Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi, đông đảo Phật tử, Đạo hửu Quảng Ngãi đã chào đón ngưỡng mộ Đại Đức.
Đại đức Thích Tâm Mẫn, sinh ngày 6/10/1977 tại Quảng Nam tục danh là Lê Minh. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004, bổn sư truyền giới thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì Chùa .
Nhận thấy con đường tu tập kèm các công phu thiền học của các bậc Thiền sư Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam Thầy Phát Nguyện hành trình về nguồn nhất bộ nhất bái để tìm lại các giá trị văn hóa, lịch sử, Phật Giáo. Cuộc hành hương dài hơn 1.800km từ Chùa Hoàng Pháp (TP.HCM) đến núi Yên Tử (Quảng Ninh).
Chuyến đi có thể kéo dài 4 năm, nhưng cũng có thể ngắn hoặc dài hơn vì tùy theo hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên (Thời tiết hay sức khỏe) và Thầy cần giữ sức và giữ vững chí nguyện hơn là đưa ra chỉ tiêu nhất định về thời gian.
Khởi hành từ chùa Hoằng Pháp vào hôm mùng 2 Tết Kỷ Sửu, đến ngày mùng 1 tháng 09 năm 2010, Thầy đã đến Thành phố Quảng Ngãi, trung bình mỗi ngày, Thầy di chuyển được hơn 2km.
Hộ trì thầy trong suốt cuộc hành trình còn có các chú tập sự xuất gia trẻ tuổi, một vị theo sát thầy và một vị dắt xe hành lý (gồm tấm bạt trải nằm, chiếc lều nhỏ, hai bộ đồ nâu, một ít vật dụng cần thiết khác) và một số Đạo hửu Phật tử trên đường Thầy đã đi qua cũng đã tháp tùng cùng đi, lịch trình trong ngày của Thầy chia làm 3 lần đi, lần I khởi hành khoảng 3 giờ đến 6giờ thì nghỉ để dùng buổi điểm tâm sáng, lần II bắt đầu từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, lần III buổi chiều Thầy tiếp tục từ khoảng 15 giờ đến 17 giờ thì nghỉ.
Chuyến hành hương lễ lạy của thầy tuy mới đến Quảng Ngãi gần nữa cuộc hành trình, song cũng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài việc dầm mưa dãi nắng dẫn đến đau bệnh một vài lần , nhưng đến nay, sức khỏe Thầy vẫn tốt và việc một số ít người cảm thấy “chướng tai gai mắt” tìm cách gây hấn, khiêu khích, rất đông Phật tử và người hiếu kỳ đến xem Thầy lễ bái thì số người đi theo quá đông cũng gây không ít trở ngại như huyên náo, ùn tắc giao thông…
Trong suốt cuộc hành trình, Thầy và các vị thị giả không nhận bất kỳ vật phẩm nào do người khác hiến cúng. Việc ăn uống của các vị đều do Phật tử chùa Hoằng Pháp lo liệu.
Mỗi nhất bộ nhất bái, Thầy niệm được từ 1 - 2 câu Nam mô A Di Đà Phật. Hai chú tập sự đi theo, một chú niệm Lục tự hồng danh còn chú kia niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát với Lộ trình trên 1800 km. Đó là một hành trình dài đầy gian khổ, khó thực hiện.
Có những lúc Thầy Thích Tâm Mẫn phải tạm dừng “ Nhất bộ nhất bái” vài ngày vì hai đầu gối của thầy bị xưng to nên phải nghỉ ngơi tịnh dưỡng, Nguyên nhân là do thầy lễ lạy quá nhiều, đốt năng lượng mỗi ngày trong cái nóng chang chang và gió nắng của Miền Trung khắc nghiệt.
Trong màn đêm giới Phật tử mặc áo Tràng tuần tự xếp hàng đi theo thầy, vừa đi vừa niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Một số thanh niên Phật tử tay cầm đèn pin ở xa thường xuyên làm tín hiệu giảm tốc độ. Một số phương tiện xe Honda được lắp đặt thêm đèn báo hiệu xanh đỏ, đèn sạc thắp sáng, đèn pha …
Trong kinh Phật có ghi Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phải đem ánh sáng Phật pháp nhiệm màu ứng dụng vào trong cuộc sống đời thường của đại chúng thì mới thành công được. Người tu phải vào trong thế gian pháp. Quán chiếu âm thanh để từ đó lắng lọc, duyên khởi, tùy duyên chọn lọc mà hóa độ người. Người tu phải dấn thân vào thế gian để hoằng pháp độ sanh. Tứ oai nghi của người tu phải công khai minh bạch rõ ràng.
Công hạnh tu tập của Thầy cùng với lộ trình đại nguyện, đại chúng đều biết rõ. Thầy thường từ chối giảng pháp để đảm bảo thời gian, sức khỏe. Tránh làm ảnh hưởng đến công phu tu tập và thời gian giữ gìn sức khỏe cần thiết để hành lễ của Thầy là một lý do chính đáng, Thầy quán sát những âm thanh và hình ảnh của đại chúng đang ngày đêm trợ duyên cho thầy hành lễ một cách lặng thầm.
Điều
gì khiến đại chúng phải thức khuya dậy sớm, quét đường cho thầy đi…? Thầy và thị giả hành lễ trong đêm trên Quốc lộ 1A tại Quảng Ngãi với một ngọn đèn nhỏ không đủ để thắp sáng trong đêm những âm thanh của đại
chúng trợ duyên cho thầy nhưng lòng không hoan hỷ, tạp niệm, thầy cần
nên có một thời gian nhất định trong một ngày, một tuần, một tháng gặp
gỡ trực tiếp với đại chúng, quán sát âm thanh, để chọn lọc, tùy duyên hóa độ chúng sinh.
Nhẩm tính, chặng đường từ TP.HCM đến Yên Tử dài khoảng 1.800km. Nếu đến
đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật. Con số này, nếu so với những hành giả nhập thất lễ lạy, có người lạy đến 5.000 lạy mỗi ngày, thì quả không nhiều. Tuy nhiên, có lẽ không nên đem con số ra để tính kể, bởi lẽ hình thức lễ lạy này là một lối tu hết sức gian khổ… mà thầy đã chọn, nhưng với thầy thì: “sự lễ lạy đối với chúng tôi lại là phương tiện của thiền định.
Phương pháp này dẫn đến sự tập trung tư tưởng hơn hết, vì nó không đòi hỏi suy nghĩ hay nói năng gì. Những động tác chầm chậm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại mới chính là sự luyện tập trong hiểu biết, với chủ ý làm dừng lại những loạn tưởng trong tâm thức”.
Quý Phật tử dọn vệ sinh trước khi Đại đức đến
Bước chân đầu tiên Đại Đức bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi
Con đường phía trước còn xa vời vợi - Hà Nội 888 km
Đại Đức đã đi được đoạn đường 831 km từ TP.HCM đến Quảng Ngãi
Nhân dân Quảng Ngãi tò mò đứng xem
GĐPT Tịnh Nghiêm hỗ trợ giữ trật tự giao thông
Quý Chư Ni và Phật tử tháp tùng cùng đi
GĐPT Tịnh Nghiêm đón tiếp Đại Đức Thích Tâm Mẫn về Chùa Tịnh Nghiêm
Đại Đức Thích Tâm Mẫn chuẩn bị đến nơi xuất phát
Đông đảo bà con Phật Tử đứng ven đường ngưỡng mộ