Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hội Văn bản Pali - Nơi lưu trữphiên dịch kinh điển quan trọng của Phật giáo

20 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13828)
Hội Văn bản Pali - Nơi lưu trữ và phiên dịch kinh điển quan trọng của Phật giáo

blank
Kinh điển ghi lại bằng tiếng Pali trên lá bối
Hội Văn bản Pali (Pali Text Society) do học giả Thomas William Rhys Davids, một chuyên gia ngôn ngữ người Anh, sáng lập vào năm 1881 tại Luân Ðôn, Anh quốc. Mục đích của Rhys Davids khi sáng lập Hội là để khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu các kinh điển bằng tiếng Pali và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy.

Hội tiến hành xuất bản kinh điển Pali bằng ký tự La Mã, xuất bản những bản dịch bằng tiếng Anh và những tác phẩm liên quan như là từ điển Pali - Anh, thư mục, các sách giáo khoa dành cho học viên học tiếng Pali và một tờ tập san của Hội.

Pali là một cái tên được đặt cho loại ngôn ngữ dùng để ghi chép các kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Tuy nhiên, theo cách lập luận truyền thống của các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo Nguyên thủy thì ngôn ngữ trong kinh điển là tiếng Magadhi, một loại ngôn ngữ đã được chính Đức Phật Thích Ca sử dụng để giảng dạy vào thời bấy giờ. Thuật ngữ “Pali” sơ khởi dùng để nói đến một bản kinh hay một đoạn văn chứ không phải là một loại ngôn ngữ
Cách dùng hiện tại bắt nguồn từ việc hiểu nhầm về nó xuất hiện cách đây vài thế kỷ. Ngôn ngữ trong kinh điển Nguyên thủy là một phiên bản của một loại phương ngữ của vùng Trung Ấn - Aryan, chứ không phải Magadhi. Ngôn ngữ ấy được tạo ra từ sự đồng hóa các phương ngữ mà ở đấy những lời dạy của Đức Phật được ghi nhớ và truyền lại bằng miệng. Điều này trở nên cần thiết khi Phật giáo đã được truyền bá rộng ra khỏi khu vực khởi thủy của nó, và khi Tăng đoàn tiến hành việc hệ thống hóa kinh điển
Cho tới nay thì hầu hết các kinh điển và những tác phẩm luận giải đã được Hội biên tập và nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Hội muốn hầu hết các công trình của Hội đều được in ra và mỗi năm thì cho ra đời ít nhất hai quyển sách mới và một tập san của Hội.

Hội Văn bản Pali là một tổ chức phi lợi nhuận, ngân quỹ cho sự hoạt động chủ yếu dựa vào các ấn phẩm xuất bản, vào việc đặt mua dài hạn của các thành viên và dựa vào sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. Cùng với các hoạt động xuất bản, Hội còn cấp các suất học bổng cho một vài nghiên cứu sinh nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ Pali ở một số quốc gia. Đồng thời Hội cũng hỗ trợ dự án Kinh lá bối, một dự án nhằm nhận dạngbảo tồn những bản kinh được ghi chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á.

Ông Rhys Davids là một trong ba viên chức của chính quyền Hoàng gia Anh, được cử qua Tích Lan vào thế kỷ thứ 19. Hai viên chức khác là ông George Turnour và ông Robert Caesar Childers (1838-1876). Vào thời bấy giờ, Phật giáoTích Lan đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển trước những áp lực, điều lệ của ngoại bang và trước hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các đoàn truyền đạo Thiên Chúa giáo.

Trong chính sách thống trị của thực dân Anh, có một yêu cầu đối với tất cả các viên chức nhà nước là họ phải làm quen với ngôn ngữ, văn họcvăn hóa của vùng đất mà họ được điều đến làm việc. Chính vì chính sách này cho nên ba viên chức trên đã học với các vị Tăng sĩ lỗi lạcTích Lan. Cùng với việc học văn hóangôn ngữ Sinhala, họ còn được học kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali. Qua đó, họ đã hiểu về giáo lý đạo Phật và hứng thú trong việc nghiên cứu, tu học theo Phật giáo.

Chính vì vậy mà vào năm 1881, Rhys Davids cùng với vợ là bà Caroline Augusta Davids thành lập Hội Văn bản Pali tại Luân Ðôn. Ðây là một tổ chức Phật giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng ở Âu châu và Á châu.
anh dhammasociety_o.jpg
Viết kinh trên lá bối
Rhys Davids có đến bốn bằng tiến sĩ (triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương). Kể từ khi thành lập hội, ông đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình cho công việc nghiên cứu, phiên dịchấn hành Tam tạng Văn bản Pali (Pali Tipitaka). 
Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập…, ông còn biên soạn những sách Phật giáogiá trị như: Từ điển Pali - Anh (Pali - English Dictionary), in lần thứ nhất vào năm 1921, được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995; Những câu hỏi của vua Milinda, phần I (Questions of King Milinda, Part 1), xuất bản năm 1890; Lịch sửvăn học của Phật giáo (The History and Literature of Buddhism) xuất bản năm 1896; Những pháp thoại của Ðức Phật, tập I (Dialogues of The Buddha, V.1), xuất bản năm 1899; Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ (History of Indian Buddhism), xuất bản năm 1903; Giáo lý về nghiệp trong Phật giáo (The Buddhist Theory of Karma), xuất bản năm 2005; Bí mật của đạo Phật (The Secret of Buddhism), xuất bản năm 2005...

Bên cạnh việc điều hành hoạt động của Hội, biên tập, phiên dịch, viết sách báo, Rhys Davids còn đi diễn thuyết nhiều nơi trong nước cũng như nước ngoài. Trong đó, Tích Lan và Hoa Kỳ là hai quốc gia mà ông thường xuyên đến. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến cuối đời và tạ thế vào năm 1922. Vào thời điểm đó, Hội Văn bản Pali đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pali và bản dịch).

Cho đến nay, Hội Văn bản Pali đã trải qua hơn 130 năm, với chín đời chủ tịch, lần lượt như sau:
 
1. 1881-1922: Ông Thomas William Rhys Davids (1843-1922) (người sáng lập).
2. 1922-1942: Bà Caroline Augusta Foley Rhys Davids (1857-1942) (vợ của ông Rhys Davids).
3. 1942-1950: Ông William Henry Denham Rouse (1863-1950).
4. 1950-1958: Ông William Stede (1882-1958).
5. 1959-1981: Bà Isaline Blew Horner (1896-1981).
6. 1981-1994: Ông Kenneth Roy Norman (1925).
7. 1994-2002: Ông Richard Francis Gombrich (1937).
8. 2002-2003: Ông Lance Selwyn Cousins.
9. 2003-hiện tại: Ông Rupert Mark Lovell Gethin (1957).

Với tôn chỉ phi lợi nhuận, ngay từ những ngày đầu của Hội, Rhys Davids đã nhanh chóng tập hợp được một nhóm học giả, các chuyên gia ngôn ngữ học để biên tập lại Tam tạng kinh điển tiếng Pali. Nổi bật trong nhóm này có các vị như R. Morris, E. Hardy, M. Hunt, E. Muller, J. Minayeff, E. R. Gooneratne, J. E. Carpenter, E. Windisch, W. Trenckner, R. Chalmers, L. Feer, H. Bode, H. Oldenberg, Wilhelm Geiger, E. B. Cowell, P. S. Jaini, E. W. Burlingame, James Gray, J. S. Speyer, Pe Paung Tin… đồng thời công bố danh sách các mạnh thường quân trên khắp thế giới tài trợ cho công trình vĩ đại này, mà một trong những nhà tài trợ chính cho Hội lúc bấy giờ là vua của Thái Lan.

Công việc của Hội khởi đầu được chia thành hai phần: Một là in lại toàn bộ Tam tạng Pali để bảo tồn giá trị nguyên thủy của nó và hai là chuyển ngữ ra tiếng Anh để cho thế giới phương Tây tiện bề học hỏi. Ðể cho mọi giới biết rõ mục đích của Hội, vào năm 1882, Rhys Davids đã cho xuất bản tập san của Hội (Journal of the Pali Text Society), tờ báo đã nhanh chóng thu hút giới trí thức ở châu Âu.

Vào năm 1994, Hội Văn bản Pali đã khởi động dự án Kinh lá bối. Đây là một dự án nhằm phân loại và bảo tồn những bản kinh Phật giáo được chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Trước khi biết đến việc in ấn và những kỹ thuật in ấn trên giấy của phương Tây, những văn bản ở Đông Nam Á, bao gồm cả những bản kinh bằng tiếng Pali, đã được bảo tồn một cách đặc biệt bằng việc ghi lại trên lá được lấy từ cây cọ dừa. Những chiếc lá ấy được kết lại với nhau để tạo nên một bản thảo hoàn chỉnh.

Mặc dù việc ghi chép trên lá bối chắc chắn đã được sử dụng trước thế kỷ thứ 5, nhưng những bản mẫu hiện còn chỉ có niên đại từ thế kỷ thứ 18 hoặc sau đó, với một số lượng lớn được tạo ra trong suốt thế kỷ thứ 19. Bởi vì chất liệu được dùng để ghi chép là lá bối, và do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, những bản thảo từ thời kỳ đầu phần lớn không còn được nguyên vẹn, nhiều bản văn bị hư hại nghiêm trọng. Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều bản văn trên lá bối đã bị tháo gỡphá hủy, một số trang trong các văn bản đã bị gỡ bán làm đồ trang trí nghệ thuật cho những người sưu tầm đồ cổ ở phương Tây.

Hội Văn bản Pali đã xây dựng dự án Kinh điển lá bối để thu thập, phân loại và bảo tồn những kinh điển này, bao gồm cả việc scan những bản kinh ấy sang phiên bản điện tử để cho các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận và tránh nguy cơ bị hư hại. Vào năm 2001, dự án này đã được đăng ký chính thức như là một tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan. Hiện tại, trong bộ sưu tập của tổ chức này có hơn 5.000 bản thảo với hơn 10.000 đề tài khác nhau. Các bản thảo này đang được scan với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Quốc tế Lumbini, Nepal. Việc nhập cơ sở dữ liệu thì được Hội Văn bản Pali hỗ trợ.

Theo thông báo chính thức trên trang web của Hội, hiện tại Hội Văn bản Pali đã in và phát hành nhiều nội dung thuộc Kinh, Luật, Luận bằng tiếng Pali. Bên cạnh đó, hội cũng đã tiến hành chuyển ngữ sang tiếng Anh, và đã xuất bản nhiều kinh điển giá trị, điển hình như: “Trường Bộ Kinh” (3 tập), “Trung Bộ Kinh” (3 tập), “Tăng Chi Bộ Kinh” (5 tập), “Tương Ưng Bộ Kinh” (5 tập), “Tiểu Bộ Kinh”, “Chuyện tiền thân của Đức Phật” (6 tập), “Thắng pháp tập yếu luận”, “Pháp Cú sớ giải” (5 tập); “Kinh Bổn Sám” (6 tập), “Truyện cổ Phật giáo” (3 tập), “Kinh Pháp Cú” (tập 1), “Kinh Na Tiên vấn đáp” (2 tập), “Luật Tỳ kheoTỳ kheo ni”, “Luận giải về Luật tạng”, “Lịch sử Đức Phật Thích Ca”... Đồng thời Hội đã tiến hành xuất bản được 28 số tạp chí và nhiều sách tham khảo, sách giáo khoa có giá trị, như: “Từ điển Pali-Anh”, “Từ điển tiếng Pali”, “Từ điển những danh từ riêng trong tiếng Pali”,...

Hiện tại, Hội đang đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, Hội đã có các văn phòng đại diện ở Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Ấn Ðộ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với những thành quả đáng khâm phục sau 130 năm hoạt động như thế, cho nên mọi thành viên của Hội Văn bản Pali tại Anh quốc luôn nhìn về tương lai, với một niềm tin lớn lao trong quá trình đóng góp công sức của Hội vào việc truyền bá lời Phật dạy đến cho nhân loại, đặc biệt là đến với người phương Tây. Hội Văn bản Pali đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật ở phương Tây cũng như trong việc bảo tồn và lưu giữ kinh điển bằng tiếng Pali.

Quảng Trí

Tài liệu tham khảo 1. About The Pali Text Society, www.palitext.com. 2. Palitext Society, www.wikipedia.com 3. Lindsay Jones (Editor in Chief), Encyclopedia of Religion, Second Edition, Thomson Gale, 2005, Pali Text Society, Grace G. Burford (2005), tr.6955-6957.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4263)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Miến Điện, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bhutan và Tích Lan
(Xem: 5554)
Kính gửi: HT. Thích Thông Hải, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ, kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội – HĐĐH GHPGVNTNHK
(Xem: 4118)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, và Bangladesh
(Xem: 4293)
... đó là một bi kịch không thể tưởng tượng được do thiếu sự tôn trọng đối với mạng sống và lòng trắc ẩn đối với đồng loại.
(Xem: 6381)
Thư Mời Tham Dự Lễ Tết Trung Thu Cho Các Cháu Tại Tịnh Thất Hòa Bình, San Jose Tịnh Thất Hoà Bình ngày 01 tháng 10 năm 2017
(Xem: 3986)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Hoa Kỳ và Trung Quốc
(Xem: 14255)
Về việc Hoavouu Foundation kêu gọi ủng hộ bão lụt Harvey 2017 - HT Thích Thông Hải
(Xem: 6114)
Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Tổ Chức Tiệc Chay Gây Quỹ Cứu Trợ Lũ Lụt Tại Houston, Thứ 7, ngày 23/9/2017 tại nhà hàng Seafood Palace
(Xem: 4273)
I am very pleased to know from Ven. Chandaratana in France that the 7th Buddhist Summit will be held in November 2017 in Sri Lanka...
(Xem: 3968)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Bangladesh, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Nepal
(Xem: 5484)
Được tổ chức lúc 10 giờ sáng Chủ nhật ngày 8/10/2017 tại Chùa Việt Nam, 243-0307 Kanagawaken, Aikogun, Aikawamachi, Hanbara, Japan.
(Xem: 6539)
Hoavouu Foundation xin tiếp nhận và sau đó sẽ chuyển cho Giáo Hội đi cứu trợ từ này đến hết ngày 12/9/2017.
(Xem: 3729)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Hoa Kỳ
(Xem: 4782)
Những bức tranh này với những màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa mang phong cách Thiền và đậm chất dân gian...
(Xem: 16143)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tuyền (1938-2017) Khai Sơn Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản
(Xem: 3928)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia như: Bangladesh, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Miến Điện
(Xem: 4285)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Miến Điện, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Mã Lai
(Xem: 3747)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Ấn Độ, Cam Bốt, Mai Lai, Nga
(Xem: 8501)
Thời gian tiếp nhận sự chung tay hùn phước trong vòng 1 tuần, từ hôm nay đến hết ngày 10/8/2017.
(Xem: 4032)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Thái Lan, Mã Lai, Nhật Bản, Ấn Độ, Botswana và Miến Điện
(Xem: 4474)
Ngày 30.7.2017 chùa Fa Hwa (Pháp Hoa) tại Paintain, Pháp Quốc, kỷ niệm 17 năm thành lập, HT Phương Trượng Thích Như Điển đã đến tham dự lễ, đọc diễn từ bằng tiếng Anh
(Xem: 5078)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế giới, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga...
(Xem: 4694)
Trong tuần này có các tin tức chính từ các quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi
(Xem: 20822)
Nhằm truyền bá những tư tưởng Phật pháp đến với tất cả mọi người trong thời buổi nhanh - gọn này, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện chương trình "5 Phút Phật Pháp"...
(Xem: 4404)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hồng Kông, Bulgaria, Nhật Bản, Pakistan và Hàn Quốc
(Xem: 5396)
Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại trường Đại học Yale đã công bố rằng một hội thảo 3-ngày về các bản dịch Phật giáo tiếng Hán thời kỳ đầu sẽ được tổ chức
(Xem: 6171)
Khoá tu học một ngày An Lạc và Lễ Vía Bồ Tát Quán Thế Âm tại Chùa Viên Thành ngày 9/7/2017
(Xem: 5756)
Lễ Khai Mạc đã được long trọng tổ chức vào lúc 6:30 sáng Thứ Hai ngày 26 tháng 6 năm 2017 tại chánh diện chùa Huệ Quang.
(Xem: 5758)
Giờ đây, số tiền cần để xây dựng căn nhà cầp 4 (tường bốn bên xây gạch, mái lợp tôn, nền gạch bông) khoản chừng 2,500$.
(Xem: 5662)
"Bạn có cơ hội và cũng có trách nhiệm để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hạnh phúc hơn", ngài nói. "Không còn bạo lực. Không còn chia rẽ. Bạn có thể làm được điều đó."
(Xem: 8085)
Lễ tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử Đạo được tổ chức tại NPĐ Fremont ngày 17/6/2017
(Xem: 4050)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Canada, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Anh Quốc
(Xem: 4660)
Bây giờ, Chùa Lá đang dạy 6 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật, Hàn... và có đủ giáo viên thiện nguyện...
(Xem: 4091)
Trong tuần này có các tin tức tại Bangladesh, Nga, Ấn Độ, Bhutan và Trung Quốc
(Xem: 6239)
Đây là việc làm mang tinh thần vô ngã vị tha: sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ. Chúng tôi dự định cho 300 phần, mỗi phần quà trị giá 20$.
(Xem: 5014)
Tiệc Văn Nghệ gây quỹ lần thứ 5 nhằm cho xe lăn, xe lắc, xe đạp và quà cho học sinh nghèo
(Xem: 4403)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapose, Thái Lan và Ái Nhĩ Lan
(Xem: 5471)
Ngày 22-4-2017, khoảng 1,000 Phật tử Mã Lai đã viếng tỉnh Nakhon Si Thammarat ở miền nam Thái Lan để tham gia một lễ truyền giới thường niên và các nghi lễ khác...
(Xem: 17272)
Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và các chùa tại Nam California tổ chức vào chủ nhật 23.04.2017 tại Mile Square Park
(Xem: 4146)
Mùa Tưởng Niệm Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Đản Sanh lại trở về trong lòng người con Phật năm châu và chúng sanh trong ba cõi...
(Xem: 6432)
Khoảng 500 chư tôn đức Tăng, Ni cùng với hàng ngàn người... trong 2 ngày 22 và 23/4/2017...
(Xem: 4971)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nepal...
(Xem: 5470)
Ngôi chùa Rama mới xây tại khu Rowangchhari của Bandarban đã trở thành điểm du lịch mới nhất trong huyện này. Cao 108 feet, đây là một trong những Phật tự cao nhất trong nước.
(Xem: 5513)
Hòa thượng Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật Đường Fremont đã giảng bài pháp “Kinh Vô thường” tại chùa Thảo Đường, Moscow.
(Xem: 5505)
Trước lễ hội Liên hoa Đăng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, một đèn lồng cao 20 mét sẽ được thắp sáng tại trung tâm thủ đô Seoul vào tuần tới.
(Xem: 8010)
Chùa Vạn Hạnh Pháp Quốc đã tổ chức họp mặt thân hữu Già Lam lần thứ 14 trong 4 ngày: 06, 07, 08 và 09/4/2017.
(Xem: 5704)
Chương trình Đại Lễ Phật Đản 2017 sẽ được tổ chức vào 2 ngày Thứ Bảy 22 và Chủ Nhật 23 tháng 4 năm 2017 tại Mile Square Park Fountain Valley, California
(Xem: 5320)
Từ ngày 12 đến 14-3-2017, “Lễ hội Phép mầu” (tiếng Tây Tạng là Chotrul Duchen) đã được tổ chức tại ngôi chùa trung tâm của nước...
(Xem: 6059)
Kabul, Afghanistan – Được phục hồi và chuyển khỏi một trong những vùng nguy hiểm nhất của Afghanistan, một pho tượng Phật thật đẹp sẽ ra mắt công chúng tại bảo tàng quốc gia Kabul.
(Xem: 5327)
Các kiệt tác từ Trung tâm Thangka Dharmapala của Kathmandu (Nepal) ” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Đạt lai Lạt ma thuộc Ngôi nhà Tây Tạng Hoa Kỳ ở...
(Xem: 6000)
Thân mẫu của Hoà Thượng là: Sa Di Ni Bồ tát Giới Pháp danh TÂM TÀI, Pháp tự TỪ PHÁT, Pháp hiệu THÍCH NỮ CHỦNG QUANG, Thọ thế : 93 năm.
(Xem: 4006)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Tây Tạng, Bangladesh, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và Miến Điện
(Xem: 5570)
Kinh Tam Tạng 2,000 năm tuổi đã được Học viện Bảo tồn Schoyen của Na Uy tặng Vương quốc Thái Lan và được tôn trí tại Chùa Saket ở Bangkok vào ngày 17-2-1027.
(Xem: 6314)
Chùa Hồng Danh tổ chức Lễ Vía Quán Thế Âm & Ngày Quán Niệm Từ Bi 19/3/2017
(Xem: 6102)
Vào ngày 15-2-2017, Đức Tăng thống đã phát biểu với một nhóm Hồi giáo rằng Phật giáo và Hồi giáo là một gia đình và sự chia rẽ sẽ được khắc phục thông qua việc gìn giữ giáo lý của mình.
(Xem: 7192)
Tổng số tiền cần cho Fundraising này là 4,500 USD. Thời gian Fundraising là một tuần (từ nay đến hết ngày 25/02/2017). Rất mong quý vị ủng hộ...
(Xem: 6627)
Dharamsala, Ấn Độ - Đức Đạt lai Lạt ma, người luôn ủng hộ sự bình đẳng của con người, đã tặng 25,000 usd cho một sáng kiến Mỹ vốn giúp đỡ người vô gia cư và nghèo khổ.
(Xem: 5567)
Ngày 12/2/2017, chùa Phổ Từ tọa lạc tại thành phố Hayward, tiểu bang California đã tổ chức lễ Thượng Nguyên và hội Tết Đinh Dậu.
(Xem: 6277)
Gần 1 tấn rưỡi cá, cua, lươn, chim... đã có được trở về đời sống tự do...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant