Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bước Ngoặt Của Khoa Học

01 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9016)
Bước Ngoặt Của Khoa Học

BƯỚC NGOẶT CỦA KHOA HỌC

His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
blank
blank
blank
Những thập niên cuối cùng vừa qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học về toàn bộ cơ thể và bộ não con người. Xa hơn nữa, với sự phát triển những kiến thức mới về di truyền học, thần kinh học của những hoạt động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân. Điều này đưa đến những kỷ thuật với khả năng bất ngờ trong sự vận động đúng đắn của chính nguyên tắc cuộc sống, theo cách ấy cho phép tăng gia việc tạo nên thực tế hoàn toàn mới của loài người như một tổng thể. Ngày nay vấn đề những cái chung nhất của khoa học với loài người trong phạm vi rộng lớn hơn không còn là một sự kiện hứng thú lý thuyết đơn thuần; vấn đề này phải đảm trách một ý nghĩa cấp bách cho tất cả những ai quan tâm đến số phận tồn tại của con người. Vì thế chúng tôi cảm thấy rằng một sự đối thoại giữa thần kinh học và xã hội có thể có những lợi ích thâm sâu trong ấy, rằng nó có thể giúp đào sâu thêm sự hiểu biết căn bản của điều muốn nói là, loài ngườitrách nhiệm của chúng ta đối với thế giới tự nhiênchúng ta chia sẻ với những chủng loại chúng sinh khác. Chúng tôi vui mừng để lưu ý rằng như phần chung nhất rộng lớn hơn này, có một sự quan tâm lớn mạnh của những nhà thần kinh học trong những đối thoại sâu hơn với những sự tu tập thiền định của đạo Phật.

Mặc dù sự quan tâm của chính chúng tôi đối với khoa học đã bắt đầu như sự tò mò của một người trai trẻ hiếu động lớn lên ở Tây Tạng, dần dần sự quan trọng to lớn của khoa học và kỷ thuật vì sự hiểu biết thế giới hiện đại trở nên rõ ràng trong trí óc chúng tôiChúng tôi không chỉ tìm tòi để hiểu thấu những ý tưởng khoa học đặc thù, nhưng cũng cố gắng khám phá những quan hệ mật thiết rộng lớn hơn của những tiến bộ mới trong kiến thức nhân loạinăng lực kỷ thuật đem đến qua khoa học. Những phạm vi đặc thù của khoa học mà chúng tôi đã tìm hiểu nhiều năm qua hầu hết là vật lý hạ nguyên tử, vũ trụ học, sinh vật học, và tâm lý học. Vì sự hiểu biết giới hạn của mình trong những phạm vi này chúng tôi tri ân đến những giờ khắc của những thời gian cởi mở bộc trực chia xẻ với chúng tôi bởi giáo sư Carl von Weizsacker và cố giáo sư David Bohm 

blankDAVID BOHM: University of London frofessor of Theoretical Physics theories that demonstrate an amazing similarity to the great mystìcal traditions of East and West. (David Pratt / Theosophical University Press)
những người mà chúng tôi xem như những vị thầy của mình về cơ học lượng tử, và trong lĩnh vực sinh vật học, đặc biệt thần kinh học, bởi cố giáo sư Robert Livingstone và Francisco Varela. Chúng tôi cũng biết ơn nhiều nhà khoa học nổi tiếng với họ chúng tôi đã có đặc ân tham gia những cuộc đối thoại qua sự bảo trợ của Viện Tâm HọcĐời Sống, đơn vị đã khởi xướng những Hội Nghị Tâm Thức và Cuộc Sống bắt đầu vào năm 1987 tại nơi cư trú của chúng tôi ở Dharamsala, Ấn Độ. Những cuộc đối thoại này đã tiếp tục trải qua hàng năm và trên thực tế cuộc đối thoại sau cùng về Tâm Thức và Cuộc Sống đã kết thúc tại đây, thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa kỳ, vào đúng tuần này.

Ai đấy có thể tự hỏi rằng “Một tu sĩ Phật giáo làm gì mà hứng thú sâu xa trong khoa học như thế? Có sự liên hệ nào ở đấy giữa Phật giáo, một truyền thống triết họctâm linh của Ấn Độ và khoa học hiện đại? Lợi ích nào có thể có đối với một môn khoa học kỷ cương như thần kinh học hấp dẫn trong sự đối thoại với truyền thống thiền định hay tĩnh lự của Phật giáo?”

Mặc dù truyền thống thiền định Phật giáo và khoa học hiện đại tiến triển từ những gốc rể lịch sử, tri thứcvăn hóa khác nhau, chúng tôi tin rằng từ tâm điểm chúng chia xẻ phần lớn những ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong căn bản quan điểm triết lý và phương pháp học. Ở trình độ triết lý, cả Phật học và khoa học hiện đại cùng chia xẻ một sự hoài nghi sâu xa về bất cứ những khái niệm tuyệt đối nào, cho dù khái niệm như một sự hiện hữu siêu việt, như một nguyên lý hay nguyên tố vĩnh cữu, không thay đổi như tâm linh, hay như một hạ tầng cơ sở căn bản của thực tại. Cả Phật học và khoa học cùng liên hệ để giải thích cho sự hiện diện và sự tiến triển của vũ trụđời sống trong những quan hệ hổ tương phức tạp của định luật tự nhiên về nguyên nhân và kết quả hay luật nhân quả. Từ viễn tượng phương pháp học cả hai truyền thống nhấn mạnh đến vai trò kinh nghiệm của những phương pháp thực hànhThí dụ, trong truyền thống khảo sát của Phật học giữa ba nhân tố xác chứng tri thức: – kinh nghiệm, lý tríthực chứng - nó là chứng cớ của kinh nghiệm diễn ra trước, với lý trí đến thứ hai và cuối cùngthực chứng. Điều này có nghĩa rằng, trong Phật học khảo sát thực tại, tối thiểu trong căn bản, thực chứng kinh nghiệm nên vượt lên trên uy quyền của lý thuyết kinh luận chẳng kể là một kinh điển có thể được tôn kính sâu xa như thế nào. Ngay cả trong trường hợp tri thức được tìm thấy ra qua lý trí hay suy luận, giá trị của nó phải bắt nguồn một cách căn bản từ một số quán sát những sự kiện của kinh nghiệmDo bởi lập trường cùng quan điểm này, chúng tôi thường khuyến cáo đến những những đồng sự Phật giáo của chúng tôi rằng những sự hiểu biết sâu sắc thẩm tra kinh nghiệm của vũ trụ học và thiên văn học hiện đại phải thúc đẩy chúng ta sửa đổi bây giờ, hay trong một số trường hợp bác bỏ nhiều khía cạnh của truyền thống vũ trụ học như đã được tìm thấy trong những kinh luận cổ xưa.

căn bản vận động chính, sự khảo sát của Phật giáo về thực tại, là yêu cầu thiết yếu để vượt thắng khổ đau và làm hoàn hảo những tình trạng của con người, định hướng chính yếu của truyền thống khảo sát Phật giáo đã từng nhằm thông hiểu tâm thức con người và nhiều chức năng khác nhau của nó. Trách nhiệm ở đây là bằng vào việc đạt đến sự thông suốt sâu xa hơn tâm linh con người, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp để chuyển hóa tư tưởng của chúng ta, những cảm xúc, những xu hướng cơ bản của chúng và vì thế một phương pháp lành mạng, tráng kiệntoàn diện đáp ứng cho con người có thể được tìm ra. Điều thể hiện trong luận văn này là truyền thống Phật giáo đã sáng tạo ra một sự phân loại những trạng thái tinh thần, cũng như những kỷ năng thiền định tư duy để tinh luyện những phẩm chất tinh thần đặc thù. Vì thế một sự trao đổi chân thành xác thực giữa tri thứckinh nghiệm tích tập của Phật học và khoa học hiện đại trên một phạm vi rộng rải là lợi íchliên quan đến tâm thức con người, từ nhận thứccảm xúc để thấu hiểu khả năng về sự chuyển hóa vốn có trong não bộ con người có thể được quan tâm một cách sâu xa và cũng như lợi ích tiềm tàng của nó. Trong kinh nghiệm của chính mình, chúng tôi cảm thấy được bồi bổ sâu sắc do những buổi tham dự đối thoại với những nhà thần kinh học và tâm lý học trên những câu hỏi về tự nhiênvai trò của những xúc tình tích cựctiêu cực, chú ý, tưởng tượng, cũng như tính tạo hình của não bộ. Bằng chứng thuyết phục từ thần kinh học và y học về vai trò cốt yếu của sự tiếp xúc vật lý đơn giản cho ngay cả sự khuyếch trương của một bộ não nhi đồng trong những tuần lễ đầu tiên mang đến một cách mạnh mẻ sự liên hệ bản chất giữa từ bi yêu thươnghạnh phúc con người.

Phật giáo từ lâu đã tranh luận về khả năng đặc biệt rộng lớn về sự chuyển hóa tồn tại một cách tự nhiên trong bộ não con ngườiCuối cùng, truyền thống đã phát triển một hệ thống rộng lớn những kỷ năng tư duy tĩnh lự, hay những phương pháp thiền định, hướng đặc trưng đến hai mục tiêu chính: 

1- Tăng trưởng một tâm yêu thương, và

2- Phát triển sự hiểu biết sâu sắc vào trong tự nhiên của thực tại, điều ám chỉ như sự liên hiệp thống nhất của từ bituệ trí

Từ tâm điểm của những phương pháp thiền định này dựa trên hai kỷ năng căn bản

1- Sự rèn luyện tinh tế chú tâm hay định lực và sự áp dụng vững vàng kiên định trên một khía cạnh, và khía cạnh kia là

2- Điều chỉnhchuyển hóa những cảm xúc

Trong cả hai trường hợp này, chúng tôi cảm thấy, có thể có khả năng to lớn rộng rải cho sự cộng tác nghiên cứu giữa truyền thống thiền định tư duy của đạo Phậtthần kinh học. Thí dụ, thần kinh học hiện đại đã phát triển một sự hiểu biết phong phú về cơ chế của bộ não liên kết với cả chú ý và cảm xúcTruyền thống thiền định tư duy của đạo Phật, một mặt cống hiến một lịch sử lâu đời của nó về sự quan tâm trong sự thực tập rèn luyện tinh thầncống hiến về mặt khác là những kỷ năng thực hành thực dụng cho một định lực tinh tế, cùng sự điều chỉnhchuyển hóa cảm xúc. Sự gặp gở của thần kinh học hiện đại và kỷ năng thiền định tư duy của Phật học, vì thế, có thể đưa đến khả năng của sự học hỏi về tác động hành hoạt có chủ tâm của tinh thần trên hệ thống thần kinh của não bộ được nhận diện như thiết yếu cho những tiến trình tinh thần đặc thù. Tối thiểu trong sự gặp gở của nhiều ngành học thuật có thể hổ trợ để đặt lên những câu hỏi quan trọng trong nhiều lãnh vực thiết yếu. Thí dụ, có phải những cá nhân có một khả năng thích ứng để điều chỉnh những cảm xúc và sự chú tâm của họ hay, như truyền thống Phật học luận bàn, khả năng của họ để điều chỉnh những tiến trình này chịu trách nhiệm lớn lao để thay đổi những ý kiến nảy sinh ở cấp độ tương tự của thái độ tuân thủhệ thống của bộ não liên hệ với những chức năng này hay không? Trên một lãnh vựctruyền thống thiền định tư duy của đạo Phật có thể có một sự cống hiến quan trọng để làm là những kỷ năng thiết thực nó phát triển cho việc rèn luyện trong từ bi yêu thương. Với sự quan tâm đến sự rèn luyện tinh thần cả trong chú tâmđiều phục cảm xúc nó cũng trở nên quan trọng để đặt những câu hỏi hoặc là có bất cứ kỷ năng đặc thù nào có thời gian cảm ứng trong định hạn có hiệu lực của chúng, vì thế những phương pháp mới có thể được thiết lập để thích ứng những yêu cầu về tuổi tác, sức khỏe, và những nhân tố biến thiên khác.

Tuy vậy, một điểm cần thận trọng được kêu gọi quan tâmChắc chắn không thể tránh được khi hai truyền thống khảo sát hoàn toàn khác nhau như Phật họcthần kinh học được gặp gở với nhau trong một cuộc đối thoại đa diện, điều này sẽ liên hệ đến những vấn đề mà thông thường đi kèm theo để trao đổi xuyên qua ranh giới của văn hóa và thể nghiệm. Thí dụ, khi chúng ta nói về “khoa học thiền định”, chúng ta cần một cảm giác bén nhạy chính xác ý nghĩa nào đấy trong lời tuyên bố như thế. Trên lãnh vực của những nhà khoa học, chúng tôi cảm thấy, thật quan trọng để cảm giác bén nhạy đến những ý nghĩa khác nhau của một thuật ngữ quan trọng như thiền định trong phạm vi truyền thốngThí dụ, trong phạm vi truyền thống thuật ngữ cho thiền định là “bhavana” trong Sanskrit hay Tạng ngữ là “gom”. Thuật ngữ Sanskrit “bhavana” nghĩa là khái niệm tu tập, như là tu tập rèn luyện một thói quen đặc thù hay một phương pháp sống, trong khi Tạng ngữ “gom” có nghĩa là thói quen tu tập. Vì thế, phát biểu một cách ngắn gọn là, thiền định trong phạm vi truyền thống Phật học đề cập đến một sự hoạt động tinh thầnsuy nghĩ thận trọng liên hệ sự tu dưỡng quen thuộcthông hiểu, với nó là một đối tượng được lựa chọn, một sự kiện, một chủ đề, một thói quen, một quan điểm, hay một phương thức sống. Nói một cách rộng rải hơn, có hai chủ đề của thực tập thiền định:

1- Tập trung trên sự tĩnh lặng của tâm.
2- Tập trung trên những tiến trình nhận thức của hiểu biết.

Cả hai được đề cập đến như: a- Thiền tập định tâm và b- Thiền tập biện giải hay phân tích. Trong cả hai trường hợp, thiền tập có thể mang nhiều hình thức khác nhau. Thí dụ, nó có thể mang hình thức như lấy một thứ gì đấy làm đối tượng nhận thức của một người, như thiền định trên sự vô thường, tạm bợ, hay nhất thời của một đời người. Hay nó có thể mang hình thức của việc trau dồi một trạng thái tinh thần đặc thù, chẳng hạn như từ bi yêu thương bằng sự phát triển một sự thành tâm, vị tha, thương cảm để làm nhẹ bớt khổ đau của những người khác. Hay, nó có thể mang hình thức của quán tưởng, khám phá khả năng của con người để phát sinh tâm thức quán chiếu, điều này có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau để trau dồi sự cát tường của tâm thức. Vì thế thật thiết yếu để nhận thấy hình thức nào của thiền tập mà một người có thể khảo sát khi liên hệ trong sự cộng tác nghiên cứu và do vậy sự phức tạp của những sự thực hành thiền tập được học hỏiphù hợp với sự thích thú phức tạp tế nhị của nghiên cứu khoa học.

Một lĩnh vực khác nơi mà một viễn cảnh quan yếu được đòi hỏi trong phần của những khoa học gia là khả năng phân biệt giữa những khía cạnh KINH NGHIỆM của tư tưởng Phật họcquán chiếu tư duy trên một phương diện, và phương diện kia là TRIẾT LÝ và tính chất siêu hình liên hệ với những phương pháp thực tập thiền định. Nói cách khác, đúng như chúng ta phải phân biệt trong sự tiếp cận của khoa học giữa giả thuyết, những kinh nghiệm quán sát dựa trên những thử nghiệm, và sự giải thích kết quả trong cùng một cách nó thật thiết yếu để phân biệt giả thuyết, những điểm đặc trưng có thể thẩm tra lại dựa theo kinh nghiệm của những trạng thái tinh thần, và những diễn giải triết lý kết quả trong Phật học. Cách này cả hai phía trong cuộc đối thoại có thể tìm ra một cơ sở phổ biến của những thực tế có thể quán sát theo kinh nghiệm về tâm thức con người, trong khi không rơi vào sự chủ quan làm giảm bớt cơ cấu giá trị nghiên cứu, tập luyện hay tu dưỡng của phía kia. Mặc dù những tiền giả thuyết triết lý và những diễn giải nhận thức kết quả có thể khác nhau giữa hai truyền thống khảo nghiệm này, bao lâu khi những kinh nghiệm thực tế được quan tâm, những thực tế phải được duy trì như những thực tế, không kể là chúng ta chọn cách nào để diễn tả chúng. Bất cứ những sự thật nào về tự nhiên chung cuộc của nhận thức – cho dù cuối cùng nó có thể giảm bớt hay không giảm bớt những tiến trình vật lýchúng tôi tin tưởng ở đấy chúng ta có thể chia xẻ được những kinh nghiệm hiểu biết thực tế về nhiều khía cạnh khác nhau của những nhận thức, tư tưởngcảm xúc của chúng ta.

Với những sự quan tâm thận trọng này, chúng tôi tin tưởng, một sự cộng tác gần gũi giữa hai truyền thống khảo nghiệm này có thể cống hiến thật sự đến việc mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới phức tạp của kinh nghiệm chủ quan nội tại mà chúng ta gọi là tâm. Lợi ích của những sự cộng tác đang bắt đầu được chứng minh, giải thích và làm thấy rỏ. Theo những báo cáo sơ bộ, những tác động ảnh hưởng của tập luyện tinh thần, như thực hành tỉnh thức đơn giản trên một căn bản thông thường hay trau dồi tâm nguyện từ bi yêu thương như được thuyết minh trong Phật học, đem đến sự thay đổi đáng kể trong não bộ con người có tương quan đến những trạng thái tinh thần tích cực có thể được đo lường. Những khám phá gần đây trong thần kinh học đã chứng minh sự tạo hình bẩm sinh của não bộ, cả hai hình thức về những mối quan hệ của việc phân chia tế bào thần kinh và sản sinh tế bào thần kinh, như một kết quả của sự hướng đến những kích thích ngoại tại, như sự luyện tập vật lý tự giác và sự làm phong phú thêm cho môi trường. Truyền thống thiền định tư duy Phật học có thể giúp để mở rộng lãnh vực thẩm tra này của khoa học bằng việc đề xuất những phương pháp luyện tập tinh thần mà nó cũng liên quan thích hợp đến việc tạo hình của não bộ. Nếu nó hóa ra, như truyền thống Phật học hàm ý, sự thực tập tinh thần có thể ảnh hưởng đáng kể trong việc phân chia tế bào thần kinh và những thay đổi thần kinh trong bộ não, điều này có thể có sự quan hệ mật thiết sâu xa. Âm vang của những nghiên cứu như thế không đơn giản chỉ để mở rộng kiến thức chúng ta về tâm thức con người; nhưng, có thể một cách quan trọng hơn, chúng có thể có tầm quan trọng to lớn hơn cho sự hiểu biết của chúng ta về giáo dụcsức khỏe tinh thầnTương tự thế, bất kỳ lúc nào, như những xác nhận của truyền thống Phật học, sự tự nguyện tu dưỡng trau dồi từ bi yêu thương có thể dẫn đến sự thay đổi căn bản trên quan điểm của cá nhân, hướng đến sự thấu cảm rộng lớn hơn đối với những người khác, điều này có thể có quan hệ mật thiếtảnh hưởng sâu xa rộng rải cho xã hội.

Cuối cùng, chúng tôi tin tưởng rằng sự cộng tác giữa thần kinh học và truyền thống thiền tập của Phật học có thể tỏa ra ánh sáng mới mẻ trên vấn đề quan trọng sinh động cho bộ mặt chung của đạo đức học và thần kinh học. Bất chấp nhận thức nào mà người ta có thể có về quan hệ giữa đạo đức học và khoa học, trong thực hành thật sự, khoa học đã tiến triển chính yếu như một sự khám phá, một sự tập luyện, một môn học của kinh nghiệm với một thái độ trung lập về đạo đứcquý trọng tự do. Nó đã được nhận thức một cách thiết yếu như một phương thức để thẩm tra mà trong ấy cho chúng ta những kiến thức chi tiết của thế giới kinh nghiệm và những định luật căn bản của tự nhiên. Chỉ từ quan điểm khoa học, việc tạo nên vũ khí nguyên tử thật sự là một thành quả đáng kinh ngạcTuy thế, vì sự sáng tạo này có khả năng bắt loài người phải chịu quá nhiều khổ đau với những cái chết và sự tàn phá không thể tưởng tượng, chúng ta phải lưu ý nó như tiêu cực, hay hủy diệt, hay không xây dựng. Sự đánh giá đạo đức điều đó phải được quyết định trên những gì tiêu cực và những gì tích cựcCho đến gần đây, điều tiếp cận này tách biệt đạo đức và khoa học, với sự thấu hiểu rằng khả năng con người để suy nghĩ phù hợp đạo lý tiến triển song song cùng với kiến thức con người, dường như đã thành công.

Hiện nay, chúng tôi tin tưởng rằng loài người đang ở một bước ngoặc quan trọng. Những tiến bộ cơ bản đã xảy ra trong thần kinh học và đặc biệt trong di truyền học vào cuối thế kỷ hai mươi đã hướng chúng ta đến một kỷ nguyên mới của lịch sử loài ngườiKiến thức của chúng ta về não bộ và thân thể con người ở cấp độ tế bào và di truyền học, với kết quả của những tiềm năng quan trọng của kỷ thuật đã cống hiến cho di truyền học, đã tiến đến một trình độđạo đức thử thách với những tiến bộ khoa học này là rất lớn lao. Nó cũng quá hiển nhiên rằng sự tư duy đạo đức đơn giản đã không thể bắt kịp nhịp bước với tiến trình nhanh chóng như thế trong sự thu hoạch về kiến thứcnăng lực của chúng taTuy thế, những ngành của những khám phá mới này và những áp dụng của chúng đến nay đạt được chứng tỏ chúng liên hệ đến ngay chính nhận thức tự nhiên của con người và sự bảo tồn duy trì loài người. Vì thế chúng ta không còn phải chấp nhận quan điểm rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã hội chỉ đơn giản là những kiến thức khoa học và những năng lực nổi bật của kỷ thuật vượt trội hơn nữa và rằng sự lựa chọn những gì để hành động với kiến thứcnăng lực này nên được giao phó trong những bàn tay của cá nhân

Chúng ta phải tìm ra phương thức có liên quan tới chiều hướng của sự phát triển khoa học đặc biệt trong khoa học đời sống. Bằng sự viện dẫn những nguyên tắc đạo đức căn bản, chúng tôi không bênh vực một sự hiệp nhất đạo đức tôn giáo và sự thẩm tra của khoa học. Tốt hơn, chúng tôi nói về những gì chúng tôi gọi là “đạo lý muôn thuở” nó bao trọn những nguyên tắc đạo đức chính yếu, như là từ bi yêu thương, bao dung, một ý nghĩa ân cần, quan tâm đến kẻ khác, cùng trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thứcnăng lực – những nguyên tắc vượt lên trên những ngăn cách giữa những người tín ngưỡng cùng những người không tín ngưỡng, và những tín đồ của tôn giáo này với tôn giáo khác. Một cách cá nhân chúng tôi muốn tưởng tượng những hành động của tất cả loài người, kể cả khoa học, như những ngón tay trên một bàn tay. Vì thế cho đến khi nào một ngón tay của những ngón tay vẫn được nối với bàn tay của sự thông cảmvị tha căn bản của con người, chúng sẽ tiếp tục phục vụ cho sự cát tường của loài ngườiChúng ta đang thực sự sống trên một thế giới. Kinh tế hiện đại, truyền thông điện tử, du lịch quốc tế cũng như những vấn đề của môi trường, tất cả nhắc nhở chúng ta căn bản hằng ngày sự liên đới thế giới ngày nay đã trở nên sâu xa như thế nào. Những cộng đồng khoa học đóng một vai trò sinh động quan trọng đầy sức sống trong thế giới liên đới tương thuộc này. Vì bất cứ lý do lịch sử nào, hiện nay những khoa học gia thụ hưởng một sự tôn trọngtín nhiệm lớn lao trong xã hội, nhiều hơn hẳn những môn học tu luyện, kỷ luật, triết lý, và tôn giáo của chính chúng tôiChúng tôi kêu gọi đến những khoa học gia là hãy mang vào trong việc làm chuyên môn của họ tiếng gọi của những nguyên tắc đạo đức căn bản mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con người.

Science at the Crossroads
By Tenzin Gyatso, the Dalai Lama

This article is based on a talk given by the Dalai Lama at the annual meeting of the Society for Neuroscience on November 12, 2005 in Washington DC.

http://dalailama.com/page.163.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ

15-11-2008


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6858)
Sườn non chay khô ngâm ra - lát mõng làm 2 rồi cắt lại làm 4 - ướp với nước tương, không đủ đậm thì cho thêm nước màu thắng
(Xem: 6729)
Củ cải, cà rốt, củ đậu (củ sắn), trái táo gọt vỏ, thái miếng (trừ táo, táo để nguyên trái). Cho vào nồi, đổ nước ngập cao hầm lấy nước ngọt.
(Xem: 7183)
Đổ nước vào một nồi trung bình, khoảng nửa nồi. Cho 1 muỗng cà-phê muối vào nước. - Ðặt nồi nước lên bếp lửa nấu.
(Xem: 6426)
Khi mua hoa quả, bạn không thể bóc bỏ vỏ hoặc cắt, gọt ra, nhìn vào phần bên trong để lựa trái ngon. Vì vậy, dùng tay và mắt để nhận biết là rất quan trọng.
(Xem: 6622)
Ngày càng có nhiều người có xu hướng ăn chay và vì vậy, họ cần phải tuân thủ theo lối ăn uống lành mạnh nhất định hay còn gọi là chế độ ăn chay.
(Xem: 7556)
Món ăn này của bạn chắc chắn sẽ được khen ngợi bởi không chỉ ngon miệng, đẹp mắt mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
(Xem: 7148)
Gừng, khoai lang, cải xoăn là những thực phẩm giúp cơ thể luôn được giữ ấm và phòng ngừa các chứng bệnh dễ mắc trong ngày đông.
(Xem: 6374)
Nấu hồi hương và gạo đỏ với 1/2 tách nước khoảng 15 phút trên ngọn lửa nhỏ. Vớt hồi hương và gạo đỏ ra...
(Xem: 6651)
Trụng hạt đào vào nước đang sôi khoảng 1 phút, vớt ra để ráo. Đun hạt đào với 3/4 muỗng cà phê muối...
(Xem: 6867)
Cắt tàu hũ ki thành từng miếng có cạnh vuông khoảng 5cm. Chiên tảo cao trong dầu nóng, xắt nhỏ khi nguội.
(Xem: 7498)
Tảo cao rửa sạch. Đập khô và bằm nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước 2 giờ, rửa sạch. Đun sôi 1 ít nước với gừng
(Xem: 6881)
Lê, táo, ổi giòn trộn chua cay với các gia vị. Gỏi thanh tịnh vị rất mát, tao nhã.
(Xem: 13383)
Mít xé nhỏ hoặc thái theo chiều miếng mít. - Đậu hủ chiên vàng và thái nhỏ.
(Xem: 7517)
Nấm rơm gọt ngâm nước muối, rửa sạch, tai nào lớn chẻ làm tư, nhỏ chẻ hai, vắt ráo, xào qua nếm chút muối.
(Xem: 6754)
Hòa tan các vật liệu cho nước pha trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên.
(Xem: 6714)
Hòa tan các vật liệu cho nước chanh trộn trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Trộn đều tất cả vật liệu gỏi...
(Xem: 7119)
Cho dầu canola vào chảo. Khi chảo nóng, để mì căn vào chiên vàng. - Dưa leo, cần tây và cà-rốt trộn chung với đường...
(Xem: 6251)
Rửa sạch cải xanh, cho vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra, làm nguội bằng nước sạch, vắt ráo nước, cắt rời ra...
(Xem: 6625)
Mì căn xé miếng (mì căn xé chứ không cắt nha). Ướp với 1 teaspoon bột nêm, 1 teaspoon đường, 1 teaspoon xì dầu, 1/2 teaspoon curry...
(Xem: 7061)
Cho khoai tây, bột ngọt, muối vào một cái chén trộn đều, cho bột mì, muối, bột ngọt, bột lên men, nước, vào một cái chén...
(Xem: 7613)
Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng, cho các nguyên liệu hạt lựu (chừa lại một ít) vào xào, nêm xì dầu, đường, gừng băm nhuyễn...
(Xem: 6566)
Cho khoai tây, gừng, đậu xanh, măng non, muối, bột ngọt, đường, gừng vào một cái thố, trộn đều rồi ép nhẹ thành miếng hình chữ nhật dày 1.5cm.
(Xem: 7424)
Phết gia vị lên mỗi miếng tàu hũ ki, rắc bột năng, đặt 2 miếng tàu hũ ki cạnh nhau, ghép từng miếng có bề rộng khoảng 5cm...
(Xem: 7555)
Cắt nấm đầu khỉ thành miếng mỏng, cho vào nước ngâm khoảng 2 giờ để loại bỏ vị chua và chát, vắt ráo nước...
(Xem: 8233)
Đậu cắt 2 đầu tước dây bỏ rửa sạch. Nấm ngâm mềm rửa sạch cắt lát mỏng. Đậu hủ chiên cắt lát mỏng.
(Xem: 11921)
Thịt bò thái miếng cho vào chảo xào sơ nêm nếm thêm tí xì dầu, đường cho đậm đà, trút ra đĩa.
(Xem: 7865)
Lưu thông máu kém có thể là thủ phạm gây đau đầu, lạnh tay chân, mệt mỏi… Hãy thử những mẹo dưới đây xem sao nhé.
(Xem: 10746)
Món này chỉ có rau củ xào, một món chay nhẹ nhàng, thanh mát, ăn nhiều mà không lo béo.
(Xem: 7340)
Ngâm đậu hũ trong nước đang sôi 2 phút, vớt ra để nguội, đặt trong tủ lạnh qua đêm.
(Xem: 7140)
Nhân dồn vào bên trong đậu phụ chiên gồm: Nấm rơm băm nhuyễn + đậu phụ bóp nhuyễn...
(Xem: 6783)
Ướp đậu hủ với nước xốt ướp khoảng 1-2 tiếng cho thấm. - Đặt chảo lên bếp.
(Xem: 6678)
Đậu hũ rửa sạch, xắt thành từng lát, chiên vàng trong dầu nóng, vớt ra để ráo. - Xào ớt xanh và ớt đỏ trong dầu...
(Xem: 7189)
Ăn chay đang dần trở thành xu hướng ẩm thực trong cuộc sống hiện đại ở các nước phát triển. Giữa cuộc sống bận rộn, hối hả, giới trẻ hiện đại thích đến những quán cơm chay...
(Xem: 6912)
Trong khi nấu cơm, chuẩn bị cho đậu hũ mềm vào dĩa, cho lên xửng hấp chín. - Bắc chảo, cho tí dầu + gừng bầm nhỏ...
(Xem: 6453)
Ngó sen gọt kỹ, rữa sạch, để ráo nước và bào nhỏ, trộn với gia vị để làm nhân (vắt khô nước nếu nhân không được ráo).
(Xem: 6943)
Đậu hũ tráng qua nước, xắt miếng hình tam giác, để ráo. Củ mì gọt vỏ, xắt sợi. Dưa leo rửa sạch, xắt sợi. Giá đỗ trụng qua nước sôi...
(Xem: 6226)
Cắt đậu phụ non thành hình chữ nhật dài 7cm, rộng 4.5cm, dày 1.5cm. - Cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng
(Xem: 6169)
Cà rốt, gọt vỏ rửa sạch, xắt thành miếng dài cỡ ngón tay, luộc sơ trong nước sôi khoảng 10 phút cho mềm.
(Xem: 6487)
Hòa tan các vật liệu của phần gia vị trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Ðặt một chảo không dính lên bếp, cho dầu ô-liu vào.
(Xem: 6594)
Nấm hương ngâm nước, cắt bỏ chân để ráo, ướp gia vị và hấp 10 phút, xắt đôi khi nấm đã nguội. Đậu hũ rửa sạch, xắt mỗi miếng thành 3 phần.
(Xem: 7270)
Chao tán nhuyễn rồi hòa tan với nước tương và đường. Ướp hỗn hợp chao vào đậu hủ khoảng 5-10 phút.
(Xem: 7116)
Nấm hương ngâm nước, gọt sạch, để ráo và hấp 10 phút, xắt nhỏ. Măng rửa sạch, xắt nhỏ, để ráo.
(Xem: 7484)
Tàu hủ trụng qua nước sôi, để ráo, xếp vô cái tô. Nấm mèo ngâm mềm, xắt miếng nhỏ vừa ăn.
(Xem: 6811)
Cắt tàu hủ thành những miếng vuông nhỏ vừa miệng ăn, chiên dòn, để ráo dầu.
(Xem: 7396)
Đảo 1 muỗng cà phê muối trên chảo với ngọn lửa thấp, cho bột ngũ vị hương vào làm muối ngũ vị. Đậu hũ rửa sạch, cắt mỗi miếng làm 3 phần...
(Xem: 9519)
Ngày nay, trong các xứ tiên tiến thì các phương pháp để giải quyết mau lẹ và hiệu quả các khó khăn về tư duy được nghiên cứu và giảng dạy khá kỹ trong nhiều "course" ở các truờng.
(Xem: 7209)
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất...
(Xem: 7417)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.
(Xem: 7904)
A Brief History of Time cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big Bang, Lỗ đen, Nón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không chuyên sâu.
(Xem: 7370)
Bắc chảo dầu ô-liu nóng, chiên vàng đậu hủ. Sau đó cho vật liệu của phần gia vị vào, trộn đều.
(Xem: 7515)
Trộn chung hai loại bột lại với nhau. Ðậu hủ lấy trong hộp ra, dùng giấy thấm cho khô, để yên khoảng 20 phút.
(Xem: 6989)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
(Xem: 6847)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
(Xem: 9569)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
(Xem: 7525)
Hòa tan các vật liệu của phần gia vị trong 1 chén nhỏ. Ðể một bên. - Ðặt một cái chảo không dính trên bếp lửa trung bình.
(Xem: 6872)
Cho gạo vào niêu cùng với nước ép cà rốt và một ít nước vừa đủ để khi chín cơm không bị nhão.
(Xem: 6677)
Dùng một quả thơm còn đầu, cắt ngang phần cuống, dùng dao khoét bỏ ruột, tỉa hình thoi ngoài vỏ tạo thành những lỗ hổng.
(Xem: 7260)
Nấm hương ngâm nước. Cắt nấm hương, cà chua thành miếng nhỏ. Bột năng hòa tan vào nước. Cho cơm cháy vào chảo dầu nóng chiên giòn...
(Xem: 7293)
Cho chảo lên bếp cho dầu vào đợi chảo nóng, sau đó cho phần chao vô xào cho thơm và cho tất cả phần nguyên liệu vào đảo đều...
(Xem: 7031)
Cam 1/2 trái cắt lát để chưng bày, 1/2 còn lại vắt lấy nước, nếu cam nhỏ dùng 1 1/2 - 2 trái, nếu cam ngọt thì bớt đuờng lại khi nêm nếm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant