CÁC
TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
Hiểu theo cách này thì học thuyết của Thiền tông chính là biết vận dụng mọi học thuyết chỉ như phương tiện giúp cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ, và người tu luôn ghi nhớ không được vướng mắc vào những phương tiện ấy.
Khi tổ Bồ-đề Đạt-ma vượt biển sang Trung Hoa để khai sáng Thiền tông, ngài có mang theo bộ kinh Lăng-già và sau truyền lại cho Nhị tổ Huệ Khả. Lục tổ Huệ Năng thì đạt ngộ khi được nghe kinh Kim cang. Vì thế, Thiền tông thường nhắc đến hai bộ kinh này như là nền tảng của Thiền học. Từ những giáo lý nền tảng đó, kết hợp với kinh nghiệm chứng ngộ của các vị tổ sư, rất nhiều bộ sách đã được viết ra và lưu truyền trong nhà thiền, nhằm giúp người học thiền có thể nắm hiểu được tông chỉ và phương pháp tu tập. Trong số đó, có hai quyển thường được xem là quan trọng nhất. Thứ nhất là quyển Thiếu Thất lục môn,[51] ghi lại những lời dạy của Tổ Bồ-đề Đạt-ma. Thứ hai là quyển Pháp Bảo Đàn Kinh, ghi lại những lời dạy của Lục tổ Huệ Năng. Ngoài ra, còn có rất nhiều bộ ngữ lục như Bích nham lục, Vô môn quan... ghi lại những lời kệ tụng và bình chú của các vị thiền sư, thường được xem như những gợi ý rất quan trọng cho người tu thiền, giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc đạt đến sự giác ngộ.
Tuy nhiên, học thuyết quan trọng nhất của Thiền tông vẫn là tập trung vào sự tự tu tự chứng, không chấp nhận bất cứ một sự khuyên dạy hay dẫn dắt nào của người khác, cho dù người đó là một bậc thầy! Tất cả đều chỉ có thể được xem như những lời gợi ý, và sự tu tập để đạt đến giác ngộ phải là do chính mỗi người tự tìm thấy và hành trì.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
THIỀN TÔNG
HỌC THUYẾT
Nói một cách chính xác theo nghĩa hẹp của từ thì Thiền tông không có và cũng không chấp nhận một học thuyết nào, vì mọi sự biểu hiện bằng hình thức văn tự đều có thể trở thành sự chướng ngại cho người tu tập. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ mở rộng hơn thì quan điểm “bất lập văn tự” này của Thiền tông cũng có thể xem là một kiểu học thuyết đặc thù của tông phái này.Hiểu theo cách này thì học thuyết của Thiền tông chính là biết vận dụng mọi học thuyết chỉ như phương tiện giúp cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ, và người tu luôn ghi nhớ không được vướng mắc vào những phương tiện ấy.
Khi tổ Bồ-đề Đạt-ma vượt biển sang Trung Hoa để khai sáng Thiền tông, ngài có mang theo bộ kinh Lăng-già và sau truyền lại cho Nhị tổ Huệ Khả. Lục tổ Huệ Năng thì đạt ngộ khi được nghe kinh Kim cang. Vì thế, Thiền tông thường nhắc đến hai bộ kinh này như là nền tảng của Thiền học. Từ những giáo lý nền tảng đó, kết hợp với kinh nghiệm chứng ngộ của các vị tổ sư, rất nhiều bộ sách đã được viết ra và lưu truyền trong nhà thiền, nhằm giúp người học thiền có thể nắm hiểu được tông chỉ và phương pháp tu tập. Trong số đó, có hai quyển thường được xem là quan trọng nhất. Thứ nhất là quyển Thiếu Thất lục môn,[51] ghi lại những lời dạy của Tổ Bồ-đề Đạt-ma. Thứ hai là quyển Pháp Bảo Đàn Kinh, ghi lại những lời dạy của Lục tổ Huệ Năng. Ngoài ra, còn có rất nhiều bộ ngữ lục như Bích nham lục, Vô môn quan... ghi lại những lời kệ tụng và bình chú của các vị thiền sư, thường được xem như những gợi ý rất quan trọng cho người tu thiền, giúp họ có thể dễ dàng hơn trong việc đạt đến sự giác ngộ.
Tuy nhiên, học thuyết quan trọng nhất của Thiền tông vẫn là tập trung vào sự tự tu tự chứng, không chấp nhận bất cứ một sự khuyên dạy hay dẫn dắt nào của người khác, cho dù người đó là một bậc thầy! Tất cả đều chỉ có thể được xem như những lời gợi ý, và sự tu tập để đạt đến giác ngộ phải là do chính mỗi người tự tìm thấy và hành trì.
Send comment