Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Một thế giới từ bi

10 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 13502)
Một thế giới từ bi

MỘT THẾ GIỚI TỪ BI
Cư Sĩ Nguyên Giác


blank

Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Giữa một thế giới đầy bạo lực, trọn cuộc đời của ngài chỉ là để biến nơi này trở thành một thế giới từ bi hơn. Ngài bước đi từ cõi nước này qua lãnh thổ nọ, nói chuyện từ đại học này qua thiền viện nọ... nơi nơi không phải để chiêu dụ cải đạo, không phải để hăm dọa những ai không theo ngài sẽ rớt xuống địa ngục, mà chỉ để làm cho cõi này trở thành từ bi hơn, để người với người thực sự tôn trọng nhau và yêu thương nhau.

Lòng từ bi của ngài thể hiện ngay trong cách xử thế đối với cả các chuyển biến tại quê nhà Tây Tạng. Khi những cuộc biểu tình xảy ra hàng loạt vào tháng 3-2008 tại Lhasa cũng như tại nhiều thành phố và thiền viện Tây Tạng, khi hàng ngàn vị sư ra phố biểu tình, và khi công an Trung Quốc đưa côn đồ trà trộn vào người biểu tình để đốt nhà, để đập các cửa tiệm và để làm mất chính nghĩa bất bạo động của Phật Giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu tất cả tự chế, hãy ngưng ngay bạo động và nhắc nhở chư Tăng phải sống với lòng từ bi.

Trong những cuộc phỏng vấn, nói chuyện trước giờ, ngài cũng luôn luôn nhắc về lòng từ bi, nghĩa là tôn chỉ của yêu thương, tử tế, giúp người.

Những câu nói của ngài thường được báo giới nhắc tới như:

Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần gì tới chùa chiền; không cần gì tới triết lý phức tạp. Trí óc của chúng ta đây, quả tim của chúng ta đây, chính là ngôi chùa, ngôi đền của chúng ta; triết lý chính là lòng từ bi.”

Ngài cũng không đặt vấn đề phải tấn công tôn giáo khác, hay phải hù dọa về hình phạt đời sau đối với người khác đạo. Cái nhìn của ngài lúc nào cũng từ bi: “Tất cả các truyền thống tôn giáo lớn đều căn bản mang cùng một thông điệp, đó là yêu thương, từ bitha thứ... điều quan trọng là, các thông điệp này phải là một phần đời sống thường nhật của chúng ta.”

Ngôn ngữ tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác thật hiếm hoi trên đời này. Chỉ có những người có tâm độ lượng như Đức Đạt Lai Lạt Ma mới gạt bỏ mọi thứ linh tinh để nhìn vào cốt tủy của các tôn giáo và rồi mới thấy cần bao dung nhau.

Trả lời một câu hỏi rằng có thể nào một người vừa là tín đồ Ki Tô Giáo (Christianity, còn dịch là Cơ Đốc Giáo, hay Thiên Chúa Giáo), vừa là Phật Tử được không, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời:

“... Tôi đã trả lời câu hỏi này một cách gián tiếp khi tôi nói rằng niềm tin vào một Đấng Sáng Tạo có thể đi kèm với sự hiểu biết về Tánh Không. Tôi tin có thể bước đi trên đường tâm linh và hòa hài Ki Tô Giáo với Phật Giáo. Nhưng khi tới một mức độ chứng ngộ nào đó, sẽ phải cần lựa chọn giữa 2 con đường này. Tôi mới đây đã có loạt thuyết giảng tại Mỹ và một trong những thuyết giảng này là về sự kham nhẫnbao dung. Vào cuối buổi thuyết giảng, có một nghi lễ để lập Nguyện Bồ Tát. Một linh mục Ki Tô Giáo trong hội trường muốn lập nguyện này. Tôi mới hỏi vị đó rằng, vị đó có quyền tự quyết định như thế không, và rồi vị này trả lời rằng có quyền đó, dĩ nhiên, vị này có thể lập nguyện, và vẫn là một Cơ Đốc Nhân.”

Đạo Phật đã vào Hoa Kỳ với lòng từ bi như thế. Và Đức Đạt Lai Lạt Mahiện thân của lòng từ bi chân thật.

Lòng từ bi đó của ngài là điều mà ngài thể hiện thực sự. Hãy nhìn xem cách ngài đối xử với dân Tây Tạng: ngài đã từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị, để chỉ thuần tuý giữ vai trò người thầy dạy đạo. Không ai có thể ép ngài phảỉ từ bỏ vai trò chính trị. Thậm chí nhiều vị lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng lưu vong thỉnh nguyện rằng ngài cần phải ngồi trên ngai vàng muôn năm trường trị. Nhưng không, quyền lực chính trị chỉ là phương tiện để cứu dân, cứu nước – khi thấy cần từ bỏtừ bỏ liền, và ngài đã thiết lập ngay một nền dân chủ, cho bầu cử tự do để chọn lên một vị Thủ Tướng Tây Tạng lưu vong. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xóa bỏ định chế 400 năm trên ngôi lãnh đạo của dân tộc Tây Tạng.

Đó là một sự hy sinh hiếm hoi: xóa sổ một định chế lãnh đạo tôn giáo đã có truyền thống nhiều trăm năm. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm một điều tuyệt vời như thế.

Hôm Thứ Năm 7-7-2011, các vị dân cử Hoa Kỳ đã đón ngài tới tòa nhà quốc hội, đã ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma như một cảm hứng toàn cầu, trong khi thúc giục Tổng Thống Barack Obama hãy kình với Trung Quốc để gặp vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong.

Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ John Boehner, nhân vật quyền lực cao hàng thứ 3 Hoa Kỳ, theo Hiến Pháp Mỹ, đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và nói, “Cuộc đời ngài đã làm điển hình cao thượng cho các nước như chúng ta đang hoạt động để lan trải tự do, bao dungtôn trọng phẩm giá con người.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại về cách Trung Quốc trong năm 1954 đưa ngài tới Bắc Kinh để dự Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc đầu tiên, và về cách sau này ngài quan sát quốc hội Ấn Độ dưới thời Thủ Tướng Jawaharlal Nehru.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cười, kể lại, “Tại Bắc Kinh, Quốc Hội họp lặng lẽ. Trong khi ở Ấn Độ, quốc hội họp ồn ào, và các dân biểu cứ ưa thích chỉ trích nhau. Tôi có rất nhiều ấn tượng tốt đẹp về hệ thống dân chủ này, nghĩa là tự do phát biểu, tự do nói, ai cũng bình đẳng cả.”

Phải chi ai cũng học được điều này: Tự dodân chủ là sản phẩm của từ bibao dung. Bởi vì có từ bi mới biết thực sự tôn trọng người khác, mới mong muốn làm người khác hạnh phúc.

Từ bi là chìa khóa vậy. Một lần, Đức Đạt Lai Lạt Ma kể về một vị sư già, sau khi bị nhà nước CSTQ giam tù 20 năm, đã vượt biên trốn sang Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi vị sư già này, rằng trong 20 năm tù kia, nhà sư lo sợ điều gì nhất. Vị sư già trả lời, rằng trong 20 năm trong tù lúc nào cũng chỉ lo sợ có mỗi một điều: chỉ sợ rằng mình mất đi Bồ Đề Tâm, chỉ sợ có khi nào khởi lên lòng oán giận các cai tù, chỉ sợ có khi nào lòng mình khởi lên căm thù... Chỉ sợ lòng mình không giữ được từ bi, nhẫn nhục...

Trong một buổi họp báo tại Vancouver, Canada vào tháng 9-2006, ngài nói, “Đã tới lúc phải giáo dục mọi người, hãy ngừng mọi tranh cãi nhân danh tôn giáo, văn hóa, quốc gia, hệ thống kinh tế hay chính trị dị biệt. Chiến tranh kình nhau chỉ vô ích. Chỉ là tự sát thôi.”

Địa cầu này quả nhiên đã trở nên quá hẹp, mà không bao dung nhau là tất sẽ đẩy nhân loại dần tới chỗ hủy diệt.

Tấm lòng bao dung của ngài còn thể hiện qua câu nói trong bài phỏng vấn của báo The Daily Telegraph năm 2006, “Tôi không muốn chiêu dụ người khác cải đạo sang Phật Giáo -- tất cả các tôn giáo lớn, khi được hiểu đúng đắn, có cùng một khả thể cho sự tốt đẹp.”

Nhưng, tuy từ bibao dung như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói rõ các dị biệt tôn giáo. Ngài nói trong bài Diễn Văn Buổi Tối Lễ Nhận Giải Nobel, nơi trang 115:

Đạọ Phật không chấp nhận lý thuyết về Thượng Đế, hay một đấng sáng tạo. Đạọ Phật giảỉ thích rằng, trong tận cùng, hành động của chúng ta mới là đấng sáng tạo... Từ một điểm nhìn, Đạo Phật là một tôn giáo, từ điểm nhìn khác thì Đạo Phật là khoa học về tâm thức và không phải là tôn giáo. Đúng ra, Đạo Phật có thể là một chiếc cầu giữa 2 điểm nhìn này.”

Từ bibao dung, nhưng vẫn trí tuệ tuyệt vời. Đó là hiện thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma vậy.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19326)
Phật Ngọc Hòa Bình Đã Về Tới Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Phật Ngọc Được Rước Diễn Hành Qua Nhiều Đường Phố Ở Quận Cam
(Xem: 16404)
Đại lễ thỉnh Phật sẽ được cử hành long trọng bằng đoàn xe Cung nghinh và xe Hoa rước Phật vào lúc 10 giờ sáng thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010
(Xem: 19999)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây
(Xem: 16607)
Được thành lập từ năm 1996, Project Vietnam hằng năm đều đặn tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo...
(Xem: 16625)
Cuộc giải cứu thợ mỏ Chile sẽ bất thành nếu thiếu sự đồng lòng của chính phủ và người dân, cũng như sự đấu tranh không khoan nhượng của gia đình nạn nhân.
(Xem: 17820)
Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng dẫn 500 tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo từ 15 quốc gia trong trong một khóa tu thiền quán tại Ngôi đền nổi tiếng Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm.
(Xem: 18123)
Hai người Mỹ Peter Diamond và Dale Mortensen, và người Anh gốc Hy Lạp từ đảo Síp Christopher Pissarides, đã giành giải thưởng Nobel kinh tế 2010.
(Xem: 17448)
Các đội cứu cấp Chile đã kết thúc công tác giải cứu 33 thợ mỏ, chấm dứt một cơn ác mộng mà cả nước và toàn thế giới vừa trải qua trong 2 tháng.
(Xem: 18623)
Giải Nobel Văn Chương năm 2010 thật bất ngờ được trao cho tiểu thuyết gia, ký giả kiêm chính trị gia Mario Vargas Llosa, một người cũng nổi tiếng không kém trong sự nghiệp chính trị.
(Xem: 20830)
Hai khoa học gia Nhật Bản, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki, cùng với nhà khoa học Mỹ, Richard Heck, đã phát triển phương pháp gọi là liên kết nhờ xúc tác palladium.
(Xem: 19961)
Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng bày tỏ hy vọng nỗ lực của các trí thức Trung Quốc sẽ mang lại kết quả trong tương lai.
(Xem: 19911)
Một nhà khoa học người Anh đã đoạt giải Nobel y học năm 2010 vì công trình phát triển quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
(Xem: 20026)
Hai khoa học gia Nga đã đoạt giải Nobel Vật lý 2010 nhờ những cuộc thí nghiệm “có tính chất đột phá” với một dạng carbon cứng và dẫn điện rất tốt.
(Xem: 20714)
Hôm nay ngày 25-9, tại Khách sạn Istana, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Hội nghị Phật giáo Thế giới (WBC) chính thức khai mạc với sự tham dự của Thiền sư Thích Nhất Hạnh...
(Xem: 19716)
Trong lều có những vật nhỏ quý giá: một chiếc nồi nấu, vài tấm nệm, và hai hoặc ba bộ quần áo cho bọn trẻ.
(Xem: 22128)
Có họa sĩ đã ví Borobudur như đóa sen rực rỡ nổi giữa lòng hồ. Điều ấy quả không ngoa khi Borobudur có kiến trúc, hình dáng và cảnh quan khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia.
(Xem: 24336)
Đức Dalai Lama đã chi hàng chục ngàn bảng Anh để làm từ thiện sau khi bất ngờ có được một khoản tiền công đức tương đối khá từ chuyến du hành đến Nottingham gần đây của Ngài
(Xem: 23777)
Ngài vị pháp thiêu thân tại giao lộ Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt cũ (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), UBND TP.HCM, Sở VH - TT & DL phối hợp cùng THPG TP tổ chức lễ an vị tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Công viên Tượng đài Thích Quảng Đức, số 70-72 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM.
(Xem: 23968)
Please enjoy this interview with His Holiness by Barkha Dutt from NDTV, on his 75th Birthday.
(Xem: 23467)
Ấn Độ: Trên một vạn người Ấn cải đạo sang Phật giáo tại Ahmedabad
(Xem: 24917)
Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi.
(Xem: 21741)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant