Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12223)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
VẤN ĐÁP VỚI TẠP CHÍ CHINA NOW

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 21/06/2011

blankTrong tầm quan trọng từ những hành động của một cá nhân

HỎI: Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiếtchúng ta không nên cảm nhận rằng nỗ lực của cá nhânvô nghĩa. Phong trào xã hội, cộng đồng, hay nhóm người có nghĩa là sự tham gia của những cá nhân. Xã hội có nghĩa là một tập thể của những cá nhân.

Trong việc đáp ứng với Tây Tạng và nhiều người Hoa không phải Phật tử

HỎINếu ngài được trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc từ bi của Đạo Phật với thực tế của một quốc quyền và dân chúng là nhiều người Hoa không phải Phật tử?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã chú ý trong những thập niên vừa qua, quá nhiều thoái hóa trong văn hóa Tây Tạnglối sống Tây Tạng. Bên cạnh những anh chị em người Hoa, ngay cả trong những người Tây Tạng dường như có một hiểm họa nào đấy. Thí dụ, một số người Tây Tạng trẻ mới đào thoát khỏi Tây Tạng trong vài năm qua - mặc dù ý thức như những người Tây Tạng là mạnh mẽ và rất tốt, thì những khía cạnh nào đấy trong thái độ của họ làm cho tôi băn khoăn ngày càng nhiều. Họ lập tức đánh nhau hay sử dụng sức mạnh. Mọi khía cạnh khác trong động cơ của họ thì quá tuyệt, nhưng có nhiều thoái hóa trong khiêm cung và lịch sựthái độ từ bi. Nhưng rồi thì đấy là thực tế, vì thế chúng tôi phải đối diện với nó. Nhưng, tôi vẫn tin tưởng rằng khi chúng tôitự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp - chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa những điều này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôitự do, tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng nữa. Đấy là quyết định cuối cùng của tôi.

Về vai trò tương lai của Đức Thánh ThiệnTây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói rằng sự thay đổi thái độ của một số người Tây Tạng làm ngài băn khoăn. Vì thế tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ thẩm quyền lịch sửTây Tạng khi dường như rằng những người trẻ Tây Tạng cần sự hướng dẫn tâm linh hơn là chính trị.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật rằng tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm đạo đức hay chí nguyện. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, đặc biệt vì tôi quá được tin tưởng, nghĩa vụ của tôi là phải phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng của tôi, để hỗ trợ nhân loại trong tổng quát, đặc biệt những người nào quá tin cậy tôi.
Cũng thế, nếu tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng sẽ cảm kích điều này, một cách gián tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc phát triển dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Không có sự thuận lợi nào khác: nếu tôi tiếp tục như nguyên thủ của chính quyền và một vấn đề phát triển giữa chính phủ trung ương Tây Tạng và người dân hay chính quyền địa phương thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những sự phức tạp xa hơn. Nếu tôi tiếp tục như một người thứ ba, sau đó tôi có thể hoạt động để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng như vậy.

Trong việc sử dụng bạo lực đề giải phóng Tây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài không hy sinh niềm tin của ngài trong việc sử dụng bạo lực để giải phóng Tây Tạng là một hành vi đáng để theo, khi điều này có thể làm giảm thiểu nỗi khổ đau của người Tây Tạng chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Điều ấy có thể đưa công luận đến gần hơn và có thể có hỗ trợ. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi muốn hay không. Do thế, nhằm đề sống một cách hòa hiệp, trong một cung cách hữu nghị, và hòa bình trong tương lai, sự đấu tranh quốc gia qua bất bạo động sẽ rất quan yếu.

Một vấn đề quan trọng khác là sự đồng thuận hay giải pháp tối hậu phải do chính những người Trung Hoa và Tây Tạng tìm kiếm. Vì điều ấy chúng tôi cần sự hỗ trợ từ phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía những người Hoa; điều ấy rất quan yếu. Trong quá khứ, vị thế của chúng tôiphương pháp bất bạo động chân thành; điều này đã tạo nên nhiều sự hỗ trợ của người Hoa, khong chỉ từ bên ngoài mà cũng ở bên trong Hoa Lục. Có nhiều sự hổ trợ trong những người Hoa cho vấn đề của chúng tôi. Trong thời gian tới, nhiều hơn và nhiều người Hoa hơn đang biểu lộ sự cảm kích và tình cảm sâu xa của họ. Đôi khi họ vẫn thấy khó khăn để hỗ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ đánh giá cung cách cuộc đấu tranh của chúng tôi. Tôi xem điều này là rất quý giá. Nếu người Tây Tạng cầm vũ khí, sau đó tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất sự ủng hộ kiểu này.

Chúng tôi cũng nhớ rằng một khi chúng tôi trau dồi một thái độ từ bi, bất bạo đến một cách tự động. Bất bạo động không là một ngôn ngữ ngoại giao, nó là từ bi trong hành động. Nếu quý vị thù hận trong tim, thế thì đương nhiên hành động của quý vị sẽ là bạo động, trái lại nếu quý vị có từ bi trong tim của quý vị, hành động của quý vị sẽ là bất bạo động. Như tôi đã nói trước đây, cho đến khi mà con người vẫn hiện hữu trên trái đất này luôn luôn sẽ có những sự bất đồng và quan điểm xung đột. Chúng ta có thể thấy điều này như đương nhiên. Nếu chúng ta sử dụng bạo lực nhằm để rút ngắn bất đồng và xung đột, sau đó chúng ta phải dự trù bạo động mỗi ngày và tôi nghĩ kết quả của điều này là kinh khủng. Xa hơn thế nữa, thật sự không thể xóa bỏ những bất đồng qua bạo động. Bạo động chỉ mang đến thậm chí nhiều phẫn uất và bất mãn hơn. Bất bạo động trái lại, phương tiện đối thoại, có nghĩa là dùng ngôn ngữ. Và phương pháp đối thoại hứa hẹn: lắng nghe quan điểm của người khác, và quan tâm tôn trọng những quyền của người khác, trong một sự hòa giải tâm linh. Không ai sẽ là người thắng cuộc một trăm phần trăm, và không ai sẽ là người thua cuộc một trăm phần trăm. Đấy là một phương cách thực tiễn. Trong thực tế đấy là con đường duy nhất.

Ngày nay, khi thế giới đã trở nên ngày càng nhỏ hơn, khái niệm của "chúng ta" và "họ" gần như lỗi thời. Nếu sự quan tâm của chúng ta hiện hữu một cách độc lập với những sự quan tâm của người khác, thế thì sẽ có thể có một kẻ thắng cuộc hoàn toàn và một người thua cuộc toàn diện, nhưng vì trong thực tế chúng ta tùy thuộc với nhau, sự quan tâm của chúng ta và của những người khác là quan hệ hỗ tương rất nhiều. Không có sự tiếp cận này, sự hòa giải là không thể có. Thực tế thế giới ngày nay có nghĩa là chúng ta cần học hỏisuy nghĩ trong cách này. Điều này căn cứ trên sự tiếp cận của chính tôi - phương pháp "trung đạo".

Tôi xem những sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng như những triệu chứng. Thí dụ, nếu có một vết phồng hay mụn nhọt nào đấy ở ngoài da, nó là bởi vì có điều gì đấy sai sót trong thân thể. Chỉ trị liệu những triệu chứng thì không đầy đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm ra nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân nền tảng, vì thế những triệu chứng tự động biến mất. Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đấy sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với bạn bè của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vị yêu mến dân chủtự do rất nhiều. Nhưng khi quý vị đối diện với những quốc gia ngoại quốc, không ai đi theo những nguyên tắc dân chủ, nhưng tốt hơn quý vị nhìn năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự. Đương nhiên trong những mối quan hệ quốc tế, người thường quan tâm đến năng lực hay sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ."

Chúng ta phải làm điều gì đấy về những thứ tuyệt đẹp này nhưng là vũ khí phi thường. Vũ khí và sự thiết lập quân đội là để giết hại. Tôi nghĩ rằng một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải làm mọi cố gắng để giảm thiểu sức mạnh quân sự.

Về vấn đề hỗ trợ cho Tây Tạng

HỎI: Đức Thánh Thiện muốn những thành viên của thính chúng làm gì để hỗ trợ cho vấn đề Tây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc dù tôi vô cùng lạc quan trong việc nhận nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nơi khác nhau như Hoa Kỳ và ở đây Anh Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cần nhiều sự hỗ trợ năng động hơn. Quý vị thấy, vấn đề Tây Tạng không chỉ là vấn đề nhân quyền, nó cũng liên hệ đến vấn đề môi trường và vấn đề phi thực dân hóa. Bất cứ cách nào quý vị có thể biểu lộ sự hỗ trợ, chúng tôi cảm kích vô cùng.

Về Thiền quán

HỎI: Thiền quán đưa đến toại nguyện như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi chúng ta dùng thuật ngữ "thiền quán", điều quan trọng là hiểu trong tâm rằng có nhiều ý nghĩa. Thí dụ, thiền quán có thể là thiền nhất niệm, quán chiếu, định chỉ, phân tích, v.v... Đặc biệt trong phạm vi thực tập trau dồi toại nguyện, loại thiền quán nên được áp dụng hay tiến hành là phân tích hơn. Quý vị phản chiếu trên những hậu quả tai hại của việc thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại nguyện, v.v... Bằng việc quán chiếu trên những thứ lợi và hại, chúng ta có thể tăng cường khả năng của chúng ta cho toại nguyện. Một trong những sự tiếp cận căn bản của Đạo Phật trong thiền quánáp dụng một hình thức thực tập qua buổi công phu thiền quán vì thế nó có thể có một tác động trực tiếp trên thời điểm trụ thiền. Thí dụ, trong thái độ của chúng ta, sự tương tác của chúng ta với người khác, v.v...

Về nghiệp báo

HỎI: Nghiệp báoluật nhân quả của hành vi chúng ta. Nhân quả trên vấn đề phi hành vi là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi người ta nói về lý thuyết nghiệp báo, đặc biệt trong mối quan hệ đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, rõ ràng nó nối kết với một hình thức của hành động. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng có những hành động trung tính hay nghiệp trung tính, là điều có thể được thấy như nghiệp báo của phi hành vi. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh mà ai đấy cần sự giúp đỡ, khổ đau hay trong một tình trạng tuyệt vọng, và những hoàn cảnh như vậy, bởi việc năng động dấn thân hay liên hệ trong hoàn cảnh, chúng ta có thể giúp đỡ hay làm giảm thiểu khổ đau, rồi thì nếu chúng ta giữ tư thế không hành động điều đó có thể có những hậu quả nghiệp báo. Nhưng phụ thuộc rất nhiều trên thái độ và động cơ của chúng ta.

Trong việc đạt đến niềm tin trong Phật tính của chúng ta

HỎI: Phương pháp tốt nhất để đạt đến niềm tin vững vàng trong Phật tính của chúng ta là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Căn cứ trên khái niệm về Tính không, ý nghĩa của Linh Quang chủ thể, và cũng của khái niệm của Linh Quang khách thể, chúng ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về Phật tính. Không dễ dàng, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả thông tuệ và qua việc thực hiện nối kết với cảm giác hằng ngày của chúng ta, có một cách để phát triển một loại kinh nghiệm nào đấy sâu xa hơn hay cảm nhận về Phật tính.

Trên vấn đề tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần khi mọi thứ xoay quan tâm thức?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, đúng rằng một số người diễn tả Đạo Phật như một khoa học tâm thức hơn là một tôn giáo. Trong những tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo Phật, Long Thọ, đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tinh thần của Đạo Phật đòi hỏi sự áp dụng phối hợp của năng lực niềm tinthông tuệ. Mặc dù tôi không biết một cách chính xác tất cả những ý nghĩa vi tế sâu rộng của thuật ngữ tiếng Anh "tôn giáo", nhưng tôi nghĩ một cách cá nhân rằng Đạo Phật có thể được định nghĩa như một loại phối hợp của con đường tâm linhhệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, sự nhấn mạnh lớn hơn được gởi gắm ở lý tríthông tuệ nhiều hơn là niềm tin. Nhưng chúng tôi thật sự thấy vai trò của niềm tin. Môn đệ của Đức Phật không chỉ tiếp nhận một cách đơn giản trong niềm tin mù quáng chỉ vì Ngài là Đức Phật, nhưng đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật đã được minh chứng một cách vững chắc trong phạm vi của những hiện tượng và đề tài phù hợp với lý trí và sự thấu hiểu. Bằng việc suy luận rằng Đức Phật đã chứng minh đáng tin cậy trong những vấn đề này, chúng ta có thể kết luận rằng lời của Đức Phật cũng có thể được tiếp nhận như có giá trị trên những vấn đề hay chủ đề không quá rõ ràng đối với chúng ta. Một sự thấu hiểu và khảo sát thiết yếu là sự phán xét. Đức Phật cho chúng ta tự do để đưa tới những khảo sát xa hơn những lời nói của Ngài. Dường như rằng, trong nhân loại, một nhóm người tự diễn tả họ như là những người theo chủ nghĩa vật chất triệt để và nhóm những người khác tự cho căn bản đơn thuần trên niềm tin mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế giới hay hai cuộc vận động. Đạo Phật không thuộc vào nhóm nào ở trên đây.

Trên vấn đề niềm tin mù quáng

HỎI: Ngài cảm thấy gì về niềm tin mù quáng nhằm để đạt đến giác ngộ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ quý vị nên giữ trong tâm từ bi với tuệ trí. Thật quan trọng để sử dụng khả năng thông tuệ của mình để phán xét những hậu quả dài hạn và ngắn hạn trong những hành động của mình.

HỎI:  Trường hợp của những người không có niềm tin tôn giáo thì sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cho dù chúng ta tôn thờ một tôn giáo hay không đấy là quyền của cá nhân. Có thể kiểm soát mà không có tôn giáo, và trong một vài trường hợp nó có thể làm cho đời sống đơn giản hơn. Nhưng khi quý vị không còn có bất cứ sự hứng thú nào trong tôn giáo, quý vị không nên quên lãng những giá trị của những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người. Không có điều này, chúng ta không thể hạnh phúc. Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và để có một gia đình hạnh phúc và những thân hữu hạnh phúc, chúng ta phải phát triển lòng từ bi và yêu mến. Thật quan trọng để nhận ra rằng có hai trình độ tâm linh, một là niềm tin tôn giáo, và một không có tôn giáo. Với loại không có tôn giáo, chúng ta cố gắng một cách đơn giản để là một con người với trái tim nồng ấm.

An Interview with the Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày 15/07/2011
http://chinanowmag.com/interview.htm
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15566)
Ông U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi chính thức được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải ngày 21/09/2012 tại Harvard University Faculty Club, Boston... Lan Anh
(Xem: 15952)
Tập tiểu sử của đại sư Tây Tạng Garchen Rinpoche bằng Anh ngữ sẽ được phát hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 12, 2012.
(Xem: 14309)
Trần Nhân Tông còn đặc biệt nổi tiếng như là người sáng lập dòng thiền Phật giáo mang tên Trúc Lâm Yên Tử... Trọng Thành
(Xem: 15194)
Tri ân và kính tiếc bậc Thầy kỳ vĩ của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam, toàn thể thành viên GHPGVNTNHK
(Xem: 16557)
Kim quan của cố Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch tôn trí tại thiền viện Vạn Hạnh
(Xem: 17228)
Hòa Thượng Viên tịch lúc 9h00 ngày 01/09/2012 (nhằm ngày 16/07 năm Nhâm Thìn) tại Thiền Viện Vạn Hạnh.
(Xem: 16984)
Ngày 11/6/1963, Browne trở nên nổi tiếng khi chụp bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Tấm ảnh này đã gây sốc cho dư luận quốc tế...
(Xem: 16264)
Đại Hội Khoáng Đại Lần I Tại Chùa Cổ Lâm Seattle đã Quyết Định công cử thành phần nhân sự HĐĐH GHPGVNTNHK Nhiệm Kỳ II (2012-2016)
(Xem: 16904)
Nhóm Hương Thiền và các thân hữu thực hiện tại Huntington Beach High School Auditorium 4:00 PM Chủ Nhật, 16 tháng 9 năm 2012
(Xem: 17089)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ I, nhiệm kỳ II (2012 – 2016) được Hội Đồng Điều Hành long trọng tổ chức từ 10-12/8/2012 tại Chùa Cổ Lâm, Seattle
(Xem: 15782)
71 nhà trí thức Việt Nam, trong đó có GS Lê Mạnh Thát, đã gởi thư cho ĐCS Việt Nam ngày 6/8/2012 về việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN và nhân quyền cho người dân.
(Xem: 18481)
Kính mời chư vị đồng ký tên để phản đối việc in hình Đức Phật trên giày, dép... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16353)
Vào lúc 9 giờ ngày 03/8/2012, tại Khách sạn Marriott Santa Clara, California, Hoa Kỳ đã diễn ra Lễ khai mạc khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ lần 2 - Võ Văn Tường
(Xem: 16965)
Bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả các sinh vật đang sống trong đó là hết sức quan trọng, và trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân đã được định hình...
(Xem: 25095)
Trong thực tế, trang Quảng Đức là một trang thuần túy Phật giáo, chỉ làm công việc thông tin những gì liên quan đến Phật pháp và sự tu tập của người Phật tử... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 16653)
Quyết Nghị Đại Hội Khoáng Đại Kỳ V của GHPGVNTNHN Canada, Tại Chùa Pháp Vân, Ngày 12-14/7/2012
(Xem: 15866)
Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh”
(Xem: 21755)
Thư Mời Dự Lễ Vu Lan Của Chùa Hồng Danh Ngày 26/8/2012 - Thích Quảng Thường
(Xem: 17612)
Sáng Hội Prajna Upadesa Foundation trân trọng xin thông báo đến quý vị đề án ấn tống 2012 một dịch phẩm quan trọng của truyền thừa Gelugpa, Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ...
(Xem: 17346)
Thông Bạch Lễ Tưởng Niệm Bốn Đời Tăng Thống Của GHPGVNTN - Do GHPGVNTN Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan tổ chức vào 07/7/2012 tại Chùa Vạn Hạnh, Thủ đô Canberra.
(Xem: 16994)
Phật Ngọc sẽ ở Thái cho đến ngày 27/6/2012 sau đó chuyến du hành Phật Ngọc tiếp tục đến với nước khác – Siri Lanka... Jenny Khanh
(Xem: 16495)
Sự kiện truyền giới lần này là tâm nguyện của Sư cô Liễu Pháp, một Tỳ kheo ni truyền thống Theravada Việt Nam, giảng viên khoa Phật học Đại học New Delhi...
(Xem: 15755)
Cục Quản lý các vấn đề tôn giáo Trung Quốc phản đối kế hoạch của một số chính quyền địa phương tính đưa đền chùa lên sàn chứng khoán... Sơn Duân
(Xem: 17116)
Các nhà khảo cổ Bỉ vừa phát hiện ngôi mộ chứa khoảng 80 xác ướp có niên đại vài trăm năm tại một khu phế tích ở Peru.
(Xem: 16923)
Khóa ACKH PL.2556 - DL.2012 do GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Bát Nhã ngày 20-30/6/2012 - HT Thích Nguyên Trí
(Xem: 16418)
Chiều ngày 05/06/2012 HT Thích Đỗng Tuyên đã thuyết pháp tại nhà hàng Saigon Kitchen - Võ Văn Tường
(Xem: 16616)
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận được trao Giải Thế giới năm 2012, ông là một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học bằng tiếng Pháp...
(Xem: 15703)
Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Lần Thứ 49 lúc 9 giờ sáng thứ 7 ngày 23.6.2012, tại Chùa Bát Nhã thành phố Santa Ana.
(Xem: 19996)
Thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến, có chứa các thành phần có liên quan đến nguy cơ tăng các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và ung thư.
(Xem: 20141)
Buổi lễ trao giải đã được tiến hành tại giáo đường Saint Paul, thủ đô nước Anh từ 13 giờ 30 đến 15 giờ, trong tiếng nhạc cổ điển và các bài hát Phật giáo truyền thống.
(Xem: 21496)
Sáng ngày 13-5-2012, Tu viện Kim Sơn tại Watsonville, Bắc California long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL 2556... Võ Văn Tường
(Xem: 19072)
Ngày 07-5-2012, HT Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni làm Lễ An vị Phật tại Viện Dưỡng lão "Mission de la Casa"
(Xem: 18468)
BuddhaFest do Eric Forbis và Gabriel Riera đồng sáng lập và tổ chức lần đầu vào năm 2010... Minh Phú
(Xem: 16636)
Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 07/05/2012 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9
(Xem: 17989)
Đại Lễ Phật Đản năm 2012 được tổ chức trang trọng vào lúc 9g30 sáng ngày 06-5-2012 ... Võ Văn Tường
(Xem: 15567)
Sáng ngày 05-5-2012, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã tổ chức Lễ hội Vesak 2012
(Xem: 32607)
Chiều ngày 28 tháng 04 năm 2012, giới Phật giáo HongKong đã long trọng tổ chức lễ Đại Phật đản tại nhà thể thao Hồng Khám... Minh Thuận
(Xem: 17417)
Dù bận rộn với nhiều hoạt động, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn dành cho giới truyền thông một cuộc họp báo kéo dài 30 phút tại khách sạn Westin Hotel, Long Beach...
(Xem: 21322)
Lễ Phật Đản Ở Các Chùa Miền Bắc California, Hoa Kỳ - Tin và ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20224)
Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế được long trọng tổ chức trong 3 ngày 20, 21, 22 tháng 4 năm 2012 tại Westminster Mall, Thành Phố Westminster, Nam California
(Xem: 20460)
Ngày 20, 21 và 22 tháng 4 năm 2012, tại nghĩa trang Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Thiên Trúc đã tổ chức Đại Trai đàn Giải oan Bạt độ
(Xem: 16229)
Trong ngày đầu tiên ở San Diego vào buổi sáng ngày 18 tháng 4, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có cuộc thảo luận về sự biến đổi khí hậu toàn cầu...
(Xem: 15308)
Lòng Từ Bi Không Biên Giới - Tịnh Thủy biên dịch
(Xem: 17309)
Phật Đản là ngày thiêng liêng của Đức Phật thị hiện ra đời, khai đạo từ bi giác ngộ, mở ra hành trình giải thoát cho chúng sanh trong sáu nẻo ba đường, giữa muôn hướng ngàn phương.
(Xem: 15968)
Trong 64 phút nói chuyện vào ngày 30-3 tại Trường The American School in London, Thiền sư đã khuyên thính chúng hãy bắt đầu bằng cách học về đau khổ.
(Xem: 16019)
Các nhà sư Thái Lan đã thực hiện một cuộc hành hương từ chùa Wat Phra Dhammakaya qua các khu vực trung tâm thành phố Bangkok...
(Xem: 13623)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm San Diego (California) vào ngày 18-19/04/2012. Được sự bảo trợ bởi ba viện đại học: San Diego State University, UC San Diego & the University of San Diego.
(Xem: 18426)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham gia vào hai sự kiện riêng biệt của công chúng trong chuyến thăm Oahu: cả hai sẽ diễn ra tại Trung tâm Cảnh sát trưởng Stan của Viện Đại học Hawaii tại Manoa.
(Xem: 16348)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Từ Đức, Na Uy, Úc và Hoa Kỳ đã có mặt tại Quận Cam đến hết tuần này 2/4/2012
(Xem: 13541)
Phát biểu tại buổi hội thảo, Đức Dalai Lama kêu gọi các bác sĩ hãy làm việc không phải chỉ để lãnh lương, mà hãy làm việc với sự thận trọng, lòng thương yêu và sự chăm sóc tận tình...
(Xem: 12871)
Lễ hội Phật giáo hàng năm tại chùa Shwedagon, một trong những ngôi chùa vĩ đại và thiêng liêng nhất tại Myanmar, là một sự kiện văn hóa tâm linh truyền thống...
(Xem: 15798)
The Dalai Lama has called for restraint and dialogue: he needs the world's people to support him. Sign the petition below--It has been delivered at Chinese embassies...
(Xem: 16272)
Trong ba ngày lễ hội Phật Đản sẽ có những chương trình khác như Thuyết Pháp, Thắp nến cầu nguyện, Văn nghệ, Tăng Đoàn ngày xưa...
(Xem: 15656)
Chương trình hành hương Thái Lan tu học và đi Nhật Bản dự lễ khánh thành chùa Việt Nam từ ngày 22/10 đến 5/11/ 2012 - HT Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác
(Xem: 17066)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi thuyết giảng chủ đề “Tâm An Trong Nghịch Cảnh” vào Thứ Bảy 21-4-2012 từ 1:30pm tại hội trường Long Beach Arena, thành phố Long Beach, Calif.
(Xem: 14554)
Hội thảo được tổ chức trong ba ngày, 17, 18 và 19-2 tại Đại học Buddhasravaka Bhiksu. Để đào sâu tìm hiểu và phân tích, nhận định vấn đề một cách phổ quát...
(Xem: 15376)
Ngài Khalkha Jetsun Dhampa vào đại học Gomang thuộc Tu viện Drepung ở Tây Tạng và thọ giới Rabjung từ ngài Reting Rinpoche, sau đó ngài nghiên cứu triết học...
(Xem: 15369)
Phật tử Buryatia và vùng Baikal đã tạm biệt năm con Thỏ Trắng và đón năm con Rồng Đen hôm 22-2.
(Xem: 16995)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.
(Xem: 19148)
Đó cũng là một sự bù đắp cho tuổi thơ thiếu thốn của tôi. Nếu nhỡ tôi lấy chồng, chắc các con hụt hẫng lắm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant