Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp cho Phật tử Nga tại Delhi

09 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 12901)
Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp cho Phật tử Nga tại Delhi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRUYỀN PHÁP CHO PHẬT TỬ NGA TẠI DELHI
Phúc Cường trích dịch

New Delhi, Ấn Độ, 24 Tháng 12 2012 – Trước thính chúng gần 1500 người, trong đó hơn 1 ngàn là người Nga, đã nhiệt thành cung đón, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng giọng ngài có bị khàn vì gần đây ngài đã thuyết pháp hơn 50 giờ trong hai tuần khi truyền một giáo pháp quan trọng tại Nam Ấn.

Ngài đã tán thán các vị khách tới từ Nga, chia sẻ với họ rằng trong quá khứ có rất nhiều Bậc thầy từ Buryat, Kalmykia và Tuva tới tu học tại Trung tâm Tây Tạng và đã thành tựu pháp. Đây là di sản đang được hồi sinh ngày hôm nay. Đồng thời, có những người khác, ban đầu quan tâm đến triết học Phật giáo và rồi trở thành Phật tử. Ngài chia sẻ rằng trong khi ngài thường khuyên mọi người hãy tiếp tục trì giữ tôn giáo mà họ đã theo từ khi mới sinh mặc dù đôi khi mọi người thấy Phật giáo có thể hữu ích hơn cho họ. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng điều quan trọng là không được đánh mất đi sự tôn kính đối với tôn giáogia đình của mình đã thuộc về.

 dalailama-phattunga-01

Đức Đạt Lai Lạt Ma chào thính chúng khi bắt đầu ngày

đầu tiên của bốn ngày giảng pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 24 tháng 12 năm 2012. Hình ảnh / Yurkov Alex

Về thực hành tâm linh, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng cho dù quan điểm nhân sinhthế giới của họ có từ góc độ triết học hay không, từ hữu thần hay không, thì tất cả các truyền thống tôn giáo đều đặt trọng tâm vào tình yêu thươnglòng bi mẫn. Ngài cho rằng nguồn gốc của mọi rắc rối đều xuất phát từ bản ngã. Các tôn giáo hữu thầngiải pháp là hướng trọn niềm tin nơi đấng tối cao thì Phật giáo đối trị bản ngã bằng thực hành vô ngã, tận trừ một bản ngã cố định, bất biến, và khuyên dạy chúng ta coi chúng sinh khác quan trọng hơn bản thân mình. Ngài dạy rằng một khi chúng ta đã hiểu các tôn giáo khác nhau đều có cùng chung mục tiêu thì chúng ta có căn cứ để thể hiện sự tôn trọng đối với các truyền thống tôn giáo không phân biệt.

"Gần đây tôi đọc được rằng trong thế kỷ 21, trong 7 tỷ người đang sống ngày nay, có 1 tỷ cho rằng mình không theo một tôn giáo nào, còn 6 tỷ người nhận mình theo một tôn giáo. Nhưng khi chúng ta chứng kiến dường như vẫn có những tín đồ tôn giáo còn dính mắc trong nạn tham nhũng và dường như không giảm bớt đi bản ngã của mình hoặc không chế ngự được các xúc tình tiêu cực trong mình, vậy thì chúng ta có thể đặt câu hỏi niềm tin tâm linh của họ thực sự sâu sắc đến nhường nào. "

Ngài dạy rằng một khi còn bị trói buộc bởi xúc tình tiêu cực, chúng ta sẽ không có hạnh phúc, nhưng khi phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn đối với những người khác, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và bình an hơn. Sự ghanh đua và ghen tỵ làm gia tăng sợ hãinghi ngờ, chúng ta mất đi bằng hữu và trở nên cô đơn. Khi chúng ta tự do khỏi sự sợ hãi, niềm tin và tình bằng hữu sẽ phát triển. Khi tâm bình an, chúng ta sẽ ít lo lắngtự do khỏi sợ hãi. Ngày nay, các nhà khoa học và nhà tư tưởng cũng đã nhận ra rằng hạnh phúc thật sự đến từ sự bình an nội tâm. "Tâm từ bi mang lại sự bình an nội tâm và nó giúp sức khỏe tốt hơn; vì thế hãy tán thán tâm từ bi".

 Đức Đạt Lai Lạt Ma sau đó đã chuyển sang chủ đề về đạo đức thế tục, ngài tin tưởng rằng trong thế giới vật chất này, chúng ta cần phải tìm những phương cách để thúc đẩy và khích lệ mọi người nuôi dưỡng những giá trị nội tại, nền tảng và nhân văn. Ngài khích lệ thính chúng rằng nếu họ chia sẻ những điều mà họ học hỏi được từ những bài pháp của ngài thì giáo pháp sẽ lan tỏa xa hơn.

Trước khi luận giải về bộ kinh luận của đức Shantideva, ngài đã thỉnh mời thính chúng trì tụng Bát nhã Tâm kinh bằng tiếng Nga. Ngài đã luận giải Phật giáo Tạng truyền hầu hết khởi nguồn từ truyền thống Đại học Nalanda như thế nào, các đạo sư của truyền thống được an trí trên bức Thangka lớn phía sau ngài. Đại Phương trượng Shantarakshita đến Tây Tạng theo lời thỉnh cầu của Hoàng đế Tây Tạng và ngài đã kiến lập giới luật tự viện, dịch kinh điển và tu học Phật pháp. Để điều phục các lực lượng tiêu cực, Hoàng đế đã thỉnh mời Guru Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Sau đó, đệ tử của Shantarakshita là ngài Kamalashila cũng đến Tây Tạng và nhiều người Tây Tạng đến Ấn Độ để nghiên cứu. Sau đó, đạo sư Atisha tu học tại Vikramashila, nhưng có nhân duyên sâu dày với Nalanda đã đến Tây Tạng. Cả hai truyền thống Sakya và Kagyu đều có khởi nguồn từ giáo pháp của các đạo sư truyền thống Nalanda.

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng Phật giáo Tạng truyền bao gồm đầy đủ các lời dạy của Đức Phật. Truyền thống này được kiến lập trên nền tảng giới luật tự viện về bản chất giống như truyền thống Pali. Ngài nhắc tới buổi gặp gỡ gần đây với chư tănghọc giả Thái Lan và các ngài hiểu được rằng sự thực hành của các ngài tương tự như nhau. Mặc dù truyền thống Tạng truyền còn thực hành trí tuệ Bát nhã và Tantra Yoga Tối thượng, nhưng tất cả đều dựa trên nền tảng của Luật Tạng.

Ngài nhấn mạnh rằng sự chuyển hóa tâm thứctrung tâm của thực hành Phật giáo, đó không phải là thực hành được thực hiện bằng ép buộc. Giáo pháp cần phải được tiếp cận tự nguyện, sử dụng trí tuệ để thấu hiểu tâm nguyện và các con đường dẫn đến mục tiêu giác ngộ tối thượng.

 dalailama-phattunga-02

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chia sẻ trong ngày đầu tiên

của bốn ngày giảng pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 24 tháng 12 năm 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng bản chất của tâm là trí tuệ hiểu biết, và rằng chúng ta phải điều phục, tận trừ các phiền não của tâm, các tư tưởng và xúc tình tiêu cực cũng như các dấu ấn của chúng, đã ngăn chặn chúng ta đạt tới sự toàn tri. Để đạt được, chúng ta cần có trí tuệ hiểu biết tính không. Ngài trích dẫn lời tán thán của đức Je Tsongkhapa lên Đức Phật, "Bất cứ lời dạy nào mà đức Thế tôn tuyên thuyết đều dựa trên pháp duyên sinh, Không có giáo pháp nào của ngài không dẫn đến sự bình an".

Giới thiệu về tác phẩm Nhập Bồ tát hạnh (Bodhicharyavatara) của đức Shantideva, ngài dạy rằng tác phẩm được trước tác vào thế kỷ thứ 8 ở Ấn Độ và là một trong các khai thị trọng yếu để phát triển bồ đề tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thụ nhận luận giải thâm diệu về trước tác này vào năm 1967 từ Khunnu Lama Tenzin Gyaltsen, một Lama Ấn Độ trẻ tuổi đã viếng thăm Tự viện Dzogchen ở vùng Kham, miền Đông Tây Tạng và ngài đã thụ nhận tại đây. Ngài luận giải rằng tiêu đề của tác phẩm có nghĩa là thực hành các công hạnh của một vị Bồ Tát. Những lời dạy nhắc nhở chúng ta quán xét những phẩm chất giác ngộ là gì, giác ngộ có thể chứng đạt được không, và nếu chúng ta thấu hiểu giác ngộ có thể chứng đạt được thì tác phẩm giúp trưởng dưỡng tâm nguyện dẫn dắt chúng sinh cùng đạt tới quả vị giác ngộ.

 

***

 

Ngày thứ hai, Ngài bắt đầu buổi thuyết Pháp bằng những chia sẻ: "Tôi không có sự gia trì nào để ban cho các bạn; tôi không cho rằng bản thân mình là Đạt Lai Lạt Ma, mà chỉ là một người giống như mọi người khác. Điều quan trọng là chúng ta đều mong cầu có một cuộc sống an lạc và để có được, chúng ta cần trau dồi bản thân mình.”

 dalailama-phattunga-03

 Chư tăng từ Nga tụng "Bát Nhã Tâm Kinh" bắt đầu ngày giảng pháp thứ hai

của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

vào ngày 25 Tháng 12 năm 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

 Ngài dạy rằng trong số những thần thôngĐức Phật hiển lộ qua các hành động của thân, ngữ và tâm của mình, chính là các lời thuyết pháp mà ngài đã truyền dạy về sự khác nhau giữa những con đường chân chính và lầm sai. Đức Phật đã chỉ rõ làm thế nào để tìm được hạnh phúc và vượt thoát khổ đau. Sự khổ đau mà chúng ta không mong muốn và hạnh phúcchúng ta mong muốn, đều phát sinh từ các nhân. Đau khổ tới chủ yếu do sự thiếu hiểu biết. Mặc dù chúng ta tìm cầu hạnh phúc, nhưng bởi vì vô minh chúng taxu hướng tạo ra các nhân của đau khổ. Vì vậy, cần phải biết điều gì mang lại cho chúng ta hạnh phúc và điều gì đưa đến đau khổ. Đức Je Tsongkhapa đã tán thán Đức Phật, "Trong tất cả các công hạnh giác ngộ của đức Thế tôn, khẩu của ngài là tối thượng, do đó bậc hiền trí luôn khắc ghi đến giáo pháp của ngài.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma luận giải rằng chúng ta đã tạo ra cho bản thân sự khổ đau bằng cách bám chấp vào hiện tướng của sự vật. Những gì chúng ta cần là thấu hiểu bản chất thực sự của sự vật. Để đạt được, chúng ta cần phải sử dụng trí tuệ của mình một cách tối đa. Chúng ta cần phải tu học, quán xét và điều phục sự vô minh trong mình. Ngài không luận giải toàn bộ kinh luận trong dịp này, ngài dạy, "Các bạn có bộ kinh luận, hãy đọc, làm cho bản thân mình quen thuộc, thấm nhuần và đọc lại nhiều lần cho tới khi các trang trở nên bị chuyển màu vì sử dụng nhiều.”

Đức Shantideva không trước tác bộ kinh luận để giải trí. Nội dung của kinh luận là về những lời Phật dạy và sau đó là các luận giải của những bậc đạo sư. Ngài tuyên bố rằng ngài trước tác bộ luận là để tâm thức mình thấm nhuần với lời kinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyên cần phải sử dụng trí tuệ để hiểu những lời dạy trong kinh và kiên trì thấu hiểu. Ngài một lần nữa trích dẫn lời đạo sư Je Tsongkhapa: "Vì vậy, bậc hiền trí có tâm nguyện thực hành điều phục tâm bằng trí tuệ.” Lời dạy này có nghĩa là chúng ta nên suy xét về lời kinh, không chỉ lặp đi lặp lại với chỉ riêng mình, mà cần đặt câu hỏi, quán sát ý nghĩa lời kinh, đối chiếu với các kinh nghiệm của riêng của mình và so sánh những gì chúng ta khám phá được với kinh nghiệm của người khác. Cuối cùng, điều này sẽ mang lại cho chúng ta tới điều quan trọng là trưởng dưỡng một trái tim nồng ấm.

Trong tiếng Tây Tạng, từ thiền địnhý nghĩa làm cho tâm mình thấm nhuần với giáo pháp và những con đường thực hành. Đức Đạt Lai Lạt Ma so sánh với việc đào tạo một phi công. "Khi lần đầu tiên nhìn vào buồng lái ta cảm thấy hoang mang và mất tự chủ, nhưng cuối cùng, thông qua rèn luyệnquen thuộc tan nắm vững những gì cần phải được thực hiện. Quý vị cần phải sử dụng trí thông minh của mình."

Chuyển từ chương thứ nhất tới chương thứ chín, ngài đã tụng đọc, "Tất cả những thực hành này đều được truyền dạy bởi đức Đại Hùng lực vì lợi ích của trí tuệ tối thượng"

Bởi vì vô minh, chúng ta cần phải phát triển trí tuệ nội chứng; chúng ta cần phải thấu hiểu bản chất thực sự của sự vật. Giáo dục là quan trọng vì đó là cách chúng tôi thu nhận kiến ​​thức. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải điều phục sự thiếu hiểu biết về nhân quảthực tướng của sự vật. Tất cả những ai mong muốn an bình sự khổ đau cần phải phát triển trí tuệ. Chương chín đề cập đến hai loại người: phàm phuhành giả yogi. Thuật ngữ Tây Tạng cho hành giả bao gồm hai nội dung, một là ý nghĩa đích thực và thứ hai là thấm nhuần được ý nghĩa đó. Vì vậy, hành giả yogi là những bậc thấm nhuần được ý nghĩa đích thực. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một so sánh giữa người bình thường hôm nay, những người không biết suy xét và chỉ thụ hưởng những thứ họ nhìn thấy hoặc nghe thấy, và các nhà khoa học, những người không hài lòng với những phạm vi đó bởi vì họ liên tục tìm hiểu để thấu hiểu về thực tại.

 dalailama-phattunga-04

Đức Đạt Lai Lạt Ma với đội ngũ nhân viên nhà bếp của khách sạn Kempinski,

địa điểm thuyết pháp cho Phật tử Nga tại Delhi, Ấn Độ,

ngày 25 tháng 12 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Trở lại chương một, những lợi ích của tâm nguyện lợi tha, bồ đề tâm giác ngộ đã được triệu thỉnh: “Khát ngưỡng tự do và dẫn dắt chúng sinh tới tự do, làm đoạn trừ những nhân cho sự tái sinh vào cõi thấp. Tất cả các mục đích cho dù tạm thời hay tối thượng đều có thể được viên mãn thông qua bồ đề tâm nguyện. Vì vậy, con xin đỉnh lễ lên bồ đề tâm. " Ngài trích lời của đại thành tựu giả Yogi thế kỷ XIX, Shakya Shri: "Khi con hoan hỷ, con hồi hướng tất thảy công đức cho chúng sinh; khi không hạnh phúc, con xin nguyện nhận sự đau khổ của tất cả chúng sinh, và qua đó xin nguyện đem công đức này làm cạn đi đại dương của khổ đau."

Xác định bản chất của bồ đề tâm trong Tràng hoa của sự Thực chứng Quang minh, đức Di Lặc đã dạy: "Đó là tâm nguyện toàn hảo để chứng đạt Phật quả vì lợi ích tất thảy chúng sinh. Khi trưởng dưỡng bồ đề tâm, trước tiên hãy khai triển tâm từ bi, mong nguyện giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau, trên nền tảng đó khởi phát tâm nguyện thành Phật.”

Tâm tỉnh thức gồm hai phần: tâm nguyện và tâm hạnh. Cũng giống như mong muốn đi và hành động đi. Quý vị có một điểm đến trong tâm và mong muốn đến đó; sau đó quý vị thực sự khởi hành.

***

 dalailama-phattunga-05

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền trao giáo pháp cho Phật tử Nga tại Delhi – ngày thứ ba

26 tháng 12 năm 2012 New Delhi, Ấn Độ

Sau khi thính chúng trì tụng Bát nhã tâm Kinh, ngài yêu cầu thính chúng tụng đọc các câu kệ của chương hai và đến câu 23 của chương ba trong Nhập Bồ tát hạnh, bởi đó bao gồm các câu Bảy chi thực hành. Về khóa lễ để khai triển bồ đề tâm nguyện và bồ đề tâm hạnh, ngài dạy rằng có thể được cử hành trước một biểu tượng nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu được cử hành dưới sự hướng đạo của một bậc thầy. Ngài cũng chỉ rõ hai câu kệ đầu mà mọi người trì tụng là quy y Phật, Pháp, Tăng và hai câu cuối là khai triển bồ đề tâm chứng đạt giác ngộ. Sau đó trì tụng hai câu kệ từ chương ba, phát sinh bồ đề tâm nguyện và thụ giới bồ tát. "Nguyện con có thể chứng đạt giác ngộ vì lợi ích của hết thảy chúng sinh; và nguyện con có thể tận trừ tất cả phiền não và chứng đạt được tất cả những phẩm chất giác ngộ."

"Chúng ta thấy rằng giác ngộ là có thể" ngài chia sẻ, "bởi vì không có sự khác biệt giữa bản chất tính không của tâm chúng ta và tâm của một vị Phật. Bởi vì tâm không tồn tại cố hữu, nên chúng ta có thể tận trừ các phiền não. Chúng hòa tan vào như thị và khi đó chúng ta được tịnh hóa khỏi những bất thiện tiêu cực. Và khi tịnh hóa được những tiêu cực, chúng ta cũng phát triển những phẩm chất giác ngộ của một vị Phật. "

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày thứ ba của buổi giảng pháp

bốn ngày cho nhóm Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 26 tháng 12 năm 2012. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp tục thảo luận bản chất tịnh quang và sự tỉnh thức của tâm, ngài chỉ ra rằng không có gì có thể chấm dứt tính tịnh quang và tỉnh thức cho nên những ô nhiễm của tâm có thể được tận trừ.

Về truyền thừa pháp thực hành đức Phật Dược Sư mà ngài sẽ truyền trao quán đỉnh, ngài chỉ dạy rằng pháp thực hành này khởi xuất từ linh kiến thanh tịnh của đức Dalai Lama đời thứ V. Ngài đã hài ước rằng trong khi các đời Đạt Lai Lạt Ma thứ II, III, V và XIII đều có các linh kiến thì đời thứ XIV lại không có gì cả mặc dù đời này dường như có vẻ là đời hóa thân được biết tới nhiều nhất.

Về những lợi lạc của pháp thực hành đức Phật Dược Sư, Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng nếu chúng ta thực hành và trì giữ việc nhập thất, chúng ta có thể chứng đạt lợi lạc để vượt qua bệnh tật.

Vào buổi chiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẩu truyền những bài kệ của các chương thứ hai và thứ ba Nhập Bồ tát Hạnh, thi thoảng thoảng dừng lại để luận giảng. Ngài dạy rằng, "Điều quan trọng là có sự tự tin về khả năng đạt đến giác ngộ. Cội rễ của tâm tỉnh thức là lòng đại bi và để phát triển trước tiên quý vị phải hiểu được khổ đau là gì, luôn khắc ghi trong tâm rằng Đức Phật sẽ không thuyết dạy về khổ đau nếu chúng ta không có cơ hội để giải thoát khỏi nó. "Quý vị càng quan tâm tới chúng sinh khác, cảm thấy họ gần gũi với mình, tâm nguyện của quý vị muốn giải thoát họ khỏi khổ đau sẽ càng mạnh mẽ. Một trong những phương pháp để phát triển tâm từ bi và tâm tỉnh thức, Phương pháp Bảy thứ lớp Nhân quả, nhấn mạnh tới lòng tốt của những chúng sinh khác, ngay cả khi họ không phải là cha mẹ của bạn. Tuy nhiên, cả Bồ tát Long Thọ và đức Shantideva đều sử dụng các phương pháp cho-nhận, trao đổi bản thân cho người khác. "

 dalailama-phattunga-06

Thính chúng lắng nghe trong ngày thứ ba Đức Đạt Lai Lạt Ma

giảng Pháp cho Phật tử Nga ở Delhi, Ấn Độ,

ngày 26 tháng 12 2012. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ngài đã khuyến lệ rằng nên thực hành đều đặn hàng ngày, dần dần sẽ có sự tiến bộ. Liên hệ với sự thực hành của chính bản thân, ngài chia sẻ: "Tôi từng tôn kính bồ đề tâm, nhưng khi khai triển trong thực tế, tôi lại cảm thấy dường như xa lạ. Tuy nhiên, sau khi nghe luận giải về Nhập Bồ tát hạnh, tâm tỉnh thức trở nên gần gũi hơn và sự khai triển, trưởng dưỡng bồ đề tâm bắt đầu trở thành hiện thực.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalalama.com/news

(Đạo Phật Ngày Nay)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4915)
Thư Mời Đại Lễ Phật Đản Của Chùa Hương Sen Ngày 26 & 27 tháng 5 năm 2018
(Xem: 11777)
Ngày 17/4/2018, tại nhà hàng Sài Gòn Kitchen, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ); Hòa thượng Thích Thái Siêu thuyết giảng đề tài “Quán vô thường”
(Xem: 5095)
Những hình khắc đá mới được phát hiện tại miền đông Tây Tạng cho thấy nghệ thuật Phật giáo và lịch sử địa phương cách đây 1,200 năm.
(Xem: 5018)
Ngày 4-4-2018, Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố New York (Met), Hoa Kỳ, đã trao trả cho Nepal 2 thần tượng quý hiếm vốn bị đánh cắp từ đất nước này.
(Xem: 5464)
Phật sự trong năm 2018 Đại Lễ Phật Đản PL 2562, Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2 Nhiệm Kỳ III, An Cư Kiết Hạ, và Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 8
(Xem: 5297)
GHPGVNTN Hoa Kỳ và Cộng Đồng Phật Giáo Miền Nam California sẽ được tổ chức tại Công Viên Mile Square Park vào ngày 05 và 6 tháng 5 năm 2018
(Xem: 5156)
Các nhà khảo cổ học khai quật hang động Tân Khai ở vùng Uyghur, Tân Cương, đã công bố việc khám phá một mảnh rách lớn của một văn bản cổ được cho là một bản sao của Kinh Bát nhã Ba la Mật đa Tâm kinh.
(Xem: 3312)
Trong tuần này có các tin tức tại Đài Loan, Pakistan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nepal
(Xem: 7069)
Tổ chức vào ngày chủ nhật của tuần thứ 2 mỗi tháng. Sau khi ăn cơm trưa ở chùa xong, 1:00pm cho thực phẩm vào hộp, làm xong lúc nào sẽ đi phát lúc đó nhưng bắt buộc phát trước 5:00pm.
(Xem: 6193)
Ngoài việc giảng dạy, Cố Ni trưởng cũng đã đóng góp nhiều sáng tác văn học, Phật học, và để lại tác phẩm thời danh “Hư Hư Lục,” từ nhiều thập niên trước.
(Xem: 4578)
Xin mời quí vị tình nguyện viên nào có thời gian rảnh đến Chùa Phật Đà khoảng 7 giờ tối thứ tư ngày 21/03/2018 để giúp vào 200 hộp thực phẩm và cùng đi phát cơm
(Xem: 3917)
Trong tuần này có các tin tức ở các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Tích Lan
(Xem: 3644)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản và Thái Lan
(Xem: 9041)
Kính cảm ơn tất cả Đại chúng đã phát tâm hùn phước Phóng Sanh Rằm Tháng Giêng 2018.
(Xem: 4640)
Năm nay Hội sẽ tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí cho đồng bào miền Đồng bằng Sông Cửu Long và tháng June & July.
(Xem: 4003)
Lúc 5:30 PM ngày 18/2/2018 (nhằm mồng 3 Tết Mậu Tuất) tại Saigon Performing Arts Center, Nam California, Hoa Kỳ, đạo tràng Bồ Đề Phật Quốc đã tổ chức đêm Pháp Nhạc Âm với những ca khúc vang vọng lòng người xem.
(Xem: 4286)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Bangladesh, Liên Bang Nga, Tây Tạng...
(Xem: 5310)
Ipoh, Perak - Sư cô Chow Khoon Siew, 66 tuổi, là người đã cung cấp một ngôi nhà yêu thương cho những chú chó bị bỏ rơi và bị ngược đãi.
(Xem: 4049)
Xuân Tết Mậu Tuất - 2018 trở về với trời Đông giá rét xứ Âu, xin quý tự viện Tăng Ni Phật Tử, tùy duyên ứng hóa, khai đàn pháp hội, nhất tâm nguyện cầu, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
(Xem: 5006)
New York, Hoa Kỳ - Triển lãm tranh thangka ‘Cuộc đời các vị Đạt lai Lạt ma’ được tổ chức tại Nhà Tây Tạng Hoa Kỳ từ ngày 11-1 đến 1-3-2018.
(Xem: 9482)
Qua ba ngày 8,9,10 tháng 2 năm 2018, các hội viên của Hoavouu Foudation đã đi Quảng Ngãi để phát gần 600 phần quà tại 6 địa điểm cho những người nghèo vùng quê ăn Tết.
(Xem: 7613)
Đại hội được tổ chức từ ngày 26 tháng 01 đến ngày 28 tháng 01 năm 2018 tại Trung tâm Huấn luyện và Tu học Thích Quảng Đức San Bernardino, California, Hoa Kỳ
(Xem: 5023)
Hơn 430 Phật tử Hàn Quốc đã viếng thánh địa Phật giáo tại phố cổ Kapilvastu (trong khu vực Lâm Tì Ni, Nepal) và cùng cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu vào ngày 19-1-2018.
(Xem: 7690)
Thay mặt chư tôn đức Tăng, Ni và quý Cư Sĩ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK nhất tâm nguyện cầu Giác Linh Sư Bà Tân Viên Tịch Cao Đăng Phật Quốc.
(Xem: 4798)
Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 15-1-2018, Đức Đạt lai Lạt ma bắt đầu giảng pháp tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar.
(Xem: 4820)
Lần đầu tiên tại hải ngoại lễ trao giải viết về Đạo Phật Ananda Viet Awards được long trọng diễn ra tại Hội Trường Sangha
(Xem: 3993)
Chùa Khánh Anh ở Evry tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông quốc tế với sự tham dự của hơn một trăm tu sĩ Phật giáo
(Xem: 7370)
Thư Xuân và Chương Trình Tết 2018 của Chùa Phật Đà tại San Diego, California, Hoa Kỳ
(Xem: 8991)
Chùa Phật Đà được mua lại từ một nhà Thờ Tin Lành năm 2003. Ngôi nhà thờ này đã có 100 năm tuổi, vì vậy, sự xuống cấp bên trong lẫn bên ngoài là điều không thể tránh khỏi.
(Xem: 5022)
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của trường Đại học California, Berkeley (UC Berkeley) là một phần của mạng quốc tế Phật giáo mới
(Xem: 12699)
Lễ Nhập Quan: Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683
(Xem: 8716)
Thông Tư Kiết Đông từ Hội Đồng Điều Hành ban hành, thì thời hạn Kiết Đông 10 ngày (từ ngày 8 đến ngày 17.1.2018) của cộng đồng Tăng Già thuộc trụ xứ Âu Châu
(Xem: 5323)
Nara, Nhật Bản – Ba kiệt tác tượng Phật giáo của chùa Kofukuji thuộc thành phố Nara sẽ được trưng bày tại triển lãm văn hóa ở Pháp. Đây là lần đầu tiên các tượng này được triển lãm bên ngoài Nhật Bản.
(Xem: 5265)
Công tác bảo quản và tu sửa 1,000 pho tượng thiên thủ Quán Thế Âm Bồ Tát tại Phật điện Sanjusangendo ở Kyoto, phía tây Nhật Bản, đã hoàn thành.
(Xem: 6068)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 11 sẽ được tổ chức tại đạo tràng chùa Khánh Anh, nước Pháp từ thứ năm, ngày 27/09/2018 đến chủ nhật, ngày 30/09/2018
(Xem: 5147)
Tu sĩ Phật giáo Dhammapiya từ bang Tripura của Ấn Độ đã được bầu làm Tổng thư ký mới của Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế (IBC).
(Xem: 8106)
Trong hai ngày 11 và 12 tháng 12 năm 2017 vừa qua, hai Tổng vụ Từ Thiện Hoa Kỳ và Úc Châu đã kết hợp cứu trợ đợt 1 tại tỉnh Khánh Hoà.
(Xem: 7333)
Mỗi căn nhà xin kêu gọi ủng hộ là 35 triệu VNĐ tương đương 1,600 USD. Thời gian ủng hộ từ nay đến hết ngày 15/12/2017. Số lượng nhà là 200 căn.
(Xem: 4204)
HoaVoUu Foundation thành tâm kêu gọi Quý vị phát tâm giúp đỡ để cho anh có thể thực hiện được ca phẩu thuật này. Tổng số tiền cần để giúp cho anh là 2,000$ (Hai ngàn đô la Mỹ).
(Xem: 16296)
Đức Trưởng lão Hòa Thượng thượng ĐỨC hạ CHƠN Viện chủ Tu Viện Quảng hương Già Lam, Sài Gòn vừa viên tịch lúc 03g40′ ngày 27/11/2017
(Xem: 7642)
Vào sáng ngày 02/12/2017, Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali và cúng dường trai phạn Liên hiệp quốc lần thứ 13/2017 được cử hành trọng thể tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
(Xem: 5453)
Bhubaneswar, Odisha – Ngày 21-11-2017, nhà lãnh đạo Tây Tạng Đạt lai Lạt ma đã nhận Giải thưởng Nhân đạo 2017 do Học viện Khoa học Xã hội Kalinga (KISS) trao tặng
(Xem: 11452)
Chúng tôi xin giới thiệu link mua hàng hóa online trên Amazon để khi nào quý vị mua hàng ở website Amazon thì Hoavouu.com sẽ được công ty này cho lại (donate) 0.05%
(Xem: 4366)
Chi Hội Phật Tử tại Hannover và vùng phụ cận cùng với Gia Đình Phật Tử Tâm Minh nhanh chóng lên chương trình thực hiện chương trình bữa cơm từ thiện quyên góp cứu trợ
(Xem: 3825)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Pakistan
(Xem: 7773)
Nguyên Giác và Đào Văn Bình Ra Mắt Sách ở Chùa Bát Nhã - Đông Đảo, Thành Công và Đầy Ắp Đạo Vị, Chân Tình
(Xem: 3877)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nepal, Vatican và Thái Lan
(Xem: 28587)
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ tổ chức Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 1 đến 13 tháng 11 năm 2017
(Xem: 3588)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 4084)
Kính gởi chư Tôn Đức Tăng Ni Trụ Trì quý Tự Viện, cùng quý bà con Phật Tử trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu...
(Xem: 5937)
Vào ngày 1-11-2017, hoạt động 4-ngày của lễ kỷ niệm hàng năm lần thứ 86 của Tịnh xá Mulagandha và 126 năm của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ đã bắt đầu
(Xem: 5185)
Bão Damrey (bão số 12) quét qua khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam, vào ngày 04.11.2017 khiến cho 69 người bị thiệt mạng và nhiều người khác còn mất tích, hơn 116.000 nhà cửa bị phá hủy hoặc hư hại do nước lũ.
(Xem: 4069)
Trong tuần này có các tin tức từ các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Tích Lan
(Xem: 52800)
HT Thích Đức Niệm - Trụ trì Chùa Ưu Đàm, Tp. Marina, California viên tịch lúc 11:30AM ngày 20/10/2017...
(Xem: 9480)
Thư Cung Thỉnh Chứng Minh Lễ Khánh Thành Chùa Thảo Đường Matxcơva - Liên Bang Nga
(Xem: 9943)
Buổi dạ tiệc chay được tổ chức vào lúc 5 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 22/10/2017 tại Nhà hàng LY’S GARDEN San Diego
(Xem: 3488)
Thông Tư An Cư Kiết Đông Của Giáo Hội Âu Châu V/v 10 Ngày An Cư Kiết Đông tại chùa Khánh Anh – Evry – Pháp Quốc năm 2018 - 2561
(Xem: 3745)
Trong tuần này có các tin tức tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga
(Xem: 7586)
Trong chuyến Hành trình tâm linh 2017 này chúng tôi phát tâm thực hiện thêm 2 việc lành, đó là: phát quà từ thiện cho học sinh nghèo, người nghèo ở 2 nơi (1010 Phần quà); và cúng dường Trai Tăng cho 100 vị Chư Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant