Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12133)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: vấn đáp với tạp chí China Now

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
VẤN ĐÁP VỚI TẠP CHÍ CHINA NOW

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 21/06/2011

blankTrong tầm quan trọng từ những hành động của một cá nhân

HỎI: Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiếtchúng ta không nên cảm nhận rằng nỗ lực của cá nhânvô nghĩa. Phong trào xã hội, cộng đồng, hay nhóm người có nghĩa là sự tham gia của những cá nhân. Xã hội có nghĩa là một tập thể của những cá nhân.

Trong việc đáp ứng với Tây Tạng và nhiều người Hoa không phải Phật tử

HỎINếu ngài được trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc từ bi của Đạo Phật với thực tế của một quốc quyền và dân chúng là nhiều người Hoa không phải Phật tử?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã chú ý trong những thập niên vừa qua, quá nhiều thoái hóa trong văn hóa Tây Tạnglối sống Tây Tạng. Bên cạnh những anh chị em người Hoa, ngay cả trong những người Tây Tạng dường như có một hiểm họa nào đấy. Thí dụ, một số người Tây Tạng trẻ mới đào thoát khỏi Tây Tạng trong vài năm qua - mặc dù ý thức như những người Tây Tạng là mạnh mẽ và rất tốt, thì những khía cạnh nào đấy trong thái độ của họ làm cho tôi băn khoăn ngày càng nhiều. Họ lập tức đánh nhau hay sử dụng sức mạnh. Mọi khía cạnh khác trong động cơ của họ thì quá tuyệt, nhưng có nhiều thoái hóa trong khiêm cung và lịch sựthái độ từ bi. Nhưng rồi thì đấy là thực tế, vì thế chúng tôi phải đối diện với nó. Nhưng, tôi vẫn tin tưởng rằng khi chúng tôitự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp - chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa những điều này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôitự do, tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng nữa. Đấy là quyết định cuối cùng của tôi.

Về vai trò tương lai của Đức Thánh ThiệnTây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói rằng sự thay đổi thái độ của một số người Tây Tạng làm ngài băn khoăn. Vì thế tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ thẩm quyền lịch sửTây Tạng khi dường như rằng những người trẻ Tây Tạng cần sự hướng dẫn tâm linh hơn là chính trị.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật rằng tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm đạo đức hay chí nguyện. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, đặc biệt vì tôi quá được tin tưởng, nghĩa vụ của tôi là phải phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng của tôi, để hỗ trợ nhân loại trong tổng quát, đặc biệt những người nào quá tin cậy tôi.
Cũng thế, nếu tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng sẽ cảm kích điều này, một cách gián tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc phát triển dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Không có sự thuận lợi nào khác: nếu tôi tiếp tục như nguyên thủ của chính quyền và một vấn đề phát triển giữa chính phủ trung ương Tây Tạng và người dân hay chính quyền địa phương thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những sự phức tạp xa hơn. Nếu tôi tiếp tục như một người thứ ba, sau đó tôi có thể hoạt động để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng như vậy.

Trong việc sử dụng bạo lực đề giải phóng Tây Tạng

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài không hy sinh niềm tin của ngài trong việc sử dụng bạo lực để giải phóng Tây Tạng là một hành vi đáng để theo, khi điều này có thể làm giảm thiểu nỗi khổ đau của người Tây Tạng chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Điều ấy có thể đưa công luận đến gần hơn và có thể có hỗ trợ. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi muốn hay không. Do thế, nhằm đề sống một cách hòa hiệp, trong một cung cách hữu nghị, và hòa bình trong tương lai, sự đấu tranh quốc gia qua bất bạo động sẽ rất quan yếu.

Một vấn đề quan trọng khác là sự đồng thuận hay giải pháp tối hậu phải do chính những người Trung Hoa và Tây Tạng tìm kiếm. Vì điều ấy chúng tôi cần sự hỗ trợ từ phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía những người Hoa; điều ấy rất quan yếu. Trong quá khứ, vị thế của chúng tôiphương pháp bất bạo động chân thành; điều này đã tạo nên nhiều sự hỗ trợ của người Hoa, khong chỉ từ bên ngoài mà cũng ở bên trong Hoa Lục. Có nhiều sự hổ trợ trong những người Hoa cho vấn đề của chúng tôi. Trong thời gian tới, nhiều hơn và nhiều người Hoa hơn đang biểu lộ sự cảm kích và tình cảm sâu xa của họ. Đôi khi họ vẫn thấy khó khăn để hỗ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ đánh giá cung cách cuộc đấu tranh của chúng tôi. Tôi xem điều này là rất quý giá. Nếu người Tây Tạng cầm vũ khí, sau đó tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất sự ủng hộ kiểu này.

Chúng tôi cũng nhớ rằng một khi chúng tôi trau dồi một thái độ từ bi, bất bạo đến một cách tự động. Bất bạo động không là một ngôn ngữ ngoại giao, nó là từ bi trong hành động. Nếu quý vị thù hận trong tim, thế thì đương nhiên hành động của quý vị sẽ là bạo động, trái lại nếu quý vị có từ bi trong tim của quý vị, hành động của quý vị sẽ là bất bạo động. Như tôi đã nói trước đây, cho đến khi mà con người vẫn hiện hữu trên trái đất này luôn luôn sẽ có những sự bất đồng và quan điểm xung đột. Chúng ta có thể thấy điều này như đương nhiên. Nếu chúng ta sử dụng bạo lực nhằm để rút ngắn bất đồng và xung đột, sau đó chúng ta phải dự trù bạo động mỗi ngày và tôi nghĩ kết quả của điều này là kinh khủng. Xa hơn thế nữa, thật sự không thể xóa bỏ những bất đồng qua bạo động. Bạo động chỉ mang đến thậm chí nhiều phẫn uất và bất mãn hơn. Bất bạo động trái lại, phương tiện đối thoại, có nghĩa là dùng ngôn ngữ. Và phương pháp đối thoại hứa hẹn: lắng nghe quan điểm của người khác, và quan tâm tôn trọng những quyền của người khác, trong một sự hòa giải tâm linh. Không ai sẽ là người thắng cuộc một trăm phần trăm, và không ai sẽ là người thua cuộc một trăm phần trăm. Đấy là một phương cách thực tiễn. Trong thực tế đấy là con đường duy nhất.

Ngày nay, khi thế giới đã trở nên ngày càng nhỏ hơn, khái niệm của "chúng ta" và "họ" gần như lỗi thời. Nếu sự quan tâm của chúng ta hiện hữu một cách độc lập với những sự quan tâm của người khác, thế thì sẽ có thể có một kẻ thắng cuộc hoàn toàn và một người thua cuộc toàn diện, nhưng vì trong thực tế chúng ta tùy thuộc với nhau, sự quan tâm của chúng ta và của những người khác là quan hệ hỗ tương rất nhiều. Không có sự tiếp cận này, sự hòa giải là không thể có. Thực tế thế giới ngày nay có nghĩa là chúng ta cần học hỏisuy nghĩ trong cách này. Điều này căn cứ trên sự tiếp cận của chính tôi - phương pháp "trung đạo".

Tôi xem những sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng như những triệu chứng. Thí dụ, nếu có một vết phồng hay mụn nhọt nào đấy ở ngoài da, nó là bởi vì có điều gì đấy sai sót trong thân thể. Chỉ trị liệu những triệu chứng thì không đầy đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm ra nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân nền tảng, vì thế những triệu chứng tự động biến mất. Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đấy sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với bạn bè của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vị yêu mến dân chủtự do rất nhiều. Nhưng khi quý vị đối diện với những quốc gia ngoại quốc, không ai đi theo những nguyên tắc dân chủ, nhưng tốt hơn quý vị nhìn năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự. Đương nhiên trong những mối quan hệ quốc tế, người thường quan tâm đến năng lực hay sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ."

Chúng ta phải làm điều gì đấy về những thứ tuyệt đẹp này nhưng là vũ khí phi thường. Vũ khí và sự thiết lập quân đội là để giết hại. Tôi nghĩ rằng một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải làm mọi cố gắng để giảm thiểu sức mạnh quân sự.

Về vấn đề hỗ trợ cho Tây Tạng

HỎI: Đức Thánh Thiện muốn những thành viên của thính chúng làm gì để hỗ trợ cho vấn đề Tây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc dù tôi vô cùng lạc quan trong việc nhận nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nơi khác nhau như Hoa Kỳ và ở đây Anh Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cần nhiều sự hỗ trợ năng động hơn. Quý vị thấy, vấn đề Tây Tạng không chỉ là vấn đề nhân quyền, nó cũng liên hệ đến vấn đề môi trường và vấn đề phi thực dân hóa. Bất cứ cách nào quý vị có thể biểu lộ sự hỗ trợ, chúng tôi cảm kích vô cùng.

Về Thiền quán

HỎI: Thiền quán đưa đến toại nguyện như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi chúng ta dùng thuật ngữ "thiền quán", điều quan trọng là hiểu trong tâm rằng có nhiều ý nghĩa. Thí dụ, thiền quán có thể là thiền nhất niệm, quán chiếu, định chỉ, phân tích, v.v... Đặc biệt trong phạm vi thực tập trau dồi toại nguyện, loại thiền quán nên được áp dụng hay tiến hành là phân tích hơn. Quý vị phản chiếu trên những hậu quả tai hại của việc thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại nguyện, v.v... Bằng việc quán chiếu trên những thứ lợi và hại, chúng ta có thể tăng cường khả năng của chúng ta cho toại nguyện. Một trong những sự tiếp cận căn bản của Đạo Phật trong thiền quánáp dụng một hình thức thực tập qua buổi công phu thiền quán vì thế nó có thể có một tác động trực tiếp trên thời điểm trụ thiền. Thí dụ, trong thái độ của chúng ta, sự tương tác của chúng ta với người khác, v.v...

Về nghiệp báo

HỎI: Nghiệp báoluật nhân quả của hành vi chúng ta. Nhân quả trên vấn đề phi hành vi là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi người ta nói về lý thuyết nghiệp báo, đặc biệt trong mối quan hệ đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, rõ ràng nó nối kết với một hình thức của hành động. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng có những hành động trung tính hay nghiệp trung tính, là điều có thể được thấy như nghiệp báo của phi hành vi. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh mà ai đấy cần sự giúp đỡ, khổ đau hay trong một tình trạng tuyệt vọng, và những hoàn cảnh như vậy, bởi việc năng động dấn thân hay liên hệ trong hoàn cảnh, chúng ta có thể giúp đỡ hay làm giảm thiểu khổ đau, rồi thì nếu chúng ta giữ tư thế không hành động điều đó có thể có những hậu quả nghiệp báo. Nhưng phụ thuộc rất nhiều trên thái độ và động cơ của chúng ta.

Trong việc đạt đến niềm tin trong Phật tính của chúng ta

HỎI: Phương pháp tốt nhất để đạt đến niềm tin vững vàng trong Phật tính của chúng ta là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Căn cứ trên khái niệm về Tính không, ý nghĩa của Linh Quang chủ thể, và cũng của khái niệm của Linh Quang khách thể, chúng ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về Phật tính. Không dễ dàng, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả thông tuệ và qua việc thực hiện nối kết với cảm giác hằng ngày của chúng ta, có một cách để phát triển một loại kinh nghiệm nào đấy sâu xa hơn hay cảm nhận về Phật tính.

Trên vấn đề tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần

HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần khi mọi thứ xoay quan tâm thức?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, đúng rằng một số người diễn tả Đạo Phật như một khoa học tâm thức hơn là một tôn giáo. Trong những tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo Phật, Long Thọ, đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tinh thần của Đạo Phật đòi hỏi sự áp dụng phối hợp của năng lực niềm tinthông tuệ. Mặc dù tôi không biết một cách chính xác tất cả những ý nghĩa vi tế sâu rộng của thuật ngữ tiếng Anh "tôn giáo", nhưng tôi nghĩ một cách cá nhân rằng Đạo Phật có thể được định nghĩa như một loại phối hợp của con đường tâm linhhệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, sự nhấn mạnh lớn hơn được gởi gắm ở lý tríthông tuệ nhiều hơn là niềm tin. Nhưng chúng tôi thật sự thấy vai trò của niềm tin. Môn đệ của Đức Phật không chỉ tiếp nhận một cách đơn giản trong niềm tin mù quáng chỉ vì Ngài là Đức Phật, nhưng đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật đã được minh chứng một cách vững chắc trong phạm vi của những hiện tượng và đề tài phù hợp với lý trí và sự thấu hiểu. Bằng việc suy luận rằng Đức Phật đã chứng minh đáng tin cậy trong những vấn đề này, chúng ta có thể kết luận rằng lời của Đức Phật cũng có thể được tiếp nhận như có giá trị trên những vấn đề hay chủ đề không quá rõ ràng đối với chúng ta. Một sự thấu hiểu và khảo sát thiết yếu là sự phán xét. Đức Phật cho chúng ta tự do để đưa tới những khảo sát xa hơn những lời nói của Ngài. Dường như rằng, trong nhân loại, một nhóm người tự diễn tả họ như là những người theo chủ nghĩa vật chất triệt để và nhóm những người khác tự cho căn bản đơn thuần trên niềm tin mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế giới hay hai cuộc vận động. Đạo Phật không thuộc vào nhóm nào ở trên đây.

Trên vấn đề niềm tin mù quáng

HỎI: Ngài cảm thấy gì về niềm tin mù quáng nhằm để đạt đến giác ngộ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ quý vị nên giữ trong tâm từ bi với tuệ trí. Thật quan trọng để sử dụng khả năng thông tuệ của mình để phán xét những hậu quả dài hạn và ngắn hạn trong những hành động của mình.

HỎI:  Trường hợp của những người không có niềm tin tôn giáo thì sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cho dù chúng ta tôn thờ một tôn giáo hay không đấy là quyền của cá nhân. Có thể kiểm soát mà không có tôn giáo, và trong một vài trường hợp nó có thể làm cho đời sống đơn giản hơn. Nhưng khi quý vị không còn có bất cứ sự hứng thú nào trong tôn giáo, quý vị không nên quên lãng những giá trị của những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người. Không có điều này, chúng ta không thể hạnh phúc. Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và để có một gia đình hạnh phúc và những thân hữu hạnh phúc, chúng ta phải phát triển lòng từ bi và yêu mến. Thật quan trọng để nhận ra rằng có hai trình độ tâm linh, một là niềm tin tôn giáo, và một không có tôn giáo. Với loại không có tôn giáo, chúng ta cố gắng một cách đơn giản để là một con người với trái tim nồng ấm.

An Interview with the Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày 15/07/2011
http://chinanowmag.com/interview.htm
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2248)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Vương Quốc Anh, Mông Cổ, Nhật Bản và Ấn Độ
(Xem: 6107)
Chủ nhật, ngày 8 tháng 9 năm 2019, lễ giỗ lần thứ 18 Sư Ông Thích Đồng Thiện được long trọng tổ chức tại chùa Quang Thiện, thành phố Ontario, miềm nam California.
(Xem: 2563)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan
(Xem: 3046)
Trong tuần này có các tin chính tại các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bhutan, Thái Lan, Nga và Kalmykia
(Xem: 8130)
Mỗi năm cứ đến ngày tựu trường, nỗi lo lắng cho con có được sách vở, bút mực, quần áo, mũ dép, học phí... của những bậc cha mẹ vùng quê nghèo lại hiện về trên nét mặt
(Xem: 6357)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 09/2019 tới vào Chủ Nhật, ngày 15/09/2019, số lượng 350 phần.
(Xem: 3145)
Trang nhà Quảng Đức vừa thành lập Youtube Channel với nickname: Quang Duc Productions để phổ biến tất cả những video bài giảng của Chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi
(Xem: 3965)
Trân trọng kính mời Đại chúng về Chùa Phật Đà tham dự Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội vào ngày Chủ nhật 11/8/2019.
(Xem: 2946)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Afghanistan và Thái Lan
(Xem: 3330)
Gandhara là một trong những khu vực quan trọng nhất cho sự phát triển của Phật giáo thời sơ khai khi nó lan rộng ra khỏi khu vực có nguồn gốc ở tây bắc Ấn Độ
(Xem: 3407)
Quý vị có thể vào app store để download AWM TV về điện thoại hoặc ipad của mình để nghe thuyết giảng Phật Pháp.
(Xem: 3712)
Đối với người tạo link, ngay khi vào giao diện trang pgvn.org, quý vị sẽ nhìn thấy hộp rút gọn link và chỉ cần copy, dán đường link gốc vào đó.
(Xem: 6462)
Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Có nhiều Phật tử sống ở Pháp hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ
(Xem: 6525)
Thành phố Hamburg là thủ đô Phật giáo của nước Đức. Trong một khu công nghiệp, trên mái nhà lấp lánh một bánh xe pháp luân màu vàng, hai con rồng đứng hai bên cạnh, đó là một tu viện. Lúc đầu, các Phật tử gặp nhau trong các căn hộ để thiền tập, sau đó họ bắt đầu xây chùa.
(Xem: 6896)
Chủ Nhật ngày 21/7/2019 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 350 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego.
(Xem: 6041)
Chủ Nhật ngày 09/6/2019 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 350 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego.
(Xem: 2121)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Anh, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ
(Xem: 2654)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tích Lan, Miến Điện và Afghanistan
(Xem: 2692)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Đài Loan, Thái Lan, Mông Cổ, Nepal và Thái Lan
(Xem: 3334)
Trong năm 2019, tại hải ngoại có khá nhiều điểm tổ chức các khóa An Cư Kiết Hạ (Trường Hạ), nhưng nổi bật nhất có lẽ là Khóa An Cư Kiết Hạ được tổ chức tại Như Lai Thiền Tự (San Diego, California) với 274 hành giả
(Xem: 2616)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia như: Anh, Ấn Độ, Ái Nhĩ Lan
(Xem: 2789)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Tích Lan, Pakistan, Nhật Bản, Ấn Độ
(Xem: 2365)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Singapore, Hàn Quốc, Pakistan, Nhật Bản và Đài Loan
(Xem: 8148)
Chương Trình Hoằng Pháp Của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ 2019 do HT Thích Như Điển hướng dẫn từ ngày 01 đến 31/06/2019
(Xem: 3322)
Trong tuần này có các tin tức từ các Quốc gia: Nhật Bản, Bangladesh, Úc Đại Lợi
(Xem: 2568)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Mã Lai, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan
(Xem: 2795)
Vào ngày 9 tháng 6 năm 2019 nhân lễ Huý nhật của Đại lão Hoà Thượng Tuyên Hoá
(Xem: 4487)
Chủ nhật ngày 28/04/2019 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 350 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego
(Xem: 2957)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc
(Xem: 3244)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản
(Xem: 3917)
Được tổ chức vào ngày 14, 15, 16 tháng 6 năm 2019 tại Chùa Phổ Hiền Strasbourg, Pháp Quốc
(Xem: 4332)
Được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn từ ngày 1 đến 14 tháng 7 năm 2019 - HT Thích Bổn Đạt
(Xem: 4942)
Để giúp anh có được một mái ấm, chúng tôi cần số tiền 60 triệu VNĐ (2,600 USD) để xây căn nhà cấp 4, ngang 4m dài 10m.
(Xem: 2733)
Được tổ chức tại Chùa Phật Đà, San Diego, California ngày Rằm tháng Tư âm lịch nhằm ngày 19/5/2019
(Xem: 3219)
Tại Đạo tràng Phước Huệ, niềm Nam nước Đức, vào ngày 26/5/2019 dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 2747)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo tại các quốc gia như Bhutan, Tích Lan, Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan
(Xem: 6708)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2563 được tổ chức vào Thứ Bảy và Chủ Nhật, ngày 13 và 14 tháng 4 năm 2019 tại Công Viên Mile Square Park, thành phố Fountain Valley, Nam California
(Xem: 3118)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Miến Điện
(Xem: 3124)
Thư Mời và Chương trình Pháp Hội Thanh Tịnh Tam Nghiệp Tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc từ ngày 02 đến ngày 09/6/2019
(Xem: 2797)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Uganda, và Ấn Độ
(Xem: 3894)
Sách của Hòa Thượng Thích Như Điển đã có trên Amazon. Kính mời quý Phật tử, quý độc giả gần xa vào để thỉnh sách
(Xem: 5809)
Để giúp anh có được một mái ấm, chúng tôi cần số tiền 60 triệu VNĐ (2,600 USD) để xây căn nhà cấp 4, ngang 4m dài 10m.
(Xem: 3044)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và Canada
(Xem: 3409)
Thư Mời Khoá tu một ngày lạy tam bộ nhất bái và tham dự lễ Phật Đản ngày 25 & 26 tháng 05 năm 2019
(Xem: 2876)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Tích Lan
(Xem: 2602)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tích Lan, và Hàn Quốc
(Xem: 4567)
Thư Mời Đại Lễ Khánh Thành Chùa Minh Giác Sydney, Nước Úc - Vào lúc: 10am Chủ Nhật, ngày 14/4/2019 (nhằm10/3/Kỷ Hợi)
(Xem: 4855)
Thư Thỉnh Mời Tham Dự Lễ Khánh Hỷ Thiền Đường Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng ngày 14 tháng 4 năm 2019
(Xem: 3053)
Trong tuần này có các tin tức chính từ các quốc gia Cam Bốt, Nhật Bản, Trung quốc, Anh quốc
(Xem: 6187)
Chủ nhật ngày 20/01/2019 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 350 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego
(Xem: 19804)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 02 đến 17 tháng 11 năm 2019
(Xem: 3495)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Nepal, Thái Lan, Pakistan, Cộng hoà Buryatia và Nam Hàn
(Xem: 4019)
Rằm Thượng Nguyên Tại Chùa Phổ Từ Hayward được tổ chức vào ngày 24/02/2019
(Xem: 8008)
Hình ảnh Lễ Phóng Sanh Rằm Thượng Nguyên 2019
(Xem: 3342)
Trong tuần này có các tin tức tại các nơi trên thế giới như: Ấn Độ, Tích Lan, Bangladesh
(Xem: 6771)
Ngày mồng bốn Tết âm lịch năm Kỷ Hợi (8/2/2019) miền nam California vừa khép lại với chương trình ca nhạc Phật giáo đặc biệt mang tên Pháp Nhạc Âm với chủ đề Gia Tài Bậc Thánh
(Xem: 3106)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Pakistan và Đức
(Xem: 8229)
Chủ Nhật 30/01/2019 vừa qua Quý Phật tử thiện nguyện của Hoavouu Foundation tại Việt Nam đã tổ chức chuyến đi Phát Quà Tết 2019 cho Bà Con nghèo vùng núi Tây Nguyên tỉnh Đắk Lắk.
(Xem: 5579)
Chủ nhật ngày 20/01/2019 vừa qua, Quý Phật tử đã phát gần 350 phần quà Thực Thẩm cho Người Vô Gia Cư tại Downtown San Diego
(Xem: 3389)
Tết Nguyên Đán đã tạo ra một không gian an lành tốt đẹp, bởi tâm hồn người Việt Nam trong những ngày đầu năm thật hiền hoà thiện mỹ; từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant