Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Sách "Luận Du Già Sư Địa"

15 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 16425)
Giới Thiệu Sách "Luận Du Già Sư Địa"

luan-du-gia-su-dia

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664), gồm 100 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 30, N0 1579, trang 279 – 882A). Đây là một trong ba Bộ Luận thuộc loại đồ sộ bậc nhất hiện có trong Hán Tạng (*), là một trong những tác phẩm căn bản nhất của Tông Duy ThứcPháp Tướng, là một trong các Bộ Luận nổi tiếng nhất của Phật giáo Bắc truyền thuyết minh quảng diễn rất đầy đủ về Địa Bồ tát, với những quá trình nhận thức, hành trì, tu tập chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng của Bồ tát Đại thừa.

Du Già (Yoga) là từ phiên âm, dịch nghĩa là Tương ưng. Đó là pháp hành quán dựa vào phương thức điều hòa hơi thở để tập trung tâm niệm vào một điểm, lấy việc tu Chỉ – Quán (Xa ma tha, Tỳ bát xá na) làm chính, nhằm đạt tới chỗ nhất trí, tương ưng hài hòa giữa tâm – cảnh. Người thực hành pháp quán Du Già gọi là Sư Du Già. Cảnh giới mà Sư Du Già dựa vào để thực hành gọi là Địa của Sư Du Già. Theo Đại sư Khuy Cơ (632 – 682) trong Thành Duy Thức Thuật Ký thì Tương ưng có 5 nghĩa:

- Tương ưng với Cảnh: Tức không trái với tự tánh của tất cả các pháp.

- Tương ưng với Hành: Nghĩa là cùng với các hành như định, tuệ tương ưng.

- Tương ưng với Lý: Tức tương ưng với lý an lập, phi an lập nơi hai đế.

- Tương ưng với Quả: Nghĩa là có thể chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng.

- Tương ưng với Căn cơ: Tức đã đạt được quả viên mãn thì cứu độ tạo lợi ích cho chúng sinh theo cơ duyên ứng – cảm, thuốc bệnh tương ứng.

Luận Du Già Sư Địa mô tả pháp quán của Hành Du Già (Yogacàra) chủ trương đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của Thức A lại da (Àlaya – vijnàna) thuộc tâm thức căn bản của loài người cần xa lìa những quan niệm đối lập như có – không, tồn tại – không tồn tại… thì mới có thể ngộ nhập trung đạo (Phật Quang ĐTĐ trang 5531 B-C). Thật ra thì đấy chỉ là những tóm tắt về các điểm chính yếu của Luận, vì nơi mỗi phần, nơi mỗi Địa của Luận, các chi tiết hiện có cùng liên hệ đã được nêu bày và quảng diễn là hết sức bao quát, phong phú.

Vì Luận đã giải thích rộng về 17 Địa, là đối tượng nương dựa, đối tượng hành trì của Sư Du Già, nên Luận còn gọi là Luận Thập Thất Địa. Lại do nơi 17 Địa ấy, 2 Địa được thuyết minh cùng quảng diễn đầy đủ hơn hết là Địa Thanh văn và Địa Bồ tát, nên Luận được xem là một kho báu lớn cho việc nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng Phật giáo Đại thừa.

Toàn Luận được phân làm 5 phần chính: Phần Bản Địa. Phần Nhiếp Quyết Trạch. Phần Nhiếp Thích. Phần Nhiếp Dị Môn. Phần Nhiếp Sự.

1. Phần Bản Địa: Gồm 50 quyển đầu, lần lượt thuyết minh biện rộng về 17 Địa là: (1) Địa năm thức thân tương ưng. (2) Địa ý. (3) Địa có tầm có tứ. (4) Địa không tầm chỉ có tứ. (5) Địa không tầm không tứ. (6) Địa tam ma hí đa. (7) Địa phi tam ma hí đa. (8) Địa có tâm. (9) Địa không tâm. (10) Địa do văn tạo thành. (11) Địa do tư tạo thành. (12) Địa do tu tạo thành. (13) Địa Thanh văn. (14) Địa Độc giác. (15) Địa Bồ tát. (16) Địa hữu dư y. (17) Địa vô dư y.

Chữ Địa (Phạn: Bhùmi) ở đây có nghĩa là cảnh giới, biên vực hành tác, tu trì, chứng quả của hành giả Du Già. Nơi 9 Địa đầu là thuyết minh về cảnh của ba Thừa, quán xét cảnh ấy tức có thể dấy khởi hành của 6 Địa tiếp theo (Địa 10 – 15). Lại dựa nơi hành ấy để có thể chứng đắc quả của 2 Địa sau cùng (Địa 16, 17). Do đấy đã biểu thị về thứ lớp thuận hợp của Cảnh, Hành, Quả.

2. Phần Nhiếp Quyết Trạch: Gồm từ quyển 51 đến quyển 80. Là nhiếp quyết trạch về 16 Địa đã nêu dẫn, biện giải ở trước (Không nói đến Địa Độc giác). Nhiếp là thâu tóm, gồm thâu. Quyết trạch là quyết đoán, phân biệt chọn lựa. Quyết đoán đối với các nghi. Phân biệt chọn lựa về những nghĩa tiêu biểu. Ý chính của phần này là làm rõ các nghĩa lý sâu xa nơi các Địa đã được giải thích, quảng diễn. Toàn phần được phân làm 12 phần (Quyết trạch về 2 Địa đầu. Quyết trạch về 3 Địa tiếp theo. Quyết trạch về Địa Thanh văn. Quyết trạch về Địa Bồ tát…).

3. Phần Nhiếp Thích: Gồm 2 quyển 81, 82 và phân làm 2 đoạn. Nhiếp thích là giải thích, biện rộng về những nghi tắc của các kinh (Như: Những gì là hai thứ Thể của Khế kinh? Văn. Nghĩa. Những gì là sáu thứ Văn? Những gì là mười thứ Nghĩa?...)

4. Phần Nhiếp Dị Môn: Gồm 2 quyển 83, 84 và cũng phân làm 2 đoạn. Gồm thâu môn khác (Nhiếp Dị Môn) là giải thích làm rõ về những Danh Nghĩa sai biệt hiện có trong kinh.

5. Phần Nhiếp Sự: Gồm 16 quyển cuối của Luận, tức từ quyển 85 đến quyển 100, được phân làm 6 đoạn chính: (Nhiếp sự là giải thích biện biệt về các nghĩa chính yếu nơi 3 tạng Kinh, Luật, Luận) (1) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Hành. (2) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Xứ. (3) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Duyên khởi. Thực (Ăn). Đế. Giới. (4) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Pháp Bồ đề phần. (5) Sự Điều phục: Lựa chọn gồm thâu chung. (6) Sự Bản mẫu: Nêu dẫn. Biện giải. Gồm thâu…

Trong 17 Địa của Phần Bản Địa thì Địa Bồ tát (Địa 15) có số lượng quyển và trang nhiều nhất: Gồm từ quyển 35 đến quyển 49 và 4/5 quyển 50, gần 100 trang Hán Tạng, cũng là phần quan trọng nhất của Luận: Toàn bộ các vấn đề thuộc về Bồ tát cùng liên hệ với Bồ tát đã được Luận nêu dẫn, giải thích, quảng diễn đầy đủ. Địa Bồ tát được phân làm 4 đoạn chính: (1) Đoạn thứ 1: Trì Xứ Du Già: Từ quyển 35 đến quyển 46: Nêu dẫn quảng diễn về 18 phẩm. (2) Đoạn thứ 2: Trì Xứ Du Già Tùy Pháp: Từ quyển 47 đến 3/4 quyển 48: Nêu dẫn quảng diễn về 4 phẩm. (3) Đoạn thứ 3: Trì Xứ Du Già Cứu Cánh: Từ non 1/4 quyển 48 đến 2/3 quyển 50: Nêu dẫn quảng diễn về 5 phẩm. (4) Đoạn thứ 4: Trì Xứ Du Già Thứ Lớp: Gồm 1 trang của quyển 50: Nêu dẫn quảng diễn về 1 phẩm.

Luận Du Già Sư Địa được truyền vào Trung Hoa khá sớm, nhưng chưa đầy đủ. Các bản Hán dịch của Đại sư Đàm Vô Sấm, Cầu Na Bạt Ma (Cả hai đều gọi là Kinh), Chân Đế (Luận Quyết Định Tạng) là những phần, những đoạn của Luận Du Già Sư Địa, sẽ được nói đến nơi phần các Luận Biệt hành.(*) Các Luận Biệt hành:

* Kinh Bồ Tát Địa Trì: Do Đại sư Đàm Vô Sấm (Dhamaraksa: 385 – 433) Hán dịch vào đời Bắc Lương (397 – 439) gồm 10 quyển (Tập 30, N0 1581, trang 888A – 959B) tức là Địa Bồ tát (Địa 15) trong Phần Bản Địa của Luận Du Già Sư Địa. Bản Hán dịch này tương tợ như bố cục nơi Địa Bồ tát: Phân làm 3 đoạn chính: Xứ Phương tiện thứ nhất: Gồm 18 phẩm. Xứ Phương tiện thứ pháp: Gồm 4 phẩm. Xứ Phương tiện tất cánh: Gồm 5 phẩm (Thiếu 1 phẩm của Đoạn thứ 4). Phần Mở đầu và phần Cuối cũng như nơi Luận.

* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: Do Đại sư Cầu Na Bạt Ma (Gunavarman 367 – 431) Hán dịch vào đời Lưu Tống (420 – 478) gồm 9 quyển (Tập 30, N0 1582, trang 960 – 1013C). Bản Hán dịch của Đại sư Cầu Na Bạt Ma cũng chia làm 3 đoạn chính (Nhưng có thêm). Địa Bồ tát gồm 20 phẩm. Trụ Như pháp gồm 4 phẩm. Địa Tất cánh gồm 6 phẩm. Phần Mở đầu có Phẩm Tự như Phẩm Tự nơi các bản kinh thông thường (Tôi nghe như vầy). Phần cuối có sự việc Tôn giả Ưu Ba Ly hỏi Đức Thế Tôn về danh hiệu của bản kinh này v.v… cùng y giáo phụng hành.

* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: N0 1583, 1 quyển, Tập 30, trang 1013C – 1018B. Do Đại sư Cầu Na Bạt Ma Hán dịch, là tương đương với phẩm 10 (Giới) trong 18 phẩm thuộc Đoạn thứ 1: Trì Xứ Du Già nơi Địa Bồ tát của Luận Du Già Sư Địa.

* Luận Quyết Định Tạng: N0 1584, 3 quyển (Tập 30, trang 1018B – 1035B). Do Đại sư Chân Đế (Paramàrtha. 499 – 569) Hán dịch vào đời Trần (557 – 588) ở phương Nam, tức là đoạn đầu của Phần Nhiếp Quyết Trạch (Phần 2), từ quyển 51 – 54 nơi Luận Du Già Sư Địa.

*

Lưu hànhẤn Độ, Luận Du Già Sư Địa đã góp phần lớn cho sự việc hình thành Trường phái Du Già (Duy Thức) một trong hai trường phái lớn của Phật giáo Đại thừa thời kỳ phát triển, với các vị Luận sư nổi tiếng nối tiếp sự nghiệp hoằng hóa của hai vị Bồ tát đi trướcVô Trước, Thế Thân. Đó là chư vị Luận sư Thân Thắng, Hỏa Biện, Đức Tuệ, An Tuệ, Hộ Pháp, Giới Hiền. Một vị Luận sư thuộc môn hạ của Luận sư Hộ Pháp tên Tối Thắng Tử (Phạn: Jinaputra. Đọc theo phiên âm là Thần Na Phất Đa La), tác giả sách Du Già Sư Địa Luận Thích, giải thích tóm tắt về 17 Địa trong Luận Du Già Sư Địa. Tác phẩm này cũng được Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch: Tập 30, N0 1580, 1 quyển, trang 883 – 888A.

Vào những năm cuối của tiền bán thế kỷ 7 TL, đời Đường (618 – 906) toàn bộ Luận Du Già Sư Địa đã được Pháp sư Huyền Tráng (602 – 664) Hán dịch gồm 100 quyển. Công trình phiên dịch này được thực hiện trong vòng một năm, từ ngày 15 tháng 5 năm Trinh Quán thứ 21 (647 TL) đến ngày 15 tháng 5 năm Trinh Quán thứ 22 (648) thì hoàn thành, có sự trợ giúp của 20 vị Sa môn làm các công việc: Bút thọ (5 vị), Chứng văn (5 vị), Chánh tự (2 vị), Chứng Phạn ngữ (1 vị) Chứng nghĩa (7 vị). Bản Hán dịch ấy sau khi lưu hành, đã được nhiều nhà Phật học Trung Quốc quan tâm nghiên cứu, chú giải, như: Thần Thái (Sớ Giải, 10 quyển), Khuy Cơ (Lược Toản, 14 quyển), Tuần Luân (Tập Soạn, 24 quyển)… Cùng với các Kinh Luận đã được Hán dịch như Kinh Giải Thâm Mật, Luận Thành Duy Thức, Luận Nhiếp Đại Thừa (Đều do Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch – Dịch mới hoặc dịch lại), Luận Du Già Sư Địa đã góp phần tạo nên nền tảng xuất sinh Tông Pháp Tướng, là một trong những Tông phái lớn của Phật học Trung Hoa, nối tiếp và phát huy trường phái Du Già của Phật giáo Ấn Độ, thịnh hành qua nhiều thời gian, tạo được dấu ấn đáng kể trong lãnh vực học thuật, không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Việt Nam, ngay từ thời kỳ Chấn hưng Phật giáo (1928 – 1945), nơi chương trình học để đào tạo Tăng tài tại các Phật Học Đường Trung Nam Bắc, cũng đều chú trọng tới môn Duy Thức. Từ đó đến nay, chúng ta đã Việt dịch được một số Kinh, Luận liên hệ, như Kinh Giải Thâm Mật, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn, Luận Thành Duy Thức… Trong chiều hướng ấy, một bản Việt dịch Luận Du Già Sư Địa hoàn chỉnh ra đời, góp phần hoàn thành Tạng Luận nói riêng, Đại Tạng Kinh Việt Nam phần Phật giáo Bắc truyền nói chung, là một đóng góp rất có ý nghĩa,

Bản Việt dịch Luận Du Già Sư Địa này do Cư sĩ Nguyên Huệ, một thành viên trong Ban phiên dịch ĐTK tiếng Việt của Tuệ Quang Foundation thực hiện, dịch theo bản tiếng Hán do Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, trong ĐTK/ĐCTT Tập 30, N0 1579, 100 quyển, sử dụng đĩa Phật Điển điện tử CBETA.

Xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Luận Du Già Sư Địa với bạn đọc xa gần.

Sài Gòn, Xuân 2013. Phật lịch 2556

Chủ tịch Tuệ Quang Foundation

Nguyên Hiển.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11401)
10 giờ sáng Thứ Bảy, ngày 2 Tháng Bảy, lễ khai mạc Trại Họp Bạn Toàn Quốc Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ 2011
(Xem: 12358)
Hiệp hội Phật giáo Kechara ở Malaysia sẽ lập kỉ lục về thời gian tụng kinh Lamrim Chenmo (Đại Luận). Dự kiến thời gian tụng kinh sẽ kéo dài suốt 24 giờ...
(Xem: 12210)
Các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa, cảnh quan của vùng Hiraizumi - Nhật Bản đã công nhận là Di sản văn hoá thế giới tại hội nghị UNESCO vừa diễn ra tại Paris.
(Xem: 16612)
Hôm thứ ba, Gere đã đến chùa Jogye ở thủ đô Seoul chiêm bái Phật và vấn an Thượng tọa Jaseung, Chủ tịch Hội đồng Điều hành Thiền phái Tào Khê...
(Xem: 12841)
Ông Kim Du-kwan, Tỉnh trưởng tỉnh Nam Gyeongsang cho biết đây là hoạt động mở đầu cho một lễ hội kỷ niệm 1000 năm mộc bản Đại tạng kinh Cao Ly dự kiến được tổ chức vào cuối năm nay.
(Xem: 14377)
Thật xây dựng và lợi lạc để phân tích cảm xúc của chúng ta, kể cả từ bi và cảm nhận ân cần của chúng ta, vì thế chúng ta có thể trở nên trầm tĩnh hơn và hạnh phúc hơn.
(Xem: 10887)
Đại Hội Thường Niên lần thứ III, nhiệm kỳ I (2008 -2012), tổ chức ngày 18 và 19 tháng 6 năm 2011 tại Phật Học Viện Quốc Tế, California, Hoa Kỳ
(Xem: 12236)
Tổng bộ hải quân nội các chính phủ Anh ngày 13/6 đã biểu dương sự cống hiến tuyệt vời của đoàn thể Phật giáo Phật Quang Sơn London.
(Xem: 13106)
Lễ Vesak được tuyên bố là ngày lễ chung ở Malaysia kể từ năm 1962, trong dịp thừa nhận Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ nhiều thứ hai ở Malaysia.
(Xem: 14279)
Chào mừng sự kiện hai năm một lần của Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita, Công nương Srirasmi đại diện Hoàng gia Thái lan đã đến thăm, chào mừng các đại biểu...
(Xem: 12091)
Sakyadhita, Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới đã hòa vào sự thanh tịnh của rừng thiền Sathira Dhammasathan, Bangkok - nơi tách hẳn sự ồn ào náo nhiệt ở bên ngoài.
(Xem: 13425)
Vào sáng Chủ nhật, ngày 29-5, Đức Dalai Lama đã ký tên vào biên bản sửa đổi Hiến pháp nước Tây Tạng... Minh Nguyên
(Xem: 15052)
Tỷ lệ tự tử gia tăng là do nguyên nhân thiếu lòng từ bi trong xã hội và chúng ta cần trở nên biết thương yêu hơn nếu muốn thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp, Đức Dalai Lama nói.
(Xem: 13380)
Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển Phật giáo ở nước ngoài nhân năm kỷ niệm Đại lễ Phật đản PL.2600, Chính phủ Sri Lanka đã phát tâm cúng dường tượng Đức Phật nhập định cho 26 quốc gia trên thế giới.
(Xem: 13924)
Những ngày gần đây, Phật giáo Sri Lanka được có vị trí cao là nhờ bộ "Kinh Lá Bối" đã được bảo tồn cách đây 900 năm, lần đầu tiên đưa đến Malacca - cổ thành Malaysia.
(Xem: 13660)
Giáo Hội Phật Phật giáo Việt nam Thống nhất các châu: Úc đại lợi – Tân tây lan, Âu châu, Hoa Kỳ và Canada đã gặp nhau tại Tokyo vào ngày 31 tháng 5, 2011.
(Xem: 12614)
Tháng 4 (theo lịch Tạng) là tháng Phật, ngôn ngữ Tạng gọi là "Tát Ca Đạt Ngõa". Lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" bắt đầu từ mồng 1 tháng 4, khi đến ngày 15 thì đã đạt đến đỉnh điểm.
(Xem: 13783)
Điều đặc biệt là trong chuyến viếng thăm này, Đức Dalai Lama được các trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ thỉnh giảng và chia sẻ với sinh viên, giảng viên của họ.
(Xem: 15248)
Ngày 22-5, tại chùa Linh Sơn ở thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh) đã tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản.
(Xem: 13270)
Người phát ngôn của Cục Phát triển Đầu tư Du lịch Sri Lanka (SLTPB) cho hay, vào ngày 20-5, Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã tham dự lễ cắt băng khánh thành Viện bảo tàng Phật giáo Quốc tế...
(Xem: 15824)
Thiền sư được tạc tượng vì những cống hiến trong nỗ lực xây dựng nền hòa bình thế giới và dựng lại nền đạo đức cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới.
(Xem: 14934)
Ngày 17.5 (tức 15.4 âm lịch), Phật tử nhiều nước trên đã hoan hỉ mừng ngày Phật Đản (còn gọi là lễ Vesak), ngày mà cách đây 2.555 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, khai sáng ra đạo Phật.
(Xem: 14273)
Ngày 17-5, hoạt động vô cùng phong phú và đa dạng được tín chúng Phật giáo tại đất nước Malaysia long trọng tổ chức để khánh chúc ngày Vesak.
(Xem: 16369)
Ngày 10-5, Tuần lễ Phật đản PL.2555 tại Hàn Quốc với chủ đề "Thắp sáng thế giới, thắp sáng tình thương" đã chính thức khép lại. Nhưng dư âm ngọt ngào của nó thì vẫn còn đọng lại trong tâm mỗi người Phật tử Hàn Quốc.
(Xem: 15283)
Ngày 8-5, để Kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2555, một bộ trưởng và các thành viên Đảng chính trị toàn Phật tử (all-Buddhist political Party) Sri Lanka đã cạo tóc xuất gia trước khi bước vào tham dự một khóa tu thiền.
(Xem: 13890)
San Jose City Hall sáng nay rực rỡ cờ hoa ngũ sắc Phật Giáo tung bay trước gió. Trước tiền đình, với lễ đài trang nghiêm hùng tráng, hình ảnh Đức Phật từ hòa thiền tọa trang nghiêm...
(Xem: 14515)
Ngày 04 tháng 5 năm 2011, ngài nhận giải thưởng "Shine A Light" từ Tổ chức Ân xá Quốc tế và phát biểu về quyền con người tại viện đại học California State University Long Beach.
(Xem: 14685)
Đây là lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hoa Kỳ kể từ khi ngài từ bỏ chức vụ lãnh đạo chính trị của chính phủ Tây Tạng lưu vong, và tập trung hầu hết thời gian vào những vấn đề tâm linh.
(Xem: 14406)
Không nghĩ bản thân, bác sĩ người Nhật Takeshi Kanno đã dốc hết sức chữa trị cho đến bệnh nhân cuối cùng trong cơn đại nạn.
(Xem: 14459)
Viện bảo tàng này sẽ được đích thân Tổng thống Sri Lanka, ông Mahinda Rajapaksa cắt băng khánh thành vào ngày 20-5 tới. Sự kiện này diễn ra cùng ngày với lễ kỷ niệm 2600 năm ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 15140)
Vào mỗi thời gian này của mùa xuân hàng năm, trung tâm thủ đô Seoul đã biến thành biển ánh sáng khi hoa đăng kính mừng ngày Đức Phật đản sinh
(Xem: 17392)
Vào lúc 2:00 giờ chiều, chủ Nhật, ngày 01 tháng 05 năm 2011, tại Anaheim Convention Center - Hội Trường Arena _ 800 W. Katella Ave., Anaheim, CA 92802
(Xem: 16772)
Ngày 28-4, tại một Tưởng niệm đường ở Soma, huyện Fukushima, miền Đông-Bắc Nhật Bản, chư tôn đức Tăng-già đã tổ chức lễ tưởng cầu siêu chung thất trai tuần cho các nạn nhân động đất sóng thần kinh hoàng xảy ra ở đây ngày 11-3 vừa qua.
(Xem: 15807)
Với những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang chứng kiến ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, cho thấy rõ rằng kỷ nguyên của những quốc gia độc lập với những biên giới và những mối quan tâm riêng lẻ đang dần khép lại...
(Xem: 16983)
Mời đầu thông điệp, Hòa thượng cho biết cộng đồng Phật giáo và Chính phủ hoàng gia Thái Lan lấy làm tự hào và vinh dự khi được tiếp tục tổ chức Ngày lễ Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 8, năm 2011...
(Xem: 16672)
Bang Maharashtra cùng với chính quyền thành phố Vasai Virar đang lên kế hoạch phục hồi và bảo tồn một ngôi tháp Phật giáo ở Nalasopara. Ngôi tháp này đã bị lãng quên trong nhiều năm...
(Xem: 24070)
Viết, sau khi đọc câu chuyện “Vai gầy bé bỏng chăm Mẹ liệt giường”, đăng trên Việt Luận 2543 Thứ Ba ngày 08-3-2011, trang 19. Tôi cũng đã lên mạng tìm câu chuyện trên với ý muốn biết thêm tin tức...
(Xem: 20519)
Phật Đản 2635 - Phật lịch 2555 lại về, Ngày Khánh Đản thiêng liêng của Đức Phật, ngày Khai Thị chúng sanh đi vào biển tuệ Đức Như Lai, ngày mở ra hành trình giải thoát cho chúng sanh trên sáu nẻo ba đường.
(Xem: 14627)
Ngay trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 4 vào các ngày 17, 18, 19 tháng 3 năm 2011 tại Tổ đình Pháp Hoa Nam Úc, Phật Giáo Úc Châu đã có các thời Cầu nguyện truy niệm cho Bão lụt tại Queensland, Động đất tại Christchurch, Siêu Động đất Sóng thần tại Nhật.
(Xem: 16818)
Ngày thứ Sáu (25-3), trường Phật học quốc tế của tông phái Tào Khê đã khai giảng tại tu viện Hwaunsa thuộc tỉnh Gyeonggi. Đây là trường Phật giáo quốc tế đầu tiên tại Hàn Quốc.
(Xem: 16493)
Chính phủ Ấn Độ đang khẩn trương xem xét một kế hoạch tổng thể để bảo tồn các hang động Phật Giáo tại Khambhalida. Đây là một phần khởi đầu trong chương trình khẳng định tầm quan trọng của những điểm đến du lịch Phật giáo...
(Xem: 16614)
Mục đích của hội nghị là tìm hiểu những trường hợp điển hình mà đức Phật đã giải quyết và giáo lý của đạo Phật đã góp phần mang lại hòa bình và đoàn kết cho xã hội hiện đại trên khắp thế giới như thế nào.
(Xem: 19523)
Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, nhà xuất bản Watkins Books tại thủ đô London (Anh quốc) đã phát hành ấn phẩm Mùa Xuân Watkins Review, số 26, trong đó, Ban Biên tập đã thiết lập danh sách của 100 nhân vật hiện nay còn sống, và đang có ảnh hưởng tâm linh lớn nhất trên thế giới.
(Xem: 18063)
Bắt đầu từ 6 giờ chiều thứ Sáu ngày 25-3, khách tham quan có thể vào tham quan viện bảo tàng miễn phí, để ngắm nhìn hoặc hứng lấy nước đá tan chảy ra từ tượng Phật.
(Xem: 15777)
Liên hoan phim Phật giáo Quốc tế (The International Buddhist Film Festival - IBFF) là một chương trình trình chiếu hàng đầu thế giới về những phim ảnh có chủ đề Phật giáo hoặc lấy nguồn cảm hứng từ đạo Phật.
(Xem: 16994)
Hội nghị Quốc tế về nữ giới Phật giáo của Những người con gái Đức Phật lần thứ 12 (12th Sakyadhita International Conference on Buddhist Women) sẽ được diễn ra ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 12 - 18/6/2011.
(Xem: 20121)
Ngày 27-3, tại trường đại học Phật giáo Quốc tế Mahachulonkorn, trụ sở đặt tại Bangkok, Thái Lan đã diễn ra lễ kí kết giữa thiền sư Nhất Hạnh và HT. Phra Dhammakosajarn - Hiệu trưởng nhà trường.
(Xem: 16977)
Thứ Tư, ngày 16-3, pho tượng Phật đứng cao nhất Ấn Độ (25 mét) vừa được khánh thành tại tu viện Thai Buddha (Đức Phật Thái Lan) ở Sarnath (Lộc Uyển).
(Xem: 15462)
Trước hậu quả vô cùng thảm khốc mà nhân dân Nhật Bản phải gánh chịu, cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới đã bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc và thành tâm cầu nguyện...
(Xem: 19385)
Buổi lễ được cử hành trang nghiêm với sự hiện diện của hoàng gia và công chúa. Theo truyền thống Phật giáo Thái Lan, công chúa đã tặng quà lưu niệm một số chính khách...
(Xem: 15696)
Cuộc phỏng vấn bắt đầu vào buổi sáng trong xanh và Tháng Hai lạnh lẽo, rặng Dhauladhar của Hy mã lạp sơn chiếu sáng rực trắng từ mấy ngày do những cơn bão tuyết tệ hại của mùa đông.
(Xem: 33060)
Ngày 21-3, Tăng thân Làng Mai rời Paris, bắt đầu khóa tu tại châu Á qua các nước và vùng lãnh thổ Thái Lan, Đài Loan, Nhật và cuối cùng đến Hồng Kông kết thúc vào ngày 10-5.
(Xem: 17197)
Với diện tích 4.515m2, công trình kiến trúc của trung tâm là một tu viện Phật giáo hiện đại đầu tiên được xây dựng theo mô hình tu viện hài hòa với môi trường sinh thái...
(Xem: 18239)
Ngày 22/3/2011, sau khi trận động đất kinh hoàng tại Đông Bắc Nhật Bản đã đi vào ngày thứ 12, sáng sớm ngày này, các nhân viên công tác đã đem thi thể của những nạn nhân tập trung an táng tập thể tại thành phố Đông Tùng Đảo, huyện Cung Thành.
(Xem: 16717)
Trận động đất khá mạnh hôm qua đã giết hơn 70 người và thứ sáu 25/3 người ta e ngại là con số này còn tăng cao
(Xem: 16728)
Giữa cảnh tan hoang do sóng thần gây ra tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, xuất hiện một chú chó xác xơ ngồi bên cạnh đồng loại đang bị thương và tìm cách thu hút sự chú ý của người qua đường.
(Xem: 15754)
Lịch Trình Hướng Dẫn Tu Học của Phái Đoàn từ Âu Châu tại Hoa Kỳ từ ngày 29-03-2011 đến 09-05-2011 - Source: Quangduc.com
(Xem: 15938)
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đồng ý cho vay vốn để phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các Thánh tích Phật giáo tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
(Xem: 15916)
Biến cố vừa xảy ra cho các bạn đã nhắc nhở cho chúng tôi bản chất vô thường về sự sống của chúng ta. Nó nhắc ta nhớ rằng điều quan trọng nhất là ta phải thương nhau...
(Xem: 15223)
Nhiều ngày qua, cả thế giới đang hướng về Nhật Bản không chỉ bởi những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của mà còn bởi mọi người đều nhìn thấy, ở xứ sở Phù Tang ấy, tình người đang mỗi ngày một ấm…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant