- 1. Phẩm Vấn Ðáp
- 2. Phẩm Tư Duy
- 3. Phẩm Tam Muội Hành
- 4. Phẩm Thấy Phật
- 5. Phẩm Chánh Tín
- 6. Phẩm Quán Sát
- 7. Phẩm Giới Hạnh Ðầy Ðủ
- 8. Phẩm Thọ Ký
- 9. Phẩm Công Ðức Thọ Trì
- 10. Phẩm Mau Chứng Bồ Ðề
- 11. Phẩm Ðầy Ðủ Năm Pháp
- 12. Phẩm Xa Lìa Phân Biệt
- 13. Phẩm Vô Tránh Hạnh
- 14. Phẩm Pháp Bất Cộng
- 15. Phẩm Công Ðức Tùy Hỷ
- 16. Phẩm Phụng Sự Pháp Sư
- 17. Phẩm Chúc Lụy
- Đôi Lời Sau Kinh Văn Thù Sở Thuyết Bát Nhã
- Vài Hàng Sau Kinh Bát Chu Tam Muội
Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða
Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
Phẩm Thứ Sáu - Quán Sát
Đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Hiền Hộ:
Nầy Hiền Hộ! Nếu các đại Bồ tát nào muốn suy gẫm tam muội nầy, nên suy gẫm thế nầy: Như đức Thế Tôn của ta giờ dây đang ở trong chúng hội trời người giảng nói pháp trọng yếu. Nầy Hiền Hộ Bồ tát nhứt tâm suy tưởng các đức Phật Như Lai ngồi trên tòa sư tử đang giảng nói chánh pháp đủ tất cả tướng tốt hết sức đẹp đẽ đoan nghiêm kẻ ngắm không nhàm. Quán sát các tướng đại nhân, mỗi một tướng nên phải chí tâm quán kỹ tức sẽ thấy rõ các đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh đẳng giác, đã được thấy các ngài rồi, trước nên tự hỏi tại sao không thấy được đảnh tướng? Vừa tự hỏi xong lại lần lượt quán các tướng cho rõ ràng. Quán như thế và nghĩ rằng tướng của đức Phật Như Lai vi diệu hiếm có. Nguyện cho con đời vị lai sẽ được thành tựu đầy đủ thân tướng vi diệu.
Nguyện cho con trong đời vị lai cũng được gìn giữ cấm giới một cách trong sạch, oai nghi không thiếu.
Nguyệt cho con trong đời vị lai được hoàn mãn môn tam muội như vậy.
Nguyện cho con đời vị lai thành tựu trí huệ giải thoát, giải thoát tri kiến như vậy.
Nguyện cho con trong đời vị lai thành tựu viên mãn các thân tướng như thế liền đắc thành trí giác vô thượng, sau khi thành Phật cũng sẽ ở trong chúng hội trời người như thế giảng nói diệu pháp như đây.
Bồ tát quán sát đầy đủ các đức Phật Như Lai cho đến khi thành tựu nhứt thiết trí rồi, lại nên suy gẫm trong đó ai là ta? Ai là của ta (ngã sở hữu)? Các Phật đắc Bồ đề, là thân đắc? Hay là tâm đắc? Nếu thân đắc, thân ngây ngô vô giác vô tri giống như cây cỏ, gạch, vách, bóng trong gương. Còn bồ đề không sắc không hình, không phải bóng, không phải tướng trạng, không thể thấy biết, không thể chạm hiểu. Tại sao lại dùng thân ngây ngô vô giác vô tri, không thấy, không biết, không phân biệt, không tác ý để đắc Bồ đề nầy? Bồ đề như vậy đã không hình sắc không tướng trạng bóng dáng, không thể thấy biết, không thể chạm hiểu, ai lại hành chứng trong đó?
Nếu như tâm đắc, tâm là vô sắc, không thể thấy được, Tâm là vô tướng không thể biết được, Tâm như thế đồng như ảo hóa, nhưng Bồ đề cũng vậy vô sắc không thể thấy, vô tướng không thể biết, vô lậu vô vi cũng đồng như ảo hóa, tại sao lại chứng được? Thế nào giác tri? Mà lại nói rằng thân tâm đắc bồ đề ư? Đại Bồ tát lúc quán sát như thế rõ ràng phân minh là thân tướng không đắc bồ đề cũng biết rằng tâm không đắc Bồ đề. Tại sao thế? Vì các pháp không có chuyện dùng sắc chứng sắc, dùng tâm chứng tâm. Nhưng sự kiện nầy ở trong ngôn thuyết dù biết tất cả là vô sắc, vô hình, vô tướng, vô lậu, không thể nhìn thấy không có chứng biết cũng không phải không chứng biết. Tại sao? Vì do tất cả thân Như Lai không thuộc hữu lậu, thân các ngài vô lậu, tâm cũng vô lậu. Vì các Như Lai tâm vô lậu nên sắc cũng vô lậu, lại nữa các đức Như Lai sắc vô lậu nên thọ, hành, thức cũng vô lậu. Lại nữa giới của các đức Như Lai cũng vô lậu, tam muội, trí huệ cũng vô lậu... cho đến giải thoát, giải thoát tri kiến cũng vô lậu như thế cho đến những lời lẽ của các đức Như Lai nói, đă nói, đương nói, sẽ nói và tất cả pháp được nói cũng đều vô lậu cả.
Hiền Hộ! Các Phật pháp như thế chỉ có người trí mới thông đạt được còn kẻ ngu không thể hiểu biết. Bồ tát lúc quán sát như thế biết tất cả pháp đều không thể được. Tại sao không thể được? Vì nó là năng chứng? Không thể được. Thế nào chứng? Lại không thể được. Duyên gì chứng. Cũng không thể được. Quán sát như thế thể nhập vào tịch diệt định phân biệt các pháp cũng không phân biệt các pháp. Tại sao thế? Là vì các pháp không có.
Nầy Hiền Hộ! Như lửa chưa hiện khởi hoặc có người nói rằng: Ta hôm nay trước tiên làm tắt lửa nầy.
Nầy Hiền Hộ! Ý ông nghĩ thế nào? Lời kẻ nầy nói là thành thật chăng?
Hiền Hộ đáp:
Bạch Thế Tôn! Không thành thật.
Phật bảo:
Cũng giống như vậy, các pháp từ xưa đến nay hoàn toàn vô đắc, tại sao hôm nay lại có người nói lời rằng: Ta có thể chứng biết tất cả pháp, ta có thể thông suốt tất cả pháp, ta có thể giác ngộ tất cả pháp, ta có thể độ thoát tất cả chúng sanh đang ở trong sanh tử. Lời nói như thế không phải là chơn chánh. Tại sao ta nói như vậy? Là vì trong pháp giới vốn không có các pháp cũng không có chúng sanh. Tại sao lại nói rằng độ? Và độ cũng chỉ là nhơn duyên trong thế đế.
Phật bảo Hiền Hộ tiếp:
Thế nên các thiện nam thiện nữ nào nếu muốn thành tựu trí giác vô thượng cho đến trí giác Duyên giác, Thinh văn cần nên phải quán sát tất cả pháp như vậy. Lúc quán sát sẽ nhập vào tịch định không có phân biệt không phải không phân biệt. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả pháp vốn không thật hữu, nếu định phân biệt tức là kẹt vào một bên, vượt lên trên ngoài lãnh vực suy lường, ngoài lãnh vực phân biệt, chỗ không chứng biết, chỗ không kinh doanh, chỗ không tập hợp, chỗ không nghĩ nhớ, chỗ không phát khởi. Nầy Hiền Hộ! Đó gọi là trung đạo.
Lại nầy Hiền Hộ! Trong chơn thật đệ nhứt nghĩa nếu còn kẹt một bên hay rơi vào chặng giữa đều không thể được. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả pháp dường như hư không bổn lai tịch diệt, không phải hư vô không phải thường hằng, không có tích tụ, không có nơi dừng lại, không chỗ nương tựa, không tướng, vô vi, không có toán số. Nầy Hiền Hộ! Nó vốn không thể đếm tính được, tại sao lại có toán số? Vì không đếm, nằm trong số đếm, nên không kẹt vào con số cho đến không có danh tự lời lẽ trí tính toán.
Nầy Hiền Hộ! Đại Bồ tát lúc quán sát các đức Như Lai như vậy không có chấp trước. Tại sao vậy?
Là vì tất cả pháp vốn không chấp trước bởi nó không có nơi chỗ để chấp trước, cũng không có cội rễ để đoạn trừ.
Hiền Hộ! Đại Bồ tát nầy nên suy nghĩ Tam muội Chư Phật hiện tiền như vậy, nếu thấy các đức Như Lai rồi không nên chấp giữ, không nên vịn theo. Tại sao? Nầy Hiền Hộ! Tất cả các pháp vốn không thể nắm giữ dường như hư không, thể tánh tịch diệt.
Nầy Hiền Hộ! Như đem chùy vàng đặt trong lửa đỏ nấu cho chảy ra lúc chảy nóng đến cùng cực, lại như viên sắt đỏ vừa từ lò gấp ra cháy đỏ nóng ran, kẻ có trí đâu thèm bốc tới. Tại sao? Bởi vì vàng chảy ra nước và hòn sắt đều nóng bốc vào chắc chắn cháy tay.
Cũng ý đó nầy Hiền Hộ! Bồ tát lúc quán Phật không nên vin lấy chấp giữ việc đó cũng giống như vậy.
Thế nên Bồ tát lúc quán sắc Phật không nên sanh tâm đắm trước, cho đến quán thọ, tưởng, hành thức cũng không được đắm trước.
Lại nữa lúc Bồ tát quán về giới, định, trí, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến cũng không nên đắm trước.
Tại sao như vậy? Vì hể còn chấp trước giữ lấy là không bao giờ có thể thoát ly sự khổ sanh tử, bởi sự khổ cũng do nguyên nhơn lòng chấp trước.
Thế nên Bồ tát lúc quán sát Như Lai như thế không sanh ý tưởng chấp trước. Dù không chấp trước nhưng lại phải siêng năng cầu mong công đức thắng diệu như Chư Phật Thế Tôn. Đó là: Phật trí, Như Lai trí, trí vĩ đại, trí tự nhiên, trí tự tại, trí không thể nghĩ lường, trí khó tính kể, trí không gì ngang sánh được, trí nhứt thiết trí. Nếu muốn cầu thể nhập những trí như thế suy gẫm quán sát tam muội niệm chư Phật hiện tiền.
Khi đó muốn cho thêm rõ nghĩa nầy, đức Thế Tôn lập lại bằng bài kệ:
Ví
như gương sáng và dầu trong
Phụ
nữ
trang sức soi bóng mình
Kẻ
ngu
nhìn bóng lại đam mê
Nơi
nơi
đeo đuổi cho thỏa lòng.
Ái
tưởng
điên đảo nơi cái Không
Không
biết
là pháp hư vọng sanh
Nếu
có
Bồ tát nghĩ như vầy:
"Bồ
đề
cam lồ trong tương lai
Ta
cứu
chúng sanh khỏi các khổ"
Gọi
người
vô trí tâm trước ngã.
Trong
đệ
nhứt nghĩa không chúng sanh
Thế
gian
chỉ có sanh lão tử
Các
pháp
không tướng trăng đáy nước
Há
có
Bồ đề mà tìm cầu!
Hình
tượng
khác gì bóng trong gương
Như
ảo
như hóa như hư không
Phàm
phu
suy tưởng bị trói buộc
Hạng
nầy
bị buộc không vô thật.
Nếu
có
kẻ trí hàng Bồ tát
Biết
đời
điên đảo nên thấy chơn
Thông
đạt
không người, ai chịu khổ?
Vị
nầy
tương lai thành Phật đạo.
Vô
ý
phân biệt Phật Bồ đề
Tâm
kia
bổn lai tự sáng trong
Không
thấy
sanh tử bùn nhơ đục
Vị
nầy
chứng thật bậc tối thắng.
Tất
cả
sắc pháp đều vô lậu
Không
thể
phân biệt, vọng cũng không
Diệt
trừ
các dục tâm giải thoát
Kẻ
biết
như thế, chứng tam muội
Trước
niệm
các Phật thân vô tướng
Sau
nghe
các pháp vốn thanh tịnh,
Suy
gẫm
như vậy, niệm không thừa
Chứng
tam
muội nầy có khó đâu!
Thường
nghĩ
không tướng để quán sát
Liền
diệt
được cả những vi tế
Đối
tất
cả sắc không phân biệt
Mắt
dù
có thấy, tâm không lụy,
Nếu
lấy
không thấy, là chứng định
Tất
cả
kẻ mù cũng chứng sao?
Cũng
không
dùng thấy, không không thấy
Điều
nầy
ngoại đạo đều mê mờ.
Thường
ly
tướng trạng mà suy gẫm
Thấy
tâm
thanh tịnh của các Phật
Nhận
như
thế rồi quán tất cả
Kẻ
đó
mau đắc tam muội nầy.
Nếu
muốn
quán sát tất cả Phật
Nên
tưởng
ngài ngồi giảng diệu pháp
Như
ta
hiện giờ nói pháp nầy.
Kẻ
nào
thích pháp nhìn thân ta
Đừng
nên
suy gẫm những gì khác
Chỉ
nên
nghĩ Phật dạy pháp diệu,
Chuyên
nhớ
như vậy đừng thấy khác
Vì
cầu
học rộng và nghe nhiều
Nhứt
tâm
quán ta dạy định nầy,
Ghi
nhớ
lại hết lời Phật nói.
Không
lời
diễn đạt, không sánh được.
Nếu
muốn
tâm vui và thân an
Cầu
Phật
công đức khó suy lường
Cho
đến
chứng đắc diệu Bồ đề
Nên
cần
tu học tam muội nầy.
Muốn
cho
trong sạch biển học sâu
Vì
chúng
sanh nên thường siêng cầu,
Kẻ
nầy
nên mau bỏ dục trần
Cần
tu
tam muội thù thắng nầy.