cho tới chỗ tối thượng thừa chưa? Đến cái chỗ mà “sinh diệt diệt rồi, tịch diệt hiện tiền” luôn! Giác ngộ, giải thoát luôn! Đức Quán Thế Âm đó (4)! Hãy nghe đây:

“Sơ y văn trung. Nhập lưu vong sở. Sở nhập ký tịch. Động tịnh nhị tướng. Liễu nhiên bất sanh. Như thị tiệm tăng. Văn sở văn tận. Tận văn bất trụ. Giác sở giác không. Không giác tịch viên. Không sở không diệt. Sinh diệt ký diệt. Tịch diệt hiền tiền!”

Tôi dịch thoát cho dễ hiểu mà không rời ý kinh - vì vipassanā cũng nghe như vậy, tôi cũng đã từng nghe như vậy nhiều năm:

“- Bước đầu, y cứ nơi tánh nghe. Cứ nghe một cách miên tục, cố đi vào dòng nghe là chính, đừng để ý đến cái đối tượng nghe. Khi đối tượng nghe đã lặng rồi thì hai tướng động và tịnh tự nhiên nó không còn sinh khởi nữa. Hãy cứ như vậy mà tiến dần lên. Đến khi cái nghe và đối tượng nghe đều đã dứt, đã yên lặng rồi - thì đừng dừng lại, đừng níu giữ, đừng trụ nơi cái chỗ đã dứt và yên lặng ấy. Và ngay nơi cái năng giác (cái biết) ấy và cái sở giác (đối tượng biết) cũng phải không - thì cái ‘giác không’ ấy mới tịch tịnh viên mãn. Rồi cái ‘năng không’ và ‘sở không’ ấy cũng diệt luôn. Khi sinh diệt đã diệt rồi (không bị sinh diệt chi phối nữa - cách nói khác của vô sinh bất diệt) thì ngay lúc ấy là tịch tiệt hiện tiền (Niết-bàn)!”

Vậy là cái “lắng nghe không thành kiến” của Duy Tuệ đã là cái “đinh” gì mà ông ta dám bảo hướng dẫn mọi người nếm thưởng được phúc lạc không điều kiện - tức là Niết-bàn?! 

Thật là hết thuốc chữa! Bệnh “không” thì cho uống thuốc “hữu”, bệnh “hữu” thì cho uống thuốc “không”. Còn kẻ si mê, vô minh cùng với cái kiến thức học “mót” nhưng đại ngã mạn thế kia, có lẽ một đức Chánh Đẳng Giác cũng phải thở dài!

Xin chư vị thức giả cho tôi khởi tâm hữu vi múa chữ hạ bút một câu sáu tám nữa:

“Đầu óc ‘vô tri’ lắng nghe,

Đá, đất, rác, cỏ... bồ-đề nở hoa!”



(1) a, “Đạo sư” Duy Tuệ xuyên tạc gì về đạo Phật. b, Ông Duy Tuệ phỉ báng Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng như thế nào? c, “Đạo sư” Duy Tuệ - kẻ truyền tà đạo mượn lốt Phật giáo. d,Đạo sư” Duy Tuệ - xin hãy dừng lại. e, Về “Đạo sư” tự phong Duy Tuệ: “Cái kim bọc trong giẻ lâu này cũng lòi ra!”...

(2) Năm triền cái (nīvaraṇa): Hôn trầm, thụy miên (thīna-middha), nghi (vicikicchā), sân hận (byāpāda), trạo cứ, hối quá (uddhacca -kukkucca), tham dục (kāmacchanda). Năm thiền chi (jhānaṅga): Tầm (vitakka), tứ (vicāra), phỉ (pīti), lạc (sukha), nhất tâm (ekaggatā).

(3) Nếu là “nhất tâm định an” thì chỉ còn dòng tâm (dòng bhavaṅga) trôi chảy - không hay biết gì cả, như một giấc ngủ ngon không mộng mị; nếu xuống cận hành định, khởi tầm tứ thì dòng chảy này đứt dòng, dừng nghỉ để quan sát đối tượng - chính lúc này đối tượng (pháp) mới xuất hiện!

(4) Ngữ nghĩa “ẩn” của Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại - đều chỉ pháp tu nội quán, minh sát vipassanā cả. Quán là lắng nghe, quán sát, minh sát. “Thế”thế gian, là “loka”,thế gian ngoại giới, thế gian nội giới, duyên khởi căn trần thức. “Âm”âm thanh. Khi dùng từ lắng nghe thì lắng nghe này theo nghĩa nội quán, nghĩa là lắng nghe toàn bộ sự duyên khỏi của 6 căn, 6 trần và 6 thức. Quán Tự Tại cũng vậy, là lắng nghe toàn bộ thân tâm đang là này, hiện tiền này, đương xứ tức chân này! Hình tượng bồ-tát Quán Thế Âm được dựng tượng đài thờ tự nơi này nơi kia - chỉ là mặt “hiển” cho quần chúng tín ngưỡng nương tựa mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12034)
Thời gian được tổ chức từ sáng thứ sáu ngày 25/9/2015 đến ngày 27/9/2015 ngày chủ nhật tại FRITZ WALTER-HALLE, Schulstr.30, 64750 Lützelbach
(Xem: 5876)
Chùa Phật Đà tại 4333 30th Street San Diego, CA 92104 - Do HT Thích Nguyên Siêu trụ trì
(Xem: 7151)
Do GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan tổ chức tại Canberra thành tựu viên mãn
(Xem: 16631)
Tại đạo tràng chùa Linh Thứu Berlin, mùa An Cư Kiết Đông từ ngày 05.01 đến ngày 11.01. 2015 do GHPGVNTN Âu Châu tổ chức
(Xem: 11947)
Từ ngày 11/12 đến ngày 14/12/2014 tại: Chùa Phật Tổ, Tu Viện Quán Âm, Tịnh Thất Hiền Như, Thiền Đường Mây Từ, Thiền Đường Ngọc Sáng, Tịnh Thất Liên Trì
(Xem: 14014)
Trưởng đoàn: HT Thích Như Điển: Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức quốc; Chư Tôn Đức gồm có: TT Thích Thông Triết, TT Thích Quảng Đạo, TT Thích Giác Trí, TT Thích Hạnh Đức, ĐĐ Chơn Pháp Trú, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Hạnh Tuệ, NS Thích Nữ Minh Huệ
(Xem: 6277)
Được tổ chức từ Thứ Sáu ngày 24/10/2014 đến Chủ nhật 26/10/2014... Trân trọng kính mời quý Phật tử tham dự.
(Xem: 19570)
Do GHPGVNTN Âu Châu và Môn Đồ Pháp Quyến tổ chức tại Chùa Khánh Anh, Pháp Quốc từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2015
(Xem: 7081)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu bốn biển tụ nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình Pháp lữ không bao giờ suy suyễn...
(Xem: 15366)
Được tổ chức từ ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2014 (nhằm ngày M.4 và M.5 tháng 9 năm Giáp Ngọ). Địa điểm: tại Tự Viện Pháp Bảo, Úc Châu
(Xem: 5512)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam...
(Xem: 7810)
Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc do HT Thích Như Điển làm Phương Trượng và ĐĐ Thích Hạnh Giới trụ trì.
(Xem: 5688)
Chùa Phật Đà long trong tổ chức Đại lễ Vu Lan vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/8/2014. Trân trọng kính mời quý Đồng hương Phật tử tham dự.
(Xem: 10489)
Được Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức, vào ngày thứ năm 6/8/2015 đến Thứ hai 10/8/2015, tại khách sạn Town and Country Resort Hotel
(Xem: 5832)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
(Xem: 7026)
Thông Bạch Vu Lan PL. 2558 – 2014 của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phòng HĐGP GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 25113)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 5222)
Tu Viện Quảng Đức Úc Châu tổ chức An cư Kiết Đông Kỳ 15 từ ngày 1 đến 11 tháng 7/2014
(Xem: 18294)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 26 sẽ được diễn ra tại vùng Schwarzsee (gần Fribourg) Thụy Sĩ do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và Phật Tử tại Thuỵ Sĩ đứng ra đăng cai tổ chức.
(Xem: 23053)
156 vị Tăng Ni đã về Phật Học Viện Quốc Tế từ ngày 15 để bắt đầu cho khóa An cư vào lúc 5 giờ sáng ngày mai, 16 tháng 06 năm 2014.
(Xem: 16375)
Quyết Nghị này gồm 10 điểm đã được toàn thể Đại Hội, đồng biểu quyết thông qua lúc 6 giờ 30 chiều ngày 16/6/2014 tại Phật Học Viện Quốc Tế.
(Xem: 19299)
Được tổ chức tại khách sạn Town and Country Resort Hotel, San Diego, California, Hoa kỳ vào ngày 29/5/2014
(Xem: 14618)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV từ ngày 29/5 đến 02/6/2014 được tổ chức tại Town and Country Resort Hotel - 500 Hotel Circle North, San Diego, California 92108... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12708)
Khóa Tu Chùa Phật Quang - Thụy Điển từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 5 năm 2014 Do HT Thích Như Điển hướng dẫn
(Xem: 6862)
Thời gian: từ ngày thứ năm 17.04.2014 (từ 18 giờ) đến ngày thứ hai 21.04.2014; Địa điểm: CreaVita-Galluszentrum, Hauptstrasse 180, 9658 Wildhaus (SG) Thụy Sĩ
(Xem: 9022)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 26 được tổ chức tại Fribourg - Thụy Sĩ từ ngày 30/6 đến ngày 10/7/2014... Giáo Hội Âu Châu
(Xem: 5511)
Thời gian: từ ngày 27 - 28/9/2014 (nhằm ngày 04-05/9/Giáp Ngọ), tại Tự Viện Pháp Bảo, Australia... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 7543)
Điểm lại các biến động ngoại tại và nội tại của GHPGVNTN trong 50 năm qua, có thể rút ra bài học rằng, những gì phù hợp chánh pháp, đúng Hiến Chương, ứng xử với nhau trong tương kính tương thuận thì tồn tại; ngược lại thì tiêu vong... Thích Tâm Không
(Xem: 6546)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 7734)
Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 13, được tổ chức từ thứ 7 ngày 28/12/2013 đến thứ Tư ngày 1/01/2014 tại Sydney Academy Sport Centre
(Xem: 6040)
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 26 được tổ chức từ ngày 30/6 đến 10/7/2014 tại Tại Fribourg Thụy Sĩ... HT Thích Tánh Thiệt; HT Thích Như Điển
(Xem: 7948)
Khóa Tu Học Mùa Thu Tại Chùa Phật Ân Minnesota từ ngày 11 đến 13/10/2013, Trân trọng kính mời Quý Phật tử tham dự.
(Xem: 9642)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Giới Đàn Huyền Quang & Kỷ Niệm Ba Mươi Năm Thành Lập Chùa Cổ Lâm được tổ chức vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2013... HT Thích Nguyên An
(Xem: 7268)
Như thông báo đã loan tải trước, vào lúc 10.30am ngày chủ nhật, 15-9-2013, Giáo Hội PGVNTNHN tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm... Tịnh Tuệ
(Xem: 8116)
Chương Trình Phật Sự Chùa Viên Giác - Hannover, Đức Quốc năm 2014
(Xem: 9955)
Thông Báo Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ IV được tổ chức tại San Diego từ ngày 29/5 đến 02/6/2013... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 6899)
Thiền sư Thích Nhất HạnhTăng đoàn gần 30 quý thầy, quý sư cô đến Bắc Mỹ hoằng pháp từ 11/8 tới 27/10/2013 ... Chúc Thiện
(Xem: 8697)
THEO DẤU CHÂN CÙNG TỬ - Tường thuật khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ III, San Diego, ngày 8 - 12 tháng 8 năm 2013... Diệu Trang
(Xem: 30800)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 3 được tổ chức Tại San Diego từ ngày 8 đến 12/8/2013
(Xem: 8285)
Đại lễ Tưởng Niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ vị pháp vong thân ngày 23/6/2013 tại TP Santa Ana, Hoa Kỳ.
(Xem: 5995)
Quyết Nghị này gồm 9 điểm đã được toàn thể Đại Hội biểu quyết thông qua lúc 5 giờ 30 chiều 17/6/2013 tại Phật Học Viện Quốc Tế
(Xem: 6378)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dụctruyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
(Xem: 9254)
Tài liệu Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo của nhiều tác giả... Source: phatgiaoucchau.com
(Xem: 6542)
“Một hạt cát rung rinh vũ trụ, Một cánh hoa thắm cả ngàn thu, Dòng sinh hóa lúc tan, lúc tụ, Cả Thiên hà vui cuộc Viễn Du.” Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
(Xem: 14933)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 9436)
Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức...
(Xem: 7415)
Thông báo chương trình thuyết giảng của Đức Dalai Lama tại Dharamsala, Ấn Độ (07/2013)
(Xem: 6259)
Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được... HT Thích Như Điển
(Xem: 13638)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn Hoằng Pháp HT Thích Như Ðiển tại Âu Châu từ ngày 27-3-2013 đến 21-05-2013
(Xem: 11720)
Sự kiện đặc biệt này bắt đầu từ ngày 30/11 đến 13/12/2012, tại 2 Tu viện lớn của Tây Tạng là Gaden và Drepung ở Mundgod, miền Nam Ấn Độ.
(Xem: 11656)
Ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta.
(Xem: 7792)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 6) tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Úc Châu, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012
(Xem: 11592)
Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy.
(Xem: 8336)
Bà McNally và ông Thorson đã nhận được lệnh năm ngày để rời khỏi khóa tu.
(Xem: 5977)
Những đường ranh giới tôn giáo, mà một phần đáng kể hình thành từ đạo Ca tô La Mã, ở nước nào cũng có, kể cả nước ta.
(Xem: 6335)
Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng...
(Xem: 5984)
Tôn trọng niềm tin tôn giáo của người khác chính là tôn trọng mình. Ai đem sự tôn trọng đi thì nhận lại sự tôn trọng. Đó là định luật nhân quả.
(Xem: 6649)
Các nhà thờ Tin Lành hỗn hợp Hàn Việt thường xuyên tổ chức truyền giảng cải đạo. Hallyu tôn giáo có được môi trường để tác động mạnh mẽ.
(Xem: 9979)
Những Đề Bà Đạt Đa này không phá hoại trực diện Phật giáo, không có gì đáng chê trách về tuân thủ giới luật, thậm chí cũng có trình độ, nhưng lại có tư tưởng yếm thế...
(Xem: 6953)
Người Phật tử chúng ta ai mà không nằm lòng câu: “văn như tư, tư như tu”, tức là khi nghe một vấn đề gì phải suy nghĩ xem có đúng đạo lý, có phù hợp bản thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant