Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cùng một mục tiêu từ những con đường khác nhau

25 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 10899)
Cùng một mục tiêu từ những con đường khác nhau
CÙNG MỘT MỤC TIÊU
TỪ NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÁC NHAU

Phúc Cường trích dịch

dalailama-thailand-01

Đoàn Phật giáo Thái Lan pháp đàm với Đức Đạt Lai Lạt Ma,

New Delhi, Ấn Độ, ngày 15 tháng 12 năm 2012 –

Một sự kiện quan trọng và tràn đầy truyền cảm đã diễn ra ngày 15 tháng 12 tại New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, nơi khởi nguồn Phật giáo cách đây hơn 2600 năm, phái đoàn Phật giáo Thái lan gồm một số Hòa Thượng, gần 50 chư tăng và các học giả đã có buổi pháp đàm với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phía Thái Lan bao gồm Hòa thượng Phrarajnyanakavi, Hòa thượng Tiến sĩ Anil Sakya, Hòa thượng Paisal Visalo, Tiến sĩ Seksan Presertkul, Tiến sĩ Krissanapong Kirtikara và Tiến sĩ Veerathai Santiprabhob, trong khi đó thị giả cho Đức Đạt Lai Lạt Ma có Giáo sư Samdhong Rinpoche, Geshe Ngawang Samten, Geshe Lhakdor và Geshe Dorji Damdul. Gần 300 Phật tử Thái Lan đã nhiệt tâm tới lắng nghe buổi pháp đàm.

Sau những lời giới thiệu đầy lòng tôn kính của một nữ đại diện trung tâm Buddhadasa Indapanno Archive, trung tâm đã góp phần lớn vào tổ chức sự kiện này. Bà đã giới thiệu đức Dalai Lama là một pháp hữu của hai bậc đại trưởng lão Thái lan và trình bày tâm nguyện cho mối quan hệ giữa hai truyền thống Phật giáo tiếp tục phát triển. Bà cho biết mục đích của buổi pháp thoại là để củng cố tín tâm đối với giáo Pháp, củng cố mối quan hệ giữa hai truyền thống Phật giáothúc đẩy các công hạnh lợi tha.

dalailama-thailand-02

Đức Đạt Lai Lạt Ma chào thính chúng khi bắt đầu các buổi

pháp đàm với các học giả Phật giáochư tăng Thái Lan

ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 15 tháng 12 năm 2012.

Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Một đoạn phim ngắn được trình chiếu về chuyến viếng thăm lần thứ hai của Đức Dalai Lama đến Thái Lan vào năm 1972, tiếp sau đó thông điệp của đức Tăng thống (Sangharaja) đã được tuyên đọc. Ngài đã huấn thị rằng buổi pháp đàm này rất phù hợp với truyền thống từ thời Đức Phật. Đức Phật đã luôn rộng mở một cách phi thường, ngài luôn sẵn lòng lắng nghe mọi người, và chỉ ban truyền giáo pháp khi được thỉnh cầu. Phật giáo thị hiện những hình thức khác nhau tại những nơi chốn khác nhau, nhưng sự khác nhau này không phải là nền tảng cho thái độ phân biệt, mà phải là sự khích lệ chúng ta cùng nhau đàm luận để loại bỏ những hiểu lầm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu buổi Pháp đàm: "Xin kính chào các Tỳ khưu, các Thiện hữu tri thức tôn quý. Tôi rất hoan hỷ khi thấy một số lượng lớn chư TăngPhật tử Thái Lan tới buổi pháp đàm ngày hôm nay. Kể từ khi lần đầu tiên tôi viếng thăm Thái Lan vào năm 1967, tôi đã rất ấn tượng trước sự phát triển của Phật giáo tại đất nước của quý vị. Tôi nhớ lại rằng trong các buổi pháp đàm của tôi với đại trưởng lão Sangharaja tại thời điểm đó, tôi hỏi quý ngài cho quan điểm về một thực tế rằng trong khi các tu sĩ và nữ tu Thiên chúa giáo đã dấn thân vào các công tác xã hội rộng khắp thì Phật tử chúng taxu hướng không như vậy. Ngài đã đáp lại rằng giới luật của Tăng sĩ chủ yếu là ở trong tự viện để tu họcthiền định.”

Giọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma có hơi chút bị khàn bởi ngài vừa ban truyền một giáo pháp rất dài cho khoảng 20 ngàn chư Tăng tại Nam Ấn. Thời lượng ngài thuyết pháp khoảng 60 tiếng trong 2 tuần trước.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ, giống như tất cả mọi hiện tượng hữu hình khác, Phật giáo cũng vô thường và sẽ không còn hiện hữu. Phật giáo đã tồn tại 2600 năm dưới sự bảo trì của các đệ tử Phật, chủ yếu là chư Tăng Ni. Ngày nay trong thế kỷ XXI, ngay cả ở các nước trước đây không có truyền thống Phật giáo, sự quan tâm cũng đang tăng mạnh cả những người dân thường và giới khoa học. Ngài cho rằng truyền thống Pali mà phần lớn Phật giáo Thái Lan đang thực hành là nền tảng của tất cả các truyền thống Phật giáo. Đạo đứcgiới luật trong Luật tạng, là nền tảng cho thực hành cả về thiền định (shamatha) và thiền quán (vipassana). Ngài đã luận giải rằng thực hành thiền định, tâm của chúng ta sẽ an định hơn và thực hành thiền quán, chúng ta sẽ đạt được trí tuệ hiểu biết.

dalailama-thailand-03

Đức Đạt Lai Lạt Ma và các học giả Phật giáo Thái Lan

tại buổi pháp đàm ở New Del

ngày 15 tháng 12 2012. Photo / Jeremy Russell / OHHDLhi, Ấn Độ,

"Tuy nhiên," ngài chia sẻ, "chúng ta phải hướng tâm tới phần còn lại của nhân loại. Nếu có thể tạo ra một thế giới hòa bình hơn thì tất cả mọi người sẽ được ân hưởng sự lợi lạc. Và để đạt được điều này, tôi cho rằng chúng ta cần có một phương thức tiếp cận thuận theo thế tục hơn là thuần túy tôn giáo. Karuna hay tâm từ bi thực sự mang lại bình ansức mạnh nội tâm. Những ai thực hành tâm từ bi trở nên an định hơn và không bị chi phối bởi những nỗi sợ hãi. "

Ngài dẫn chứng là các nhà khoa học cũng đã phát hiện rằng khi có tâm từ bi, cơ thể vật lý cũng như sức khỏe tinh thần của bạn sẽ được cải thiện.

Tới phần câu hỏi và trả lời, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đặt một số câu hỏi của riêng mình. Ngài muốn biết truyền thống truyền thọ giới Tỳ kheo Ni có đang được thực hành trong Phật giáo Thái Lan không, chúng ta cần phải khắc ghi rằng truyền thống đó tồn tại trong suốt cuộc đời của Đức Phật. Ngài cũng muốn biết về việc truyền giớiđắp y cho cây tại Thái lan, đã giành được sự tôn trọng rộng khắp.

Khi được đặt câu hỏi về thực hành Phật Pháp đối với cư sĩ, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng rõ ràng đức Phật coi cư sĩ và Tăng sĩ có cơ hội bình đẳng và đều có khả năng đạt tới giải thoátgiác ngộ. Tuy nhiên, những tu sĩ, do không vướng bận trách nhiệm gia đình nên có thể dành nhiều thời gian hơn cho sự thực hành. Một câu hỏi được đưa lên về quan kiến trong Phật giáo Tạng truyền về sự bất khả phân của Luân hồiNiết bàn. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cười hoan hỷtrả lời nếu thừa nhận giá trị bề ngoài của luận đề trên thì chúng ta hãy tự đặt câu hỏi lý do tại sao Đức Phật đã từ bỏ đời sống hoàng giathực hành khổ hạnh, thiền định trong sáu năm. Để minh định rõ hạnh phúc là gì, ngài đã phân biệt giữa sự thỏa mãn ngắn ngủi của giác quan như nghe nhạc hay thưởng thức món ăn ngon với niềm hỷ lạc vững bền hơn bắt nguồn từ hạnh phúc nội tâm. Đây là một lĩnh vực cần phải luận giải kỹ hơn, ngài chia sẻ và nhận xét rằng tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác thiếu ngôn từ để thảo luận về các vấn đề một cách đầy đủ.

Sau giờ thọ trai buổi trưa là buổi pháp đàm về chủ đề "Những giải pháp cho các vấn đề thế giới". Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến vấn đề bạo lực và chiến tranh đẫm máu in đậm trong thế kỷ XX, một số nhà sử học đã đưa ra con số 200 triệu người chết vì bạo lực. Ngài chia sẻ:

"Chúng ta cần phải tìm một phương thức tiếp cận mới để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Có nhiều vấn đề trọng đại cần giải quyết như: biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, khoảng cách giàu nghèo, và tham nhũng. Nhiều người đã tỏ ra lo lắng với một dự đoán của người Maya cổ đại về ngày tận thế, nhưng nếu chúng ta không giải quyết được vấn nạn tham nhũng, nó giống như căn bệnh bệnh ung thư, thì chúng sẽ phải đối mặt với thảm họa. Tôn giáo quan trọng, nhưng đã không thể kiểm soát được vấn nạn này. Dân chủ, các quy định của pháp luậttự do báo chí có thể chấm dứt được tham nhũng, nhưng cũng đã không thể kiểm soát được. Yếu tố then chốt là thiếu sự kỷ luật tự giác và các nguyên tắc đạo đức".

Ngài, một lần nữa nhấn mạnh rằng, chúng ta cần phải tìm những phương thức để thúc đẩy nền đạo đức thế tục xuất phát từ ý thức chung và những kết quả của khoa học.

"Chúng ta cần khắc ghi rằng Đức Phật truyền pháplợi lạc cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng là một phần của nhân loại. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tatrách nhiệm phải hợp tác cùng nhau. Là một Phật tử Tây Tạng, tôi thực hành dành cho toàn thể nhân loại, quý vị cũng nên hướng tâm tới phạm vi rộng lớn hơn, không chỉ là các vấn đề của Thái Lan và Bangkok. "

Về vấn đề cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài rất ngạc nhiên khi nó xảy ra và ngài đã hỏi một số đạo hữu về nguyên nhân. Họ nói với rằng nó xảy ra vì tham lamđầu cơ quá nhiều, ở một chừng mực nhất định do cả sự thiếu hiểu biết nữa. Ngài đã chỉ ra sự cần thiết phải phân biệt giữa lòng tham và mong nguyện, bởi vì có thể có mong nguyện tích cực như muốn chứng đạt giải thoátPhật quả.

Về vấn đề tâm từ bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phân biệt giữa tâm từ bi có điều kiệnchúng ta thường chỉ hướng tới những người gần gũi với mình và tâm từ bi vô điều kiện thanh tịnh có khả năng thậm chí coi kẻ thù là những người bạn trân quý đang cần sự nâng đỡ. Nhắc lại vấn đề vào năm ngoái ngài đã dạy rằng Niết bàn không thể chứng đạt được chỉ thông qua trì tụng và cầu nguyện, một câu hỏi được đưa lên là làm thế nào để trưởng dưỡng chính kiến về luận điểm này. Đức Dalai lama đã chia sẻ:

"Trưởng dưỡng một quan kiến chân chính và thực tế cần có thời giannỗ lực không ngừng. Như tôi đã từng truyền trao một giáo pháp rất dài và thâm diệu cho 20 ngàn tăng ni ở Nam Ấn Độ. Giáo pháp đó có mang lại sự chuyển hóa ngay lập tức trong tâm của họ không? Tôi nghi ngờ điều đó. Họ cần phải thực hành giáo pháp đó trong một thời gian dài. Những điều chúng ta cần hướng tới ngay hiện thời là một cảm xúc cân bằng; loại bỏ những xúc tình tiêu cực là khó khăn nhưng có thể đạt được. Chúng ta cần phải nghiêm cẩn trong việc thực hành của mình. Xin tri ân các bạn, xin hẹn gặp lại vào ngày mai.”

dalailama-thailand-04

***

Buổi pháp đàm ngày thứ hai, tại New Delhi, Ấn Độ, 16 tháng 12 năm 2012 – Một số lượng lớn thính chúng bao gồm chư Tăng Thái Lan, Phật tử đã thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lama quang lâm. Tiếp theo khóa trì tụng kinh Mangala bằng ngôn ngữ Pali, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trì tụng một bài kệ ngắn và bắt đầu chia sẻ về chủ đề "Từ Kết nối Trái tim tới Chung tay Hành động” theo sự thỉnh cầu từ trước.

"Cùng chung tay có thể mang lại sự hủy diệt, ví như các lực lượng quân sự đã cùng chung tay do bị thúc đẩy bởi lòng căm hận kẻ thù. Loại cùng chung tay đó trong chiến tranh từ lâu đã là một phần của lịch sử nhân loại. Thực sự cho tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, công dân của các nước có liên quan đã cùng tham gia mà không hề băn khoăn do dự. Tuy nhiên, kể từ khi chiến tranh Việt Nam, điều này đã thay đổi và nhiều công dân Mỹ đã từ chối gia nhập quân đội.

dalailama-thailand-05

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ tại cuộc Pháp đàm với

các học giả Phật giáo Thái Lan về "Tới cùng mục

tiêu từ những con đường khác nhau?" tại New Delhi, Ấn Độ,

ngày 16 tháng 12 năm 2012. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

"Vào thời điểm của cuộc xung đột Iraq nhiều người trên khắp thế giới đã phản đối. Bạo lực đã xảy ra rất nhiều từ cuối thế kỷ XX do những nhân lầm sai trong quá khứ. Vì vậy, ngày hôm nay, tại đây trong thế kỷ XXI này, chúng ta phải cùng chung tay xây dựng nền hòa bình, trên cơ sở không phải của niềm tin, mà trên nền tảng của lý trí."

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng khi chúng ta sử dụng đến bạo lực, nó tạo ra sợ hãi, hận thù và sân giận, và về lâu dài càng chất chồng thêm bạo lực. Ngài đưa ra ví dụ về chú chó sủa, nếu ta lấy gậy dọa nạt, nó sẽ sủa nhiều hơn, nhưng nếu mỗi ngày, bạn mang thức ăn cho nó, nhẹ nhàng với nó, dần dần nó sẽ bớt hung tợn hơn và sẽ được thuần hóa. Đây là bản chất của chúng sinh.

Ngài chỉ ra rằng trong quá khứ, chúng ta đã có thể sống đầy đủ trong sự biệt lập, nhưng ngày nay điều này không còn phù hợp nữa. Thái Lan không thể đứng một mình mà phải phụ thuộc vào các nước khác để phát triển nền kinh tế và duy trì một mối bang giao hữu hảo với các nước. Đây là một trong những lý do bạo lực và việc sử dụng vũ lực đã lỗi thời. Thay vào đó, chúng ta cần chung tay với một ý thức trách nhiệm toàn cầu, thức tỉnh về sự thống nhất của nhân loại. Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận một cách hoan hỷ,

"Đó là những gì tôi chia sẻ với thời điểm này, nhưng nếu bạn chưa đồng ý, tôi hy vọng bạn sẽ nói lên ý kiến của mình, bởi vì tôi đánh giá cao cơ hội được học hỏi từ các bạn.”

Một câu hỏi được đưa lên Đức Đạt Lai Lạt Ma về những bước cụ thể thúc đẩy đối thoại giữa hai truyền thống Phật giáo. Ngài đã gợi ý rằng các Tỳ-kheo, các học giả và giáo sư đại học sẽ được chào đón khi giành thời gian tại Viện Trung Tâm nghiên cứu Tây Tạng cao cấp còn được gọi là Đại học Trung tâm nghiên cứu Tây Tạng ở Sarnath (CIHTS), và tại Tibet House, New Delhi. Quý ngài có thể tu họctham gia vào các cuộc đối thoại sâu hơn nữa tại cả hai địa điểm. Ngài nhắc lại rằng trong những năm 1960, ba vị tăng Tây Tạng đã đến Thái Lan để tu họctham gia vào đời sống tự viện Thái Lan, một trong số họ thậm chí còn thụ nhận đại giới theo truyền thống Thái Lan. Sau đó, không có nhiều những đối thoại nữa. Ngài gợi ý sẽ là hữu ích nếu một nhóm nhỏ chư tănghọc giả Tây Tạng đến Thái Lan và ngược lại.

Liên quan tới vấn đề ngài thường gần gũi chia sẻ với cộng đồng Thiên chúa giáo nhiều hơn so với cộng đồng đạo Phật ở các nước khác, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng điều này là do có một số hiểu lầm. Để minh họa, ngài kể lại trong một dịp tại Ủy ban tôn giáo quốc tế tại Úc gần đây, khi hai Tỳ Kheo Miến Điện thỉnh cầu được gặp ngài. Ngài đã bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Phật giáo Miến Điện và ngài rất hoan hỷ buổi gặp gỡ này. Hai vị tăng cho rằng mặc dù đều cùng thực hành theo giáo pháp của cùng một Đức Phật tuy nhiên giữa họ vẫn còn sự khác biệt. Ngài đã trả lời rằng không chỉ truyền thống Tạng truyền thực hành giáo pháp của cùng đức Phật mà còn thực hành cùng Luật tạng. Các Tỳ kheo Miến Điện dường như cũng rất hoan hỷngạc nhiên.

dalailama-thailand-06

Các thành viên của khán giả nghe cuộc thảo luận về

"Tới cùng mục tiêu từ những con đường khác nhau?"

với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thái học giả Phật giáo

New Delhi, Ấn Độ, vào ngày 16 tháng 12 năm 2012.

Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

"Về lâu dài, chúng ta cần phải giải quyết các rào cản về ngôn ngữ. Tôi đã đề nghị Trung tâm CIHTS ở Sarnath phải trở thành một trung tâm quốc tế, tại đó ngôn ngữ Pali và các ngôn ngữ khác cần phải được nghiên cứu. Chúng tôi nồng nhiệt đón chào nếu các học giả Thái Lan, cả những học giả nữ nữa, có thể tới trao đổi trước hết về ngôn ngữ. Trong các tự viện của chúng tôi tại Nam Ấn, có ít nhất 10 ngàn chư tăng ni đang tu học, đã có học viên đến từ Mông Cổ và các nước châu Á khác. Ngoài ra còn có các tăng sĩ phương Tây, trong đó có một tăng sĩ người Mỹ gần đây đã trở thành trụ trì của một tự viện.

"Với liên quan đến chư ni, kể từ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, tôi đã yêu cầu các ni viện thực hành truyền thống tranh biện và hiện nay, mặc dù chúng tôi vẫn chưa truyền đại giới Tỳ Kheo Ni, nhưng chúng tôi đã quyết định truyền trao học vị Geshema cho những chư ni đủ điều kiện. Đồng thời, bảo tồn Phật Pháp không phải là chỉ có đào tạo chư tăng ni, mà còn giáo dục cho Phật tử. Phật tử cũng rất cần phát triển một sự hiểu biết nhiều hơn về Phật pháp."

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục dạy rằng ngài rất cẩn trọng trong các buổi đối thoại để không bị hiểu lầm là đang truyền bá đạo Phật giáo hay tìm cách cải đạo người khác. Ngài nhìn thấy những đàm luận cũng có thể là một tiềm năng của xung đột, đó là điều ngài đã minh định rất rõ với các nhà truyền giáo Thiên chúa trong buổi gặp gỡ tại Mông cổ. Ngài dạy, chúng ta phải luôn khắc ghi trong tâm rằng thực tế ngày nay nhiều người còn hoài nghi về tư tưởng Phật giáo, ví dụ như về đời sống quá khứ và tương lai. Ngài cho rằng Phật pháp phù hợp với thế giới ngày nay.

"Cũng giống như chúng ta dạy về vệ sinh thân thể để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cũng cần phải dạy một hình thức rèn luyện tinh thần, phân biệt được các cảm xúc tích cựctiêu cực, và học hỏi để đối trị được chúng, đảm bảo một tâm thức lành mạnh".

Một câu hỏi tiếp được đưa lên là làm thế nào để khuyến khích trẻ để trở thành tăng sĩ, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: "Giáo dục, giáo dục cộng đồng, giáo dục họ về Phật giáo."

Các học giả tại các tự viện thị giả Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời chia sẻ quan điểm trong cuộc hội thoại và là một trong những hỗ trợ của họ cho cuộc đối thoại này liên tục. Giáo sư Samdhong Rinpoche cũng chia sẻ về các dự án dịch kinh điển Pali sang ngôn ngữ Tạng đã được bắt đầu khởi động và hy vọng rằng sẽ được phát triển rộng lớn hơn.

Buổi hội đàm buổi sáng đã được kết thúc khi một phát ngôn viên Thái Lan nhắc lại mong nguyện được tham gia vào các hoạt động trên. Buổi hội đàm diễn ra trong năm kỷ niệm 2600 năm đức Phật đản sinh là một điềm cát tường, ông thành kính tri ân những huấn thị của đức Dalai Lama về giáo dục, tu học, và tất cả thính chúng đã cùng phát nguyện bằng trì tụng ba phần - "Sa-Dhu."

Khóa pháp đàm buổi chiều cuối cùng bắt đầu với một vị tăng Thái Lan cho rằng sẽ thích hợp hơn khi nhắc tới Phật giáo Tạng và Thái là “cùng một mục đích, cùng một con đường” bởi Đại thừa tán thán lý tưởng Bồ Tát hơn lý tưởng La Hán. Vị Tăng đặt câu hỏi làm thế nào chúng ta hòa hợp được những khác biệt này. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã luận giải rằng trong Bát Nhã Tâm Kinh theo truyền thống Sankrit có nhắc tới ba thừaThanh văn thừa, Duyên giác thừaBồ tát thừa, nhưng sẽ là một sự hiểu lầm nếu coi ba thừahoàn toàn khác nhau.

Ngài cho rằng khát ngưỡng đạt tới Niết bàn là một khát ngưỡng chứng đạt quả vị giải thoát, đó là nền tảng của Bồ đề tâm nguyện dẫn dắt chúng sinh tới tự do giải thoát. Điều quan trọng là định hướng bản chất tâm chúng ta. Nếu chúng ta bị chi phối bởi vô minh chúng ta sẽ không tìm được niềm hỷ lạc trong cõi luân hồi. Ngài chỉ ra rằng Bát Chánh Đạo là một phương thức khác thể hiện Tam học trong Giới, Định, Tuệ. Lần chuyển pháp luân thứ nhất tuyên thuyết Tứ Diệu Đế, lần thứ hai là Diệt đế và lần chuyển Pháp luân thứ ba là Đạo đế.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ về việc học hỏi từ một nhà vật lý lượng tử Chile mà ngài đã gặp gỡ tại một hội thảo ở Argentina. Nhà khoa học đã giải thích những cách giúp ông không bám chấp vào lĩnh vực khoa học của mình bởi cho rằng nếu không sẽ rơi vào định kiến ​​và không thể coi trọng các lĩnh vực khác với một thái độ cởi mở.

"Tôi là một hành giả thực hành Phật pháp, nhưng tôi nhận ra rằng mình không được phép bám chấp vào đạo Phật, điều đó sẽ làm che mờ khả năng trong ta coi trọng giá trị của các con đường tâm linh khác."

dalailama-thailand-07

Đức Đạt Lai Lạt Ma với các thành viên của cộng đồng

chư Tăng Thái Lan tham dự các cuộc pháp đàm về

chủ đề "Tới cùng mục tiêu từ những con đường khác nhau"

tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 16 tháng 12 năm 2012.

Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Khi được thỉnh cầu ban những đạo từ kết thúc buổi pháp đàm, Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ, ngài rất ấn tượng với việc tiến hành các buổi đối thoại. Tất cả mọi người đều nhiệt tâm tham gia vào các thảo luận mở. Ngài cho rằng giáo pháp của Đức Phật rất thực tếthiện xảo. Ngài nhớ lại một nhà thần kinh học người Đức, Wolf Singer đã giải thích rằng trong bộ não không có quyền lực trung tâmnhận xét rằng điều này cũng phù hợp với quan điểm của Phật giáo về anatma, hay vô ngã hay không có linh hồn. Ngày nay trong thế kỷ XXI, chúng ta đang phải đối mặt với những thực tại khác nhau ví như những phát hiện của khoa thần kinh học, và trong khi đó, ở phạm vi giới luật - chúng ta phải nghiêm cẩn trì giữ, thì những ở những phương diện khác, Phật giáo cũng có khả năng đóng góp và thích ứng với những thực tại mới như vậy.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalalama.com/news


Phúc Cường trích dịch

Xem thêm:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TRUYỀN PHÁP CHO PHẬT TỬ NGA TẠI DELHI

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3390)
Thông Bạch Phật Đản PL 2564-2020 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu
(Xem: 2435)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia: Mã Lai, Tích Lan, Miến Điện, và Nhật Bản
(Xem: 4607)
With the meaning of the word SYNERGY, let’s pray together in response to corona virus pandemic.
(Xem: 5121)
Ngay tại Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh, với nền y tế hiện đại tối tân, mà cũng không thể tránh khỏi sự lây nhiễm nhanh chóng của coronavirus.
(Xem: 2561)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Cộng Hoà Buryatia, Nam Á, Bangladesh và Ấn Độ
(Xem: 3047)
Để an toàn và giữ gìn sức khoẻ chung cho Đại chúng, Chùa Phật Đà thông báo đình chỉ mọi sinh hoạt cho đến khi có thông báo tiếp theo.
(Xem: 2919)
Những Khoá Tu Học ngắn hạn cuối tuần, Tu Bát Quan Trai, Huân Tu Tịnh Độ, những Lễ Hội... giảm thiểu sự sinh hoạt tập trung nhiều người tối đa.
(Xem: 2602)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Tích Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện
(Xem: 2233)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Lào, Anh Quốc, Miến Điện
(Xem: 3175)
Sinh hoạt chủ nhật hàng tuần hạn chế số người tham dự. Đặc biệt những vị có đang mắc bệnh mãn tính và trên 65 tuổi nên ưu tiên ở nhà
(Xem: 6556)
Chúng tôi sẽ tổ chức phát Thực phẩm cho tháng 03 vào ngày 15/03/2020 vào lúc 1:30pm, số lượng 350 phần tại địa chỉ: 26 15th, San Diego, CA 92101.
(Xem: 3474)
Kính mời Đại chúng tham dự Lễ Khai Kinh Đại Bảo Tích Trì tụng và nghe thuyết giảng Tại Tu Viện Pháp Vương, Escondido vào ngày Chủ Nhật, 08/3/2020
(Xem: 2731)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hoà Buryatia, Cộng hoà Kalmykia và Nepal
(Xem: 3347)
Trung Tâm Văn Hoá Chùa Việt Nam Dời Ngày Tổ Chức Lễ Khánh Thành, Lễ Hội Quan Âm, Kỷ Niệm 30 Năm Thành Lập và Xây Dựng
(Xem: 2906)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Indonesia, Nepal, Hàn Quốc, Cam Bốt
(Xem: 3844)
Khoá Tu Học Tuổi Trẻ Tại Tu Viện Pháp Vương - Youth Spring Retreat 2020 vào lúc: 5:00pm thứ 7 ngày 28/3/2020 đến 2:00pm chủ nhật ngày 29/3/2020
(Xem: 10823)
Thông Báo và Ghi danh Khoá Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 10 Tại Philadelphia từ ngày 23 đến 26 tháng 7 năm 2020
(Xem: 2595)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Tích Lan, Anh quốc
(Xem: 6965)
Lễ Rằm Thượng Nguyên Tại Chùa Phật Đà San Diego, California, Hoa Kỳ Ngày 09/2/2020
(Xem: 3451)
Đại Lễ Khánh Thành Ngôi Đại Hùng Bảo Điện - Lễ Hội Quan Âm Ngày Hành Hương và Cầu Nguyện và Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam
(Xem: 8348)
Kính mời Đại Chúng tham gia hùn phước cho Lễ Phóng Sanh Rằm Thượng Nguyên Xuân Canh Tý 2020
(Xem: 2794)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Nhật Bản, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Thái Lan
(Xem: 3522)
Khoá Tu Học Cho Người Lớn vào ngày 08 tháng 03 năm 2020. Khoá Tu Học Cho Thiếu Nhi vào ngày 28-29 tháng 03 năm 2020
(Xem: 3495)
Nhân dịp Xuân Canh Tý 2020 đang trở về với tất cả người con dân Việt Nam, thay mặt Hoavouu Foundation thành tâm kính chúc Chư Tôn Đức Tăng Ni: Pháp Thể Khinh An, Phật Sự Viên Thành. Đồng kính chúc Quý Phật tử và gia đình của Quý vị: Vô Lượng An Lạc, Vô Lượng Cát Tường, Thành Tựu Sở Nguyện.
(Xem: 3056)
Hành Hương tham dự ngày Về Nguồn lần thứ 12 và dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, Úc Châu cũng như hành hương Ấn Độ từ ngày 12.10.2020 (thứ hai) đến ngày 9.11.2020 (30 ngày)
(Xem: 3021)
Trong tuần này có các tin tức chính từ các quốc gia như: Tích Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc
(Xem: 10875)
Ngày 19 và 21 tháng 1 năm 2020 vừa qua, Quý Phật tử thiện nguyện của HoaVoUu Foundation tại Việt Nam đã đi phát quà cho người nghèo tại Đồng Nai và Vùng núi Đắk Lắk.
(Xem: 3727)
HT Thích Nguyên Siêu viện chủ Chùa Phật Đà và Tu Viện Pháp Vương gởi Thư Chúc Tết Xuân Canh Tý 2020 đến Chư Tôn Đức và Đồng hương Phật tử
(Xem: 3613)
Đại Hội Khoáng Đại 30, 31/05 tại Chùa Huệ Quang và Khoá An Cư Kiết Hạ được tổ chức tại Chùa Huệ Quang (Chư Ni), Chùa Phổ Đà (Chư Tăng) 31/5 đế 07/06
(Xem: 6487)
Trong tháng 12/2019 Hội HoaVoUu Foundation đã 3 lần thực hiện phát túi ngủ cho người Vô Gia Cư tại ở Downtown San Diego. Lần thứ nhất vào ngày 07/12, lần thứ hai 15/12 và lần thứ 3 vào ngày 26/12. Tổng cộng có 256 túi ngủ.
(Xem: 2562)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia như: Đài Loan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ
(Xem: 4037)
Sau nhiều năm xây dựng Tu Viện Pháp Vương cho đến hôm nay, đã được giấy phép sinh hoạt, đây là một Phật sự quan trọng mà trải qua bao nhiêu năm tháng chư Tăng và Phật tử chùa Phật Đà và Tu Viện Pháp Vương hằng mong đợi.
(Xem: 6433)
Hình ảnh HoaVoUu Foundation hỗ trợ Chùa Kim Sơn, Nha Trang trong các Phật sự của Chùa trong năm 2019
(Xem: 2959)
Hôm nay ngày 04/01/2020 tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, California, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ đã có cuộc họp đầu năm 2020.
(Xem: 2890)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tích Lan, Úc Đại Lợi
(Xem: 5247)
Kênh Youtube của HoaVoUu Foundation là một thư viện videos hoằng truyền con đường tuệ giác của Phật.
(Xem: 4928)
Thư Chúc Xuân Và Chương Trình Xuân Canh Tý 2020 Của Chùa Phật Đà , San Diego, California
(Xem: 2674)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Mông Cổ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa Tuva
(Xem: 2428)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Hoa Kỳ, Pakistan, Úc Đại Lợi
(Xem: 6426)
Ngày 15/12/2019, Quý Phật tử thiện nguyện Hoa Vo Uu Foundation đã phát thêm 80 cái túi ngủ (Sleeping Bags) cho người Vô Gia Cư ở Downtown San Diego.
(Xem: 7232)
Hôm nay, ngày 07/12/2019 Quý Phật tử thiện nguyện Hoa Vo Uu Foundation đã phát 100 cái túi ngủ (Sleeping Bags) cho người Vô Gia Cư ở Downtown San Diego.
(Xem: 5952)
Chúng tôi kêu gọi ủng hộ 300 túi ngủ (Sleeping bags) vào ngày 15/12/2019 và tiếp tục phát thực phẩm cho Người Vô Gia Cư vào Chủ Nhật, ngày 22/12/2019 lúc 1:30pm
(Xem: 3703)
Thông Tư Kiết Đông từ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, thì thời gian chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ 10 Ngày Kiết Đông (02/01/2020 đến 11/01/2020)
(Xem: 3040)
Trong tuần này có các tin tức tại Nhật Bản, Cộng Hoà Kalmykia, Bangladesh, Nepal và Thái Lan
(Xem: 5009)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng Tổ chức Lễ Truy Tán Công Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
(Xem: 6333)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) vừa viên tịch
(Xem: 3445)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Ý, pháp danh Trừng Huệ, hiệu Ấn Bảo, Pháp phái Liễu Quán đời thứ 8, Viện Chủ Tổ Đình Linh Sơn Pháp Bảo Nha Trang, vừa viên tịch vào lúc 7 giờ tối thứ Sáu, ngày 01/11/2019
(Xem: 5391)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 10/2019 tới vào Chủ Nhật, ngày 17/11/2019 lúc 1:30pm
(Xem: 7386)
Trong chuyến Hành trình tâm linh 2019 chúng con/tôi phát quà từ thiện cho học sinh nghèo 2,000 Phần quà; và cúng dường Trai Tăng cho 200 vị Chư Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ.
(Xem: 3203)
Tuyển tập “40 Năm Tu Học Và Hoằng Pháp của Ni Sư Giới Hương” bằng tiếng Anh và Việt
(Xem: 2888)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Ấn Độ, Anh Quốc, Nhật Bản và Nepal
(Xem: 3536)
Trong tuần này có các tin tức Phật giáo chính ở các quốc gia: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ
(Xem: 2676)
Trong tuần này có các tin tức chính tại các quốc gia: Nhật Bản, Pakistan, Lào, Thái Lan và Cam Bốt
(Xem: 2545)
Trong tuần này có các tin tức tại các quốc gia: Cam Bốt, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Bangladesh
(Xem: 3629)
Chùa Hồng Danh Tổ Chức Hành Hương Hawaii. Liên lạc: Tel. (408) 449-5399 - Email: chuahongdanh@yahoo.com
(Xem: 6653)
Chúng tôi sẽ tổ chức tiếp cho tháng 10/2019 tới vào Chủ Nhật, ngày 20/10/2019, số lượng 350 phần.
(Xem: 7194)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 6 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
(Xem: 2627)
Trong tuần này có các tin chính tại các quốc gia: Ấn Độ, Thái Lan và Mông Cổ
(Xem: 3805)
Với mục đích bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc đến với giới trẻ và các thanh thiếu niên Việt Nam tại hải ngoại, Chùa Bảo Đức tổ chức tết Trung Thu 2019.
(Xem: 11322)
Lễ Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Chí Tín, Bổn Sư của HT Thích Nguyên Siêu, Tại Chùa Long Sơn, San Diego, California ngày 13/9/2019
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant