Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

18. Phẩm Cấu Uế - Impurities or Taints (235-255)

16 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10802)
18. Phẩm Cấu Uế - Impurities or Taints (235-255)

KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)
Đa ngữ: Việt - Anh - Pháp - Đức
Dịch Việt: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Bản dịch Anh ngữ: Hòa thượng NARADA, Colombo, Sri Lanka, 1963, 1971
TỊNH MINH dịch Việt/ thể kệ - Sài Gòn, PL. 2539 - TL. 1995
Sưu tập và hiệu đính: Nguyên Định Mùa Phật Đản PL. 2550, 2006

Phẩm XVIII
MALA VAGGA - IMPURITIES OR TAINTS - PHẨM CẤU UẾ

235. Ngươi đã giống như ngọn lá khô, Diêm ma sứ giả (tứ thần) ở sát bên mình ; Ngươi đang đứng trước ngưỡng cửa chết, bước lữ hành của ngươi thiếu hẳn lương thực.

Like a withered leaf are you now.
The messengers of death wait on you.
On the threshold of decay you stand.
Provision too there is none for you. -- 235 

235. Ngươi nay như lá héo,
Diêm sứ đang ngóng chờ,
Trước cửa chết trơ vơ,
Tư lương ngươi chẳng có.

235 - Comme une feuille qui se dessèche, êtes-vous maintenant ; les messagers de la Mort vous attendent, vous vous tenez sur le seuil du déclin ; et il n'y a aucun recours pour vous.

235. Du bist jetzt wie ein gelb gefärbtes Blatt; Schon stehen Todes- Gehilfen bereit; Du stehst an der Schwelle aufzubrechen, mußt dich aber noch für die letzte Reise rüsten.

236. Ngươi hãy tự lo tạo lấy cho mình một hòn đảo an toàn ; Gấp rút tinh cần làm kẻ khôn ngoan ; Gột sạch phiền não trần cấu, để bước lên thánh cảnh chư Thiên(140).

CT (140) : Thánh cảnh hàng chư Thiên đây là chỉ 5 cõi trời Tịch cư (Panca Anddhvasabhumi) : Vô phiền (A-viha), Vô nhiệt (Atappa), Thiện hiện (Suddassa), Thiện kiến (Suddssi), Sắc cứu kính (Akanittha) là năm chỗ của hàng A na hàm ở.

Make an island unto yourself.
Strive quickly; become wise.
Purged of stain and passionless,
you shall enter the heavenly stage of the Ariyas. -- 236

236. Hãy tự xây hòn đảo.
Sáng suốt gấp tinh chuyên,
Trừ tham dục, cấu uế,
Lên thánh địa chư thiên.

236 - Faites une île de vous-même, efforcez vous durement et devenez sage; purgé des impuretés et sans passion, vous entrerez dans la Terre céleste des Ariyas

236. Schafft euch eine Insel! Macht schnell! Seid weise! Wenn eure Unreinheiten völlig weggeblasen sind und ihr makellos seid, werdet ihr den göttlichen Bereich der Edlen erreichen.

237. Đời sống ngươi sắp lụn tàn, ngươi đang dịch bước đến gần Diêm vương ; Giữa đường không nơi ngơi nghỉ, bước lữ hành của ngươi thiếu hẳn lương thực.

Your life has come to an end now.
To the presence of death you are setting out.
No halting place is there for you by the way.
Provision too there is none for you. -- 237

237. Ðời ngươi nay úa tàn,
Sắp bị diêm sứ mang,
Ðường trường không chỗ nghỉ,
Chẳng còn chút hành trang.

237 - Votre vie est arrivée à sa fin maintenant ; La mort vous assigne en sa présence ; En chemin, il n'y a aucune place de repos pour vous ; Aucun recours non plus pour vous. 

237. Ihr steht jetzt fast am Ende eurer Zeit; Ihr schreitet auf Todes-Gehilfe Gegenwart zu, ohne einen Rastplatz am Weg; müßt euch aber noch für die Reise rüsten.

238. Ngươi hãy tạo lấy cho mình một hòn đảo an toànGấp rút tinh cần làm kẻ khôn ngoan ; Gột sạch phiền não trần cấu, chớ trở lui đường sanh lão nguy nan.

Make an island unto yourself.
Strive without delay; become wise.
Purged of stain and passionless,
you will not come again to birth and old age. -- 238 

238. Hãy tự xây hòn đảo,
Sáng suốt gấp tinh chuyên,
Trừ tham dục cấu uế,
Dứt sanh lão ưu phiền.

238 - Faites une île de vous-même, efforcez vous durement, devenez sage, purgé des impuretés et sans passions, vous ne soufferez plus la naissance et le vieillissement.

238. Schafft euch eine Insel! Macht schnell! Seid weise! Wenn eure Unreinheiten völlig weggeblasen sind und ihr makellos seid, werdet ihr nicht wieder Geburt und Altern erleiden.

239. Hết sát na này đến sát na khác, người trí lo gột trừ dần những cấu uế nơi mình, như người thợ vàng cần mẫn gột trừ cặn bã khỏi chất vàng ròng.

By degrees, little by little, from time to time,
a wise person should remove his own impurities,
as a smith removes (the dross) of silver. – 239 

239. Bậc trí tẩy cấu uế,
Gột rửa từng sát na,
Như thợ bạc tinh luyện,
Từ từ lọc quặng ra.

239 - Par degrés, petit à petit, de moment en moment, un homme sage doit enlever ses propres impuretés, comme un orfèvre enlève les scories de l'argent. 

239. Wie ein Silberschmied Schritt um Schritt, Stück für Stück, Augenblick um Augenblick, die Unreinheiten des geschmolzenen Silbers wegbläst, so tut der Weise es mit seinen.

240. Như sét do sắt sinh ra rồi trở lại ăn sắt, ác nghiệp do ngươi gây ra rồi trở lại dắt ngươi đi vào cõi ác.

As rust sprung from iron
eats itself away when arisen,
even so his own deeds
lead the to states of woe. -- 240 

240. Sét phát sanh từ sắt,
Lại ăn sắt dần dà,
Phạm nhân chịu đau khổ,
Do ác nghiệp mà ra.

240 - Comme la rouille, sortie du fer, se détruit d'elle-même lorsqu'elle apparaît, ainsi ses propres actions conduisent le transgresseur dans les états de malheur.

240. So wie Rost genau das Eisen auffrißt, das ihn hervorgebracht hat, so führen die Taten des Verbrechers den Verbrecher an seine unglückliche Lage.

241. Không tụng tập là vết nhơ của kinh điển ; Không siêng năng là vết nhơ của nhà cửa; Biếng nhácvết nhơ của thân thể; Lơ đãng là vết nhơ của người bảo vệ.

Non-recitation is the rust of incantations;
non-exertion is the rust of homes;
sloth is the taint of beauty;
carelessness is the flaw of a watcher. -- 241

241. Không tụng, sét sách kinh,
Không siêng, dơ cửa nhà,
Lười biếng, bẩn thân ta.
Bê tha, nhớp người gác.

241 - La non répétition est la rouille des sutras, le non effort est la rouille des maisons, l'indolence est la corruption de la beauté, l'inattention est le défaut du veilleur. 

241. Keine Rezitation der Sutras bringt die vernichtende Unreinheit der Liturgie; Keine Tatkraft bringt die Unsauberkeit des Haushalts; Nachlässigkeit verursacht die Unreinheit des Körpers; Unachtsamkeit bringt Nachlässigkeit des Wächters.

242. Tà hạnhvết nhơ của người đàn bà ; Keo kiệtvết nhơ của người cúng dường ; Đối với cõi này hay cõi sau thì vết nhơ chính là việc ác.

Misconduct is the taint of a woman.
Stinginess is the taint of a donor.
Taints, indeed, are all evil things
both in this world and in the next. -- 242

242. Tà hạnh, nhơ đàn bà,
Keo kiệt, bẩn kẻ thí,
Ác phép, vết han rỉ,
Cả đời nay đời sau.

242 - La mauvaise conduite est l’impureté de la femme ; l'avarice est l'impureté du donneur ; les impuretés, en vérité, sont toutes mauvaises choses dans ce monde et le prochain. 

242. Bei einer Frau ist ungebührliches Verhalten eine Unreinheit; Bei einem Geber Geiz; Schlechte Taten sind die wirklichen Unreinheiten in dieser und der nächsten Welt.

243. Trong các vết nhơ đó, vô minh là nhơ hơn cả; Các ngươi hãy trừ hết vô minh để thành Tỷ kheo, thanh tịnh.

A worse taint than these
is ignorance, the greatest taint.
Abandoning this taint,
be taintless, O Bhikkhus! -- 243 

243. Trong các loại bẩn ấy,
Vô minh nhớp tột cùng,
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
Tỳ kheo ắt viên dung.

243 - Une plus mauvaise impureté que celles-ci est l'ignorance, la plus grande ; 
Abandonnant cette impureté, soyez sans impuretés, ô Bhikkhous.

243. Unreiner als diese Unreinheiten ist die höchste Unreinheit: Unwissenheit; Wenn ihr diese Unreinheit aufgegeben habt, Mönche, seid ihr vollkommen und rein.

244. Sống không biết xấu hổ, lỗ mãng như quạ diều, sống chê bai kẻ khác, sống đại đởm khoa trương, sống ngạo mạn tà ác ; sống như thế chẳng khó khăn gì.

Easy is the life of a shameless one
who is as impudent as a crow,
back-biting, presumptuous,
arrogant, and corrupt. -- 244 

244. Dễ thay sống trơ tráo,
Lỗ mãng như quạ diều,
Miệng bêu rêu, ngạo mạn.
Lòng ô nhiễm, tự kiêu.

244 - Facile à vivre est la vie de celui qui est sans honte, qui est impudent comme la corneille, médisant, hardi, arrogant et corrompu. 

244. Das Leben ist so leicht, einfach für jemand, der skrupellos, listig wie eine Krähe, verderbt, verleumderisch, dreist und unverfroren ist.

245. Sống biết hổ thẹn, sống thường cầu thanh tịnh, sống không đam mê dục lạc, sống khiêm tốn, trong sạchdồi dào kiến thức ; sống như thế mới thực khó làm.

Hard is the life of a modest one
who ever seeks purity, is detached,
humble, clean in life, and reflective. -- 245 

245. Khó thay sống khiêm tốn.
Thanh tịnh tâm vô tư,
Giản dị đời trong sạch,
Sáng suốt trọn kiếp người.

245 - Dure est la vie de celui qui est modeste, qui cherche constamment la pureté, est détaché, humble, de vie propre et intelligent. 

245. Aber für jemanden, der fortwährend skrupelhaft, vorsichtig, aufmerksam, ernsthaft, rein in seiner Lebensführung, makellos in seinem Trachten ist, ist das Leben schwierig.

246. Trong thế gian này, ai hay sát sinh, hay nói dối, hay lấy cắp, hay phạm dâm, 

Whoso in this world destroys life,
tells lies,
takes what is not given,
goes to others' wives, -- 247 

246. Ở đời ai sát sanh,
Láo khoét không chân thật,
Lừa đảo trộm tài vật,
Gian díu vợ người ta,

246 - Celui qui, en ce monde, tue des vivants, dit des mensonges, prend ce qui n'est pas donné, va vers la femme des autres, 

246. Wer tötet, lügt, stiehlt, zur Frau eines anderen geht,

247. Say đắm rượu chè, nghiện ngập; ai có các hành vi đó tức là đã tự đào bỏ thiện căn của mình ngay ở cõi đời này.

And is addicted to intoxicating drinks,
such a one digs up
his own root in this world. -- 247 

247. Say sưa đến sa đà,
Nghiện ngập suốt ngày tháng,
Hạng người ấy không quản,
Bứng gốc mình đời nay.

247 - et l'homme qui s'adonne aux intoxicants et boissons, un tel homme déterre sa propre racine dans ce monde ci.

247. und abhängig von Drogen und Drinken ist, untergräbt seine eigenen Wurzeln schon in dieser Welt.

248. Các ngươi nên biết : “Hễ không lo chế ngự tức là ác”; Vậy chớ tham, chớ làm điều phi pháp, để khỏi sa vào thống khổ đời đời.

Know thus O good man:
"Not easy of restraint are evil things".
Let not greed and wickedness
drag you to protracted misery. -- 248 

248. Bậc thiện nhơn nên biết,
Không tự chế là ác,
Ðừng để tham, phi pháp,
Dìm ngươi khổ triền miên.

248 - Sache ainsi, ô brave homme ! « Malaisées à contrôler sont les mauvaises choses » ; Ne laisse pas la convoitise et la perversité te traîner vers la misère prolongée. 

248. Wisse denn, mein Guter, daß schlechte Taten rücksichtslos sind; Laß dich nicht von Gier und Unredlichkeit mit langfristigem Leid bedrängen.

249. Vì có tín tâm hoan hỷ nên người ta mới cúng dường; Kẻ có tâm ganh ghét người khác ăn uống, thì ngày hoặc đêm kẻ kia không thể định tâm được.

People give according to their faith
and as they are pleased.
Whoever therein is envious
of others' food and drink,
gains no peace either
by day or by night. -- 249 

249. Do tín tâm hoan hỷ,
Nên người ta bố thí,
Ai đem lòng ganh tị,
Miếng ăn uống của người,
Kẻ ấy trong tâm tư,
Ngày đêm chẳng an tịnh.

249 - Les gens donnent suivant leur confiance et leur contentement ; quiconque, en cela, est envieux de la nourriture et de la boisson des autres, ne parvient pas à la paix mentale que ce soit de jour ou de nuit. 

249. Menschen geben entsprechend ihrem Glauben, entsprechend ihrer Überzeugung; Wenn man sich aufregt über Essen und Trinken, das anderen gegeben wird, erlangt man keine Geistes-Sammlung bei Tag oder bei Nacht.

250. Nhưng kẻ nào đã đoạn được, nhổ được, diệt được tâm tưởng ấy thì ngày hoặc đêm, kẻ kia đều được định tâm.

But he who has
this (feeling) fully cut off,
uprooted and destroyed,
gains peace by day and by night. -- 250 

250. Ai nhổ, chặt gốc rễ,
Tận diệt thói ghét ghen,
Người ấy cả ngày đêm,
Tâm thường được an tịnh.

250 - Mais celui qui a coupé complètement ceci : le sentiment, l'a déraciné, l'a détruit, atteint à la paix mentale de jour et de nuit. 

250. Jemand jedoch, in dem dies durchschnitten, entwurzelt, ausgelöscht ist, erlangt Geistes-Sammlung bei Tag und Nacht.

251. Không lửa nào dữ bằng lửa tham dục; không cố chấp nào bền bằng tâm sân giận; không lưới nào trói buộc bằng lưới ngu si; không dòng sông nào đắm chìm bằng sông ái dục.

There is no fire like lust,
no grip like hate,
no net like delusion,
no river like craving. -- 251 

251. Lửa nào bằng tham dục.
Chấp nào bằng hận sân.
Lưới nào bằng si ám.
Sông nào bằng ái ân.

251 - Il n'y a pas de feu semblable au désir, pas d'étreinte semblable à la haine, il n'y a pas de filet semblable à l'illusion, pas de flot semblable à la soif.

251. Kein Feuer brennt wie Leidenschaft, kein Griff hält wie Ärger, keine Schlinge fängt wie Täuschung, kein Fluß strömt wie Begierde.

252. Thấy lỗi người thì dễ, thấy lỗi mình thì khó; Lỗi người, ta cố phanh tìm như tìm thóc lẫn trong gạo ; Lỗi mình, ta cố che giấu như kẻ cờ gian bạc lận thu giấu quân bài.

Easily seen are others' faults,
hard indeed to see are one's own.
Like chaff one winnows others' faults,
but one's own (faults) one hides,
as a crafty fowler conceals himself by camouflage. -- 252

252. Lỗi người thật dễ thấy.
Lỗi mình khó thấy thay!
Lỗi người thì cố bới,
Như sàng sảy trấu mày.
Lỗi mình thì cố dấu,
Như bẫy chim, núp ngay.

252 - Facilement vue les fautes des autres, difficiles à voir nos propres fautes, comme de la menue paille on trie la faute des autres ; mais on cache les siennes comme se dissimule un habile oiseleur.

252. Es ist leicht, die Fehler der anderen, aber schwierig, die eigenen zu sehen; Die Fehler der anderen siebt man heraus wie Spreu, die eigenen verbirgt man, wie ein Falschspieler einen unglücklichen Wurf.

253. Nếu thấy lỗi người, thì tâm ta dễ sinh nóng giận, làm phiền não tăng thêm, lậu hoặc khó tiêu trừ.

He who sees others' faults,
and is ever irritable,
-the corruptions of such a one grow.
He is far from the destruction of corruptions. -- 253

253. Nhìn thấy lỗi của người,
Mình sanh tâm tức giận,
Thế là phiền não tăng,
Lậu hoặc khó diệt tận.

253 - Celui qui voit les fautes des autres et est toujours irritable, ses purulences croîtront ; il est loin de la destruction des purulences.

253. Wenn du dich auf die Fehler anderer konzentrierst und dauernd an ihnen herumnörgelst, gedeihen deine Ausbrüche; Du bist von ihrem Aufhören weit entfernt.

254. Giữa hư không thì làm gì có dấu vết, trong ngoại đạo thì làm gì có Sa môn(141); Chúng sanh thì thích điều hư vọng, Như lai làm gì còn hư vọng(142).

CT (141) : Sa môn (samano) ở đây chỉ những vị chứng ngộ bốn thánh quả.
CT (142) : Nguyên văn : Papanca, gồm có nghĩa hư vọngchướng ngại. Ở đây đặc biệt chỉ cho Aùi (Tan-ha), Kiến (Ditthi), Mạn (Mano).

In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
Mankind delights in obstacles.
The Tathaagatas are free from obstacles. -- 254

254. Hư không không dấu vết,
Ngoại đạo không sa môn,
Nhân loại thích chướng ngại.
Như Lai thoát chướng phiền.

254 - Dans l'espace, il n'y a pas de sentier ; pas d'ascètes en dehors de la communauté ; les hommes trouvent leurs délices dans les obstacles ; les Bouddhas sont libres d'obstacles.

254. Es gibt im Raum keine Spur; außerhalb der Gemeinde keinen Mönch; Die Leute sind in Komplikationen verwickelt; frei von Komplikationen sind jedoch die Buddhas.

255. Giữa hư không thì làm gì có dấu vết, trong ngoại đạo thì làm gì có Sa môn; Năm uẩn thì không thường trú, Như lai thì chẳng loạn động bao giờ.

In the sky there is no track.
Outside there is no Saint.
There are no conditioned that are eternal.
There is no instability in the Buddhas. -- 255 

255. Hư không không dấu vết,
Ngoại đạo không sa môn,
Năm uẩn không vĩnh cửu,
Chư Phật không động sờn

255 - Dans l'espace il n'y a pas de sentier ; il n'y a pas d'ascètes en dehors de la communauté ; il n'y a pas de conditionné qui soit éternel ; il n'y a pas d'instabilité dans les Bouddhas.

255. Es gibt im Raum keine Spur, außerhalb der Gemeinde keinen Mönch, keine Gestaltungen sind ewig; kein Hin und Her in den Erwachten.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12470)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10342)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12321)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11621)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28776)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12024)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12984)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11429)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12344)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17428)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52984)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35467)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21359)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10664)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19211)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12387)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26000)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13297)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14349)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16063)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13713)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16817)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17540)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13107)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12509)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11593)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11580)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14482)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20418)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18941)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19524)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18605)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12167)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12286)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13831)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14984)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15023)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13967)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15504)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11377)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17140)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14945)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20166)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14596)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13812)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11684)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15029)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12975)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22838)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14537)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11633)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13146)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16851)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18319)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11925)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11484)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15824)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12858)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18883)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18393)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant