Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dùng bột nêm có ảnh hưởng đến sức khỏe?

24 Tháng Chín 201200:00(Xem: 31489)
Dùng bột nêm có ảnh hưởng đến sức khỏe?
DÙNG BỘT NÊM
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

Lời Ban Biên Tập:

Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G). Bên khác cho rằng AN TOÀN. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài dưới đây: Một bài của BS Trần văn Ký, Chuyên Gia Văn Phòng Phía Nam Hội Khoa Học Kỹ Thuật An Toàn Thực Phẩm Việt Nam đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị và một bài phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đăng trên tập san Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi trích một phần bài kết quả nghiên cứu của Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Ban Đánh Gía Các Chất Phụ Gia, Sở Lượng Giá Ảnh Hưởng Sức Khỏe, Trung Tâm An Toàn Thực Phẩm thuộc cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Ủy ban kết luận là không có bằng chứng gây ung thư, gây quái thai, hoặc ảnh hưởng xấu đến sinh sản đã được quan sát … và ủy ban không tìm thấy lý do để đề nghị rằng những thức ăn mà các chất này đã được thêm vào phải được dán nhãn trên cơ sở an toàn, và rút lại khuyến nghị trước đó về ghi nhãn.


BỘT NÊM
BS. Trần Văn Ký

SGTT- Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.

Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợian toàn tuyệt đối. Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…

Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. (Tác giả bài viết không đưa ra nguồn nghiên cứu - ghi chú của BBT) Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm.

Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hóa chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng.

Không nên lạm dụng bột nêm Xử trí khi ngộ độc bột nêm Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể.

Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

BS TRẦN VĂN KÝ

Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị



DÙNG BỘT NÊM
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?

I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng hay không?

Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên. Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình nhưng nghe thông tin là ăn bột nêm có chứa I + G có hại nên nghi ngờ, không biết có chính xác hay không?

Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên khoa học là Disodium 5` - Inosinate (I) và Disodium 5` - Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ trở thành chất Disodium 5` - Ribonucleotides có tác dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận: bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn từ các giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

botnem-suckhoe 
I+G được bổ sung trong các loại gia vị phổ biến như nước mắm, bột nêm...

Không riêng gì bột nêm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy I + G (thường được viết tắt trên bao bì sản phẩm với mã số là 627 và 631) được các công ty sản xuất thực phẩm sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới một cách an toàn trong chế biến hầu hết các loại gia vị, thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày như nước tương, nước mắm, bột canh, tương ớt, tương cà chua, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn,… Thông thường, I + G được bổ sung vào hạt nêm chỉ với một hàm lượng rất nhỏ nhằm cân bằng và mang đến vị đậm đà cho thực phẩm.

Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a, nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến…

Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩmđáp ứng các điều kiện theo quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình. 

Nguyễn An Dương

Theo Sức khỏe & Đời sống

http://suckhoedoisong.vn/201121710727973p0c44/su-dung-bot-nem-co-anh-huong-den-suc-khoe.htm



KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DI-SODIUM 5’-INOSINATE
VÀ DI-SODIUM 5’-GUANYLATE TRONG CÁC LỌAI BỘT NÊM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007

Nguyễn Đức Thịnh*, Phan Nguyễn Thị Trung Hương*, Hòang Thị Nga*, Trần Thị Ánh Nguyệt*

Hiện nay nhiều sản phẩm thực phẩm, nhất là lọai bột nêm có sử dụng phụ gia là di sodium 5’-inosinate (E.631) và di sodium 5’-guanylate (E.627) để thay thế bột ngọt. Khi cho thêm hai chất tạo ngọt tổng hợp di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate vào bột ngọt nó sẽ làm tăng thêm vị của bột ngọt. Tỷ lệ sử dụng thông thường của di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate với bột ngọt là 1:10(1,2). Từ năm 1964, công ty Ajinomoto bắt đầu bán các phụ gia tạo ngọt này ra thị trường. Hàng năm, ba công ty Ajinomoto, Cheil Jedang và Daesang bán ra thị trường khoảng 20 tỷ euro các sản phẩm này(3).

Người ta đã nghiên cứu những tác động của hai acid inosinic và guanylic cũng như các muối của nó trên súc vật thí nghiệm và trên người trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhưng chưa thấy tính chất độc hại của nó(2,0).

Hiện nay chưa có những qui định về giới hạn hàm lượng cũng như liều dùng hàng ngày (ADI) của hai chất này trong các gia vị. Nhưng cộng đồng châu Âu và Ủy ban Các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm- JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives) đã có một số tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng của hai chất này trong các loại thực phẩm đã được chế biến là không được quá 500 mg/kg cho từng chất hay cà hai chất (theo qui định tiêu chuẩn 95/2-EC) trong thực phẩm vào năm 1995(0).

Hiện nay trên thị trường Việt nam có nhiều loại bột nêm sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về chúng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát hàm lượng của chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Hiện nay trên thị trường Việt nam, nhiều loại bột nêm có sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate của các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các sản phẩm bột nêm trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Lấy mẫu ngẫu nhiên tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (22 mẫu). Xác định hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

Kết quả: 100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate từ 23,86 đến 9450,86 mg/kg

Kết luận: Kết quả cho thấy 100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate.

Nguồn: Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 303 – 306

DISODIUM 5'-GUANYLATE AND DISODIUM 5'-INOSINATE

First draft prepared by
Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Additives Evaluation Branch
Division of Health Effects Evaluation
Center for Food Safety and Applied Nutrition
Food and Drug Administration, Washington, DC, USA
1. EXPLANATION
The disodium salts of 5'-guanylic acid and 5'-inosinic acid
were previously evaluated at the eighteenth meeting of the
Committee, when an ADI "not specified" was allocated (Annex 1,
reference 35). At that time, metabolism, teratogenicity, and acute,
short-term and long-term toxicity of the two substances, as well as
data on the reproductive toxicity of inosinic acid and its calcium
and sodium salts, were reviewed. The present Committee reviewed
these compounds together, as many of the new toxicological studies
had been performed on mixtures of the two salts. Data from the
earlier reviews have been incorporated into this consolidated
monograph.
..../....

3. COMMENTS
Disodium 5'-guanylate and disodium 5'-inosinate are widely
distributed in all animal and plant tissues. Their role in purine
metabolism as well as their breakdown to uric acid and to allantoin
(in most mammals, but not humans) is well documented. Data
presented at the 18th meeting as well as new data on the
metabolism, reproductive effects, genotoxicity, and short-term and
long-term toxicity of guanylate and inosinate were evaluated at the
present meeting. No evidence of carcinogenicity, teratogenicity, or
adverse effects on reproduction has been observed.
Changes in dietary purine intake over the past decade resulting
from the use of guanylate and inosinate as flavour enhancers are no
greater than those due to variability in the consumption of the
major dietary contributors of purines. Naturally occurring
nucleotides in the diet (calculated to be up to 2 g/person/day)
greatly exceeds their intake resulting from use as flavour enhancers
(approximately 4 mg/person/day).
4. EVALUATION
The Committee concluded that, on the basis of the available
data, the combined total daily intake of disodium 5'-guanylate and
disodium 5'-inosinate is not of toxicological significance, and
re-confirmed the ADI "not specified" that was previously
established. Because exposure to these substances from their use as
flavour enhancers is low compared with daily intake of naturally
occurring nucleotides in the diet, the Committee found no reason to
recommend that foods to which these substances have been added
should be labelled on the basis of safety, and withdrew its previous
recommendation for labelling.
Source: http://www.inchem.org/documents/jecfa/jecmono/v32je06.htm
Copyright International Programme on Chemical Safety (IPCS)

 

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8218)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
(Xem: 8900)
Trước hết thắng caramel bằng 200gr đường và 5cl nước, để lửa nhỏ cho đường chảy ra và vàng, đừng để cháy sẽ bị đắng.
(Xem: 8646)
Đánh trứng nhẹ, đừng cho nổi bọt. Đổ sữa vào nồi, bắt lên bếp, đổ đường vào và quậy cho tan.
(Xem: 9150)
Tất cả trộn chung rồi quậy lửa nhỏ, quậy khoảng 25 phút, nếu không thì sẽ bị bở không ngon.
(Xem: 8861)
Bột ray qua 1 lần. Trộn đều tất cả vật liệu bằng spatula, để khoảng 20 phút cho dừa thấm với tất cả.
(Xem: 11109)
Nhồi bột thật mạnh, là từ từ, lâu chừng nào tốt chừng nấy, cho bột được tan đều muối, đường và bột nổi, và bột phải nhồi cho đều tay...
(Xem: 9811)
Bật lò lên 200F (90C) - Trứng đánh với đường cho đến khi mầu nhạt đi. Vanilla bean pod chẻ ở giữa, lấy dao cạo cạo cho ra vanilla
(Xem: 10014)
Cốm sàng lại cho sạch, rưới vào 200 ml nước, thỉnh thoảng trộn đều, để khoảng 3 tiếng cho cốm mềm.
(Xem: 11365)
Trộn chuối đã ướp (cùng rượu đường trong đó) với bánh mì ngâm. Khuôn tráng hay lót giấy nướng bánh. Lò vặn nóng chừng 175 độ C.
(Xem: 10732)
Trộn chung tất cả lại trong 1 cái tô. Dùng cái dĩa sâu lòng, thoa chút dầu ăn vào...
(Xem: 9498)
Dùng vợt để sàng bộ trong một cái tô lớn. Cho đường và nước cốt dừa vào tô và dùng muỗng trộn đều.
(Xem: 11466)
Cho nước + butter + sugar + salt vào trong nồi, bắt lên bếp nấu. Khi thấy butter chảy ra thì tắt lửa.
(Xem: 9106)
Nấu nước đường lên với tất cả mấy thứ trên trừ potato flakes, khi sôi rồi, tắt lửa cho potato flakes vào. Để 2 phút...
(Xem: 9672)
Đậu xanh vo sạch, nấu chín, tán nhuyễn. Cho đậu vào chảo sên với đường, nhắc xuống để nguội. Vo thành viên tròn nhỏ.
(Xem: 9888)
Đánh lòng trắng trứng khoảng 10 phút. Sau đó cho lòng đỏ trứng vô đánh thêm khoảng 5 phút.
(Xem: 10912)
Nấu nước đường và nước dừa chung với nhau, khi tan cho 1/2 thỏi bơ vào, sau đó cho tinh dầu lá dứa quấy đều, để nguội.
(Xem: 10021)
Trộn bột năng vô trứng, rồi cho nước dừa, đánh cho tan đều, cho bột nổi vào, quậy nhanh tây cho đều. Đổ bột ngay vào khuôn nóng đã thoa dầu...
(Xem: 9142)
Đây là món ăn tráng miệng thường thấy trên các bàn tiệc của người phương tây. Với cách làm đơn giản cùng với một chút trái cây...
(Xem: 10411)
Hòa bột gạo, bột năng, yeast và cơm rượu vào container. Cho 2/3 chén nước dừa xiêm vào quậy cho thành hỗn hợp sền sệt...
(Xem: 8694)
Mùa hè đến cơ thể luôn khát nước và cần nhiều dinh dưỡng. Còn gì tuyệt hơn là một ly sinh tố vừa để hạ thấp nhiệt độ của nắng hè, vừa giúp bạn trở nên giữ dáng hơn.
(Xem: 9310)
Một món chay mang tên “mặn” nhưng được chế biến thanh tao và ngon miệng với thành phần chính là đậu hủ và nấm, thích hợp cho những người thích ăn chay.
(Xem: 8959)
Hôm nay, độc giả Thu Minh sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm chè cốm, đơn giản lại thơm ngon.
(Xem: 9368)
Một con chó và một con ngỗng ở Trung Quốc đã trở thành đôi bạn thân sau khi con chó cứu con ngỗng bị xe tông.
(Xem: 10067)
Khi pha thức uống với nước nóng như cà phê, trà… chỉ cần cho vào tách một hạt coffee joules, nước sẽ hạ nhiệt nhanh hơn bình thường...
(Xem: 16340)
Huyệt Minh Nhãn – vừa quan trọng vừa hữu dụng. Phòng chứng mệt mỏi/đục thủy tinh thể/ngủ ngon – Hãy mách bảo cho bạn bè!
(Xem: 9427)
Chế độ ăn chay ngày càng được nhiều người lựa chọn, nhằm bảo vệ sức khỏe và hướng tới sự thanh thản cho tâm hồn.
(Xem: 9375)
Những ngày trời mưa, sau bữa cơm chiều, có món chè bắp tráng miệng thật là ấm lòng. Bát chè có vị ngọt, thơm của bắp, cùng vị béo của nước cốt dừa.
(Xem: 9114)
Thường xuyên ăn 4 loại rau quả này có thể ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, giúp bạn trẻ hơn 10 tuổi.
(Xem: 9352)
Hai món chay cũng từ cơ bản là đậu hũ nhưng với cách chế biến và pha phối nhiều thực phẩm khác để cho ra món ngon, vị lạ.
(Xem: 10640)
Những ngày hè nắng nóng đang đến, mời bạn trổ tài làm món chè bưởi mát lành, ngon ngọt.
(Xem: 8669)
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Nhật Bản, ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ.
(Xem: 10112)
Mời các bạn thử những món chay ngon miệng bổ dưỡng và dễ làm sau đây nhé
(Xem: 10214)
Tác dụng dưỡng da của lô hội được không ít người biết đến, tuy nhiên dùng lô hội như một thứ đồ uống giải khát thì không phải ai cũng biết cách.
(Xem: 10409)
Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm.
(Xem: 9889)
Dưới đây là một số bài thuốc dùng cho người bệnh huyết áp thấp và huyết áp cao, theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung và Như Tá.
(Xem: 13195)
Làm cho đĩa trái cây tráng miệng thêm hấp dẫn quả là một nghệ thuật, bạn có thể tha hồ sáng tạo, thể hiện các ý tưởng của mình...
(Xem: 10858)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
(Xem: 9684)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
(Xem: 9522)
Bạc hà thanh mát, hạt tiêu cay thơm hòa cùng vị chua của chanh và vị ngọt của mật ong cho bạn một ly nước đầy năng lượng...
(Xem: 10019)
Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng củ gừng làm vị thuốc chữa bệnh.
(Xem: 11443)
Ly kem tươi mịn màng không lạnh buốt mà mát dịu, ăn kèm với những miếng dưa vàng ngọt lịm thật thích.
(Xem: 10419)
Bưởi, chuối hay táo... là các loại trái cây quen thuộc nhưng bạn đã biết ăn chúng vào lúc nào là tốt nhất chưa?
(Xem: 9944)
Mùa hè nắng nóng nên rất dễ xảy ra say nắng, cảm nắng. Bạn nên trữ những vật liệu để chế biến những món ăn, thức uống phòng và chữa cảm nắng.
(Xem: 9544)
Cuộc khảo sát cho thấy, lá cà-ri có thể vô hiệu hóa vi-rút gây sổ mũi, đau họng, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ở bệnh nhân cảm lạnh.
(Xem: 10027)
Ăn uống hợp lý sẽ giúp ta kiểm soát được sự tấn công của bệnh tật và người bệnh thấp khớp cũng không nằm ngoài qui luật ấy!
(Xem: 10593)
Trái cây hay rau củ sau khi được gọt vỏ thường dễ bị thâm đen, làm thế nào để giữ rau quả tươi màu sau khi gọt vỏ?
(Xem: 9773)
Chè đậu xanh là món tráng miệng phổ biến từ Bắc chí Nam, nhưng một vài biến tấu trong cách chế biến sẽ tạo ra hương vị khác lạ...
(Xem: 10514)
Cái thanh mát, ngọt dịu giòn sần sần của rau câu quyện với vị trái vải thơm lừng, món chè vả rau câu sẽ giúp bạn xua tan cái nóng bức mệt mỏi của mùa hè.
(Xem: 10250)
Trời vào hè là lúc những món giải khát, món tráng miệng mát lạnh trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết, chè xoài thơm ngọt sẽ góp mặt vào thực đơn hấp dẫn nhà bạn.
(Xem: 11004)
Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốtpho, sắt... là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ...
(Xem: 9225)
Thứ đồ uống quen thuộc này có thể giúp bạn cải thiện chứng viêm họng, táo bón, khống chế huyết áp, hạ sốt, thậm chí giúp giảm cân.
(Xem: 8956)
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi (nhưng chưa chín rục), nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng…
(Xem: 9586)
Xay trái cây với sữa đậu nành sẽ cho ly sinh tố của bạn hương vị mới lạ, hơn nữa hãy thử xay riêng các loại quả và tạo thành nhiều tầng xem, rất thú vị.
(Xem: 19582)
Dừa dứa là một giống dừa nhỏ trái, da màu xanh (giống dừa xiêm), nước ngọt đậm đà và có vị thơm thoang thoảng mùi lá dứa.
(Xem: 8589)
Một công trình nghiên cứu của Trường đại học Michigan, Hoa Kỳ, đã cho biết một số thông tin đáng ngạc nhiên về các loại đậu cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng.
(Xem: 9828)
Nước chè, đặc biệt nước chè xanh do hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng.
(Xem: 9237)
Các loại rau, củ, quả mua ở chợ hoặc siêu thị là loại thực phẩm tươi, nếu chưa có điều kiện chế biến ngay cần chú ý cách bảo quản như sau...
(Xem: 9706)
Nấu gì hôm nay xin mời các bạn cùng thực hiện một món chay hấp dẫn với những hạt tấm nở xốp, thơm ngon, món Cơm tấm bì chay.
(Xem: 13741)
Ăn cà chua, nhất là cà chua đã nấu chín, giúp giảm nguy cơ bị ung thư, loãng xương và bệnh tim mạch...
(Xem: 10853)
Bạn vừa có một cuộc họp căng thẳng? “Hãy ngủ trưa để “hạ nhiệt””, các nhà nghiên cứu Mỹ khuyên.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant