Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lặng lẽ 400 Năm Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

11 Tháng Chín 201419:09(Xem: 8141)
Lặng lẽ 400 Năm Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình
LẶNG LẼ 400 NĂM,
CHÙA XƯA TỈNH THÁI BÌNH

 

Vĩnh Hảo

 blank

 

Bản nguyện của đệ tử Phật:

Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.

Suốt hai ngàn năm ấy, nhiều triều đại, chính thể, lần lượt được dựng nên, tồn tại, suy biến, sụp đổ; rồi lại tái dựng để khởi đi trong một vận hành mới. Phật giáo, vốn song hành với giòng sinh mệnh dân tộc, cũng theo nhịp độ hưng-phế của đất nước mà có sự thăng-trầm trong các hình thái tổ chức, xây dựng cơ sở—nghĩa là các ngôi chùa cũng được dựng nên, tồn tại, đổ nát hoặc biến mất, hoặc trở thành di tích lịch sử, hay chỉ là phế tích bị lãng quên theo thời gian; nhưng điều cốt lõi thì không thay đổi: bản nguyện tự độ, độ tha.

Bản nguyện ấy được tiếp nối thể hiện bằng sự thực hànhtruyền bá Phật Pháp của hàng tăng ni và phật-tử nhiều thế hệ. Nhờ vậy mà Phật giáo được tồn tại và phát triển, chứ không phải chỉ bằng việc thiết lập tự việnkiến tạo pháp khí (chùa, tượng, chuông, kinh sách…). Nói thế không có nghĩa là xem nhẹ tự việnpháp khí, vì chính đây là biểu trưng, và cũng là cơ sở cho các sinh hoạt lễ nghi, thực hành, giới thiệu và giảng dạy Pháp Phật. Nhờ sự hiện hữu của các ngôi chùa xưa và nay, có thể dõi theo dấu tích truyền bákế thừa của bốn chúng đệ tử Phật trên quê hương Việt Nam.

 

Danh lam và chùa cổ Việt Nam:

Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng (danh lam) trên khắp nước; nhưng không phải chùa nào nổi tiếng (danh lam) cũng xưa, đẹp, to lớn; và cũng không phải chùa nào xưa thì phải đẹp, to lớn, nổi tiếng. Rải rác khắp ba miền, có những ngôi chùa cổ được liệt vào hàng danh lam, từng được đề nghị là Di sản Văn hóa của UNESCO (như Chùa Hương, Chùa Yên Tử), hoặc được công nhậndi sản văn hóa cấp quốc gia, và những ngôi chùa xây mới hoàn toàn vào thế kỷ 20 - 21, vô cùng tráng lệ, trở thành nổi tiếng vì sự đồ sộ nguy nga; nhưng cũng có những ngôi chùa xưa xiêu vẹo, dột nát, ít người biết đến.

Lần theo dấu vết của sự truyền bá đạo Phật trên đất nước, chúng ta thấy các ngôi chùa trên ngàn năm thì đều ở miền Bắc; trong khi đó các chùa ở Trung và Nam thì kiến lập theo cuộc Nam tiến dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (tk 16 – 18) cho nên chùa xưa nhất cũng chỉ trong vòng 400 đến 100 năm trở lại.

Các chùa cổ miền Bắc còn tồn tại và liệt vào hàng danh lam, đầu tiên phải kể đến Chùa Dâu, Bắc Ninh (tk 3), tiếp đến là Chùa Khai Quốc, tức Trấn Quốc ngày nay ở Hà Nội (tk 6), Chùa Phật Tích, Bắc Ninh (tk 11), Chùa Diên Hựu, tức Chùa Một Cột (tk 11), Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (tk 11), Chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh (tk 12), Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh (tk 13, xây lại tk 17), Chùa Đậu, Hà Tây (tk 17), v.v…

Các ngôi chùa xưa tiêu biểu ở miền Trung và Nam được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19: Chùa Thiên Mụ (1601), Chùa Từ Đàm (1690), Chùa Báo Quốc (cuối tk 17), Chùa Quốc Ân (cuối tk 17), Chùa Thập Tháp Di Đà, Bình Định (tk 17), Chùa Sơn Long (tk 17), Chùa Long Khánh, Bình Định (tk 18), Chùa Hải Đức, Nha Trang (tk 19), Chùa Giác Lâm, Sài-gòn (tk 18), Chùa Phụng Sơn, Sài-gòn (tk 19)…

Điểm qua các chùa xưa nổi tiếng để thấy một sự tương phản hiển nhiên rằng, có những ngôi chùa cũng rất xưa, nhưng bị lãng quên vì lý do nào đó; có thể vì nơi đó không có danh tăng, hoặc không phải là chùa to lớn, hoặc không phải là thắng cảnh, mà cũng có thể vì tọa lạc nơi một thôn xã nghèo, heo hút, khu biệt, giao thông trở ngại.

Chùa cổ 400 năm ở tỉnh Thái Bình:

Trước mắt, chúng ta thấy ở tỉnh Thái Bìnhít nhất là hai ngôi chùa cổ 400 năm.

Một là Chùa Thần Quang, tục gọi là Chùa Keo (Thượng) rất nổi tiếng, xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông (1629-1634), niên hiệu Đức Long thứ 2 (tức năm 1630), tại làng Dũng Nhuệ, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Hai là, Chùa Phúc Lâm, tục gọi là Chùa Đún, kiến lập vào đời vua Lê Kính Tông (1601-1619), niên hiệu Hoằng Định thứ 5 (tức năm 1604), tại làng Ỷ Đốn, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, trấn Nam Sơn Hạ (nay là xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà), tỉnh Thái Bình.

Chùa Keo Thượng có thể được tôn vinh là đệ nhất danh lam, không phải chỉ vì toàn bộ kiến trúc bằng gỗ đồ sộ, nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê vô cùng tinh xảo, mà còn liên hệ đến Thiền sư Không Lộ (1016-1094) — tương truyền là vị sơ tổ khai sơn Chùa Keo nguyên thủy (Nghiêm Quang Tự) tại Nam Định từ năm 1061 (tk 11), dưới triều Lý Thánh Tông.

Trong khi đó, Chùa Phúc Lâm (Chùa Đún) chỉ là một ngôi chùa nhỏ, khiêm tốn, nằm trong làng xã nông nghiệp, giao thông không thuận lợi, hầu như người ngoài huyện không biết đến.

Theo truyền khẩu từ các bô lão địa phương, xưa kia Làng Đún có Đền thờ Vua Lê Đại Hành phía trước, Chợ Đún ở giữa, Chùa Phúc Lâm phía sau. Chợ Đún xây nền và cột bằng đá, gồm 5 quán đá với mái lợp ngói mũi hài, đã bị tiêu hủy thời Pháp thuộc, nay nhà cửa và đường sá xây dựng lên trên, đã mất dấu. Đền thờ Vua Lê Đại Hành và Chùa Phúc Lâm cũng bị quân Pháp đốt phá, sau đó được dân làng tu bổ lại trên nền vách cũ, và hiện vẫn còn. Đền thờ Vua Lê Đại HànhTừ đường họ Đinh (xây dựng năm 1727, thờ các vị quốc công họ Đinh thời Hậu Lê) là hai di tích xưa thuộc xã Chi Lăng, được xếp vào hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh.

Riêng Chùa Phúc Lâm trên 400 năm, trải qua hai cuộc chiến, đã hư hoại, đổ nát, khó tìm lại di tích hay cổ vật nào của tiền nhân để ghi lại lịch sử của chùa một cách rõ ràng, chính xác. Các tượng Phật, tượng Hộ Pháp thật lớn đều bị đập phá vào thời kháng Pháp; các pháp khí, vật khí sử dụng trong chùa cũng bị triệt hủy, phế hoại hoặc thất thoát theo thời gian. Cổ vật hiện ở chùa chỉ còn tòa cửu long bằng đồng, cao 80 cm—được cho là đã có từ thời mới lập chùa; và quả chuông nặng 300 kí, đúc từ đời Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901).

Nếu đúng là tòa cửu long Chùa Phúc Lâm có từ thuở mới dựng chùa thì niên đại có thể trước, hoặc trễ lắm là cùng thời với tòa cửu long của Chùa Keo, Thái Bình—xuất hiện đầu thế kỷ 17, và được “đánh giá là một trong những tòa cửu long cổ nhất nước ta” (theo Chu Minh Khôi, “Phật tượng Việt Nam và một vài nguyên tắc nghệ thuật tạo tượng,” Giác Ngộ Online—nhưng tòa cửu long ở Chùa Keo thì không rõ bằng đồng hay gỗ, tác giả không đề cập).

Hai pháp khí bằng đồng còn đến ngày nay là do dân làng đem cất giấu trước khi quân Pháp đốt phá toàn bộ đình, chợ và chùa của toàn huyện vào tháng 2 năm 1950. Ngoài ra, 4 di tháp của các vị trụ trì tiền nhiệm có thể được xem như là cổ tháp; và chứng tích quan trọng ghi lại phần nào lịch sử chùa là một bia đá khắc bài ký viết bằng Hán văn, đặt ngoài sân, phía sau chánh điện.

Theo bia văn này, ngôi phạm vũ (chánh điện) được khởi công trùng tu cùng lúc với Tổ đường và điện Tam Cung Thánh Mẫu, vào thời vua Bảo Đại, năm thứ 6 (mùng 6 tháng 6 năm Canh Ngọ, nhằm 01/7/1930); qua năm sau, mùng 9 tháng 9 Tân Mùi (nhằm 19/10/1931) thì hoàn tất. Bia văn có nhắc đến lần trùng tu trước đó vào năm Giáp thân, thời vua Lê Chính Hòa (1680-1705) thứ 25 (tức năm 1704). Căn cứ vào năm trùng tu ấy, lịch sử truyền khẩu nói rằng chùa được xây dựng năm 1604 cũng là điều khả tín, hợp lý, vì thông thường thì cứ 100 năm thì đã phải trùng tu, hoặc xây lại. Có thể lần trùng tu thứ nhất (1704) cũng là nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chùa.

Cũng theo lời truyền, Chùa Đún xưa kia rất đẹp, nguy nga, có cổng tam quan rất lớn, trong chùa có cả ao rộng, giếng sâu, vườn cảnh rất hữu tình. Điều này có thể tin được, vì trên bia đá được khắc vào lần trùng tu sau cùng (1930), có lời xưng tụng “Ỷ Đốn xã, Ngoại thôn, Phúc Lâm Tự, nhất nhất thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Chùa Phúc Lâm ở thôn Ngoại, xã Ỷ Đốn, là thắng cảnh hàng đầu, là danh lam của ngàn đời.”

Trải thời gian trên 400 năm, đã có lúc Chùa Phúc Lâm vắng bóngtrụ trì đến mấy mươi năm. Hiện tại chùa còn lưu lại 4 bảo tháp và 5 phần hài cốt của các vị trụ trì đã một thời chấn tích hành đạo nơi đây. Ngôi mộ của vị tổ khai sơn được cho là bị thất lạc ngoài đồng từ lâu, đến nay vẫn chưa tìm ra dấu tích; nên ngay cả đạo hiệu của vị này cũng không ai biết, chỉ biết rằng ngài quê ở Hải Hậu, Nam Định. Những đời trụ trì có ghi lại dấu tích trên bia ký, bảo tháp và lời truyền khẩu thì ít nhất là 6 đời (chưa kể vị đương nhiệm). Các đời trụ trì trước là các vị sư tăng; đến lần trùng tu năm 1930 (là năm dựng bia ký nói trên) thì làng tổng đã cung thỉnh Tỳ kheo ni Thích Đàm Năng từ Chùa An Châu, xã An Khoái đến chứng minhtiếp nhận trụ trì; kể từ đó đến hiện nay, các đời trụ trì sau đều là sư ni.

 

Chùa Phúc Lâm hiện tại:

Được trùng tu năm 1930, Chùa Phúc Lâm lại bị phá hủy toàn bộ 20 năm sau đó bởi quân đội Pháp. Vị trụ trì bấy giờ là Sư tổ Thích Đàm Năng, đã cùng dân làng dựng lại chùa bằng vật liệu gom góp tại địa phương, sửa sang ngôi chánh điện trên nền vách đổ nát. Từ thời Sư tổ Thích Đàm Năng, truyền xuống ba đời trụ trì là Thích Đàm Nhài, Thích Đàm Chủng và Thích Đàm Vân, rồi mới đến vị trụ trì hiện nay là Sư thầy Thích Đàm Gấm.

“Sư thầy” là cách gọi sư ni của Phật giáo miền Bắc thay vì “Sư cô” ở Trung và Nam; Ni giới miền Bắc cũng không dùng “Thích nữ” mà chỉ dùng “Thích” như bên Tăng. Đạo hiệu của chư vị Tăng Ni miền Bắc cũng không theo giòng kệ Thiền phái: Tăng thì chữ “Thanh,” Ni thì chữ “Đàm,” cứ thế mà truyền.

Sư thầy Thích Đàm Gấm được thầy bổn-sư là Sư cụ Thích Đàm Tâm (một trong nhiều đệ tử của Sư tổ Thích Đàm Năng), cử đến Chùa Phúc Lâm đảm nhận trụ trì vào năm 1995, lúc 24 tuổi. Do hoàn cảnh xuất gia ở chùa làng quê, không có trường Phật học, lại một mình đến đảm nhận ngôi chùa cổ hoang sơ tiêu điều, Sư thầy Thích Đàm Gấm quanh năm suốt tháng chỉ tự tu tự học, trông nom mọi việc của chùa và hướng dẫn phật-tử tu niệm. Tự học như thế mà trình độ Phật họcđặc biệt là Hán-Nôm của sư thầy rất vững vàng, thông thạo, có thể đứng lớp dạy Luật bằng Hán văn cho các thế hệ đi sau. Qua đó, ai cũng thấy sự kiên gan trì chí của một tăng sĩ trẻ ở làng xã nghèo, heo hút.

Cũng cần mở ngoặc ở đây rằng tại miền Bắc qua các cuộc chiến tranh, hầu hết trai tráng đều phải nhập ngũ; không riêng việc chống ngoại xâm qua bốn lần Bắc thuộc, mà ngay cả thời kỳ Lê-Mạc (tk 16), rồi Trịnh-Nguyễn phân tranh (cuối tk 16 —tk 18), cũng phải tòng quân hoặc bên này, hoặc bên kia. Do vậy, từ chính sử cho đến thực tế, hiển nhiên ai cũng thấy rằng việc duy trì giềng mối của đạo Phật qua sinh hoạt chùa chiền là do các lão tăng, nam nữ cư sĩ lão niên, và đặc biệt là do ni giới đảm trách. Ni giới miền Bắc đã đóng vai trò quan trọng nhưng thầm lặng để duy trì đạo Phật qua chiến tranh, điển hình là hai cuộc chiến cận đạiSư tổ Thích Đàm Năng và Chùa Phúc Lâm là chứng nhân, chứng tích. Có thể nói đây cũng là một trong vài nhân duyên để Chùa Phúc Lâm từ một tăng viện trở thành ni tự từ nửa đầu thế kỷ 20.

Sự thầm lặng như thế tác động trên sinh hoạt của Chùa Phúc Lâm suốt thế kỷ qua, trong cả vấn đề hoằng pháp lẫn sự duy trì và phát triển cơ sở. Thầm lặng đến mức một ngôi chùa cổ trên 400 năm, mà đã có thời được mệnh danh là “thiên cổ danh lam,” hầu như không còn ai ngoài huyện xã biết đến, nhắc đến. Lý do cũng dễ hiểu, về mặt cảnh quang, kiến trúc, Chùa Phúc Lâm hiện nay chỉ còn giữ lại được cái nền xưa của thầy-tổ. Nói văn vẻ theo nghĩa bóng, là vẫn giữ được truyền thống giữ đạo, hành đạo của tiền nhân trong an hòa, lặng lẽ. Chùa không có đặc điểm gì để còn được gọi là một danh lam, thắng cảnh.

Nhưng đó không phải là điều mà sư trụ trì quan tâm. Bản thân sư chỉ muốn ẩn danh, vô danh; và đối với ngôi chùa, sư cũng không muốn trở thành một thắng cảnh du lịch, hoặc một di tích văn hóa lịch sử được công nhận bởi nhà nước hay bất cứ cơ quan văn hóa quốc gia, quốc tế nào. Sư chỉ mong Chùa Phúc Lâm tiếp tục là ngôi chùa nhỏ, thầm lặng, ẩn mình trong làng xã; và tăng sĩ ở chùa tiếp tục là những người thầy bình dị, sống gần gũi với dân tình nông thôn.

Chùa Phúc Lâm có 5 sào ruộng. Sư trụ trìni chúng Chùa Phúc Lâm nhiều năm qua đều tự túc kinh tế bằng cách làm ruộng. Lúa vừa đủ ăn cho chùa trọn năm; nhưng để thực hiện các phật-sự khác thì phải bán bớt lúa. Chẳng hạn để gửi hai đệ tử đi học xa (một ở Học viện Sóc Sơn, một ở Trung cấp Phật học Nam Định), chùa phải bán đi hơn một nửa số lúa trong kho để có tiền nộp học phí, lo nơi ăn ở; thiếu hụt gì thì tính sau. Hiện nay sư trụ trì còn có 3 đệ tử khác, trong đó 2 vị cũng cần đi học xa (vì trong huyện tỉnh không có trường Phật học) nhưng chùa không đủ khả năng chu cấp.

 

Nhu cầu hiện nay:

Với hoàn cảnh tài chánh eo hẹp như thế, nhà chùa và dân trong làng xã nông nghiệp này, nhiều năm qua muốn tiến hành việc xây dựng lại ngôi chánh điện tường xiêu mái đổ, vẫn chưa thực hiện được.

Tất nhiên một ngôi chùa nghèo, sống bằng nghề ruộng, thì sự thiếu hụt tài chánh ảnh hưởng lên tất cả nhu cầu của đời sống—dù là đời sống không tham cầu của người xuất gia; nhưng nhu cầu cấp thiết ở đây, cũng chính là ước nguyện của sư trụ trì cùng phật-tử trong làng: xây dựng ngôi chánh điện.

Về diện tích thì chánh điện chỉ vừa đủ chỗ cho hàng tăng ni vào dịp lễ lớn, phật-tử đều phải lễ bái từ ngoài hiên. Vào những ngày mưa, phải che bạt tạm ngoài trời cho phật-tử dự lễ; bên trong thì phủ tấm tơi cho tượng nào bị dột ướt, và dùng thau chậu để hứng nước mưa ngay ở nơi hành lễ.

Về kiến trúc của chùa: cột kèo và các cửa gỗ của chùa đã mục; tường vôi nứt nẻ; bệ thờ và các tôn tượng trên chánh điện đều quá cũ, sứt mẻ, tróc nước sơn; nền gạch loang lỗ, mòn nhẵn.

Nói chung, ngôi chánh điện cần phải xây mới lại chứ không đắp vá, tu bổ gì được nữa.

Và dù thế nào, việc xây dựng ngôi chánh điện mới có thực hiện được hay không, Chùa Đún (Phúc Lâm Tự) vẫn mãi là ngôi chùa cổ thân yêu gần gũi trong tâm tưởng của tăng nibá tánh địa phương. Ngôi chùa ấy không cần được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của tỉnh huyện hay cả nước; mà chỉ cần được dựng lại trên nền cũ 400 năm của tiền nhân, một ngôi chùa có mái cong, biểu trưng của đạo Phật Việt Nam từ bi, hiền hòa; nơi đó, những nhà sư áo nâu, cũng là những nông gia nối gót thầy-tổ cúi mình trên ruộng vườn quê hương, tiếp tục giữ đạo, hành đạo trong khiêm cung, lặng lẽ.

 

California, ngày 9 tháng 9 năm 2014

Vĩnh Hảo

chua phuc lam2
VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHÁNH ĐIỆN CHÙA PHÚC LÂM:

 

Sự khiêm cung thầm lặng ít khi nào đem lại thành tựu rõ rệt cho cá nhân hay tập thể giữa cuộc đời đầy những tranh chấp, đua chen; nhất là trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, rất cần tiếng nói, rất cần sự vận động, kêu gọi. Nhưng những nhà sư áo nâu đêm ngày tụng niệm, làm nông, đã không nói. Tôi muốn nói thay họ; và với tất cả niềm cảm kích hướng về Chùa Phúc Lâm, tôi ghi những giòng này, cúi mong sự hỗ trợ của chư tôn đức tăng ni và phật-tử khắp nơi.

Sư thầy Thích Đàm Gấm, trụ trì Chùa Phúc Lâm, cho biết đã xin giấy phép xây dựng, và kinh phí dự trù xây dựng ngôi chánh điện (với diện tích khoảng 400 mét vuông, kể cả hành lang) được nhà thầu ghi lại là khoảng 2 tỉ đồng Việt Nam (tương đương $100,000 mỹ kim).

Chánh điện Chùa Phúc Lâm sẽ được cất theo mẫu của Chùa Việt Yên, cùng huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, như sau:

 

 

Mọi liên lạc để ủng hộ hoặc góp ý, xin gửi:

 

Thích Đàm Gấm

(Nguyễn thị Gấm)

Chùa Phúc Lâm, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Số điện thoại của Chùa: 0363980959

Số điện thoại di động: 01686169868

Chủ tài khoản: Nguyễn thị Gấm

Số tài khoản là 47110000615823

Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tỉnh Thái Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16584)
Đầu tháng 3 vừa quan, đài truyền hình Beautiful Life (BLTV) và Đại học Quốc gia Cheng Kung (NCKU), Đài Loan đã ký kết hợp đồng về việc thiết lập cơ sở dữ liệu của những tác phẩm Phật học...
(Xem: 16627)
Lễ hội Sera Bengqin hàng năm là một sự kiện tôn giáo quan trọng của người dân Tây Tạng. Lễ hội này được tổ chức bốn ngày trước khi bắt đầu một năm mới theo lịch Tây Tạng.
(Xem: 17786)
Trong chuyến hoằng pháp lần này, Tăng thân Làng Mai sẽ hướng dẫn thiền tập, hướng dẫn phương pháp sống chánh niệm cho các bạn sinh viên và cán bộ công nhân viên của các trường đại học.
(Xem: 16844)
Quỹ Hoà bình Niwano sẽ trao Giải thưởng Hòa binh Niwano cho ông Sulak Sivaraksa, một “Phật tử dấn thân” người Thái, người đã đem đến sự hiểu biết mới về hòa bình, dân chủ, phát triển và bảo vệ môi trường...
(Xem: 17082)
A massive 8.9-magnitude quake hit northeast Japan on Friday, causing dozens of deaths, more than 80 fires, and a 10-meter (33-ft) tsunami along parts of the country's coastline.
(Xem: 21903)
Giáo Sư, Thi Sĩ Phạm Công Thiện Pháp Danh Nguyên Tánh - Sinh ngày 01 tháng 6 năm 1941 - Vừa an nhiên từ trần lúc 6:30 chiều Thứ Ba ngày 08/3/2011 tại Tư Gia
(Xem: 15555)
Chúng tôi nhận được tin Bác Phạm Kim Khánh vừa từ trần vào ngày 27 tháng 2, 2011, tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, hưởng thọ 91 tuổi. Xin chép lại đây bản tiểu sử của Bác.
(Xem: 20411)
Hiệp hội Người Nhật tại Hoa Kỳ vừa cho hay, họ sẽ tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề: "Âm thanh của một bàn tay: Những tác phẩm hội họa và thư pháp của Thiền sư Hakuin"...
(Xem: 32262)
Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa tìm thấy xác ướp nguyên vẹn của một phụ nữ từ thời nhà Minh trong một công trường xây dựng ở tỉnh Giang Tô.
(Xem: 23597)
Khi màn đêm xuống, chùa Chaimongkhol rực rỡ với ánh đèn cầy do hàng nghìn người người cầm trên tay, tham gia vào đoàn diễu hành xung quanh chùa bằng tất cả lòng chí thành.
(Xem: 20445)
Ngày 23-2, Đức Dalai Lama đã gởi lời chia buồn đến nhân dân New Zealand, Ngài nói: “Tôi cảm thấy sốc và vô cùng đau xót trước những thiệt hại khủng khiếp do trận động đất gây ra...
(Xem: 21855)
Theo thông tin từ Làng Mai, Pháp quốc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng Tăng thân Làng Mai sẽ có chuyến hoằng pháp đến các quốc gia, vùng lãnh thổ và đặc khu tại châu Á...
(Xem: 20022)
Thầy Phuntsok đã xuất gia được 23 năm, hiện đang sống và làm việc tại Dharamsala, nơi ngài Dalai Lama đang sinh sống. Thầy Phuntsok làm việc và học tập với đức Dalai Lama.
(Xem: 19954)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã quyết định tiến hành một cuộc khai quật khảo cổ mới tại Hoàng cung Ca-tỳ-la-vệ, thuộc Tilaurakot...
(Xem: 19851)
Dòng người tấp nập tiến về chùa Pabaantad, thuộc phía Bắc Thái Lan, để bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài Phra Dharmawisuthimongkol, một vị Trưởng lão Hòa thượng đã viên tịch vào ngày 31-1 ở tuổi 97.
(Xem: 20250)
Thầy Ajahn Brahm đã có những buổi thuyết giảng vào ngày 16, 17-2 khi thầy đến Johor Bahru. Thầy Ajahn Brahm sinh ra ở Peter Betts tại London.
(Xem: 21199)
Viên tịch ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão (tức là ngày 11 tháng 2 năm 2011) Tại San Bernardino, Hoa Kỳ, Hưởng thọ 86 tuổi, với 11 hạ lạp
(Xem: 19649)
Quý vị phải thật là cứng cỏi mới không bị lôi cuốn với sự hấp dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã xuyên qua buổi hội họp của chúng tôi thật dễ thương và thân hữu...
(Xem: 18617)
Dù diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong năm, nhưng cũng như ở Việt Nam, không khí đêm giao thừa ở các quốc gia châu Á luôn náo nhiệt.
(Xem: 18014)
Một buổi phỏng vấn qua internet giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma từ nơi thường trú của ngài ở Dharamsala và nhà hoạt động Teng Biao và luật sư nhân quyền Jiang Tianyong ở Hoa Lục.
(Xem: 17778)
Chiếu theo Thông báo của Ban Tổ Chức Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 (“Kalachakra for World Peace 2011”) thì pháp hội sẽ được cử hành dưới sự Chủ Lễ của đức Dalai Lama từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011 tại Hoa Thịnh Đốn.
(Xem: 17337)
Từ ngày 8 đến 10/1, Viện nghiên cứu trường Đại học Phật giáo Chulalongkorn đã tổ chức hội thảo Phật giáo quốc tế lần thứ 3, hơn 300 vị đại biểu đến từ 200 quốc gia đã về tham dự.
(Xem: 21850)
Nhưng khi được đào phần đất lên thì có một điều quá ngạc nhiên là: di hài của ngài vẫn còn nguyên vẹn sau 26 năm chôn cất.
(Xem: 20447)
Thiền sư Goenka đã giảng dạy cho hàng chục ngàn người trong hàng trăm khóa thiền tại Ấn Độ và ở những nước khác, cả Đông phương lẫn Tây phương.
(Xem: 18813)
“Mục đích chính của việc thành lập tổ chức này để là ngăn ngừa dân nghèo ở các vùng sâu vùng xa của Myanmar cải đạo sang các tôn giáo khác...
(Xem: 19267)
Ngày 13-1, Chính phủ Nepal đã công bố trao tặng Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Đức Phật Cồ-đàm (Gautam Buddha International Peace Award) năm 2011 cho thị trưởng của 2 thành phố Nhật Bản.
(Xem: 15966)
Vào năm 1956, ông Louis Van Loon từ Amsterdam đến Nam Phi khi vừa tròn 20 tuổi. Ông đã đến Nam Phi với một cái vali đầy áo quần cũ và một cái kia thì đầy đồ nghề dùng cho hội họa.
(Xem: 15712)
Sandra Steers mặc trang phục trắng vào buổi sáng thứ bảy gần đây và lái xe xuống Clearwater để sẵn sàng cho những khoảng khắc quan trọng nhất trong đời mình.
(Xem: 17452)
Trẻ em vạn chài, người già ở xóm Đập Góc nằm tiếp giáp giữa 3 xã Phú Xuân, Phú Mỹ và Phú An (H.Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế) vừa có dịp đón 6 chàng trai, cô gái thị thành đến làm khách "sưởi ấm" trong những ngày đông giá lạnh.
(Xem: 17510)
Bước vào phòng số 4 Bệnh viện Ung bướu TP HCM, tôi như dán mắt vào kiểu nằm gập người ôm gối của thằng bé. Không phải trò xiếc, dù cái tư thế gập nửa người này không phải ai cũng làm được.
(Xem: 19306)
Đã qua rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”. Một tôn giáo thì chủ động tiếp cận tín đồ, một tôn giáo thì thụ động chờ tín đồ đến với mình.
(Xem: 17721)
Dù là vào dịp năm mới theo Dương lịch của quốc tế, năm mới theo Âm lịch của người Hoa, hay là năm mới theo Dương lịch của người Thái, sự chuyển dịch từ năm cũ qua năm mới đem đến một cơ hội tốt cho người Phật tử ở Thái Lan tu tạo phước đức...
(Xem: 17362)
Cách đây 25 năm, một ngân hàng lần đầu tiên chào bán tinh trùng của những người đoạt giải thưởng Nobel và các nhà vô địch thế vận hội. Những đứa trẻ mang gene thông tuệ đó giờ ra sao?
(Xem: 26929)
Vào ngày 6-12-2003, hơn 1.000 binh lính Bhutan đã tập trung tại khu quân sự ở Gelephu để lắng nghe lời giáo huấn của ngài Yangbi Lopen, một bậc Trưởng lão trong Tăng đoàn Phật giáo Bhutan.
(Xem: 19896)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Đại lễ Quán đảnh Yamantaka vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 năm 2011 và sau đó vào buổi chiều cùng ngày ngài sẽ ban một thời pháp công cộng.
(Xem: 17567)
Cảm thương cho hoàn cảnh quá khó khăn của một cô bé nghèo bệnh nặng, một nông dân nghèo nguyện hiến một quả thận của mình để cứu cô bé.
(Xem: 17495)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo sự tiết lộ mới đây nhất của WikiLeaks cables, đã nói với những nhà ngoại giao Hoa Kỳ rằng, đối với Tây Tạng, thay đổi khí hậu là một vấn đề khẩn cấp hơn giải pháp chính trị cho Tây Tạng.
(Xem: 17819)
Thể hiện tinh thần từ bi vô ngã vị tha của người đệ tử Phật, nay Tăng Ni chúng con thành lập Ban Bảo Trợ, trợ duyên cho Tăng Ni sinh khi có bệnh duyên...
(Xem: 16094)
Tiếp nối thành công của hai kỳ Hội nghị Quốc tế về Phật giáo và Khoa học đã được tổ chức tại Thái Lan vào năm 2007 và 2009, năm nay, Thái Lan lại tiếp tục tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ ba.
(Xem: 18102)
Sáng sáng, người dân xã Phú Dương (Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đều thấy cụ Đặng Huyền (98 tuổi) đạp xích lô xuống chợ kiếm sống. Cụ đã được vinh danh là người đạp xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.
(Xem: 18772)
Qua giải thưởng Leading Figure hằng năm về nhân vật tôn giáo đã đóng góp cho nhân loại và hòa bình, Tổ Chức Liên Minh Thế Giới Về Sự Phát Triển Tôn Giáo Và Tâm Linh đóng tại Geneva, Thụy Sĩ (ICARUS) đã quyết định bầu chọn và trao tặng một giải thưởng đặc biệt năm nay cho cộng đồng Phật giáo.
(Xem: 20168)
Ngày 8-12, lãnh tụ ủng hộ dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã thiết lễ dâng y và cúng dường tứ sự cho hàng trăm Tăng Ni ở cố đô Rangoon.
(Xem: 33207)
Cả nhân dân Tây Tạng lẫn Chính phủ Trung Quốc đều công nhận Đức Karmapa đời thứ 17, thế danh Trinley Thaye Dorje (ảnh), lãnh đạo số 3 trong Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 18759)
Những tác phẩm này giải thích đạo Phật cho độc giả Tây phương hiện đại. Những độc giả này thường chú trọng đến những khía cạnh thực tiễn của đạo Phật...
(Xem: 18940)
Ngày 23-11, hàng trăm Tăng sĩ Campuchia đã tập trung tại địa điểm gần nơi xảy ra vụ tháo chạy cuồng loạn trong đêm Lễ hội tưới nước (Bon Om Book) tại cầu Koh Pich, gần trung tâm thủ đô Phnom Penh để làm lễ cầu nguyện...
(Xem: 18728)
Ngày 26.11.2010, tại Làng Mai đã diễn ra lễ khai mạc khóa An Cư Kiết Đông. An Cư Kiết đông từ lâu đã trở thành một truyền thống của Làng Mai.
(Xem: 16301)
Vị tu sĩ cao thượng nói rằng ngài về hưu bán phần. Tuy nhiên, vì 98% đồng bào của ngài tin tưởng vào lĩnh tụ của họ, ngài cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao đối với họ.
(Xem: 18188)
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma muốn chấm dứt vai trò lãnh đạo chính phủ Tây Tạng lưu vong, theo lời một phụ tá cho hay hôm Thứ Ba. Ðiều này cho thấy vị lãnh tụ luống tuổi này đang muốn chuẩn bị cho dân Tây Tạng quen dần với đời sống sau khi ngài qua đời.
(Xem: 19228)
Khu du lịch Bà Nà, Đà Nẵng sẽ đón nhận 400 cây hoa anh đào Nhật Bản do công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt - Nhật (Vijachip) trao tặng.
(Xem: 18371)
Những bản kinh cổ xưa nhất của Phật giáo vừa được triển lãm lần đầu tiên ở Thái Lan, tại Công viên Phật giáo Phutthamonthon, thuộc tỉnh Nakhon Pathom từ 8-11-2010 đến 5-2-2011.
(Xem: 20210)
Trung tâm tọa lạc cạnh Viện Phật học Ứng dựng Châu Âu (European Institute of Applied Buddhism), sẽ là nơi tu học thiền định của 80 Tăng Ni cùng với 200 hành giả.
(Xem: 25084)
Người khổng lồ từ 2500 năm trước... Khảo-Cổ Do Thái tìm thấy những bộ hài cốt của người Khổng lồ ...(khoảng 300 năm trước Công-Nguyên)
(Xem: 20627)
Hôm qua 14-11, tạm gác lại những vấn đề của quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến viếng thăm khu du lịch tâm linh yên tĩnh tại cố đô Kamakura của Nhật Bản...
(Xem: 17796)
Trong khi nhiều ứng cử viên gốc Việt tại các tiểu bang khác không thắng cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11, 2010 thì tại Oklahoma, Luật Sư Cindy Trương đã làm nên lịch sử...
(Xem: 19561)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
(Xem: 18677)
Lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng, 75 tuổi, vân du Toronto hoằng pháp 3 ngày nhấn mạnh: thế kỷ 20 đã có 200 triệu người thiệt mạng trong chiến tranh và bạo động.
(Xem: 18995)
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở Thủ đô Seoul đã khai mạc triển lãm nghệ thuật Phật giáo lớn nhất Hàn Quốc xưa nay.
(Xem: 16693)
Sáng Thứ Bảy, trong lúc trời còn mưa lâm râm và đầy mây xám thì nhiều ngàn đồng hương Phật tử khắp nơi tại Nam California đã kéo đến chùa Bát Nhã ở Santa Ana để tham dự lễ khai mạc Tuần Lễ Chiêm Bái Phật Ngọc cho Hòa Bình
(Xem: 16170)
Ngày 17/10/2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu chuyến công du hoằng pháp lần thứ năm ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
(Xem: 18004)
Ngày 22/10/2010, Thiền sư Thích Nhất hạnh có bài pháp thoại tại Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn với chủ đề “The Art of Awakening”...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant