Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trưởng lão HT Thích Phước Sơn Viên Tịch

11 Tháng Sáu 202008:35(Xem: 5654)
Trưởng lão HT Thích Phước Sơn Viên Tịch

CÁO PHÓ

HT PHUOC SON 1
Trưởng lão HT.Thích Phước Sơn (1937-2020)

 


Thiền Viện Vạn Hạnh, Tu Viện Quảng Hương Già LamMôn đồ Pháp quyến thành kính cấn báo:

Trưởng lão Hoà Thượng Thích Phước Sơn (1937-2020)

-  Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam

-  Giám Luật Thiền Viện Vạn Hạnh

Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền Viện Vạn Hạnh.

Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.

Lễ nhập kim quan vào lúc 17h ngày 16 tháng Tư nhuận năm Canh Tý (7/6/2020)

Lễ thỉnh Kim quan trà tỳ vào lúc 07 giờ ngày 18 tháng Tư nhuận Canh Tý (9/7/2020)

Kim quan Hoà thượng tôn trí tại giảng đường Thiền Viện Vạn Hạnh số 750 Nguyễn Kiệm, Phường 4, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.

Kính báo

Thiền Viện Vạn Hạnh

Tu Viện Quảng Hương Già Lam

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Trưởng Lão Hoà Thượng THÍCH PHƯỚC SƠN

(1937-2020)

Ngày 16 tháng Tư nhuận (7/6/2020)

           17h: Lễ Nhập Liệm

           Khai Kinh Bạch Phật

           Thỉnh Giác Linh An vị

           Thọ Tang

Ngày 17 tháng Tư nhuận (8/6/2020)

            06h: Cúng trà

            08h: Tụng Kinh

            0930h; Cúng Ngọ

            10h: Tiến Giác Linh

            14h: Thỉnh Giác Linh Tham Yết Phật Tổ tại Quảng Hương Già Lam & Thiền Viện Vạn Hạnh

            19h: Lễ Tưởng Niệm ( có chương trình riêng)

Ngày 18 tháng tháng Tư nhuận (9/6/2020)

            06h: Lễ Phát hành

            07h: Thỉnh Kim Quan thăng thượng giá

            08h: Trà tỳ

            09h: Thỉnh Giác Linh An vị

            Sự Hoàn


Lời dặn dò sau cùng của Hòa thượng thượng Phước hạ Sơn

***

Thiền viện Vạn Hạnh ngày 11 tháng 11 năm 2019

  1. Tiểu sử do Hòa thượng Thích Nguyên Giác (Trụ trì Quảng Hương Già Lam) viết
  2. Tang lễ tổ chức tại Thiền viện Vạn Hạnh, ngắn ngày, đơn giản, nhẹ nhàng, không trống kèn. Sau khi thiêu đưa về thờ tại Quảng Hương Già Lam.
  3. Nghi lễ ngắn gọn (đặc biệt là kinh số 43 - Đại Kinh Phương Quảng thuộc Kinh Trung bộ)
  4. Miễn phúng điếuvòng hoa, không ghi sổ tang
  5. Tịnh tài còn lại giao thầy Minh Hải lo việc in ấn kinh sách.

 

 -----

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHƯỚC SƠN 

(1938 - 2020)

(Đại Nam Thiền phái Lâm Tế  đời thứ 44 húy Nguyên Hùng tự Phước Sơn, hiệu Thuận Tịnh)

1. Thân Thế:

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Sơn, thế danh Đặng Thành Công, sinh ngày mồng hai, tháng tám, năm Mậu dần, tức ngày 25.09.1938, trong một gia đình thâm tín ngôi Tam bảo, tại làng Xuân Quang, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đặng Uẩn, thân mẫu là cụ bà Đào Thị Thước. 

2. Thời kỳ Xuất gia tu học:

Vốn có túc duyên Phật pháp, năm 20 tuổi, nhân ngày lễ vía Bồ tát Quan Âm, ngày 19 tháng 9 năm Mậu tuất, Pl. 2502 (1958), Hòa thượng được cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, đương kim Giám viện Phật học viện Trung phần bấy giờ, thế phát xuất gia tu học và được ban cho pháp danh Nguyên Hùng tại Phật học viện Hải Đức - Nha Trang. 

Sau bốn năm tinh cần học đạo, vào năm 1962, Hòa thượng được Bổn sư truyền thọ giới Sa di, với Pháp tự là Phước Sơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần vào năm 1964, theo lời chỉ dạy của Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng vào trú xứ Quảng Hương Già Lam để theo học chương trình Cử nhân Phật học tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Cử nhân Hán Nôm, và tín chỉ Triết học Phương Đông tại Đại học Văn Khoa - Sài gòn. Bằng sự nhiệt tâm tinh cần, nỗ lực hết mình, đến năm 1968, Hòa thượng hoàn tất các chương trình theo học, đã nhận Văn bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học và Hán Nôm, cùng với các tín chỉ triết học phương Đông thời đó. 

3. Thời Kỳ Hành đạo:

Với chí nguyện tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, được sự cho phép của Hòa thượng Bổn sư, mùa hè năm 1968, Hòa thượng trở về Phật học viện Hải Đức - Nha Trang, đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học Bồ đề Nha Trang, điều hành công việc giáo dục tăng ni và con em Phật tử xứ mà Hòa thượng từng xuất gia tu học. Tại đây, năm 1973, Hòa thượng thọ cụ túc giới, và được Hòa thượng Bổn sư ban cho Pháp hiệu Thuận Tịnh.

Đến năm 1974, theo sự điều động của Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng trở lại Sài gòn, ở tại chùa Thiên Quốc, Đào Duy Từ, quận Phú Nhuận, để làm trợ giảng môn Trung Bộ kinh cho Cố Hòa Thượng Viện trưởng Thích Minh Châu tại Đại học Vạn Hạnh

Sau ngày đất nước thống nhất, vào năm 1976, Hòa thượng về Thiền viện Vạn Hạnh, phụ giúp Hòa thượng Minh Châu trong các Phật sự, nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Tăng ni Phật tử tại thiền viện. Trong vai trò Giám luật, Hòa thượng thường giáo giới cho chư tăng Thiền viện thực hành đời sống phạm hạnh, nhất là qua các mùa an cư kiết hạ.

Năm 1984, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở II, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng đã tham gia giảng dạy bô môn Hán văn, Luật học cho Tăng Ni sinh từ buổi đầu thành lập trường từ Khóa I đến Khóa V. Từ 2004 đến 2016, Hòa thượng đã đảm nhiệm thêm việc giảng dạy lớp Phiên dịch của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Bên cạnh đó, Hòa thượng còn một trong những vị giáo phẩm cố vấn cho Chương trình Phật học hàm thụ do Báo Giác Ngộ phối hợp với Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN tổ chức, tiền thân của Khoa Đào tạo từ xa của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ngày nay.

Năm 1993 Hòa thượng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Phật giáo Việt Nam trực thuộc Viên Nghiên cứu Phật học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học từ nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). Đại hội Phật giáo Toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022), Hòa thượng được Giáo hội cung cử vào Ban Chứng minh Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

4. Phiên dịch Kinh điển và trước tác:

Cùng với các Phật sự, dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời của Hòa thượng là dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu, phiên dịch nhiều bộ luận, dịch thuật và tác giả nhiều công trình khảo cứu giá trị Phật học để lại cho hàng hậu học, bao gồm

  • Dịch phẩm:

1.    Tam Tổ thực lục (1995). 
2.    Phương pháp khoa học của Duy thức (dịch, 2000). 
3.    Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh (dịch, 2001). 
4.    Luật Ma-ha Tăng-kỳ (dịch, 4 tập, 2003). 
5.    Ấn Độ Phật giáo nguyên lưu giảng lược (dịch, 2008). 
6.    Lịch sử phiên dịch Hán tạng (dịch, 2008).
7.    Sắc tu Bách Trượng thanh quy (đồng dịch giả, 2 tập, 2008). 
8.    Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy (đồng dịch giả, 2 tập, 2015), 
9.    Tu tập Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (dịch, 2012).

  • Trước tác biên soạn:

1.    Thơ thiền Việt Nam (2002). 
2.    Giải trình ý nghĩa Vu lan (2004). 
3.    Luật học tinh yếu (2006), 
4.    Một số vấn đề về Giới luật (2006). 
5.    Thanh tịnh đạo luận toát yếu (2006). 
6.    Phật học khái yếu (2010). 
7.    Tính chất trí tuệnhân bản của đạo Phật (2013). 

Cùng nhiều bài viết nghiên cứu Phật học, văn hóa dân tộc xuất bản trên Tập văn Ban Văn hóa GHPGVN, Báo Giác Ngộ , Kiến thức ngày nay từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.

Suốt chặng đường sáu mươi hai năm phụng sự Đạo pháp, Hòa thượng luôn tâm niệm thực thi hành trì giới luật nghiêm mật, làm sáng tỏ ngọn đèn Chánh pháp, và tiếp dẫn hậu lai. Nhiều thế hệ Tăng Ni được Hòa thượng giáo dưỡng, nay đã trưởng thànhkế thừa mạng mạch Phật pháp, đảm nhiệm các trọng trách giáo dụcđào tạo Tăng Ni tại Học Viện Phật giáo Việt Nam cũng như tại các trường Cao đẳng, Trung cấp Phật học các tỉnh thành. Những ai có duyên được thân cận Hòa thượng, đều cảm nhận được cái khí vị thanh giản nhưng cẩn mật, nghiêm túc mà khiêm cung tỏa ra từ phong cách ứng xử của bậc chân tu nghiêm trì giới luật. 

5. Những ngày tháng cuối đời:

Sau bao nhiêu năm tinh cần tu học, tịnh giới trang nghiêmthể nhập Phật tuệ vào đời, theo thời gian, tự thân thấy tứ đại bất an, nhưng không để sự già bịnh làm hệ lụy, thì giờ còn lại, Hòa thượng hằng chánh niệm, lắng tâm nghe pháp âm của Thế Tôn, được thị giả tuyên đọc hằng ngày qua các bài kinh Trung BộHòa thượng tâm đắc

Duyên đã mãn, Phật sự đã viên thành, vào ngày 16 tháng 04 nhuận, năm Canh tý, Pl.2563 (07.06 2020), vào lúc  02 giờ 56 phút, giữa âm thanh nhẹ nhàng chuyển vận lời kinh 43. Đại Phương quảng của Trung Bộ, trong căn phòng yên tĩnh của Tăng xá Thiền viện Vạn Hạnh, Hòa thượng chánh niệm xả báo thân, thuận tịch theo ánh sáng chánh pháp vô trước của Phật đà, trụ thế 84 năm, với 47 hạ lạp

Thể theo tâm nguyện của Trưởng lão Hòa thượng về tang lễ cuối đời, môn đồ đệ tử đã tuân thủ di huấn của Ngài, thu xá lợi về nhập tháp phụng thờ tại Tam bảo tháp, Già lam Quảng Hương. Nơi bổn sư Hòa thượng khai kiến.

Suốt cả cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến ngày viên tịch, Hòa thượng là một tấm gương sáng ngời về phạm hạnh, là người thầy mô phạm hoằng pháp cho Tăng niPhật tử noi theo. Giờ đây, sắc thân của Ngài không còn nữa, nhưng đạo hạnhsự nghiệp giáo dục của Hòa thượng mãi mãi còn để lại hương thơm trong lòng môn đồ pháp quyếnTăng Ni Phật tử Việt Nam.

Nam mô Tân Viên tịch tự Lâm Tế Chánh tông tứ thập tứ thế húy thượng Nguyên hạ Hùng, tự Phước Sơn, hiệu Thuận Tịnh Trưởng lão Hòa thượng Giác linh

Do Hoà thượng Thích Nguyên Giác – Trụ trì Quảng Hương Già Lam phụng soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19290)
Phật Ngọc Hòa Bình Đã Về Tới Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Phật Ngọc Được Rước Diễn Hành Qua Nhiều Đường Phố Ở Quận Cam
(Xem: 16366)
Đại lễ thỉnh Phật sẽ được cử hành long trọng bằng đoàn xe Cung nghinh và xe Hoa rước Phật vào lúc 10 giờ sáng thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010
(Xem: 19979)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây
(Xem: 16575)
Được thành lập từ năm 1996, Project Vietnam hằng năm đều đặn tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo...
(Xem: 16609)
Cuộc giải cứu thợ mỏ Chile sẽ bất thành nếu thiếu sự đồng lòng của chính phủ và người dân, cũng như sự đấu tranh không khoan nhượng của gia đình nạn nhân.
(Xem: 17790)
Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng dẫn 500 tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo từ 15 quốc gia trong trong một khóa tu thiền quán tại Ngôi đền nổi tiếng Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm.
(Xem: 18083)
Hai người Mỹ Peter Diamond và Dale Mortensen, và người Anh gốc Hy Lạp từ đảo Síp Christopher Pissarides, đã giành giải thưởng Nobel kinh tế 2010.
(Xem: 17418)
Các đội cứu cấp Chile đã kết thúc công tác giải cứu 33 thợ mỏ, chấm dứt một cơn ác mộng mà cả nước và toàn thế giới vừa trải qua trong 2 tháng.
(Xem: 18612)
Giải Nobel Văn Chương năm 2010 thật bất ngờ được trao cho tiểu thuyết gia, ký giả kiêm chính trị gia Mario Vargas Llosa, một người cũng nổi tiếng không kém trong sự nghiệp chính trị.
(Xem: 20802)
Hai khoa học gia Nhật Bản, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki, cùng với nhà khoa học Mỹ, Richard Heck, đã phát triển phương pháp gọi là liên kết nhờ xúc tác palladium.
(Xem: 19927)
Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng bày tỏ hy vọng nỗ lực của các trí thức Trung Quốc sẽ mang lại kết quả trong tương lai.
(Xem: 19886)
Một nhà khoa học người Anh đã đoạt giải Nobel y học năm 2010 vì công trình phát triển quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
(Xem: 19998)
Hai khoa học gia Nga đã đoạt giải Nobel Vật lý 2010 nhờ những cuộc thí nghiệm “có tính chất đột phá” với một dạng carbon cứng và dẫn điện rất tốt.
(Xem: 20686)
Hôm nay ngày 25-9, tại Khách sạn Istana, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Hội nghị Phật giáo Thế giới (WBC) chính thức khai mạc với sự tham dự của Thiền sư Thích Nhất Hạnh...
(Xem: 19685)
Trong lều có những vật nhỏ quý giá: một chiếc nồi nấu, vài tấm nệm, và hai hoặc ba bộ quần áo cho bọn trẻ.
(Xem: 22088)
Có họa sĩ đã ví Borobudur như đóa sen rực rỡ nổi giữa lòng hồ. Điều ấy quả không ngoa khi Borobudur có kiến trúc, hình dáng và cảnh quan khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia.
(Xem: 24306)
Đức Dalai Lama đã chi hàng chục ngàn bảng Anh để làm từ thiện sau khi bất ngờ có được một khoản tiền công đức tương đối khá từ chuyến du hành đến Nottingham gần đây của Ngài
(Xem: 23741)
Ngài vị pháp thiêu thân tại giao lộ Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt cũ (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), UBND TP.HCM, Sở VH - TT & DL phối hợp cùng THPG TP tổ chức lễ an vị tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Công viên Tượng đài Thích Quảng Đức, số 70-72 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM.
(Xem: 23943)
Please enjoy this interview with His Holiness by Barkha Dutt from NDTV, on his 75th Birthday.
(Xem: 23420)
Ấn Độ: Trên một vạn người Ấn cải đạo sang Phật giáo tại Ahmedabad
(Xem: 24898)
Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi.
(Xem: 21721)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant