Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12141)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
VẤN ĐÁP VỚI TẠP CHÍ CHINA NOW

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 21/06/2011

blankTrong tầm quan trọng từ những hành động của một cá nhân

HỎI: Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiếtchúng ta không nên cảm nhận rằng nỗ lực của cá nhânvô nghĩa. Phong trào xã hội, cộng đồng, hay nhóm người có nghĩa là sự tham gia của những cá nhân. Xã hội có nghĩa là một tập thể của những cá nhân.

Trong việc đáp ứng với Tây Tạng và nhiều người Hoa không phải Phật tử

HỎINếu ngài được trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc từ bi của Đạo Phật với thực tế của một quốc quyền và dân chúng là nhiều người Hoa không phải Phật tử?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã chú ý trong những thập niên vừa qua, quá nhiều thoái hóa trong văn hóa Tây Tạnglối sống Tây Tạng. Bên cạnh những anh chị em người Hoa, ngay cả trong những người Tây Tạng dường như có một hiểm họa nào đấy. Thí dụ, một số người Tây Tạng trẻ mới đào thoát khỏi Tây Tạng trong vài năm qua - mặc dù ý thức như những người Tây Tạng là mạnh mẽ và rất tốt, thì những khía cạnh nào đấy trong thái độ của họ làm cho tôi băn khoăn ngày càng nhiều. Họ lập tức đánh nhau hay sử dụng sức mạnh. Mọi khía cạnh khác trong động cơ của họ thì quá tuyệt, nhưng có nhiều thoái hóa trong khiêm cung và lịch sựthái độ từ bi. Nhưng rồi thì đấy là thực tế, vì thế chúng tôi phải đối diện với nó. Nhưng, tôi vẫn tin tưởng rằng khi chúng tôitự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp - chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa những điều này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôitự do, tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng nữa. Đấy là quyết định cuối cùng của tôi.

Về vai trò tương lai của Đức Thánh ThiệnTây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói rằng sự thay đổi thái độ của một số người Tây Tạng làm ngài băn khoăn. Vì thế tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ thẩm quyền lịch sửTây Tạng khi dường như rằng những người trẻ Tây Tạng cần sự hướng dẫn tâm linh hơn là chính trị.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật rằng tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm đạo đức hay chí nguyện. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, đặc biệt vì tôi quá được tin tưởng, nghĩa vụ của tôi là phải phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng của tôi, để hỗ trợ nhân loại trong tổng quát, đặc biệt những người nào quá tin cậy tôi.
Cũng thế, nếu tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng sẽ cảm kích điều này, một cách gián tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc phát triển dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Không có sự thuận lợi nào khác: nếu tôi tiếp tục như nguyên thủ của chính quyền và một vấn đề phát triển giữa chính phủ trung ương Tây Tạng và người dân hay chính quyền địa phương thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những sự phức tạp xa hơn. Nếu tôi tiếp tục như một người thứ ba, sau đó tôi có thể hoạt động để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng như vậy.

Trong việc sử dụng bạo lực đề giải phóng Tây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài không hy sinh niềm tin của ngài trong việc sử dụng bạo lực để giải phóng Tây Tạng là một hành vi đáng để theo, khi điều này có thể làm giảm thiểu nỗi khổ đau của người Tây Tạng chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Điều ấy có thể đưa công luận đến gần hơn và có thể có hỗ trợ. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi muốn hay không. Do thế, nhằm đề sống một cách hòa hiệp, trong một cung cách hữu nghị, và hòa bình trong tương lai, sự đấu tranh quốc gia qua bất bạo động sẽ rất quan yếu.

Một vấn đề quan trọng khác là sự đồng thuận hay giải pháp tối hậu phải do chính những người Trung Hoa và Tây Tạng tìm kiếm. Vì điều ấy chúng tôi cần sự hỗ trợ từ phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía những người Hoa; điều ấy rất quan yếu. Trong quá khứ, vị thế của chúng tôiphương pháp bất bạo động chân thành; điều này đã tạo nên nhiều sự hỗ trợ của người Hoa, khong chỉ từ bên ngoài mà cũng ở bên trong Hoa Lục. Có nhiều sự hổ trợ trong những người Hoa cho vấn đề của chúng tôi. Trong thời gian tới, nhiều hơn và nhiều người Hoa hơn đang biểu lộ sự cảm kích và tình cảm sâu xa của họ. Đôi khi họ vẫn thấy khó khăn để hỗ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ đánh giá cung cách cuộc đấu tranh của chúng tôi. Tôi xem điều này là rất quý giá. Nếu người Tây Tạng cầm vũ khí, sau đó tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất sự ủng hộ kiểu này.

Chúng tôi cũng nhớ rằng một khi chúng tôi trau dồi một thái độ từ bi, bất bạo đến một cách tự động. Bất bạo động không là một ngôn ngữ ngoại giao, nó là từ bi trong hành động. Nếu quý vị thù hận trong tim, thế thì đương nhiên hành động của quý vị sẽ là bạo động, trái lại nếu quý vị có từ bi trong tim của quý vị, hành động của quý vị sẽ là bất bạo động. Như tôi đã nói trước đây, cho đến khi mà con người vẫn hiện hữu trên trái đất này luôn luôn sẽ có những sự bất đồng và quan điểm xung đột. Chúng ta có thể thấy điều này như đương nhiên. Nếu chúng ta sử dụng bạo lực nhằm để rút ngắn bất đồng và xung đột, sau đó chúng ta phải dự trù bạo động mỗi ngày và tôi nghĩ kết quả của điều này là kinh khủng. Xa hơn thế nữa, thật sự không thể xóa bỏ những bất đồng qua bạo động. Bạo động chỉ mang đến thậm chí nhiều phẫn uất và bất mãn hơn. Bất bạo động trái lại, phương tiện đối thoại, có nghĩa là dùng ngôn ngữ. Và phương pháp đối thoại hứa hẹn: lắng nghe quan điểm của người khác, và quan tâm tôn trọng những quyền của người khác, trong một sự hòa giải tâm linh. Không ai sẽ là người thắng cuộc một trăm phần trăm, và không ai sẽ là người thua cuộc một trăm phần trăm. Đấy là một phương cách thực tiễn. Trong thực tế đấy là con đường duy nhất.

Ngày nay, khi thế giới đã trở nên ngày càng nhỏ hơn, khái niệm của "chúng ta" và "họ" gần như lỗi thời. Nếu sự quan tâm của chúng ta hiện hữu một cách độc lập với những sự quan tâm của người khác, thế thì sẽ có thể có một kẻ thắng cuộc hoàn toàn và một người thua cuộc toàn diện, nhưng vì trong thực tế chúng ta tùy thuộc với nhau, sự quan tâm của chúng ta và của những người khác là quan hệ hỗ tương rất nhiều. Không có sự tiếp cận này, sự hòa giải là không thể có. Thực tế thế giới ngày nay có nghĩa là chúng ta cần học hỏisuy nghĩ trong cách này. Điều này căn cứ trên sự tiếp cận của chính tôi - phương pháp "trung đạo".

Tôi xem những sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng như những triệu chứng. Thí dụ, nếu có một vết phồng hay mụn nhọt nào đấy ở ngoài da, nó là bởi vì có điều gì đấy sai sót trong thân thể. Chỉ trị liệu những triệu chứng thì không đầy đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm ra nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân nền tảng, vì thế những triệu chứng tự động biến mất. Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đấy sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với bạn bè của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vị yêu mến dân chủtự do rất nhiều. Nhưng khi quý vị đối diện với những quốc gia ngoại quốc, không ai đi theo những nguyên tắc dân chủ, nhưng tốt hơn quý vị nhìn năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự. Đương nhiên trong những mối quan hệ quốc tế, người thường quan tâm đến năng lực hay sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ."

Chúng ta phải làm điều gì đấy về những thứ tuyệt đẹp này nhưng là vũ khí phi thường. Vũ khí và sự thiết lập quân đội là để giết hại. Tôi nghĩ rằng một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải làm mọi cố gắng để giảm thiểu sức mạnh quân sự.

Về vấn đề hỗ trợ cho Tây Tạng

HỎI: Đức Thánh Thiện muốn những thành viên của thính chúng làm gì để hỗ trợ cho vấn đề Tây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc dù tôi vô cùng lạc quan trong việc nhận nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nơi khác nhau như Hoa Kỳ và ở đây Anh Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cần nhiều sự hỗ trợ năng động hơn. Quý vị thấy, vấn đề Tây Tạng không chỉ là vấn đề nhân quyền, nó cũng liên hệ đến vấn đề môi trường và vấn đề phi thực dân hóa. Bất cứ cách nào quý vị có thể biểu lộ sự hỗ trợ, chúng tôi cảm kích vô cùng.

Về Thiền quán

HỎI: Thiền quán đưa đến toại nguyện như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi chúng ta dùng thuật ngữ "thiền quán", điều quan trọng là hiểu trong tâm rằng có nhiều ý nghĩa. Thí dụ, thiền quán có thể là thiền nhất niệm, quán chiếu, định chỉ, phân tích, v.v... Đặc biệt trong phạm vi thực tập trau dồi toại nguyện, loại thiền quán nên được áp dụng hay tiến hành là phân tích hơn. Quý vị phản chiếu trên những hậu quả tai hại của việc thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại nguyện, v.v... Bằng việc quán chiếu trên những thứ lợi và hại, chúng ta có thể tăng cường khả năng của chúng ta cho toại nguyện. Một trong những sự tiếp cận căn bản của Đạo Phật trong thiền quánáp dụng một hình thức thực tập qua buổi công phu thiền quán vì thế nó có thể có một tác động trực tiếp trên thời điểm trụ thiền. Thí dụ, trong thái độ của chúng ta, sự tương tác của chúng ta với người khác, v.v...

Về nghiệp báo

HỎI: Nghiệp báoluật nhân quả của hành vi chúng ta. Nhân quả trên vấn đề phi hành vi là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi người ta nói về lý thuyết nghiệp báo, đặc biệt trong mối quan hệ đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, rõ ràng nó nối kết với một hình thức của hành động. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng có những hành động trung tính hay nghiệp trung tính, là điều có thể được thấy như nghiệp báo của phi hành vi. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh mà ai đấy cần sự giúp đỡ, khổ đau hay trong một tình trạng tuyệt vọng, và những hoàn cảnh như vậy, bởi việc năng động dấn thân hay liên hệ trong hoàn cảnh, chúng ta có thể giúp đỡ hay làm giảm thiểu khổ đau, rồi thì nếu chúng ta giữ tư thế không hành động điều đó có thể có những hậu quả nghiệp báo. Nhưng phụ thuộc rất nhiều trên thái độ và động cơ của chúng ta.

Trong việc đạt đến niềm tin trong Phật tính của chúng ta

HỎI: Phương pháp tốt nhất để đạt đến niềm tin vững vàng trong Phật tính của chúng ta là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Căn cứ trên khái niệm về Tính không, ý nghĩa của Linh Quang chủ thể, và cũng của khái niệm của Linh Quang khách thể, chúng ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về Phật tính. Không dễ dàng, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả thông tuệ và qua việc thực hiện nối kết với cảm giác hằng ngày của chúng ta, có một cách để phát triển một loại kinh nghiệm nào đấy sâu xa hơn hay cảm nhận về Phật tính.

Trên vấn đề tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần khi mọi thứ xoay quan tâm thức?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, đúng rằng một số người diễn tả Đạo Phật như một khoa học tâm thức hơn là một tôn giáo. Trong những tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo Phật, Long Thọ, đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tinh thần của Đạo Phật đòi hỏi sự áp dụng phối hợp của năng lực niềm tinthông tuệ. Mặc dù tôi không biết một cách chính xác tất cả những ý nghĩa vi tế sâu rộng của thuật ngữ tiếng Anh "tôn giáo", nhưng tôi nghĩ một cách cá nhân rằng Đạo Phật có thể được định nghĩa như một loại phối hợp của con đường tâm linhhệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, sự nhấn mạnh lớn hơn được gởi gắm ở lý tríthông tuệ nhiều hơn là niềm tin. Nhưng chúng tôi thật sự thấy vai trò của niềm tin. Môn đệ của Đức Phật không chỉ tiếp nhận một cách đơn giản trong niềm tin mù quáng chỉ vì Ngài là Đức Phật, nhưng đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật đã được minh chứng một cách vững chắc trong phạm vi của những hiện tượng và đề tài phù hợp với lý trí và sự thấu hiểu. Bằng việc suy luận rằng Đức Phật đã chứng minh đáng tin cậy trong những vấn đề này, chúng ta có thể kết luận rằng lời của Đức Phật cũng có thể được tiếp nhận như có giá trị trên những vấn đề hay chủ đề không quá rõ ràng đối với chúng ta. Một sự thấu hiểu và khảo sát thiết yếu là sự phán xét. Đức Phật cho chúng ta tự do để đưa tới những khảo sát xa hơn những lời nói của Ngài. Dường như rằng, trong nhân loại, một nhóm người tự diễn tả họ như là những người theo chủ nghĩa vật chất triệt để và nhóm những người khác tự cho căn bản đơn thuần trên niềm tin mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế giới hay hai cuộc vận động. Đạo Phật không thuộc vào nhóm nào ở trên đây.

Trên vấn đề niềm tin mù quáng

HỎI: Ngài cảm thấy gì về niềm tin mù quáng nhằm để đạt đến giác ngộ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ quý vị nên giữ trong tâm từ bi với tuệ trí. Thật quan trọng để sử dụng khả năng thông tuệ của mình để phán xét những hậu quả dài hạn và ngắn hạn trong những hành động của mình.

HỎI:  Trường hợp của những người không có niềm tin tôn giáo thì sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cho dù chúng ta tôn thờ một tôn giáo hay không đấy là quyền của cá nhân. Có thể kiểm soát mà không có tôn giáo, và trong một vài trường hợp nó có thể làm cho đời sống đơn giản hơn. Nhưng khi quý vị không còn có bất cứ sự hứng thú nào trong tôn giáo, quý vị không nên quên lãng những giá trị của những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người. Không có điều này, chúng ta không thể hạnh phúc. Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và để có một gia đình hạnh phúc và những thân hữu hạnh phúc, chúng ta phải phát triển lòng từ bi và yêu mến. Thật quan trọng để nhận ra rằng có hai trình độ tâm linh, một là niềm tin tôn giáo, và một không có tôn giáo. Với loại không có tôn giáo, chúng ta cố gắng một cách đơn giản để là một con người với trái tim nồng ấm.

An Interview with the Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày 15/07/2011
http://chinanowmag.com/interview.htm
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14140)
Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại thành phố Santa Clara, miền Bắc California, Hoa Kỳ từ ngày 02/8/ đến ngày 06/8/2012.
(Xem: 14209)
Đức Phật Từ Bi lần đầu tiên được cung nghinh, chiêm bái tại Chùa Di Lặc sẽ là một sự kiện vô cùng ý nghĩa và lợi lạc cho chúng sanh cả kẻ còn sống lẫn người đã qua đời.
(Xem: 14410)
Gần 300 Phật tử đã vân tập về tại Hội nghị Phật giáo thường niên miền Tây Bắc Hoa Kỳ lần thứ 65 hôm 19-2 ở Spokane để thảo luận về Giáo pháp của Đức Phật.
(Xem: 15369)
Ngày lễ Magha Puja, hay còn gọi là Sangha Day (Ngày Tăng đoàn), là một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của Phật giáo Nguyên thủy và được tổ chức tại nhiều quốc gia...
(Xem: 15962)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải nhận ra sự gắn kết giữa Trái đất và bản thân mình, và rằng chúng ta phải yêu thương Trái đất để chữa lành cho hành tinh này.
(Xem: 13570)
Lamrim Chenmo (Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ) là một bộ luận xuất sắc và giữ vai trò quan trọng bậc nhất cho việc tu tập của tăng sinh và cư sĩ thuộc dòng truyền thừa Gelugpa.
(Xem: 14276)
Thieu Kim Ngan trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong cuộc thi kiến thức trên truyền hình Mỹ, với giải thưởng trị giá 100.000 USD.
(Xem: 19080)
Lúc 5 giờ chiều, ngày thứ bảy 17 tháng 3 năm 2012, tại nhà hàng Seafood Palace, Thành phố Westminster, California.
(Xem: 17488)
Thư Thỉnh - Mời và Chương Trình Đại Lễ Khánh Thành Chùa Việt Nam tại Nhật Bản (Đợt I) - HT Thích Minh Tuyền
(Xem: 13840)
Những kỳ tích thay đổi thế giới của Bill Gates - Từ ông trùm của đế chế phần mềm đến một nhà hoạt động từ thiện lớn nhất thế giới.
(Xem: 17447)
Trân trọng kính mời quý Đồng hương, Phật tử, Thân hữu dành thời giờ đến tham dự Đêm Văn Nghệ Quê Hương & Đạo Pháp 2, do Chùa Pháp Quang tổ chức tại địa điểm: Sân Khấu Lộ Thiên...
(Xem: 15982)
Lễ Tiểu Tường của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch vào ngày Thứ Bảy, 17 tháng 03 năm 2012
(Xem: 14080)
Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích...
(Xem: 16296)
Nhờ Ân Đức gia hộ của Tam Bảo và sự hộ trì của mười phương Phật tử việc kiến tạo xây dựng Ngôi Tam Bảo Chùa Hương Lâm vừa mới được thành tựu. Đây là cơ sở Tín Ngưỡng Tâm Linh...
(Xem: 18625)
Khẩn Báo Hòa Thượng Thích Phước Huệ viên tịch - Tổ Đình Phước Huệ, Úc Châu
(Xem: 16114)
Chương trình Tết Nhâm Thìn tổ chức tại Chùa Pháp Quang - Tỳ Kheo Thích Nhật Tân
(Xem: 15806)
Lobsang Choedak, một nhân viên truyền thông của Ban tổ chức Pháp hội Thời Luân cho biết, sự an ninh của Đức Dalai Lama đã được thắt chặt tại nơi diễn ra pháp hội và khu vực xung quanh Bodh Gaya.
(Xem: 14577)
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận thông qua seminar “Khoa học và Phật giáo - Sự gặp gỡ giữa hai tư tưởng”
(Xem: 17639)
Pháp hội Kagyu Monlam (Cát cử Đại kỳ nguyện Pháp hội) là một lễ hội Phật giáo hàng năm được tổ chức vào dịp cuối năm tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
(Xem: 15028)
Thiền sư Ajahn Chah (17-6-1918 - 16-1-1992) là một trong những bậc thầy lớn trong thời hiện đại của Phật giáo Thái Lan nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung.
(Xem: 15491)
Các nhà sư đang làm sạch một ngọn tháp lưu giữ Tam tạng kinh điển và sách giáo khoa, trong khi những người khác dọn dẹp các lối đi chuẩn bị cho trường tiếp tục hoạt động trở lại...
(Xem: 14091)
Trong lúc nghiên cứu cuốn sách Phật giáo đầu tiên, Charles Goodman đã biên dịch lại nhiều đoạn văn trong cuốn Siksasamuccaya của học giả Phật giáo Tịch Thiên (Ấn Độ).
(Xem: 14528)
Đây là một Pháp hội hiếm có là vì toàn bộ chi phí của các buổi giảng hoàn toàn không thu phí vào cửa với một ước nguyện đơn giản là tạo duyên cho nhiều Phật tử vốn khó khăn về mặt kinh tế...
(Xem: 16404)
Em bé hai đầu chào đời ở Brazil - "Nếu cả hai bộ não của các bé đều hoạt động, làm sao có thể lựa chọn bỏ cái đầu nào?"
(Xem: 14930)
Là “vị tu sĩ châu Phi”, ngài đã phát nguyện cúng dường năm kiếp sống để phát triển và truyền bá đạo Phật ở châu Phi. Hòa thượng sinh ở tỉnh Pintong, Đài Loan năm 1955.
(Xem: 16880)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được Giải thưởng Văn hóa, Nghệ thuật và Giáo dục năm 2011, Dayawati Modi, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, hôm thứ Sáu (2-12) vì "những đóng góp hướng tới hòa bình toàn cầu...
(Xem: 19096)
Chủ nhật, 11-12 (nhằm ngày 17-11-Tân Mão), chùa Hoằng Pháp nằm ở ngoại ô thành phố Phủ Sơn (Busan), Hàn Quốc đã tổ chức lễ kính mừng khánh đản Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 15129)
Nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo, Pháp vương Gyalwang Drukpa hôm thứ Bảy (10-12) đã phát động một cuộc diễu hành từ Mumbai đến Bhopal để truyền bá thông điệp của sự hòa hợp, hòa bình và tình yêu đối với môi trường.
(Xem: 19649)
Hoa-thịnh-đốn, 4-12-2011.- Sáng sớm hôm nay, Hoà-thượng Thích Thanh Đạm, Viện-chủ Chùa Giác Hoàng, đã viên-tịch vào lúc gần 2 giờ sáng
(Xem: 14769)
Trường Phật học hàng đầu dành cho nam thanh thiếu niên ở Colombo, trường Cao đẳng Ananda, đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 125 hôm 29-11 với sự tham gia của Tổng thống Mahinda Rajapaksa.
(Xem: 18323)
Hôm nay, 2-12-2011, chương trình tụng kinh Tipitaka quốc tế do Tăng già nước Lào và Bangladesh đồng tổ chức, dưới sự bảo trợ của tổ chức "Ánh sáng Phật pháp quốc tế" đã khai mạc...
(Xem: 14876)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bày tỏ nỗi buồn về sự mất mát về sinh mạng và tài sản do lũ lụt gần đây gây ra ở Thái Lan.
(Xem: 14929)
Chiều 30-11-2011, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã bế mạc tại hội trường Khách sạn Ashok, New Delhi. Tham dự lễ có Đức Đạt Lai Đạt Ma cùng hơn 40 tổ chức Phật giáo với 800 đại biểu.
(Xem: 13926)
Từ tháng 3 năm 2011 đến nay, đã có tới 12 vị Tăng, Ni Tây Tạng, phát đại nguyện tự thiêu, lấy thân mình làm ngọn đuốc thắp sáng lương tri chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh...
(Xem: 15192)
Cũng trong lần viếng thăm này, khoảng 900 người tín đồ Phật tử Nhật Bản đã tham dự lễ quán đảnh và truyền trao năng lượng của Đức Bồ-tát Bạch Độ Mẫu do Đức Dalai Lama chủ trì...
(Xem: 14803)
Các di vật khảo cổ có niên đại từ thời Đức Phật Thích Ca đã được tìm thấy ở Devdaha, tại Lumbini. Người dân địa phương đã tìm thấy một ống điếu hút thuốc lá làm bằng đất sét...
(Xem: 15461)
Vào ngày thứ tư, trong chuyến đến thăm Nhật Bản (thứ ba ngày 1-11), khoảng 900 người mộ đạo Nhật Bản đã được truyền pháp quán đảnh Vajradhateshvari từ Đức Đạt Lai Lạt Ma...
(Xem: 14782)
Đại diện Học viện Triết học phương Đông (IOP) vừa tham dự một hội nghị chuyên đề quốc tế mang tên “Ngài Trần Huyền Trang: Triết gia và Nhà tiên kiến” ở thủ đô Ấn Độ -New Delhi.
(Xem: 14590)
Đây là một kỳ thi có nội dung đồ sộ, chuyên sâu và khó khăn nhất. Cho nên những vị đạt kết quả cao trong kỳ thi này được cả nước vinh danh, được mọi người trọng vọng.
(Xem: 13817)
Hội Thân hữu Phật bảo là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ được thành lập vào năm 1989 nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo và để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn...
(Xem: 13741)
Hằng năm, tổ chức Soka Gakkai International (SGI) đều tổ chức những kỳ thi về Phật pháp dành cho hội viên các nước. Năm nay, kỳ thi được tổ chức ở Brazil, Nhật Bản, và Đài Loan...
(Xem: 13819)
Trung tâm Văn hóa Phật giáo có mục tiêu truyền bá Phật giáo thuần túy cho thanh thiếu niên trong cả nước vào Đại lễ Phật đản năm 2012.
(Xem: 13265)
Hội Phật giáo Penang (The Penang Buddhist Association) đang quyên góp thực phẩm và hàng viện trợ nhân đạo chuyển đến cho hàng ngàn nạn nhân lũ lụt ở Thái Lan.
(Xem: 13783)
Các nhà sư sẽ bắt đầu đi thăm các nạn nhân lũ lụt tại các trung tâm sơ tán từ ngày mai (3-11) theo một sáng kiến mới nhằm làm giảm căng thẳng và trầm cảm.
(Xem: 14012)
Tại thị trấn Himachal Pradesh hôm chủ nhật (30-10) CTA đã kêu gọi những người theo Phật giáo Tây Tạng hãy ăn chay và ngưng việc sát hại động vật trong một buổi lễ được tổ chức tại Bihar.
(Xem: 14412)
10 nhân vật nổi tiếng thế giới theo đạo Phật - Những người trong danh sách này là những Phật tử thuần thành, nhưng họ không phải là những nhà lãnh đạo tôn giáo.
(Xem: 13396)
Myanmar đang chuẩn bị tổ chức đại lễ kỷ niệm lần thứ 2.600 ngày thành lập ngôi chùa nổi tiếng thế giới Shwedagon tại Yangon, tờ nhật báo chính thức New Light of Myanmar đã đưa tin hôm thứ hai (24-10).
(Xem: 13073)
Hàng trăm tín đồ và các nhà sư đã hội tụ tại tu viện Nor Gumpa ở Gangtok để cầu nguyện cho các nạn nhân đã bị thiệt mạng trong trận động đất ngày 18-9.
(Xem: 13161)
Phật học viện Tây Tạng (The Tibet Buddhist Theological Institute), nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng, đã mở cửa hôm thứ năm (20-10) tại Tây Tạng.
(Xem: 14193)
Một ngôi chùa Phật trên hòn đảo nghỉ mát Penang của Malaysia đã tổ chức một nghi thức tôn giáo hôm Chủ nhật (16-10), trong đó những người đưa tang đã cắn một quả táo để cầu siêu cho Steve Jobs.
(Xem: 15640)
Buổi tiệc gây quỹ giúp Vô Môn Thiền Tự tổ chức đêm Chủ Nhật 16-10-2011 tại Diamond Seafood Restaurant, Quận Cam, Calfornia, đã hoàn tất mỹ mãn...
(Xem: 13706)
Mục đích của Rhys Davids khi sáng lập Hội là để khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu các kinh điển bằng tiếng Pali và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 14367)
Môn học “Không nghĩ gì cả” quả thật là một môn lạ lẫm chưa từng có! Học sinh các lớp đều có thể tham gia lớp học Thiền của Trường Hòa Bình Quốc Tế ở Cologne.
(Xem: 16024)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 14140)
Trong các lá thư riêng của mình, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chúc mừng ba nhân vật đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2011.
(Xem: 12919)
Trong vài năm qua người trình bày thư mời này có duyên gặp gỡ và liên lạc với học giả Alex Berzin (*), một Phật tử và là nhà nghiên cứu Phật học lớn, hiện đang sống tại Đức.
(Xem: 13716)
Steve Jobs, thiên tài trong ngành kỹ thuật cao và là một trong những người thúc đẩy cuộc cách mạng tin học, đã từ trần hôm Thứ Tư 5-10-2011. Ông mới 56 tuổi.
(Xem: 13489)
Trong một bức thư chia buồn gửi đến Bộ trưởng Naveen Patnaik hôm thứ năm (29-9), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia buồn về sự mất mát sinh mạng và sự tàn phá mà thiên tai đã gây ra.
(Xem: 13274)
Chương trình thuyết giảng này được dưới sự bảo trợ của Amitabha Foundation Los Angeles, cùng với sự trợ giúp của Viet Nalanda Foundation.
(Xem: 14207)
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết khi được 90 tuổi, ngài sẽ quyết định chuyện kế vị theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng hay không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant