Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôn giả Phú Lâu Na

22 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10824)
Tôn giả Phú Lâu Na

GIẢNG GIẢI KINH DUY MA CẬT
Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng

Chương Thứ Ba
Phẩm Đệ Tử
(The Disciples’ Reluctance to Visit Vimalakirti)
Hàng Thanh Văn


 Tôn giả Phú Lâu Na. (Purna Maitrayaniputra):
Trở Lại Vấn Đề Thuyết Pháp.

Tôn giả Phú Lâu Na là con một vị Bà La Môn rất giàu sang làm quốc sư trong triều của vua Tịnh Phạn. Ông sanh cùng ngày với Đức Phật và sau đó quy y thọ giáo với Đức Thế Tônchứng quả A La Hán. Tôn giả là vị giảng sư rất nổi tiếng. Mỗi khi Đức Phật thuyết ngắn gọn hoặc khó hiểu thì tôn giả giảng giải rộng nghĩa cho tất cả mọi người. Vì thế ngài rất nổi tiếng là người nói pháp rất giỏi và rất dài nên được Đức Phật công nhận là đệ nhất thuyết pháp.

Đức Phật gọi ông Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử đến bảo:

- Phú Lâu Na! Ông hãy đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật.

Ông Phú Lâu Na thưa:

- Bạch Thế Tôn! Trước đây vào một hôm nọ, con ở trong khu rừng Đại Lâm, cùng với một số tân học Tỳ Kheo ngồi dưới bóng mát của một cây cổ thụ. Lúc con đang thuyết pháp dạy cho số Tỳ Kheo tân học, tình cờ trưởng giả Duy Ma Cật đến, nói với con rằng:

- Thưa ngài Phú Lâu Na! Trước hết ngài phải nhập định quán xét tâm tánh của các Tỳ Kheo, rồi sau đó hãy thuyết pháp.

- Thưa ngài Phú Lâu Na! Ngài không nên đem thức ăn thiu bẩn mà đựng trong chén ngọc đĩa vàng. Ngài phải biết ý niệm của các vị Tỳ kheo đang nghĩ tưởng gì, nhiên hậu sẽ thuyết pháp. Không nên sử dụng một thứ ngìn đồng nhất rồi cho rằng lưu lythủy tinh là một. Ngài chưa biết căn cơ chủng tánh của chúng sanh thì đừng đem pháp tiểu thừa mà dạy cho họ. Họ vốn không có ghẻ, đừng làm cho lở loét một con người. Họ muốn đi đại lộ, đừng chỉ cho họ ngõ hẹp quanh co. Ngài đừng đem nước biển đựng vào dấu chân trâu. Đừng lấy ánh sáng mặt trời mà đọ với ánh lập lòe của đom đóm.

- Thưa ngài Phú Lâu Na! Các vị Tỳ Kheo ấy đã phát tâm đại thừa từ lâu, khoảng giữa họ quên đi tâm ý đó. Tại sao ngài lấy pháp tiểu thừa hướng dẫn cho họ làm chi? Tôi nghĩ rằng thứ trí tuệ của hàng tiểu thừa nhỏ nhen, cạn cợt chẳng khác người đui. Họ không thể phân biệt được ai độn căn, ai lợi căn trong số chúng sinh, tâm họ vốn còn trong trắng.

Trong Phật giáo thì pháp có pháp liễu nghĩabất liễu nghĩa. Có pháp Đại thừaTiểu thừa. Có pháp cứu cánh và pháp phương tiện. Do đó khi thuyết pháp cần phải quán căn cơ và biết nhìn đối tượng. Chủ điểm của Kinh Duy Ma Cật là bắt nhịp cầu để chuyển tiếp từ tư tưởng chật hẹp, cố chấp của Tiểu thừa sang thế giới rộng rãi vô cùng vô tận của Đại thừa chớ không phải khinh miệt bởi vì có tự giác mới giác tha được. Phật pháp thì cao siêu và vượt ra ngoài văn tựlời nói, nhưng vì căn cơ, trình độ chúng sinh có sai khác nên pháp Phật được chia làm ngũ thừa chớ không phải Phật pháp có sai khác.

Ở đây tôn giả Phú Lâu Na thuyết pháp không phải sai pháp mà là sai đối tượng. Chẳng hạn người có trình độ cao mà mình nói pháp thấp thì chỉ có hại chớ không có lợi. Ngược lại người có trình độ thấp mà mình nói pháp cao thì đối với họ chỉ là vô ích. Vì thế sai đối tượng thì người nghe không có kết quả, pháp đúng trở thành sai. Cũng như chiếc áo trắng một khi đã nhúng chàm, chiếc áo ấy sẽ không còn đẹp nữa khi nhuộm màu sắc khác. Con người thì cũng thế, một khi tâm hồn trong trắng được nhuộm bằng màu sắc Tiểu thừa thì sự trong trắng kia không còn nữa. Nếu con người có khả năng đi đại lộ thì không nên chỉ họ đi quanh co ngõ hẽm làm chậm trễ bước tiến của họ vì thế việc làm chẳng những không được ơn mà còn có tội.

Ông Duy Ma Cật ví người Tiểu thừa như người mù vì trí tuệ nông cạn chưa sáng suốt thâm sâu, không biết căn tánh chúng sinh thông minh hay đần độn mà cứ đem pháp Tiểu thừa ra dạy thì lợi đâu không thấy mà chỉ là hại thêm.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh thì trong tất cả chúng sinh đều có chủng tánh Đại thừa. Nếu họ được hướng dẫn bằng pháp Đại thừa thì hạt giống Đại thừa chắc chắn sẽ phát triển.

Bấy giờ ông Duy Ma Cật liền nhập tam muội truyền một lực tĩnh tâm khiến cho các vị Tỳ Kheo kia tự biết túc mệnh của mình: Rằng họ đã từng trồng sâu gốc rễ phước ở 500 Đức Phật từ thưở xa xưa.

Ngày xưa trưởng giả Duy Ma Cật nhập định khiến các Tỳ Kheo nhớ được tiền kiếp của mình. Ngày nay chúng ta không có Túc Mạng Thông thì làm sao mà nhập đại định để biết tiền kiếp của mình hay của chúng sinh? Do đó trước khi thuyết pháp thì phải dò xét, đặt câu hỏi để thẩm định trình độcăn cơ của đối tượng thì lời thuyết pháp chẳng những không có hại hay vô ích mà còn gieo vào chúng sinh những chủng tử Phật pháp nhiệm mầu.

Tôn giả Phú Lâu Na nói tiếp:

Mọi người tự xoay về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thoạt nhiên họ liền trở lại tâm đại thừa vốn có. Lúc bấy giờ các vị Tỳ Kheo ấy đánh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật.

Sau thời pháp của trưởng giả Duy Ma Cật, các vị Tỳ Kheo ấy không còn thoái chuyển đối với ngôi vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đối với hàng Tiểu thừa thì cầu Niết bànchứng quả A La Hán, nhưng đối với Đại thừa thì Bồ Đề, Niết bàntự tánh vốn có của tất cả mọi người. Kinh Kim Cang xác định là thứ tự tánh thanh tịnh nầy ở địa vị Thánh nó cũng không tăng và ở phàm phu nó cũng không giảm. Cũng như nước trong trăng hiện, một khi phiền não hết thì Phật tánh hiễn bày.

Hàng Tiểu thừa thì cầu với chứng, nhưng thật ra tất cả quả vị chứng đắc thật ra không ai ban cho và ngay cả Bồ Đề, Niết bàn cũng không do Phật thưởng bởi vì phiền não vô minh tan thì có được an nhiên tự tại cũng như mây đen tan thì trời xanh hiện. Vì thế mà Tâm Kinh có câu: “Dĩ vô sở đắc cố” là vậy. Con người quên rằng trong họ có hòn ngọc Ma Ni rất quý báu mà không biết nên cả cuộc đời cứ sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo túng. Thật vậy trong mọi chúng sinh, ai ai cũng đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô minh che lấp nên không thấy mà cứ chạy đi tìm cầu Phật ở bên ngoài. Nếu thức tỉnh phá được cái màn vô minh thì Phật tánh hiện bày cũng như thò tay vô túi lấy viên ngọc ra thì làm gì còn nghèo khổ. Như các vị Tỳ Kheo bổn tâm bị vô minh che lấp, nay nhờ ông Duy Ma Cậtthức tỉnh, tâm trí bừng sáng mà quay về với Chân lý, với Bản Lai Diện Mục, với Phật Tánh Chân Như. Sự sáng suốt đưa các vị Tỳ Kheo trở về với giáo lý Đại thừa, không còn bất thối chuyển thì chẳng còn trở lại nơi lầm lạc củ mà nhất tâm tiến về nẻo giác ngộ tột cùng tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vậy.

Bạch Thế Tôn! Ông Phú Lâu Na thưa. Qua sự kiện đó con suy nghĩ rằng hàng Thanh văn không thể quán xét căn tánh của người thì không nên thuyết pháp. Do vậy, hôm nay con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Vì khả năng và lối quán sát của hàng Thanh văn chưa thấu đáo nên tôn giả Phú Lâu Na cần phải tu và thực hành thiền định một cách rốt ráo thì mới phát huy được cái trí tuệ sáng suốt triệt để sẳn có trong tất cả mọi người. Vì thế Tâm Kinh cũng dạy rằng: “Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn” có nghĩa là Khi đã có cái trí tuệ sáng suốt triệt đểnội tâm và không còn thấy có chứng đắc thì lòng thênh thang không còn bị điều gì ngăn ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảođạt được cứu cánh Niết bàn”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33249)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6548)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11287)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30405)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30437)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7985)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12201)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12264)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11608)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12836)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34789)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9848)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52273)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10753)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10532)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10718)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10474)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 13087)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16291)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21851)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9623)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7128)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10398)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12763)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12799)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16236)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16538)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13871)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16598)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 12134)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13826)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14331)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9216)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11761)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11281)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16330)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14346)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16194)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12699)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 12083)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11800)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15669)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11517)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14021)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 12018)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12625)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 15000)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11964)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13135)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14562)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20726)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13239)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10967)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20713)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14369)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20399)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17665)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 14024)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31861)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12020)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant