Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Dùng bột nêm có ảnh hưởng đến sức khỏe?

24 Tháng Chín 201200:00(Xem: 31409)
Dùng bột nêm có ảnh hưởng đến sức khỏe?
DÙNG BỘT NÊM
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

Lời Ban Biên Tập:

Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G). Bên khác cho rằng AN TOÀN. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài dưới đây: Một bài của BS Trần văn Ký, Chuyên Gia Văn Phòng Phía Nam Hội Khoa Học Kỹ Thuật An Toàn Thực Phẩm Việt Nam đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị và một bài phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đăng trên tập san Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi trích một phần bài kết quả nghiên cứu của Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Ban Đánh Gía Các Chất Phụ Gia, Sở Lượng Giá Ảnh Hưởng Sức Khỏe, Trung Tâm An Toàn Thực Phẩm thuộc cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Ủy ban kết luận là không có bằng chứng gây ung thư, gây quái thai, hoặc ảnh hưởng xấu đến sinh sản đã được quan sát … và ủy ban không tìm thấy lý do để đề nghị rằng những thức ăn mà các chất này đã được thêm vào phải được dán nhãn trên cơ sở an toàn, và rút lại khuyến nghị trước đó về ghi nhãn.


BỘT NÊM
BS. Trần Văn Ký

SGTT- Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.

Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợian toàn tuyệt đối. Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…

Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. (Tác giả bài viết không đưa ra nguồn nghiên cứu - ghi chú của BBT) Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm.

Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hóa chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.

Không nên lạm dụng bột nêm Xử trí khi ngộ độc bột nêm Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.

Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

BS TRẦN VĂN KÝ

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị



DÙNG BỘT NÊM
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng hay không?

Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên. Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình nhưng nghe thông tin là ăn bột nêm có chứa I + G có hại nên nghi ngờ, không biết có chính xác hay không?

Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên khoa học là Disodium 5` - Inosinate (I) và Disodium 5` - Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ trở thành chất Disodium 5` - Ribonucleotides có tác dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn từ các giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

botnem-suckhoe 
I+G được bổ sung trong các loại gia vị phổ biến như nước mắm, bột nêm...

Không riêng gì bột nêm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy I + G (thường được viết tắt trên bao bì sản phẩm với mã số là 627 và 631) được các công ty sản xuất thực phẩm sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới một cách an toàn trong chế biến hầu hết các loại gia vị, thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như nước tương, nước mắm, bột canh, tương ớt, tương cà chua, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn,… Thông thường, I + G được bổ sung vào hạt nêm chỉ với một hàm lượng rất nhỏ nhằm cân bằng và mang đến vị đậm đà cho thực phẩm.

Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a, nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến…

Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩmđáp ứng các điều kiện theo quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình. 

Nguyễn An Dương

Theo Sức khỏe & Đời sống

http://suckhoedoisong.vn/201121710727973p0c44/su-dung-bot-nem-co-anh-huong-den-suc-khoe.htm



KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DI-SODIUM 5’-INOSINATE
VÀ DI-SODIUM 5’-GUANYLATE TRONG CÁC LỌAI BỘT NÊM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007

Nguyễn Đức Thịnh*, Phan Nguyễn Thị Trung Hương*, Hòang Thị Nga*, Trần Thị Ánh Nguyệt*

Hiện nay nhiều sản phẩm thực phẩm, nhất là lọai bột nêm có sử dụng phụ gia là di sodium 5’-inosinate (E.631) và di sodium 5’-guanylate (E.627) để thay thế bột ngọt. Khi cho thêm hai chất tạo ngọt tổng hợp di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate vào bột ngọt nó sẽ làm tăng thêm vị của bột ngọt. Tỷ lệ sử dụng thông thường của di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate với bột ngọt là 1:10(1,2). Từ năm 1964, công ty Ajinomoto bắt đầu bán các phụ gia tạo ngọt này ra thị trường. Hàng năm, ba công ty Ajinomoto, Cheil Jedang và Daesang bán ra thị trường khoảng 20 tỷ euro các sản phẩm này(3).

Người ta đã nghiên cứu những tác động của hai acid inosinic và guanylic cũng như các muối của nó trên súc vật thí nghiệm và trên người trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhưng chưa thấy tính chất độc hại của nó(2,0).

Hiện nay chưa có những qui định về giới hạn hàm lượng cũng như liều dùng hàng ngày (ADI) của hai chất này trong các gia vị. Nhưng cộng đồng châu Âu và Ủy ban Các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm- JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives) đã có một số tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng của hai chất này trong các loại thực phẩm đã được chế biến là không được quá 500 mg/kg cho từng chất hay cà hai chất (theo qui định tiêu chuẩn 95/2-EC) trong thực phẩm vào năm 1995(0).

Hiện nay trên thị trường Việt nam có nhiều loại bột nêm sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về chúng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát hàm lượng của chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Hiện nay trên thị trường Việt nam, nhiều loại bột nêm có sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate của các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các sản phẩm bột nêm trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Lấy mẫu ngẫu nhiên tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (22 mẫu). Xác định hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

Kết quả: 100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate từ 23,86 đến 9450,86 mg/kg

Kết luận: Kết quả cho thấy 100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate.

Nguồn: Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 303 – 306

DISODIUM 5'-GUANYLATE AND DISODIUM 5'-INOSINATE

First draft prepared by
Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Additives Evaluation Branch
Division of Health Effects Evaluation
Center for Food Safety and Applied Nutrition
Food and Drug Administration, Washington, DC, USA
1. EXPLANATION
The disodium salts of 5'-guanylic acid and 5'-inosinic acid
were previously evaluated at the eighteenth meeting of the
Committee, when an ADI "not specified" was allocated (Annex 1,
reference 35). At that time, metabolism, teratogenicity, and acute,
short-term and long-term toxicity of the two substances, as well as
data on the reproductive toxicity of inosinic acid and its calcium
and sodium salts, were reviewed. The present Committee reviewed
these compounds together, as many of the new toxicological studies
had been performed on mixtures of the two salts. Data from the
earlier reviews have been incorporated into this consolidated
monograph.
..../....

3. COMMENTS
Disodium 5'-guanylate and disodium 5'-inosinate are widely
distributed in all animal and plant tissues. Their role in purine
metabolism as well as their breakdown to uric acid and to allantoin
(in most mammals, but not humans) is well documented. Data
presented at the 18th meeting as well as new data on the
metabolism, reproductive effects, genotoxicity, and short-term and
long-term toxicity of guanylate and inosinate were evaluated at the
present meeting. No evidence of carcinogenicity, teratogenicity, or
adverse effects on reproduction has been observed.
Changes in dietary purine intake over the past decade resulting
from the use of guanylate and inosinate as flavour enhancers are no
greater than those due to variability in the consumption of the
major dietary contributors of purines. Naturally occurring
nucleotides in the diet (calculated to be up to 2 g/person/day)
greatly exceeds their intake resulting from use as flavour enhancers
(approximately 4 mg/person/day).
4. EVALUATION
The Committee concluded that, on the basis of the available
data, the combined total daily intake of disodium 5'-guanylate and
disodium 5'-inosinate is not of toxicological significance, and
re-confirmed the ADI "not specified" that was previously
established. Because exposure to these substances from their use as
flavour enhancers is low compared with daily intake of naturally
occurring nucleotides in the diet, the Committee found no reason to
recommend that foods to which these substances have been added
should be labelled on the basis of safety, and withdrew its previous
recommendation for labelling.
Source: http://www.inchem.org/documents/jecfa/jecmono/v32je06.htm
Copyright International Programme on Chemical Safety (IPCS)

 

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14288)
Trộn đều cốm, đậu xanh và dừa, thêm đường theo khẩu vị... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 15160)
Nếu tạo màu theo lớp như hình trên bên phải thì cho xôi theo từng lớp một vào khuôn... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18110)
khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử , ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…
(Xem: 17925)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì... William Li
(Xem: 14241)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh... Bùi Thị Thu Hương
(Xem: 13617)
Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng .v.v... Nghiệp Đức dịch
(Xem: 15589)
Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, chỉ có ở các sản phẩm chế biến từ thịt động vật và một số ít có trong trứng và bơ sữa.
(Xem: 18134)
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại.
(Xem: 18878)
Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định.
(Xem: 11809)
Nhân loại và thế giới thực sự đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong do sự tàn phá môi trường khủng khiếp, dân số quá tải...
(Xem: 13469)
Các khoa học gia đã chọn chế độ dinh dưỡng chay áp dụng cho các phi hành gia và họ đã nghiên cứu cách trồng rau...
(Xem: 24488)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 13607)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?”
(Xem: 14310)
Bức thư là cách thể hiện phản ứng của Einstein đối với một cuốn sách mang tựa đề “Choose Life: The Biblical Call to Revolt”.
(Xem: 21518)
Đối với những người ăn chay, hai loại hạt Chia và Flaxseed, đặc biệt là hạt Chia có thể nói là thực phẩm chay lý tưởng vì là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời...
(Xem: 37875)
Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường.
(Xem: 17685)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
(Xem: 15024)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
(Xem: 15135)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
(Xem: 16224)
Những ngày qua, thời tiết nóng bức làm cơ thể bị nhiệt, khiến nhiều người bị viêm họng, lở miệng...
(Xem: 15230)
Ăn các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây... có tác dụng cải thiện trí não và giúp ngừa chứng mất trí nhớ liên quan tới tuổi già.
(Xem: 12922)
Các chất chống ô xy hóa trong vỏ táo có thể giúp mở ra các liệu pháp cũng như hướng điều trị mới cho những ai bị các rối loạn do viêm ruột kết...
(Xem: 15317)
Để đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, 4.700 mg/ngày, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn...
(Xem: 15538)
Cà phê chứa hàng trăm hợp chất, bao gồm các chất chống ô xy hóa và chất kháng viêm - vốn có thể hạn chế những dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm...
(Xem: 31379)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại khái là thiền định.
(Xem: 14867)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
(Xem: 60269)
Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt.
(Xem: 14210)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
(Xem: 16573)
Món ăn ngày Tết - Mứt dứa ngọt mềm
(Xem: 13609)
Thêm một sự lựa chọn thú vị cho những người thích ăn chay trong dịp năm mới - món bánh muffin làm từ bí xanh và các nguyên liệu tự nhiên.
(Xem: 28747)
Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản...
(Xem: 16280)
Gần Tết rồi bạn hãy trổ tài làm mứt cho gia đình cùng thưởng thức nhé, mứt khoai lang dẻo, bùi, không quá ngọt như ở ngoài hàng bán.
(Xem: 15918)
Khoai lang bí, khoai môn, khoai mì luộc chín riêng mỗi thứ, lưu ý khoai lang và khoai môn nên luộc chín dòn đừng luộc chín mềm.
(Xem: 14788)
Cho vỏ cam vào bát nhỏ, thêm chút nước sôi, để khoảng 3- 4 phút, vớt ra để ráo. Hòa tan đường, cho vào chảo đun sôi.
(Xem: 13792)
Vắt nước cam rồi bỏ vào máy sinh tố với dâu xay lên. Sau đó, bỏ chút đường quậy đều và cho chút đá vào.
(Xem: 13243)
Xoài mua về để cho chín mùi rồi ta mới gọt vỏ lấy cơm của nó xay cho nhuyễn để vào tủ đá cho gần đông đặc lại, sau đó để xoài vào thố lớn dầm xoài ra...
(Xem: 11955)
Nấm mối thường mọc khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở miền quê, nơi có vùng đất thịt bazan. Ở những vùng đất này, nấm có khi mọc lên trong bờ rào...
(Xem: 13375)
Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên ổi được xem là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
(Xem: 15716)
Nâng chén chè có sắc màu tím đậm in trong lòng chén trắng phau, người ăn cảm thấy tâm hồn bâng khuâng xao xuyến, dịu đi những mệt mỏi ngày thường.
(Xem: 17513)
Theo dân gian, nhai lá ổi hoặc ăn ổi sống có thể làm nướu răng chắc khỏe hơn và răng sáng hơn. Ngoài ra ổi còn có khả năng khử trùng, chống vi khuẩn...
(Xem: 15413)
Những lát sen ngào được bảo quản trong lọ thủy tinh trong veo, đậy kín. Sen ngào được đặt lên bàn thờ cúng ông bà để tỏ lòng hiếu thảo.
(Xem: 16033)
Bánh lá dứa không phải là món ăn chơi của người Kinh, người Hoa địa phương, mà là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Khmer “sáng chế”.
(Xem: 13346)
Nhóm nghiên cứu của ông Castro nhận thấy vỏ chuối băm nhỏ có thể nhanh chóng tách lọc chì và đồng khỏi nước sông cũng tốt như những loại vật liệu khác.
(Xem: 11586)
Việc nghiên cứu xương đầu của chim gõ kiến có thể giúp giới khoa học chế tạo mũ bảo hiểm bảo vệ não khỏi chấn thương nghiêm trọng.
(Xem: 11261)
Dưa gang có vị ngọt nhạt, tính hàn, có lợi cho tràng vị, giải rượu và ngộ độc. Muốn giảm cân, lấy dưa gang luộc rồi bóc vỏ, đánh tơi...
(Xem: 12104)
Không mất nhiều thời gian, lại tận dụng được nhiều nguyên liệu có sẵn trong gian bếp, bạn có thể tự chăm sóc da của mình theo phương châm “rẻ mà đẹp”.
(Xem: 13131)
Sâm sương là một loại dây leo, rất quen thuộc với người dân Việt Nam, có người gọi là sương sâm, là món dùng giải khát phù hợp cho tất cả mọi người...
(Xem: 10606)
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...
(Xem: 9726)
Các nhà khoa học Úc cho biết bổ sung sữa chua hằng ngày có thể giúp ngừa tình trạng thành mạch máu dày lên, vốn có thể dẫn tới các cơn trụy tim và đột quỵ.
(Xem: 10129)
Bổ sung gừng có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm sưng ở ruột, một trong những tác nhân dẫn đến ung thư ruột kết.
(Xem: 18428)
Ngâm nấm mèo cho nở, rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt, đậu hủ, nấm mèo xắt lát mỏng, dài cỡ 5cm. Bắc chảo dầu nóng, phi boarô cho thơm...
(Xem: 11375)
Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở. Phần lớn là do di truyền, tuổi tác...
(Xem: 12087)
Người Tây Tạng đã khám phá ra nhiều bài thuốc cơ bản, như dùng bơ nấu chảy đắp lên vết thương để cầm máu, hay dùng nước nóng để trị chứng không tiêu.
(Xem: 21724)
Cải xoăn là một loại rau màu xanh mà lá nhăn nheo. Không chỉ là một món ăn ngon, cải xoăn còn có rất nhiều chất dinh dưỡng.
(Xem: 9806)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
(Xem: 12562)
Trộn đường vào cream quấy đều cho tan ra, dùng một nửa số sầu riêng vào hỗn hợp xay nát chung với vanilla ice cream...
(Xem: 11630)
Ðể đường và nước vào xoong nhỏ nấu lên cho tan đường ra và hơi đặc lại, để thử độ đặc, ta có thể thấy đường dính vào muỗng gỗ là được.
(Xem: 14607)
Trộn tất cả, cho lên bếp khuấy cho bột đặc thành 1 miếng to, bột không cần chín hoàn toàn. Bỏ ra cắt thành miếng nhỏ, nhận nhân vào giữa và túm lại...
(Xem: 11396)
Bánh nướng, dẻo là món quà quen thuộc trong dịp trung thu, nhưng bạn đã bao giờ thử bánh trung thu từ rau câu chưa. Vỏ bánh giòn mát...
(Xem: 12475)
Từ thời văn minh cổ, con người đã biết dùng lô hội làm thuốc và thức ăn uống. Do loại cây này nhiều tính năng chữa trị nên cả thế giới đều biết đến.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant