Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

17. Ðậu Hũ và Cách Làm Ðậu Hũ

13 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 11893)
17. Ðậu Hũ và Cách Làm Ðậu Hũ

ÐẬU NÀNH - NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 3
THỰC PHẨM ĐẬU NÀNH

Ðậu Hũ (TOFU)

Ðậu hũ là thực phẩm làm bằng đậu nành mà hầu như ai cũng biết đến, là món ăn rất phổ biến ở thành thị cũng như thôn quê tại nhiều quốc gia Á Châu, đặc biệt là Ðại Hàn, Trung Hoa, Nhật BảnViệt Nam.

Ðậu hũ là tên miền Nam Việt Nam gọi, miền Bắc gọi là đậu phụ, tiếng Trung Hoa phổ thông là toufo và tiếng Nhật là o-tofu (chữ o có nghĩa là honorable, như danh xưng gọi ông Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là Honorable Senator).

Có những sử liệu cho hay là những nơi làm đậu hũ đầu tiên là chùa và tu viện Phật giáo và những người sáng chế ra món này là các vị sư Phật giáo Trung Hoa. Ðậu hũ được du nhập qua Nhật Bản theo những vị sư hoằng pháp và mới đầu nó chỉ được phổ biến trong tu viện và giới xã hội thượng lưu, có lẽ vì thế mà có tên là o-tofu.

Ngày nay, ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản cũng như Ðại Hàn hầu như ai cũng ăn đậu hũ, người giầu cũng như kẻ nghèo, người theo đạo Phật cũng như người theo các tôn giáo khác.

Ðậu hũ dễ ăn, dễ sử dụng để biến chế ra nhiều món ăn ngon và bổ khác thích hợp cho nhiều lứa tuổi, kể cả sữa cho trẻ em và người già. Ðậu hũ còn là món ăn, xem như dược phẩm, có tác dụng ngăn ngừa nhiều thứ bệnh tật.

So với đậu nành, đậu hũ dễ tiêu hóa do tiến trình chế biến đã loại bỏ những chất khó tiêu và chất cặn bã. Ở Trung Hoa đậu hũ được mệnh danh là thịt không xương và trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng từ ba đến bốn ounces một ngày.

Nói một cách tổng quát, đậu hũ được làm từ sữa đậu nành sau khi bỏ thêm chất làm đông (curdling agent, coagulant) để cho đông đặc, sau đó ép thành từng miếng.

Chất làm đông sữa đậu nành thành đậu hũ thường là dung dịch muối biển (natural sea salt water) mà truyền thống làm đậu hũ Nhật thường dùng, có tên là natural nigari. Nhiều nhà sản xuất đậu hũ ngày nay dùng thạch cao tức chất vôi có tên khoa học là calcium sulfat làm chất đông với nhiều lợi ích như sản lượng được nhiều, hình thể mịn màng và làm cho đậu hũ có nhiều chất calcium, một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể.

Dung dịch muối biển làm đông có vị ngon thơm hơn, có thể lấy từ ngoài biển khơi hay dùng muối biển hấp hơi để tan thành dung dịch muối.

Chất chua như chanh hay dấm cũng có thể làm chất đông nhưng không được các nhà sản xuất đậu hũ dùng vì nó cho sản lượng thấp, vị hơi chua và không tồn trữ được lâu. Ở Trung Hoa, những vùng gần núi họ dùng chất vôi nguyên chất làm chất đông, ngược lại những vùng gần biển, họ dùng nước muối biển làm chất đông.

Có ba loại đậu hũ phổ thông nhất ngày nay ở Hoa Kỳ là loại loại cứng (firm), loại mềm (soft) và loại silken tofu. Loại cứng thường là loại được ép hết chất nước trong tiến trình làm đậu hũ. Ngược lại loại mềm không ép hay ép rất nhẹ. Còn loại silken tofu là loại mềm hơn loại soft, được chế tạo bằng một phương pháp hơi khác hai lối kia. Loại đậu hũ cứng thường có nhiều protein và cung cấp nhiều ca lô ri hơn.

Ðậu hũ được sản xuất tại Hoa Kỳ mà nhà sản xuất là người Hoa Kỳ gốc Nhật, Trung Hoa và Ðại Hàn, thường để trong hộp polyethylene có chứa nước, seal kín, và khử trùng bằng phương pháp Pasteur ngâm trong nước sôi hay hot steam, xong dán nhãn hiệu thực phẩm ở phía ngoài. Loại này có để ngày hết hạn, nên có thể để lâu trong tủ lạnh.

Ngược lại, đậu hũ sản xuất bởi những nhà sản xuất Hoa Kỳ gốc Việt Nam thường gói trực tiếp bằng loại poly vinil film, một loại tương tự như plastic mỏng, thường không có dán nhãn hiệu thực phẩm, không có ghi ngày hết hạn, cũng không được ngâm trong nước, và người viết không biết rõ là có được khử trùng bằng phương pháp Pasteur không? Ðối với loại này, nếu không dùng ngay, cần phải được ngâm trong nước, và thay nước mới hằng ngày. Cũng nên nấu sôi trước khi ăn.

Ðậu hũ là loại thực phẩm dễ bị hư nên cần phải thay nước ngâm hàng ngày và để trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 40 độ Fahrenheit.

Nếu bạn không tìm thấy đậu hũ bán ở các tiệm thực phẩm, bạn có thể làm tại nhà mà không có gì khó khăn lắm. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của ba loại đậu hũ thường dùng:

Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Ðậu Hũ
(4 ounces)

Nutrients 
Firm Tofu
Soft Tofu
Silken Tofu
Calories
120
86
72
Protein (gm) 
13
9
9,6
Fat (gm) 
6
5
2,4
Saturated Fat (gm)
1
1
0
Carbohydrates (gm)
3
2
3,2
Calcium (mg)
120
130
40
Sodium (mg)
9
8
76
Cholesterol (mg)
0
0
0
Iron (mg)
8
7
1
Fiber (mg)
1
0
0
% of calories from protein
43
39
53
% of calories fromcarbohydrate
10
9
17
% of calories from fat
45
52
30

Sources: Composition of Foods: Legumes and Legume Products. United States Department of Agriculture, Human Nutrition Information Service, Agriculture Handbook 8-16. Revised 12-1986.

Làm Ðậu Hũ Tại Gia

Ðậu hũ là sản phẩm của đậu nành, có từ lâu đời tại Trung Hoa và được truyền qua Nhật Bản, Ðại Hàn, Việt Nam và các nước khác tại Á Châu cũng như vượt biên sang Hoa kỳ.

Qua một quá trình lịch sử lâu dài như thế, nên cũng có nhiều cách làm đậu hũ. Trong chương trước chúng tôi có đề cập đến quy trình làm sữa đậu nành, giai đoạn đầu tiên của tiến trình làm đậu hũ, theo kỹ thuật xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ sôi do viện đại học Cornell University phát triển. Mục đích của kỹ thuật nầy là làm cho chất xúc tác (enzyme) lipoxygenase bất hành hoạt (inactivate), phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự hấp thụ tiêu hóa protein, và đồng thời giảm mùi ngái của đậu nành và tạo cho sữa đậu nành có mùi vị giống như sữa thiệt. Trong chương nầy chúng tôi trình bầy cách làm đậu hũ truyền thống và rất dễ làm tại gia (xay nhuyễn, vắt lấy sữa xong mới nấu sôi).

Dụng Cụ Và Vật Liệu

  • Một cái nồi, hay cái thau hoặc bất cứ cái gì có thể chứa được 4 cups nước và 1 cup hạt đậu nành ngâm qua đêm (10 đến 12 tiếng đồng hồ).
  • Máy xay trái cây.
  • Một cái nồi cỡ 4 quart (4-quart saucepan).
  • Hai cái thau
  • Một tấm vải lọc.
  • Một vật nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds. Có thể là một bình nước, dùng để ép đậu hũ.
  • Một cup để đo lường.
Ðể làm một pound đậu hũ tươi, bạn cần ba thứ:
  • 1 cup hạt đậu nành khô (dried soybean)
  • 21/4 teaspoons Epsom salts hòa tan trong 1-cup nước.
  • Nước lọc (drinking water hay spring water).
Nếu bạn muốn sản xuất nhiều đậu hũ hơn, bạn gia tăng lượng đậu nành và muối Epsom theo tỷ lệ nêu trên. Hai cups đậu nành sẽ cho chúng ta hai pounds đậu hũ tươi..v..v..

Công thức trên dùng 21/4 teaspoons Epsom salts, đủ để làm đông sữa đậu nành tiết ra từ 1 cup hạt đậu nành khô. Epsom salt, hay còn gọi là magnesium sulfat, có bán tại các siêu thị và nhà thuốc tây. Ðừng nhầm lẫn với hóa chất sulfites, thường dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để chống lên mầu nâu. Epsom salts thường dùng để hòa nước tắm hay ngâm chân.

Mặc dù chúng tôi đề nghị dùng Epsom salts bởi vì giá rẻ và dễ kiếm mua, lại cho đậu hũ có mùi thơm ngon, nhưng bạn cũng có thể dùng nigari, một chất muối thiên nhiên lấy từ ngoài biển khơi, hay nước trái chanh nguyên chất, hoặc dấm vinegar hay chất calcium sulfat, mà người Việt chúng ta thường hay gọi là thạch cao.

Phần lớn nigari, hay có tên hóa học là magnesium choride, lấy từ ngoài biển Nhật Bản. Chất muối thiên nhiên nầy đắt hơn muối Epsom, có bán tại các siêu thị Nhật và health food stores, được một số nhà sản xuất đậu hũ Nhật Bản và Trung Hoa tại Hoa Kỳ dùng. Thạch cao (calcium sulfat), cũng được nhiều công ty sản xuất đậu hũ dùng làm chất đông vì nó cho sản lượng nhiều.

Cả hai loại muối Epsom salts và nigari salts làm đậu hũ có mùi thơm ngon ngọt. Nếu dùng chanh hay dấm để làm chất đông thì đậu hũ có mùi hơi chua. Dùng thạch cao (calcium sulfat), cũng còn gọi là gypsum, cho đậu hũ nhiều, nhẹ, và mịn hơn, nhưng rất khó tìm mua tại các chợ.

Nước tốt và sạch cũng góp phần vào mùi vị ngon ngọt của đậu hũ. Chúng ta không nên dùng nước thành phố (tap water) và nước cất (distilled water) mà nên dùng loại nước lọc (drinking water) hay nước suối (spring water).

Phương Pháp Thực Hành

Tiến trình làm đậu hũ được chia ra làm hai giai đoạn: (1) giai đoạn làm sữa đậu nành và (2) giai đoạn làm đậu hũ. Phần lớn công việc là ở giai đoạn đầu.

Giai Ðoạn Thứ Nhất: Chế Tạo Sữa Ðậu Nành

Như chúng ta biết, sữa bò làm ra cheese. Cũng thế, sữa đậu nành làm ra đậu hũ. So sánh với sữa bò, sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo, nhiều protein, nhưng ít calcium. Tuy nhiên, qua tiến trình làm đông tụ với calcium sulfat, đậu hũ lại có nhiều calcium, nên rất tốt.

  • Thứ nhất, ngâm 1 cup hạt đậu nành khô trong một cái thau chứa 4 cups nước sau khi đã rửa sạch, trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ (lối của người Nhật và Trung Hoa), hay từ 5 đến 6 giờ (lối của người Việt Nam trong nước)
  • Ðổ nước cho ráo sau khi đã ngâm như nói ở trên, rồi múc từng đợt một vào máy xay sinh tố (blender), xay cho nhuyễn trong khoảng 2 phút, Mỗi đợt gồm 1 cup đậu nành đã ngâm và 1 cup rưỡi nước.
  • Múc dung dịch đậu nành vừa xay nhuyễn, đổ qua một cái thau có phủ vải lọc, lọc lấy chất sữa, bỏ bã, vắt kỹ để được nhiều sữa.
  • Ðổ tất cả dung dịch đậu nành đã xay vào nồi cùng với 5 cups nước nữa, đặt lên bếp lửa cho sôi trong khoảng 10 phút. Nên nhớ khi gần sôi, phải hạ lửa xuống thấp để tránh tràn ra ngoài và luôn luôn khuấy đều để tránh khê. Việc xử lý nhiệt như vậy là để phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein.
Giai Ðoạn Thứ Hai: Làm Ðậu Hũ
  • Hạ lửa cho nhiệt độ xuống còn 180 độ F (lúc sủi bọt).
  • Pha 21/2 teaspoons Epsom salt trong 1 cup nước thành dung dịch muối. Xong đổ 1/3 cup vào dung dịch sữa trong nồi đang gần sôi, khuấy đều cho sữa đông tụ. Khi sữa bắt đầu đông tụ, đổ thêm 1/3 cup nữa, tiếp tục khuấy đều rồi để yên trong khoảng 8 phút. Ðổ 1/3 còn lại, xong để yên trong 4 phút nữa.
  • Sau khi sữa đông tụ hoàn toàn, múc chúng đổ qua khuôn gỗ, lũng đáy, có phủ vải lược, gấp lại và dùng sức nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds đè lên để ép nước ra ngoài trong khoảng một tiếng đồng hồ là thành hình khuôn đậu hũ (độ cứng hay mềm của đậu hũ tùy thuộc thời gian ép lâu hay mau).
  • Sau đó lấy đậu hũ ra, ngâm vào nước, rồi cất trong tủ lạnh để tồn trữ trong một tuần.
Trong tiến trình làm đậu hũ, giai đoạn ngâm và xay đậu nành có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và chất lượng đậu hũ. Nước dùng làm đậu hũ phải trong sạchtrung tính, cứ một pound hạt đậu nành sản xuất được từ 3 đến 4 pound đậu hũ và giá thành chỉ bằng một phần năm giá đậu hũ mua ở ngoài thị trường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14367)
Trộn đều cốm, đậu xanh và dừa, thêm đường theo khẩu vị... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15231)
Nếu tạo màu theo lớp như hình trên bên phải thì cho xôi theo từng lớp một vào khuôn... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18176)
khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử , ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…
(Xem: 17971)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì... William Li
(Xem: 14296)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh... Bùi Thị Thu Hương
(Xem: 13679)
Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng .v.v... Nghiệp Đức dịch
(Xem: 15686)
Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, chỉ có ở các sản phẩm chế biến từ thịt động vật và một số ít có trong trứng và bơ sữa.
(Xem: 18189)
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại.
(Xem: 18941)
Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định.
(Xem: 11855)
Nhân loại và thế giới thực sự đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong do sự tàn phá môi trường khủng khiếp, dân số quá tải...
(Xem: 13531)
Các khoa học gia đã chọn chế độ dinh dưỡng chay áp dụng cho các phi hành gia và họ đã nghiên cứu cách trồng rau...
(Xem: 24589)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 13677)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?”
(Xem: 14392)
Bức thư là cách thể hiện phản ứng của Einstein đối với một cuốn sách mang tựa đề “Choose Life: The Biblical Call to Revolt”.
(Xem: 31481)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
(Xem: 21580)
Đối với những người ăn chay, hai loại hạt Chia và Flaxseed, đặc biệt là hạt Chia có thể nói là thực phẩm chay lý tưởng vì là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời...
(Xem: 37957)
Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường.
(Xem: 17749)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
(Xem: 15096)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
(Xem: 15197)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
(Xem: 16267)
Những ngày qua, thời tiết nóng bức làm cơ thể bị nhiệt, khiến nhiều người bị viêm họng, lở miệng...
(Xem: 15337)
Ăn các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây... có tác dụng cải thiện trí não và giúp ngừa chứng mất trí nhớ liên quan tới tuổi già.
(Xem: 12998)
Các chất chống ô xy hóa trong vỏ táo có thể giúp mở ra các liệu pháp cũng như hướng điều trị mới cho những ai bị các rối loạn do viêm ruột kết...
(Xem: 15379)
Để đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, 4.700 mg/ngày, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn...
(Xem: 15588)
Cà phê chứa hàng trăm hợp chất, bao gồm các chất chống ô xy hóa và chất kháng viêm - vốn có thể hạn chế những dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm...
(Xem: 31504)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại khái là thiền định.
(Xem: 14918)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
(Xem: 60354)
Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt.
(Xem: 14267)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
(Xem: 16650)
Món ăn ngày Tết - Mứt dứa ngọt mềm
(Xem: 13668)
Thêm một sự lựa chọn thú vị cho những người thích ăn chay trong dịp năm mới - món bánh muffin làm từ bí xanh và các nguyên liệu tự nhiên.
(Xem: 28811)
Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản...
(Xem: 16337)
Gần Tết rồi bạn hãy trổ tài làm mứt cho gia đình cùng thưởng thức nhé, mứt khoai lang dẻo, bùi, không quá ngọt như ở ngoài hàng bán.
(Xem: 15987)
Khoai lang bí, khoai môn, khoai mì luộc chín riêng mỗi thứ, lưu ý khoai lang và khoai môn nên luộc chín dòn đừng luộc chín mềm.
(Xem: 14852)
Cho vỏ cam vào bát nhỏ, thêm chút nước sôi, để khoảng 3- 4 phút, vớt ra để ráo. Hòa tan đường, cho vào chảo đun sôi.
(Xem: 13863)
Vắt nước cam rồi bỏ vào máy sinh tố với dâu xay lên. Sau đó, bỏ chút đường quậy đều và cho chút đá vào.
(Xem: 13318)
Xoài mua về để cho chín mùi rồi ta mới gọt vỏ lấy cơm của nó xay cho nhuyễn để vào tủ đá cho gần đông đặc lại, sau đó để xoài vào thố lớn dầm xoài ra...
(Xem: 12004)
Nấm mối thường mọc khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở miền quê, nơi có vùng đất thịt bazan. Ở những vùng đất này, nấm có khi mọc lên trong bờ rào...
(Xem: 13428)
Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên ổi được xem là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
(Xem: 15790)
Nâng chén chè có sắc màu tím đậm in trong lòng chén trắng phau, người ăn cảm thấy tâm hồn bâng khuâng xao xuyến, dịu đi những mệt mỏi ngày thường.
(Xem: 17566)
Theo dân gian, nhai lá ổi hoặc ăn ổi sống có thể làm nướu răng chắc khỏe hơn và răng sáng hơn. Ngoài ra ổi còn có khả năng khử trùng, chống vi khuẩn...
(Xem: 15469)
Những lát sen ngào được bảo quản trong lọ thủy tinh trong veo, đậy kín. Sen ngào được đặt lên bàn thờ cúng ông bà để tỏ lòng hiếu thảo.
(Xem: 16109)
Bánh lá dứa không phải là món ăn chơi của người Kinh, người Hoa địa phương, mà là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Khmer “sáng chế”.
(Xem: 13394)
Nhóm nghiên cứu của ông Castro nhận thấy vỏ chuối băm nhỏ có thể nhanh chóng tách lọc chì và đồng khỏi nước sông cũng tốt như những loại vật liệu khác.
(Xem: 11640)
Việc nghiên cứu xương đầu của chim gõ kiến có thể giúp giới khoa học chế tạo mũ bảo hiểm bảo vệ não khỏi chấn thương nghiêm trọng.
(Xem: 11319)
Dưa gang có vị ngọt nhạt, tính hàn, có lợi cho tràng vị, giải rượu và ngộ độc. Muốn giảm cân, lấy dưa gang luộc rồi bóc vỏ, đánh tơi...
(Xem: 12154)
Không mất nhiều thời gian, lại tận dụng được nhiều nguyên liệu có sẵn trong gian bếp, bạn có thể tự chăm sóc da của mình theo phương châm “rẻ mà đẹp”.
(Xem: 13192)
Sâm sương là một loại dây leo, rất quen thuộc với người dân Việt Nam, có người gọi là sương sâm, là món dùng giải khát phù hợp cho tất cả mọi người...
(Xem: 10670)
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...
(Xem: 9790)
Các nhà khoa học Úc cho biết bổ sung sữa chua hằng ngày có thể giúp ngừa tình trạng thành mạch máu dày lên, vốn có thể dẫn tới các cơn trụy tim và đột quỵ.
(Xem: 10195)
Bổ sung gừng có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm sưng ở ruột, một trong những tác nhân dẫn đến ung thư ruột kết.
(Xem: 18508)
Ngâm nấm mèo cho nở, rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt, đậu hủ, nấm mèo xắt lát mỏng, dài cỡ 5cm. Bắc chảo dầu nóng, phi boarô cho thơm...
(Xem: 11419)
Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở. Phần lớn là do di truyền, tuổi tác...
(Xem: 12125)
Người Tây Tạng đã khám phá ra nhiều bài thuốc cơ bản, như dùng bơ nấu chảy đắp lên vết thương để cầm máu, hay dùng nước nóng để trị chứng không tiêu.
(Xem: 21762)
Cải xoăn là một loại rau màu xanh mà lá nhăn nheo. Không chỉ là một món ăn ngon, cải xoăn còn có rất nhiều chất dinh dưỡng.
(Xem: 9854)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
(Xem: 12645)
Trộn đường vào cream quấy đều cho tan ra, dùng một nửa số sầu riêng vào hỗn hợp xay nát chung với vanilla ice cream...
(Xem: 11717)
Ðể đường và nước vào xoong nhỏ nấu lên cho tan đường ra và hơi đặc lại, để thử độ đặc, ta có thể thấy đường dính vào muỗng gỗ là được.
(Xem: 14678)
Trộn tất cả, cho lên bếp khuấy cho bột đặc thành 1 miếng to, bột không cần chín hoàn toàn. Bỏ ra cắt thành miếng nhỏ, nhận nhân vào giữa và túm lại...
(Xem: 11461)
Bánh nướng, dẻo là món quà quen thuộc trong dịp trung thu, nhưng bạn đã bao giờ thử bánh trung thu từ rau câu chưa. Vỏ bánh giòn mát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant