Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Những Câu Hỏi Từ Hoa Lục

25 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 18071)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Những Câu Hỏi Từ Hoa Lục

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI TỪ HOA LỤC


Một buổi phỏng vấn qua internet giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma từ nơi thường trú của ngài ở Dharamsala và nhà hoạt động Teng Biao và luật sư nhân quyền Jiang Tianyong ở Hoa Lục. Chương trình này được bố trí bởi nhà văn Trung Hoa Wang Lixong vào ngày 04/01/2011. Các câu hỏi cũng được đặt ra cho Đức Đạt Lai Lạt Ma bởi những người Hoa từ nhiều thành phố khác nhau ở Hoa Lục.

blank1.- HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, quan điểm của ngài như thế nào đối với Ngabo Ngawang Jigme? Ông ta là đại diện của ngài để thương thuyết với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và cũng là người đã ký kết thỏa thuận Mười Bảy Điều [năm 1951]. Thậm chí ngài không ban cho ông ta toàn quyền [để ký thỏa thuận], nhưng sau này ngài đã chấp nhận thỏa thuận ấy. Cuối cùng, hầu hết thời gian còn lại, ông ta đã đứng ra chống lại ngài, và đã hành động như một người phát ngôn cho chính quyền Trung Cộng về vấn đề Tây Tạng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã biết Ngabo thậm chí trước 1950. Người ta biết Ngabo vào lúc ấy nhìn ông như một người trung thực, một người chân thật. Tôi cũng xem Ngabo như tiến bộđáng tin cậy. Ông ta sau đó là một người chính có lòng tinan tâm của tôi. Sau khi ký Thỏa Thuận, khi tôi gặp Ngabo ở Lhasa, ông nói với tôi rằng họ đã bị áp lực để ký Thỏa Thuận ấy vì nếu họ từ chối ký kết, sẽ đưa đến kết quả của một cuộc “giải phóng bằng vũ lực” cho Tây Tạng. Vì thế, tôi đã cảm thấy rằng một ‘sự giải phóng hòa bình’ thì tốt đẹp hơn một ‘cuộc vũ lực giải phóng’. Tuy thế, ông cũng nói rằng khi họ ký Thỏa Thuận, mặc dù họ đang mang theo khuôn dấu thống đốc Chamdo, nhưng họ đã không dùng nó. Thay vì thế, họ đã dùng con dấu giả mạo do nhà cầm quyền Bắc Kinh cung cấp.

Tương tự thế, trong năm 1979, sau khi Đặng Tiểu Bình biểu lộ sự mềm dẽo đặc biệt, tôi đã gởi những đoàn đại diện tìm kiếm sự thật cho Tây Tạng. Vào lúc ấy, khi những đại diện của tôi gặp Ngabo, ông đã nói với họ hãy cảnh giác về sự kiện rằng cho dù trong những thời gian của triều đại nhà Thanh, hay cho vấn đề ấy, chính quyền Quốc Dân Đảng, những khu vực trong lĩnh thổ của chính quyền Tây Tạng (Ganden Phodrang) không bao giờ phải đóng thuế cho họ. Ngabo vì thế đã biểu lộ rõ ràng lòng yêu nước của ông ta.

Cũng tương tự thế, trong năm 1989, trong một buổi Đại Hội Nhân Dân Khu Tự Trị Tây Tạng, Ngabo đã bác bẻ là không chính xác với thực tế của một văn kiện chính thức Trung quốc cho rằng chính quyền Nam Kinh (của Quốc Dân Đảng) đã thực hiện mọi quyết định liên hệ đến sự đăng quang của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Ngabo nói rằng sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được hội đồng nhiếp chính của Tây Tạng công nhận phù hợp với truyền thống tôn giáo và rằng không có một giới chức quyền lực kiểm soát ngoại quốc nào tại lễ đăng quang. Những tuyên bố như đã nói trước đây, Ngabo nói, là không đúng như được thừa nhận bởi giới chức thẩm quyền của Quốc Dân Đảng. Mặc dù tôi là một thiếu niên vào lễ đăng quang, tôi vẫn nhớ một cách sâu sắc rằng có những đại biểu của Anh Quốc, Ấn Độ, Trung Hoa, Nepal, và Bhutan ngồi đồng đẳng trong hàng ngũ của họ. Do thế, trong những vấn đề này, Ngabo đã từng hoàn thành trong khả năng tuyệt nhất của ông ta nhằm để làm sáng tỏ những sự kiện thực tế. Sau cái chết của ông ta, chúng tôi tổ chức một lễ truy điệu. Thực tế, một số bạn hữu của chúng tôi bình phẩm rằng lễ truy điệu của chúng tôi cho ông là không thích đáng. Tất cả chúng tôi biết sự thật rằng người ở dưới sự sợ hãi đã bị thúc ép để nói một cách ngoại giao phù hợp đến những tình cảnh cụ thể. Đây là lý do tại sao tôi luôn luôn hoàn toàn tin tưởng ông ta. Mặc dù bây giờ ông đã qua đời, nhưng tôi vẫn luôn luôn cầu nguyện cho ông ta.

2.- HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài có đang đánh mất sự kiểm soát đối với thái độ của một số ít người Tây Tạng lưu vong không? Ngài nghĩ gì nếu điều ấy xảy ra và ngài sẽ hành động thế nào với điều này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có hơn một trăm năm chục nghìn người Tây Tạng sống lưu vong, có lẻ 99 phần trăm cùng chia sẻ sự quan tâm thông thường và chân thành đối với vấn đề Tây Tạng. Dĩ nhiên, sẽ có những ý kiến khác biệt và nó phải hiện hữu vì ở đây chúng tôi đang đi theo con đường dân chủ. Tôi nói đồng bào tôi rằng họ có quyền tự do ngôn luậntự do tư duy, và họ nên biểu lộ một cách tự do. Vì thế sẽ có những ý kiến khác nhau. Lấy thí dụ Đại Hội Thanh Niên Tây Tạng. Họ chiến đấu cho nền độc lậpphê bình chính sách Trung Đạo. Trong những cuộc gặp gở thỉnh thoảng với họ, tôi nói họ ‘chính quyền Trung Hoa cho rằng tôi phải bắt một số người quý vị’, nhưng tôi không thể làm những việc như thế ở đây trong một xứ sở tự do và tôi sẽ không bao giờ làm một việc như thế.

3.- HỎI: Câu hỏi của tôi đến ngài, vị thầy của tôi, là sự chiến đấu bất bạo độngsự thật (không hợp tác) có hiệu quả không trong việc đối diện với Cộng Sản Trung Hoa? Nếu có, những cách nào mà người Tây Tạng được lợi ích bằng việc bất bạo động và sự thật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn nói với những người Tây Tạng giống như vậy. Và tôi muốn nêu lên ở đây rằng mặc dù chúng tôi kiên định với chính sách Trung Đạo căn cứ trên nền tảng bất bạo động chưa gặt hái một kết quả rõ ràng qua việc đối thoại với chính quyền Trung Hoa, nhưng nó hỗ trợ chúng tôi trong việc tiếp nhận một sự giúp đở mạnh mẽ từ những người trí thức, sinh viên Trung Hoa và những ai quan tâmtỉnh thức với thực tại. Đây là thành quả từ những nỗ lực của tôi.

Thật khó khăn để đối diện với chính quyền Trung Hoa, nhưng tôi nghĩ mặc dù chúng tôi bất lực để duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với những người trí thứccông chúng Trung Hoa, sự đấu tranh của chúng tôi sẽ chiếm được sự ủng hộ của họ và sẽ tiếp tục lớn mạnh. Một vài tháng sau sự kiện Thiên An Môn, tôi đã gặp một số người bạn Trung Hoa tại Đại Học Harvard khi tôi ở Hoa Kỳ vào lúc ấy. Sau khi tôi giải thích với họ vị trí của chúng tôi, họ đã nói rằng toàn bộ người Hoa sẽ hỗ trợ chính sách của Đạt Lai Lạt Ma nếu họ biết về điều ấy.

4.- HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, xin hãy giải thích làm thế nào cải cách hệ thống lạt ma tái sinh chấp nhận được? Một sự cải cách như vậy có mâu thuẫn với những giáo huấn của Đức Phật hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Từ sự bắt đầu, tôi muốn yêu cầu người đặt câu hỏi đọc một ít về những giáo huấn của Đức Phật như chứa đựng trong bộ Cam Thù (những lời dạy của Đức Phật) và Đan Thù (Những luận giải của những đạo sư). Phong tục thừa nhận những lạt ma tái sinh đã không phát triển ở Ấn Độ. Tương tự thế, truyền thống lạt ma tái sinh đã không phát triển ở nhiều quốc gia Đạo Phật như Thái Lan, Miến Điện, và Trung Hoa. Có một hệ thống thừa nhận ai đấy như tái sinh của một người giác ngộ, nhưng hệ thống thừa nhận ai đấy như một Hóa thân (Tulku) hay Lạt ma không hiện hữu. Ở Tây Tạng, sự tái đinh trước tiên nhất được thừa nhận sau khi đứa bé nhớ rõ ràng đời sống quá khứ của nó và những điều ấy được chứng minh là đúng. Sau đó, hệ thống này chậm rãi và từ từ trở thành một tầng lớp cấu trúc trong xã hội. Do bởi điều này, tôi đã từng thực hiện để cho thấy rõ ràng có một sự khác biệt giữa Hóa thânLạt ma. Một Lạt ma không cần là một hóa thân và một Hóa thân không cần là một Lạt ma hay một người có thể cả là Lạt maHóa thân. Người nào tương ứng như kết quả của một người sở hữu những sự học vấn và thực hành được biết như một Lạt ma. Một hóa thân, ngay cả không có một căn bản học vấn, thụ hưởng vị thế trong xã hội với danh tự của một Lạt ma quá khứ. Và có nhiều người thiếu phẩm chất của Lạt ma và thậm chí đưa đến tình trạng bị ruồng bỏ. Vì thế, tôi thường nói từ khoảng bốn mươi năm trước rằng cần có một hệ thống nào đấy để quy định sự công nhận Hóa thân. Trái lại, thật không tốt để có quá nhiều Hóa thân không xứng đáng.

Tôi cho rằng sự quan tâm của tôi trong hệ thống tái sinh vì việc phụng sự giáo huấn của Đức Phật. Trong trường hợp tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma, truyền thống bốn trăm năm của Đạt Lai Lạt Ma như cả lĩnh tụ tâm linh và thế quyền đã chấm dứt với sự bầu cử trực tiếp đội ngũ lĩnh đạo bởi những người Tây Tạng lưu vong trong năm 2001. Trong năm 1969, tôi đã công bố một tuyên ngôn của văn phòng tôi rằng thể chế Đạt Lai Lạt Ma có nên tiếp tục hay không sẽ được quyết định bởi những người Tây Tạng. Trong tương lai, để quyết định có sự tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma hay không và nếu có nhu cầu, không cần thiết phải luôn luôn tuân thủ những ưu tiên trước đây nhưng chúng tôi có thể hành động phù hợp với những trường hợp cụ thể. Điều này phù hợp và không đi ngược với giáo huấn của Đức Phật. Khi tôi giải thích về khả năng cho sự tái sinh của những lạt ma trong tổng quát và trường hợp đặc biệt của Đạt Lai Lạt Ma, một số người Tây Tạng bên trong Tây Tạng cũng như những người bạn Trung Hoa tự hỏi điều này có phù hợp với truyền thống tôn giáo của chúng tôi không.

5.- HỎI: Hiện tại có nhiều người ở Trung Hoa giận dữthù địch sâu xa với ngài. Ngài phải nói gì với họ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có lúc Đạt Lai Lạt Ma được gọi là quỷ dữ. Và trong một ít trường hợp tôi được hỏi tôi đã nghĩ gì khi Đạt Lai Lạt Ma bị gọi là quỷ dữ và tôi đã nói với họ trong một sự hài hước rất tuyệt rằng, “tôi là quỷ dữ, tôi có những cái sừng trên đầu tôi.”

Điều này có thể hiểu được vì người Trung Hoa chỉ có quyền nghe thấy những tin tức một chiều và bị bóp méo. Thí dụ, trong thời gian rước đuốc Thế Vận Hội, tôi đặc biệt đề nghị những người quan tâm rằng những cuộc tranh tài Thế Vận là một vấn đề tự hảo của 1,3 tỉ người Trung Hoa và chúng ta không được tạo nên bất cứ rắc rối nào. Hơn thế nữa, ngay cả trước khi Trung Hoa được quyền tổ chức Thế Vận Hội, khi tôi đang thăm viếng thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ, một số phóng viên đã hỏi tôi về quan điểm của tôi. Tôi đã nói với họ rằng Trung Hoa là quốc gia đông dân nhất với một di sản văn hóalịch sử phong phú xứng đáng là quốc gia tổ chức những cuộc tranh tài. Đây là một vấn đề thật sự.

Nhưng chính quyền Trung Hoa vẫn công khai om sòm rằng chúng tôi đã tạo nên những rắc rối cho Thế Vận Hội. Do bởi những sự tuyên truyền như thế, người Trung Hoa không thể nhận thức khung cảnh toàn bộ và vì thế không thể phiền trách họ.

Thế nên, tôi muốn khuyến nghị những người anh chị em Trung Hoa thẩm tra những chi tiết kỷ lưởng và nghiên cứu một cách hoàn toàn tin tức mà quý vị tiếp nhận từ tất cả mọi nguồn gốc. Khi tôi gặp những sinh viên Trung Hoa, tôi nói với họ rằng ở trong một quốc gia tự do họ nên sử dụng cả đôi tai và đôi mắt một cách đầy đủ trọn vẹn.

6.- HỎI: Như tất cả những điều chúng tôi biết, chính quyền trung ương của Trung Hoa Dân Quốc đã tham dự trong tiến trình lựa chọn và lễ đăng quang của Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sinh. Vì thế, thưa Đức Thánh Thiện, ngài có thừa nhận Cộng Hòa Trung Hoa trên đảo Đài Loan hay không và ngài nghĩ chính quyền Đài Loan sẽ có ảnh hưởng ít nhiều như thế nào trong tiến trình tái sinh?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều này tương tự như sự giải thích của tôi về câu chuyện của Ngabo. Một cách tổng quát, khi tôi ở Đài Loan, tôi đã hổ trợ điều gọi là ‘Một Trung Hoa’. Nhưng cuối cùng, điều này tùy thuộc vào người dân Hoa Lục và Đài Loan quyết định họ có muốn thống nhất trong tương lai hay không. Điều quan trọng hơn là nền dân chủ của Đài Loan, nền kinh tế mạnh mẽ và tiêu chuẩn tốt đẹp của nền học vấn tại Đài Loan nên được bảo vệ một cách thích đáng. Đây là những gì tôi thường nói.

WANG LIXIONGChúng tôi đã thật sự thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ thế ấy, như Ngài nói rằng chúng tôithể không ngửi được nhau mà thôi. Sử dụng Internet của thế kỷ 21, chúng tôi cho rằng cơ hội này cho việc tương tác với Đức Thánh Thiện là điều quan trọng căn bản. Do thế, nếu những sự đối thoại như thế này được thấy như tích cực cho mối quan hệ Hoa – Tạng và thấu hiểu nhau sâu xa hơn, thế thì trong tương lai tôi nghĩ và hy vọng rằng nhiều học giả và những người Trung Hoa quan tâm sẽ tham gia. Trân trọng kính chào. Tashi Delek. 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thật là tốt đẹp. Nếu tiện lợi cho ông, tôi luôn luôn sẳn sànghoàn toàn chuẩn bị để tương tác, sử dụng kỹ thuật hiện đại và xua tan những niềm nghi ngại của những người bạn Trung Hoa. Tôi luôn luôn nói, “Hán – Tạng đại hữu hảo” (mối quan hệ hữu nghị giữa người Trung Hoa và Tây Tạng).

Nếu chúng ta có cơ hội thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ và trao đổi tương tự, điều này sẽ giúp xây dựng một sự tin tưởng và thấu hiểu chân thành giữa chúng ta. Chúng ta sẽ không thể xây dựng niềm tin khi ở cách xa nhau. Chúng ta càng thảo luận rõ ràng hơn những vấn đề của chúng ta chúng ta càng có thể đạt được niềm tin tưởng với nhau hơn. Nếu có niềm tin tưởng sẽ có những mối quan hệ thân ái và với những mối quan hệ chân thành, ngay cả nếu có một rắc rối, chúng ta có thể giải quyết nó.

Quý vị có thấy tôi rõ ràng không? Quý vị có thấy chân mày màu xám của tôi không? Hẹn gặp lại quý vị. Trân trọng kính chào. Tashi Delek. Chân thành cảm ơn.

N.B. Translated from the Tibetan original. In case of any discrepancy please consider the Tibetan as final and authoritative.

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 22/01/2011

http://www.dalailama.com/news/post/641-transcript-of-video-conference-with-his-holiness-the-dalai-lama-and-chinese-activists

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14232)
Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử.
(Xem: 15998)
Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa thần học gia Leonardo Boff (người Brazil) và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về tôn giáo và tự do...
(Xem: 14060)
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hôm qua, 20-9 đã bày tỏ sự đau buồn vì cái chết của người dân do trận động đất ở phía đông và phía bắc Ấn Độ...
(Xem: 12300)
“James thấy mình được nhiều may mắn trong cuộc đời. James muốn giúp những người không có cơ hội."
(Xem: 13382)
Một ngôi tháp hình bán cầu, thuộc giai đoạn Kim Cương thừa của Phật giáo có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6 và 7, tình cờ được khai quật...
(Xem: 12996)
Mưa do gió mùa, lũ lụt và lở đất ở Thái Lan đã giết chết ít nhất 98 người kể từ tháng bảy năm nay, trong đó có một du khách Pháp...
(Xem: 16493)
Người Việt Nam duy nhất có tượng trong tượng đài này là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
(Xem: 16658)
Lễ Chung Thất, Nhập Bảo Tháp Di Cốt Cố HT Thích Hạnh Đạo ngày 14/9/2011
(Xem: 13911)
Xá lợi của Đức Phật ở Kapilavastu sẽ đến Sri Lanka vào tháng giêng tới, Cao ủy Ấn Độ tại Sri Lanka, Ashok K. Kantha, cho biết vào ngày thứ bảy (10-9).
(Xem: 13025)
Với sự hướng dẫn của Lạt ma, họ sẽ dâng cúng thức ăn cùng với những lời cầu nguyện, thiền định trong im lặng, quán tưởng và đọc thần chú.
(Xem: 14870)
Trulshik Rinpoche, thầy dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và là người đứng đầu của phái Nyingma đã viên tịch ở tuổi 88.
(Xem: 12985)
Trung tâm nghiên cứu Phật giáo tại Đại học California, Berkeley, vui mừng thông báo Giải thưởng sách Toshihide Numata năm 2011 đã được trao cho Todd Lewis và Subarna Man Tuladhar...
(Xem: 12617)
Tất cả các vị Tăng sĩ ở đấy đều dành trọn tâm huyết và đời sống của mình để nâng cao chất lượng cuộc sống và đời sống tâm linh của người dân trong thôn quê của họ.
(Xem: 12965)
Rassagala hoặc Rajagalathenna, một khu vực ẩn khuất trong một khu rừng đá thuộc làng Bakkielle, cách Ampara 5 dặm về phía Bắc, đã tiết lộ sự huy hoàng của thời kỳ tiền sử của Sri Lanka với thế giới.
(Xem: 12773)
Người Tây Tạng đã khởi động lễ hội Shoton hàng năm, lễ hội Sữa chua, vào ngày thứ hai (29-8) để tỏ lòng tôn kính Đức Phật.
(Xem: 13349)
Hơn 5.000 người đang tham dự khóa học giáo lý ba ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tsug-la Khag, đền thờ chính của chính quyền lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, phía Bắc Ấn Độ.
(Xem: 12378)
Một địa danh Phật giáo thời kỳ Gandhara, bị lãng quên sau khi được khai quật cách đây hơn một thế kỷ, đã được tái phát hiện tại thành phố phía tây bắc Peshawar (Pakistan).
(Xem: 11609)
Vấn đề mà họ đang phải đối mặt ấy đã được nêu ra nhiều năm trên các trang web cá nhân, trên các tạp chí Phật giáo và trong các câu chuyện bên lề của các khóa tu.
(Xem: 13647)
Kể từ ngày 19-8 đến 22-10 đoàn Hoằng pháp của Làng Mai sẽ trải qua các khóa tu, theo lịch trình sau...
(Xem: 19115)
Hôm thứ ba Hòa thượng đã dẫn khoảng 1.500 người trong một chuyến thiền hành qua khuôn viên rộng lớn của trường Đại học British Columbia.
(Xem: 11939)
Một dự án nhiều triệu đô la nhằm bảo tồn những di tích của vương quốc cổ đại ở Tây Tạng sẽ giúp cho cấu trúc bằng bùn và đá này chịu được thiên tai và xói mòn.
(Xem: 12939)
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết vào ngày thứ bảy (20-8) rằng Ngài cảm thấy "lạc quan" về tiến trình của nhân loại sau một "thế kỷ của bạo lực".
(Xem: 11879)
Cao ủy Anh, John Rankin, đã đến thăm Kandy (Sri Lanka) và chiêm bái các địa danh quan trọng của Phật giáo tại thành phố đồi thiêng liêng trong thời gian gần đây.
(Xem: 14426)
Xin lương tâm nhân loại hãy xót thương dùm loài gấu! Hãy chấm dứt ngay việc khai thác gấu để lấy mật.
(Xem: 12734)
HT. Nhất Hạnh nói rằng chúng ta phải thừa nhận nền văn minh của chúng ta có thể sẽ bị hủy diệt, không phải do một thế lực bên ngoài mà là bởi chính chúng ta...
(Xem: 12284)
Cuộc trò chuyện của họ sẽ dựa trên việc con người đang làm tổn hại đến trái đất, phá hủy các hệ sinh thái và gây ảnh hưởng đến khí hậu.
(Xem: 12388)
Trong chuyến thăm một số quốc gia, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang có cuộc họp vào hôm nay (19-8) với một số nhà chính trị của Phần Lan.
(Xem: 12715)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ năm (18-8) đã được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự ở Khoa Đông phương học thuộc Đại học Tartu ở Estonia.
(Xem: 12891)
Ngài ca ngợi chính sách của Lobsang Sangay giúp cho 10.000 người Tây Tạng được đào tạo chuyên nghiệp trong thập kỷ tới.
(Xem: 12246)
Hôm thứ Bảy (13-8), hơn 7.000 tín đồ Phật giáo và những người ủng hộ đã theo dõi cuộc hội thảo ba ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Toulouse, Tây nam nước Pháp.
(Xem: 11483)
Hôm qua, 13/08/2011, lãnh đạo tinh thần phật giáo người Tây Tạng đã đến thành phố Toulouse, miền tây nam nước Pháp để thực hiện hai buổi thuyết giảng Phật pháp và một buổi hội thảo.
(Xem: 11967)
Phật giáo còn định hình cho nền triết học hiện đại, khoa học tâm lý, và môi trường chính trị... Văn Công Hưng
(Xem: 12579)
Kể từ lần đầu tiên được phát hiện cách đây 112 năm tại Kapilvastu, xá lợi xương của Đức Phật ở Bảo tàng Quốc gia New Delhi (Ấn Độ) có lẽ sẽ sớm được cung thỉnh đến Sri Lanka.
(Xem: 11375)
Từ 27 đến 31/10/2011, tại Khách Sạn Embassy Suites Mandalay Beach - Hotel & Resort, 2101 Mandalay Beach Road, Oxnard, CA 93035
(Xem: 14008)
Lễ Nhập Kim Quan Nhục Thân HT Thích Hạnh Đạo Và Tôn Trí Kim Quan Tại Chùa Phổ Đà Cho Tới Ngày 6-8-2011
(Xem: 17469)
HT Thích Hạnh Đạo, Viện Chủ Chùa Phổ Đà - Santa Ana, California, Hoa Kỳ - đã viên tịch vào lúc 12 trưa, Thứ Năm, ngày 28 tháng 7 năm 2011
(Xem: 13052)
Nằm bên cạnh Shigatse, thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng, và được thành lập vào năm 1447, tu viện Tashilhunpo đã tạo dấu ấn trong lòng khách hành hương.
(Xem: 11645)
Việc nghiên cứu này do các sinh viên MCU thực hiện trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010 với sự giúp đỡ của các cư sĩ Phật giáo.
(Xem: 15015)
Người ta thường cho rằng Phật giáo là một tôn giáo chỉ nói về sự chết chóc, sự tiêu cực, cuộc sống khổ đau…
(Xem: 11670)
Tổ chức Niwano hòa bình đã trao Giải thưởng Niwano hòa bình thứ 28 cho Sulak Sivaraksa (ảnh) người Thái Lan vào 23-7-2011 để ghi nhận những đóng góp của ông cho sự hiểu biết mới về dân chủ, hòa bình...
(Xem: 11319)
Các nhà khảo cổ ở Kyrgyzstan vừa khai quật được một bức tượng Phật cao 1,5 mét nằm trong những ngọn đồi bên ngoài thủ đô Bishkek.
(Xem: 13298)
Với 95% dân số theo đạo Phật, Phật giáo là quốc giáo ở Thái Lan, có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội và tinh thần của nhân dân.
(Xem: 11700)
Được xây dựng vào năm 1418, tu viện vẫn còn khá nguyên vẹn và nổi tiếng bởi vì đây là ngôi nhà chung cùa ba hệ phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 11348)
Ngày thứ Hai 18/7 vừa qua, trong một trả lời phỏng vấn của kênh truyền thông NBC Hoa Kỳ, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tức lãnh tụ tâm linh của cộng đồng Tây Tạng hiện nay, đã tuyên bố sẽ đích thân chủ trì việc lựa chọn người kế nhiệm.
(Xem: 12174)
Địa điểm: 2101 Mandalay Beach Road, Oxnard, CA 93035. Thời gian: thứ Năm 27-10 đến thứ Hai 31-10-2011
(Xem: 11238)
Hôm nay 16/7/2011, tổng Thống Mỹ Barack Obama tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong tại Nhà Trắng. Cuộc gặp diễn ra trong nửa tiếng đồng hồ tại «phòng bản đồ»...
(Xem: 12194)
Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người.
(Xem: 11642)
Tín đồ Ấn Độ giáo đã gửi lời chào tới cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới nhân ngày lễ Asalha Puja (Ngày Chuyển Pháp Luân) sắp tới (15-7-2011).
(Xem: 12118)
Vào hôm Chủ nhật, ngày 26-6, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận khu di tích chùa Trung Tôn (Chuson-ji) ở Hiraizumi, Iwate Prefecture, Nhật Bản là di sản của thế giới.
(Xem: 13323)
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay (16/7) sẽ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma bất chấp những lời cảnh báo từ phía Trung Quốc.
(Xem: 18617)
Lễ đài Phật Ngọc và đặc biệt là ngai thờ đã bị hư hỏng. Tượng Phật Ngọc cũng bị hư hại nhưng chúng tôi tin rằng có thể tu sửa được
(Xem: 13235)
Ngày 13/7/2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã khai kinh nhập đàn để tiến hành trao truyền lễ Quán đỉnh. Mấy hôm nay, Ngài liên tục nói chuyện tại Pháp hội...
(Xem: 12130)
Ngài nói rằng giờ đây mình có thể dành năng lực để giúp đỡ những người khác sống cuộc sống hạnh phúc hơn và thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.
(Xem: 11953)
Kalachakra hay còn gọi là Pháp thời luân Kim Cang, là một pháp tu có từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và trở nên rất phổ biến trong Phật giáo Tây tạng và Mông cổ.
(Xem: 14576)
Vào ngày 9/7, Đức Dalai Latma đã đến phía tây đồi Capitol gần tòa Bạch Ốc để nói chuyện với công chúng về hòa bình thế giới...
(Xem: 20702)
Hội đồng Tăng Già và chính phủ Sri lanka đã trọng thể cử hành lễ trao giải thưởng Danh Dự cho Hòa thượng Thích Minh Tâm và Hòa thượng Thích Như Điển
(Xem: 13479)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
(Xem: 15630)
Theo tín ngưỡng Phật giáo, Kalachakra (một cách luyện thiền định của Mật giáo) được khởi sinh bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tại Ấn Độ cổ đại.
(Xem: 19975)
Đức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của mình vào ngày thứ Tư tại Trung tâm Verizon, bao quanh bởi các Phật tử và những người hâm mộ ngài.
(Xem: 14401)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Washington DC vào thứ ba ngày 5 tháng 7 năm 2011 chủ trì một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày, được gọi là pháp hội Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 (“Kalachakra for World Peace 2011”).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant