CÁC
TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
Những giáo pháp thuộc về Mật giáo thường chỉ được khẩu truyền trực tiếp giữa vị thầy và đệ tử, không được ghi chép thành kinh văn. Vì thế mà qua một thời gian rất dài sau khi đức Phật nhập diệt, người ta không thấy có bản kinh nào ghi chép đầy đủ các phần giáo pháp này. Mặc dù vậy, các vị tổ sư được chân truyền vẫn nối tiếp nhau gìn giữ, và chỉ truyền dạy cho những ai có căn cơ thích hợp mà thôi.
B. Giáo lý tam mật: Chân ngôn tông dạy người tu pháp “tam mật”, nghĩa là ba pháp bí mật, bao gồm thân mật, khẩu mật và ý mật. Nếu hành giả đạt đến mức thân tâm nhất như, tất cả đều tương thông ứng hợp với nhau, thì ngay trong thân này, trong đời hiện tại này, có thể đạt được sự giải thoát rốt ráo, nghĩa là thành Phật. Giáo lý này được tóm gọn trong tám chữ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật.”
Vì vậy, hành giả tu tập theo Chân ngôn tông không xem trọng một công phu riêng lẻ nào, mà phải đồng thời tu tiến. Tu tập thân mật tức là đi, đứng, nằm, ngồi đều nghiêm trang đúng pháp, và quan trọng nhất khi hành trì phải bắt ấn quyết đúng pháp. Tu tập khẩu mật tức là luôn giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh, chỉ nói những lời đúng pháp, và khi hành trì thì phải trì tụng chân ngôn. Tu tập ý mật tức là tâm ý thanh tịnh, và khi hành trì thì quán tưởng lẽ vô sinh của các pháp.
Nếu hành giả trong khi hành trì đạt đến chỗ “tam mật tương ưng”, nghĩa là tay bắt ấn quyết, miệng niệm chân ngôn, tâm quán tưởng lẽ vô sinh của các pháp, tự nhiên sẽ phát sinh uy lực diệu dụng, tùy theo sự phát tâm hành trì mà có thể đạt được sự như ý.
Để tu thân mật, hành giả phải nghiêm trì giới luật. Đây chính là chỗ khác nhau giữa Chân ngôn tông với các tà phái chỉ chuyên dùng bùa chú, phép thuật. Người tu nhờ giữ theo giới luật nên tự nhiên tạo ra oai nghi tế hạnh, khiến cho thân tâm được nhu hòa, thuần phục, không còn sự nóng nảy hay vội vàng, hối hả.
Để tu khẩu mật, hành giả phải được chân truyền từ bậc chân sư, phải đem tâm thành kính để cầu được chân ngôn. Khi được thầy dạy cho thì phải lắng tai nghe rồi đem lòng ghi nhớ, đặt hết niềm tin vào chân ngôn, không chút hoài nghi hay xao lãng. Tùy theo mục đích phát tâm, pháp môn hành trì khác nhau, có thể có nhiều loại chân ngôn khác nhau. Nhưng khi hành trì thì hành giả chỉ biết đến chân ngôn đang tụng, không còn biết đến bất cứ điều gì khác, cũng chẳng nghĩ đến kết quả của sự hành trì đó.
Để tu ý mật, hành giả phải thường xuyên rèn luyện tâm ý, lắng yên mọi vọng niệm, thường an trụ trong sự nhất tâm quán tưởng. Khi hành trì thì để hết tâm ý quán tưởng lý vô sinh, thấu triệt rằng tất cả các pháp từ xưa đến nay vốn chưa từng sinh ra, cũng chưa từng diệt mất. Hết thảy đều chỉ là những biến hiện khác nhau của tâm thức mà thôi.
Giáo lý Chân ngôn tông vốn cực kỳ uyên áo, thâm mật, nhưng hoàn toàn không phải là chỉ nhắm đến tạo ra những phép mầu linh diệu như nhiều người thường lầm tưởng. Khi một vị hành giả có công phu hành trì miên mật, vị ấy tự nhiên sẽ đạt được những uy lực nhất định, có thể thực hiện một số việc mà người khác không thể làm được, nhưng điều đó hoàn toàn không phải là kết quả nhắm đến của sự tu tập.
Khi hiểu đúng về giáo lý Tam mật của Chân ngôn tông, chúng ta mới thấy được rằng đó chính là một sự kết hợp hài hòa, thúc đẩy người tu tập phải tinh tấn trong mọi mặt, và do đó có thể giúp hành giả nhanh chóng đạt đến cảnh giới giải thoát cũng là điều dễ hiểu.
Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự tồn tại ngắn ngủi của Chân ngôn tông so với các tông phái khác. Khi không có được những người kế thừa nắm vững và thực hành theo đúng những giáo lý uyên áo này, Chân ngôn tông sẽ ngay lập tức bị biến dạng thành những hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với tinh thần chân chánh của đạo Phật, không đưa đến sự giải thoát rốt ráo cho thân tâm của người tu tập, và vì thế mà nó tất yếu sẽ bị khai trừ ra khỏi ngôi nhà Phật giáo.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
CHÂN NGÔN TÔNG
HỌC THUYẾT
A. Hiển giáo và Mật giáo: Theo Chân ngôn tông, giáo pháp do đức Phật truyền dạy có thể chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất có ý nghĩa dạy bảo rõ ràng, người ta có thể tụng đọc và tu tập hành trì theo đúng như lời dạy để đạt đến sự giải thoát. Nhóm này được gọi là Hiển giáo. Nhóm thứ hai là những câu chân ngôn, mật ngữ, thường không nhận ra được ý nghĩa rõ ràng nào trong đó, nhưng có thể tạo ra những oai lực nhiệm mầu, giúp người hành trì có thể đạt đến những cảnh giới giải thoát nhất định, tùy theo công phu tu tập của mình. Nhóm này được gọi là Mật giáo.Những giáo pháp thuộc về Mật giáo thường chỉ được khẩu truyền trực tiếp giữa vị thầy và đệ tử, không được ghi chép thành kinh văn. Vì thế mà qua một thời gian rất dài sau khi đức Phật nhập diệt, người ta không thấy có bản kinh nào ghi chép đầy đủ các phần giáo pháp này. Mặc dù vậy, các vị tổ sư được chân truyền vẫn nối tiếp nhau gìn giữ, và chỉ truyền dạy cho những ai có căn cơ thích hợp mà thôi.
B. Giáo lý tam mật: Chân ngôn tông dạy người tu pháp “tam mật”, nghĩa là ba pháp bí mật, bao gồm thân mật, khẩu mật và ý mật. Nếu hành giả đạt đến mức thân tâm nhất như, tất cả đều tương thông ứng hợp với nhau, thì ngay trong thân này, trong đời hiện tại này, có thể đạt được sự giải thoát rốt ráo, nghĩa là thành Phật. Giáo lý này được tóm gọn trong tám chữ: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật.”
Vì vậy, hành giả tu tập theo Chân ngôn tông không xem trọng một công phu riêng lẻ nào, mà phải đồng thời tu tiến. Tu tập thân mật tức là đi, đứng, nằm, ngồi đều nghiêm trang đúng pháp, và quan trọng nhất khi hành trì phải bắt ấn quyết đúng pháp. Tu tập khẩu mật tức là luôn giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh, chỉ nói những lời đúng pháp, và khi hành trì thì phải trì tụng chân ngôn. Tu tập ý mật tức là tâm ý thanh tịnh, và khi hành trì thì quán tưởng lẽ vô sinh của các pháp.
Nếu hành giả trong khi hành trì đạt đến chỗ “tam mật tương ưng”, nghĩa là tay bắt ấn quyết, miệng niệm chân ngôn, tâm quán tưởng lẽ vô sinh của các pháp, tự nhiên sẽ phát sinh uy lực diệu dụng, tùy theo sự phát tâm hành trì mà có thể đạt được sự như ý.
Để tu thân mật, hành giả phải nghiêm trì giới luật. Đây chính là chỗ khác nhau giữa Chân ngôn tông với các tà phái chỉ chuyên dùng bùa chú, phép thuật. Người tu nhờ giữ theo giới luật nên tự nhiên tạo ra oai nghi tế hạnh, khiến cho thân tâm được nhu hòa, thuần phục, không còn sự nóng nảy hay vội vàng, hối hả.
Để tu khẩu mật, hành giả phải được chân truyền từ bậc chân sư, phải đem tâm thành kính để cầu được chân ngôn. Khi được thầy dạy cho thì phải lắng tai nghe rồi đem lòng ghi nhớ, đặt hết niềm tin vào chân ngôn, không chút hoài nghi hay xao lãng. Tùy theo mục đích phát tâm, pháp môn hành trì khác nhau, có thể có nhiều loại chân ngôn khác nhau. Nhưng khi hành trì thì hành giả chỉ biết đến chân ngôn đang tụng, không còn biết đến bất cứ điều gì khác, cũng chẳng nghĩ đến kết quả của sự hành trì đó.
Để tu ý mật, hành giả phải thường xuyên rèn luyện tâm ý, lắng yên mọi vọng niệm, thường an trụ trong sự nhất tâm quán tưởng. Khi hành trì thì để hết tâm ý quán tưởng lý vô sinh, thấu triệt rằng tất cả các pháp từ xưa đến nay vốn chưa từng sinh ra, cũng chưa từng diệt mất. Hết thảy đều chỉ là những biến hiện khác nhau của tâm thức mà thôi.
Giáo lý Chân ngôn tông vốn cực kỳ uyên áo, thâm mật, nhưng hoàn toàn không phải là chỉ nhắm đến tạo ra những phép mầu linh diệu như nhiều người thường lầm tưởng. Khi một vị hành giả có công phu hành trì miên mật, vị ấy tự nhiên sẽ đạt được những uy lực nhất định, có thể thực hiện một số việc mà người khác không thể làm được, nhưng điều đó hoàn toàn không phải là kết quả nhắm đến của sự tu tập.
Khi hiểu đúng về giáo lý Tam mật của Chân ngôn tông, chúng ta mới thấy được rằng đó chính là một sự kết hợp hài hòa, thúc đẩy người tu tập phải tinh tấn trong mọi mặt, và do đó có thể giúp hành giả nhanh chóng đạt đến cảnh giới giải thoát cũng là điều dễ hiểu.
Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự tồn tại ngắn ngủi của Chân ngôn tông so với các tông phái khác. Khi không có được những người kế thừa nắm vững và thực hành theo đúng những giáo lý uyên áo này, Chân ngôn tông sẽ ngay lập tức bị biến dạng thành những hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với tinh thần chân chánh của đạo Phật, không đưa đến sự giải thoát rốt ráo cho thân tâm của người tu tập, và vì thế mà nó tất yếu sẽ bị khai trừ ra khỏi ngôi nhà Phật giáo.
Send comment