Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hồi thứ tư: Ba thời kỳ của cuộc đời

07 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 4027)
Hồi thứ tư: Ba thời kỳ của cuộc đời

Mổ xẻ cái gọi là Thiền Minh Triết của “đạo sư” Duy Tuệ

Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Hồi thứ tư: Ba thời kỳ của cuộc đời


duytue-05Về sự phân chia cuộc đời ra làm ba thời kỳ, ông giảng:

“Để minh hoạ cho dễ hiểu về các trải nghiệm nêu trên, tôi tạm chia cuộc đời tôi ra làm ba thời kì, và thời kì sau cùng tạm gọi là đời sống hạnh phúc. Tôi cũng đã nói những điều này trên skype cho nhiều người nghe. Ba thời kì đó là:

- Thời kì nước mắt hồn nhiên của tuổi thơ

- Thời kì nước mắt của sự trả giá trong cuộc đời do vô minh, chưa hiểu về bí mật của cái đầu.

- Và thời kì nước mắt xuất hiện của sự trở lại bản tính hồn nhiên trong bộ não già cỗi.

Thời kì thứ hai là rất cần thiết! Nó là điều kiện không thể thiếu cho thời kì thứ ba. Không thể thiếu cho tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa trong thời kì thứ ba.

Ở thời kì thứ hai, do sự trả giá với cuộc đời mà nhiều người muốn trốn tránh áp lực cuộc đời nên cố nghĩ ra một thế giới chứa chấp sự trốn chạy của mình. 

Đến thời kì thứ ba, rất giống thời kì thứ nhất, chẳng có nhu cầu đi về đâu sau cái chết. Quý vị có thể nói đến thiên đàng cho một em bé được không? Em bé đang ở trong thiên đàng của chính đầu óc nó và của cuộc sống chung quanh. Nó thật sự không có nhu cầu thiên đàng. Đây là thời kì trưởng thành của con người nhưng con người chưa đủ khả năng nhận biết, phải chờ đến thời kì thứ ba vậy.

Nói đến hạnh phúc hay trưởng thành là nói đến sự thăng hoa về tinh thần, về đầu óc chứ không nói đến kiến thức, quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế hay thế quyền hoặc thần quyền. Chữ “quyền” không nằm trong phạm trù trưởng thành hay hạnh phúc.

Trong hơn 10 năm qua, dù thiếu thốn cực khổ đến đâu, dù chịu bao nhiêu sự ghen tị, tị hiềm bởi tính ích kỉ của con người, tôi cũng vẫn giữ vững một đại nguyện, một tấm lòng làm phước giúp cho con người nhìn thấy và thực hiện con đường làm cho cái đầu an ổn. Từ người trẻ đến người già, khi lắng nghe và thực hành bài quan sát hơi thở, đầu óc và các cảm xúc của mình đều được thay đổi rất lớn. Những vị có sự thay đổi lớn là những vị lúc nào cũng gần gũi, lắng nghe và thực hành những điều tôi chia sẻ.

Để có thể bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc đời, sự tập luyện là cần thiết chứ không phải góp nhặt kiến thứccần thiết. Tôi khuyên quý vị không nên phát triển kiến thức về con đường này. Bởi bất cứ thứ kiến thức nào cũng làm cho quý vị tiếp tục đắm chìm sâu vào giai đoạn trả giá với cuộc đời. Kiến thức không đem lại sự thay đổi ngược chiều để tận hưởng hoan lạc trong giai đoạn thứ ba này. Chỉ có một cách hiệu quả nhanh nhất và hy vọng nhất là nên nghi ngờ những gì mà mình hiểu biết và tìm nhiều cơ hội gần gũi tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn cố sáng tạo ra vài phương pháp để giúp quý vị tự tìm hướng tiếp cận con đường xưa.

Từ trong thực tế rèn luyện tự thân thành người lấy thói quen quan sát làm lẽ sống của mình, từ thực tiễn kết quả của biết bao nhiêu người học tập với tôi trong hơn mười năm qua, tôi tạm sáng tạo ra một số bài tập để giúp cho nhiều người trên khắp thế giới thực tập mà hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp hơn! Chúng tôi lần lượt hình thành các Trung tâm Nghiên cứuỨng dụng Minh Triết vào đời sống trên nhiều quốc gia. Các Trung tâm này sẽ là nơi hướng dẫn cho những ai quan tâm đến đời sống an tâm, thành đạt, và hạnh phúc.

Dưới đây là vài phương pháp thực hành để giúp quý vị có thể lặn xuống bên dưới dòng sông suy nghĩcảm xúc.

Bây giờ đi vào chi tiết của Thiền Minh Triết”.

Đọc ba thời kỳ nêu trên, ai cũng hiểu cả rồi.

Tuy nhiên, khi phân chia như thế, không biết ông Duy Tuệ có biến thể từ câu chuyện “Núi là núi, sông là sông” của Thiền tông không?

Nó đây, theo cách diễn đạt của tôi:

“Sãi tôi trước đây 30 năm khi chưa học đạo Thiền thì thấy sông là sông, thấy núi là núi. Khi đang học đạo Thiền thì sãi tôi thấy sông không phải sông, thấy núi không phải núi. Khi ngộ đạo Thiền rồi 30 năm sau, sãi tôi thấy sông vẫn là sông, thấy núi vẫn là núi thôi!”

Rất là dễ hiểu. Người phàm phu, bình thường trên thế gian gọi sông là sông, núi là núi trong thế giới khái niệm quy ước (paññatti) là giai đoạn một, khi chưa tu.

Giai đoạn hai, khi đang tu, người ấy minh sát mình và ngoại giới, tất thảy chỉ là những yếu tố đất nước lửa gió kết hợp lại với nhaugiả danh gọi tên này hay vật nọ. Ví dụ, cái bàn, chỉ là sự kết hợp của ván, gỗ, đinh và ý niệm của người thợ - nên giả danh gọi là cái bàn. Rời các yếu tố tạo nên cái bàn, cái bàn không hiện hữu, không có trong thế giới thực, chỉ tồn tại nơi ý niệm của con người. Sông, núi và tất thảy sum la vạn tượng, tên gọi này tên gọi kia đều chỉ là giả danh!

Từ giai đoạn hai, sang giai đoạn ba, người tu Thiền đã thấy rõ (giác ngộ) cái thực, như chân như thực (sabhāva-dhamma), không còn bị ràng buộc bởi thế giới khái niệm, quy ước ấy nữa nên thung dung, tự tại cả hai bờ, giờ thấy sông cứ gọi là sông, thấy núi cứ gọi là núi hoàn toàn vô ngại, rỗng không, giải thoát.

Còn Duy Tuệ, ông nói khá nhiều về giai đoạn hai:

“- Thời kì nước mắt của sự trả giá trong cuộc đời do vô minh, chưa hiểu về bí mật của cái đầu.

Thời kì thứ hai là rất cần thiết! Nó là điều kiện không thể thiếu cho thời kì thứ ba. Không thể thiếu cho tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa trong thời kì thứ ba.

Ở thời kì thứ hai, do sự trả giá với cuộc đời mà nhiều người muốn trốn tránh áp lực cuộc đời nên cố nghĩ ra một thế giới chứa chấp sự trốn chạy của mình. 

Để có thể bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc đời, sự tập luyện là cần thiết chứ không phải góp nhặt kiến thứccần thiết. Tôi khuyên quý vị không nên phát triển kiến thức về con đường này. Bởi bất cứ thứ kiến thức nào cũng làm cho quý vị tiếp tục đắm chìm sâu vào giai đoạn trả giá với cuộc đời”.

Tuy lặp đi, lặp lại, chẳng có gì mới, nhưng ta cũng có thể tóm tắt chúng là ở trong giai đoạn tu, dù kiểu tu của ông nói lung tung nhưng cũng nhằm vào chuyện “làm rỗng cái đầu”.

Giai đoạn ba, ông nói:

“- Thời kì nước mắt xuất hiện của sự trở lại bản tính hồn nhiên trong bộ não già cỗi. Nó rất giống thời kì thứ nhất, chẳng có nhu cầu đi về đâu sau cái chết. Cũng là thời kỳ tình yêu và trí tuệ Minh Triết nở hoa”.

Ông muốn nói đây là giai đoạn trở về với trạng thái hài nhi tuy khối óc đã già cỗi. Hai nhi này là “thiên đường” cho mọi người, dành cho những ai tu tập Thiền Minh Triết. Ở đây cũng tương tợ trở về thế giới “tâm bình thường như thị đạo” của Nam Truyền, và của Thiền: “Sông nói là sông, núi nói là núi”!

Hài nhi này có liên hệ gì với “xích tử chi tâm” (tâm như đứa con đỏ) của Lão Tử?

Hài nhi này có thấp thoáng bóng dáng:“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không quay lại như con trẻ thì chẳng thể vào được nước thiên đàng đâu” trong “Ma-thi-ơ 18: 1-3”?

Hài nhi này có được lấy ý trong ba giai đoạn triết học của Nietzsche, với biểu tượng con lạc đà, sư tửtrẻ con - để nói lên quá trình vận hành đi đến viên mãn của triết lý tâm linh hướng thượng. Con lạc đà là hình ảnh chở mang hiểu biết, kiến thức, các giá trị quy ước của cuộc đời, với bước chân đậm đạp, lầm lũi, nặng nề đi qua những sa mạc cháy bỏng của phải trái, hơn thua, xấu tốt, được mất...

Con sư tử là giai đoạn đã kinh qua các trải nghiệm đường đời, đã học được những bài học máu xương; cho nên nó cất tiếng sư tử hống giữa thế giới giả tạo, triết thuyết, học thuyết, chủ thuyết, lịch sử cùng mọi nhân danh xảo dối, trầm kha và bi thống của con người.

đạp đổ tất cả điện đài thiêng liêng ngụy tạo của con người, với tuyên ngôn xanh rờn rợn: “Thượng đế đã chết rồi”; vậy chính mi phải là thượng đế của chính mi, sáng tạo và sáng hóa đời mình với ý chí hùng lực, siêu nhân! Cuối cùng, giai đoạn ba là trở về với hài nhi, với đứa con đỏ, không biết gì quê hương, lý lịch, tên gọi, hồn nhiên vô tư vô lự...

Vậy, quả thật, cái được gọi là ba giai đoạn kia, kỳ lạ không hiểu nổi, là ông đang đau đớn nên giai đoạn nào cũng có nước mắt? Và tựu trung, nó là bản sao quá mờ nhạt của Thiền học, Thiên chúa giáo, Lão giáo cùng với tư tưởng của Nietzsche. Chẳng có cái gì là của ông ta cả. Con đường xưa cổ nhân chưa có ai đi, Trần tử Ngang đã ngậm ngùi rơi hạt lệ; và bây giờ? Than ôi! Con đường mà ông mạo nhận tìm kiếm ra đấy, Thiền Minh Triết đem dạy cho thiên hạ, là trở về với “thiên đường hài nhi” trong thân xác và bộ óc già cỗi - chính là “cuỗm” nơi này một ít, nơi kia một ít để làm của mình: Một món ăn vụng nấu lại để cho siu nguội, không bỏ cho thức giả quay lưng, cười chê, khinh bỉ mình hay sao?

Kết hồi này:

“- Trẻ con hạnh phúc thiên đường

Là Thiền Minh Triết, thị phường bán rao!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6691)
Tập thể Cư sĩ là một tập thể rất đạo nhưng cũng rất đời, tương đối hoàn chỉnh trên cả hai mặt đạo lẫn đời.
(Xem: 5567)
Nhận thức rõ tướng trạng của động cơ cải đạo thì ta mới hy vọng sẽ tìm ra giải pháp ‘cứu chữa’ hay ít nhất là ngăn chặn không cho chúng lan tràn thêm nữa.
(Xem: 5308)
Số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam, kèm theo đó là tỉ lệ được ghi nhận ở đây có lẽ là con số thấp nhất từ trước đến nay mà tôi được biết.
(Xem: 5430)
Trong khúc quanh thịnh suy này của Phật giáo, trách nhiệm của Tăng Ni, Phật tử, những người còn chính thức kê khai mình theo đạo Phật, là hết sức nặng nề.
(Xem: 6130)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày (Từ 06-17/03/2013) tại Trung Tâm Thiền Dhamma Vaddhana (SCVC) TP. Twentynine Palms, California
(Xem: 6639)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày (Từ 17-28/04/2013) tại Trung Tâm Thiền Dhamma Siri Southwest Vipassana Center (SVC), TP. Kaufman, TEXAS
(Xem: 6077)
Về đối tượng mà người truyền đạo trước hết cần nhắm đến là các vị trưởng bản, và những người trẻ có thể đọc được chữ quốc ngữ...
(Xem: 6049)
Tham quan Trung tâm Thiền Dhamma Siri (SVC) thứ Bảy, ngày 13/10/2012 từ 1:00g chiều – 5:00g chiều
(Xem: 6768)
Người Phật tử nên có chánh kiến, chánh tư duy (có nhận thức, hiểu biết đúng đắn, tích cực; có suy nghĩ, sự quán xét trên cơ sở chánh kiến, phù hợp với chân lý...
(Xem: 25450)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 6113)
Xin mời quý vị đến tham dự ngày Open Day của Trung Tâm Thiền Vipassana vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng 10 năm 2012, từ 10h sáng đến 2h trưa...
(Xem: 7860)
Một người thầy nói đạo nào cũng tốt là bậc thầy đó đang ngụy biện cho trách nhiệm của mình, một người là thầy hướng dẫn tâm linh cho Phật tử mà để Phật tử của mình cải đạo.
(Xem: 7816)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giảnthực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích.
(Xem: 9020)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 24 được tổ chức vào ngày 26.07 đến ngày 05.08.2012... HT Thích Minh Tâm
(Xem: 10800)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
(Xem: 9708)
Khóa Tu học Phật Pháp lần I, tại Chùa Thanh Tịnh, Rochester, NY ngày 19-21/10/2012
(Xem: 7628)
Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thứclý luận.
(Xem: 11029)
Đại Hội được tổ chức tại Chùa Cổ Lâm - Seattle, ngày 10-12/8/2012 do HT Thích Nguyên An làm trưởng ban tổ chức.
(Xem: 10036)
Trên thực tế thì đã từ vài năm nay Phật Giáo cũng đã du nhập vào phần lục địa này, và nhiều dấu hiệu cho thấy là sự hiện diện đó mang tính cách lâu dài!
(Xem: 10812)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn từ Âu Châu tại Hoa Kỳ 2012
(Xem: 12661)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
(Xem: 13510)
Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế 2012 của GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Westminster Mall, Nam California ngày 20, 21, 22/4/2012
(Xem: 16189)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
(Xem: 21608)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 9484)
Nói chung, cư sĩ là người tại gia phát nguyện quy y Tam Bảo, giữ giới, thực hành bố thí, học và thực hành Phật Pháp trong đời sống hàng ngày để lợi mình, lợi người.
(Xem: 7205)
Mỗi người Phật tử là một hạt chuỗi vàng trong xâu chuỗi từ bitrí tuệ của Đức Phật, bất kỳ ai cũng có cơ hội để mang lại ánh sáng của Đức Phật đi vào thế giới mới.
(Xem: 8420)
Giáo pháp của Đức Phật là phương thuốc xoa dịu khổ đau, mang lại nguồn vui sống cho nhân loại.
(Xem: 7474)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồnduy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thườngtìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
(Xem: 7465)
Nếu chỉ căn cứ vào hiện thực của truyền thông “phì đại”, chắc chắc không phải là điều tốt. Trong đạo Phật có khái niệm “thân giáo”. Thân giáo là tu học bằng tiếp xúc trực tiếp...
(Xem: 6786)
Khả năng lớn lao của truyền thông hiện đại trong việc quảng bá tư tưởng vừa đóng góp, đồng thời, cũng vừa tạo ra những vấn đề lớn đối với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo.
(Xem: 9096)
Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tếphức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
(Xem: 8456)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi thuyết giảng chủ đề “Tâm An Trong Nghịch Cảnh” vào Thứ Bảy 21-4-2012 từ 1:30pm tại hội trường Long Beach Arena, thành phố Long Beach, Calif.
(Xem: 7811)
Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự...
(Xem: 9301)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày (từ ngày 04 - 15/04/2012) tại Trung Tâm Thiền Dhamma Patāpa, Southeast Vipassana Center tại Thành Phố JESUP, TEXAS
(Xem: 8148)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày (từ ngày 23/05 - 03/06/2012) tại Trung Tâm Thiền Dhamma Surabhi Vipassana Meditation Centre of B.C. tại Thành Phố Merritt, British Columbia, CANADA
(Xem: 10038)
Từ Ân Thiền Đường là một ngôi chùa nhỏ ở Santa Ana, có những độc đáo riêng, khó tìm được ở nhiều nơi khác.
(Xem: 9315)
Chúng tôi luyện Thiền rất nghiêm túc vì nó có thể giúp tăng trưởng định lực nhanh chóng và giúp giảm bớt vọng tưởng, ít tán tâm khi niệm Phật.
(Xem: 8678)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày (từ ngày 09 - 20/05/2012) tại Trung Tâm Thiền Dhamma Torana, Ontario Vipassana Center (OVC) tại Thành Phố Egbert, Ontario, CANADA
(Xem: 7553)
Khóa Thiền Vipassana Song Ngữ Anh-Việt 10 Ngày - Từ ngày 04 đến ngày 15 tháng 01 năm 2012 tại Trung Tâm Thiền Dhamma Vaddhana (SCVC), Thành Phố Twentynine Palms, California
(Xem: 13848)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 1 do Giáo hội PGVNTN Hoa Kỳ và Canada tổ chức
(Xem: 7031)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 5) tổ chức tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc từ ngày 8 đến ngày 11-09-2011
(Xem: 8334)
Chương Trình Khóa Tu Học Mùa Xuân Tại Chùa Phật Ân - 2011
(Xem: 8861)
Chương Trình Tu Học Tại Chùa Hải Đức - Jacksonville 2011
(Xem: 7897)
Chương Trình Tổng Quát Chiêm Bái Phật Ngọc Và Khóa Tu Học Tại Chùa Trúc Lâm - Chicago 2011
(Xem: 10011)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
(Xem: 7529)
Do HT Thích Như Điển – Phương Trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc hướng dẫn - Từ ngày 6/4/2011 đến 11/4/2011
(Xem: 6898)
Chương Trình Hướng Dẫn Tu Học Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu Tại Miền Nam California – Từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2011
(Xem: 8806)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn từ Âu Châu tại Hoa Kỳ từ ngày 29-03-2011 đến 09-05-2011
(Xem: 5693)
The Jade Buddha For Universal Peace Visits San Diego County - By Alison St John
(Xem: 20507)
Chùa Phật Đà tổ chức Cung Nghinh Chiêm Bái Phật Ngọc và Xá Lợi Phật tại CALIFORNIA CENTER FOR THE ARTS, Escondido - 340 N. Escondido Blvd., Escondido, CA 92025 từ ngày 29/1 đến 6/2/1011
(Xem: 5633)
Bài giảng của HT Nguyên Siêu tại Lễ Đài Phật Ngọc Chùa Bát Nhã 2010
(Xem: 13102)
“Các vị là Phật sẽ thành, tôi không ngần ngại đảnh lễ quý vị, giống như Phật đang ngồi trên cao. Các vị và Phật không khác nhau.”
(Xem: 14195)
Năm giờ sáng, mây xám tuy mỏng, nhưng che phủ bầu trời, che cả những vì sao muộn khiến không gian ẩm tối, lạnh lẽo và rưng rức quạnh hiu! Vậy mà có vị Phật lặng thinh ngồi đó...
(Xem: 13251)
Đạo Phậttôn giáo đầu tiên vượt thoát ra khỏi giới hạn tự chiêm nghiệm và đặt định của con người để vươn tới cõi bao la vô cùng, vô tận của thế giới tâm linh... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15410)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 13718)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 14555)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 12612)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 18577)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17388)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant