Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 16: Xả Ly Ái Dục

24 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10483)
Chương 16: Xả Ly Ái Dục

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG 
HT Thích Phước Tịnh Giảng Giải

CHƯƠNG 16
XẢ LY ÁI DỤC

Thưa đại chúng,
Xã ly ái dụcchủ đề của chương mười sáu nầy.

A. CHÁNH VĂN.

Phật ngôn: “Nhân hoài ái dục bất kiến đạo giả. Thí như trừng thủy, trí thủ lãm chi. Chúng nhân cộng lâm, vô hữu đỗ kỳ ảnh giả. Nhân dĩ ái dục giao thác, tâm trung trược hưng, cố bất kiến đạo. Nhữ đẳng Sa Môn, đương xả ái dục. Ái dục cấu tận, đạo khả kiến hỷ.”

Đức Phật dạy: “Người giữ ái dục trong lòng thì không thấy được đạo. Thí dụ như nước trong bị khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người bị ái dục khuấy động tâm ô nhiễm nổi lên nên không thấy được Đạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, mới có thể thấy Đạo được.”

B. ĐẠI Ý.

Chương nầy Phật nói đến người muốn thấy được Đạo trước tiên phải xả ly ái dục.

C. NỘI DUNG.

1. Những tầng sâu cạn.

Chúng ta phải lưu ý đến hai chữ “ái dục.” Hai từ nầy có phần cạn và phần sâu của nó. Dục là phần cạn, ái là phần sâu.

Dục là những đam mê mang tính chất vật lý bên ngoài. Ái là thứ vướng mắc, đam mê phát sinh từ cảm thọ, ý thứcnghiệp lực. Người ta thường dùng hai từ tình dục để chỉ cho ái dục. Tuy nhiên, tình dục thiên trọng vật lý, còn tình ái thuộc dạng tinh thần bên trong.

Thông thường từ dục hay đi đôi với nhiều từ khác như dục ái, dục nhiễm, dục lậu. Người tu chúng ta khi xả ly đời sống thế tục, sống độc thân là chỉ xả ly ái dục ở mức độ cạn, ở mức thâm sâu hơn chúng ta phải xả ly ái từ bên trong, tức là nguồn phát sinh ra dục. “Dục phát sinh từ tâm.” Ví dụ như ý thức của chúng ta còn đen tối, còn u ám, niềm đam mê còn có mặt bên trong thì dù ta có lên non cao hay núi vắng, cách ly với con người nhưng dục niệm, ái niệm vẫn còn. Và dục có thể hết, nhưng ái trong tâm thức tuổi già vẫn chưa hết. Dù cho đến khi sức khỏe suy kiệt, năng lực dục không còn nhưng ái tâm người ta vẫn còn. Điều nầy được thể hiện ra nhiều mặt, có khi không có hành động dục nhưng mà họ lại có ý tưởng dục. Chúng ta thường thấy có những người già, người lớn tuổi tâm thức còn nhiều ô uế nên họ hay có khuynh hướng nói về dục. Đó cũng là một dạng tâm thức rất dục. Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng cách ly nhân gian, sống đời sống cô quạnh mà loại trừ được bản chất của dục dễ dàng.

Điều đầu tiên, tại sao khó? Thưa, chúng ta nên hiểu sức mạnh của dục rất mãnh liệt. Tất cả mọi sinh vật hữu tình trên cuộc đời nầy được hình thành từ năng lượng dục, cho nên nó là một loại năng lượng tự hữu cho tất cả những dòng sinh mạng. Bản chất nó là sự sống, làm cho sự sống kéo dài và kế thừa. Vì vậy, tự thân con người khi hình thành sinh mạng thì bản chất là dục; trừ khi chúng ta chấm dứt dòng sinh mạng nầy thì bản chất dục mới bị cắt đứt.

Chúng ta cứ đi loanh quanh, lăn đi, lộn lại trong cõi nhân gian là do ý dục làm chủ để có mặt trong cuộc đời. Chỉ có những bậc Thánh vì bản nguyện tái sanh thì họ mới không đi vào con đường của dục tưởng. Họ thọ sinh lại trong nhân gian, khi đến họ biết họ đến, và khi xuất hiện trên cuộc đời họ có thể nhớ được quá khứ. Chúng ta không biết gì đến quá khứ vì khởi dục niệm mà tái sinh lại trong ba cõi sáu đường, nên năng lượng tự hữu của chúng tanăng lượng dục.

2. “Ta sẽ làm gì với năng lượng tự hữu.”

Nhìn lại trong bốn mươi hai chương Kinh của Phật dạy, chúng ta thấy vấn đề ái dục rất là nghiêm trọng. Có đến mười sáu chương trong bốn mươi hai chương Đức Phật đã nói đến dục và liên hệ đến dục. Ngài đặc biệt nói đến thảm họa của ái dục và căn dặn các vị Sa môn phát tâm đi vào con đường tâm linh thì phải cẩn trọng. Mười sáu chương Kinh chiếm hơn một phần ba trong nội dung một quyển Kinh rất mỏng, đủ thấy các bậc Thầy ngày xưa đặc biệt lưu ý vấn đề nầy.

Tôi muốn chia xẻ thêm cùng quí vị về năng lượng dục nầy rõ hơn để thấy sự nghiêm trọng của nó. Năng lượng dục nầy có hai mặt. Một mặt tích cực, và một mặt tiêu cực. Ví dụ Đức Phật nói người mang lòng ái dục thì không thấy được đạo, như người ta lóng nước mà cứ lấy tay khuấy lên hoài, nên soi vào mà không thấy được hình mình trên mặt nước. Đó là mặt tiêu cực của dục. Nhưng năng lượng dục nầy tạo thành sức mạnh đam mê cho sự sống phát triển và tồn tại. Một người mà tự thân năng lực sống không có, niềm đam mê ít thì mọi lãnh vực họ không thể phát triển được. Họ học, họ làm một cách uể oải, họ tu họ cũng uể oải, cho nên nhìn vào năng lượng bên trong hình hài ta thấy có hai sắc thái của tự thân dục.

Ở bình diện đạo mà nhìn thì nó có tính chất hủy phá con đường tu của chúng ta, nếu chúng ta không khéo chuyển hóa thì sức quậy phá của nó làm trở ngại lớn trong công phu hành trì. Nhưng nhìn ngược lại, nếu khôngnăng lượng dục từ bên trong thúc đẩy thì chúng ta cũng không có niềm đam mê trong sự tu tập, học hỏi, không có đam mê trong sự sáng tạo để đóng góp gì cả. Con người mà không có năng lượng dục bên trong thì gần như một người không có hồn, không có sức sống. Cho nên nếu đứng ở bình diện tu tập, phát triển đời sống tâm linh mà nhìn thì nó quả là tiêu cực. Nhưng nếu nhìn từ lãnh vực sáng tạo thì nó là một năng lượng rất tích cực. Nó tặng cho người nghệ sĩ niềm đam mê của sự sáng tạo.

Ở bình diện nghệ thuật hội họa... người nghệ sĩ mà thiếu vắng năng lượng dục phong phú thì khó có thể hình thành được một tác phẩm nghệ thuật lớn, có giá trị. Thông thường đa tài đi đôi với đa tình (những văn, thi sĩ, tài tử, minh tinh màn bạc...), nếu không khéo giữ gìn thì hai điều đó sẽ phát triển thuận chiều với nhau. Trong tinh thần đạo PhậtĐông phương thì người ta thường khống chế xem là thù địch cần phải loại trừ. Nhưng với tinh thần của người Tây phương họ không đặt nặng vấn đề dục nầy, nên họ có khuynh hướng buông lỏng. Khi đã buông lỏng thì sẽ gây sự tác hại rất lớn trên bình diện xã hội, đạo đức. Người ta xem thường nó thì làm đổ vỡ cấu trúc đời sống gia đình. Đó là hai mặt tích cựctiêu cực của dục trong đời sống.

Chúng ta nên nhớ một điều, dục là một loại đam mê rất mạnh, nhưng chỉ là thứ lửa rơm bùng cháy và tàn lụi cũng rất nhanh. Dục chỉ là cái xác, nhưng ái mới quan trọng; ái là cái hồn. Dục trên mặt vật lý là phần thô diệt trừ không khó. Nhưng tính chất của ái nằm sâu bên trong tâm thức, diệt trừ nó mới khó. Ví dụ trong đời sống thế nhân, quan hệ nam và nữ nếu có chỉ đơn thuần giữa hai hình hài thể xác, đó là một loại dục chứ không phải tình yêu. Họ bỏ nhau rất dễ, và người ta cũng có thể bỏ tiền ra mua dục rất dễ. Thế nhưng bên sau của dục nếu kèm theo tình yêu tức có ái đi vào thì người ta không thể bỏ nhau được. Và nỗi khổ của con người phát sinh từ ái. Cho nên ta gọi dục là tầng cạn của vật lý, ái là tầng sâu của tâm thức. Hai điều nầy khác nhau.

Đối với người tu chúng ta, mặt cạn của dục ta loại trừ rất dễ. Chúng ta sống đời sống độc cư, thiền tịnh, xa phố chợ, sống trong khuôn khổ giới pháp của Phật chế dĩ nhiên sống độc thân là đã cắt ly được dục. Thế nhưng điều tôi muốn nói ở đây cắt ly được ái mới quan trọng, mới là khó.

Như tôi đã chia xẻ, tự thân dục là nền tảng của sự sống, của dòng sinh mạng. Nếu chúng ta cắt nó, triệt tiêu nó cũng có nghĩa là triệt tiêu sự sống của chính mình, đó là điều khó. Hơn nữa, ái là bản chất nằm tiềm phục trong ta nhiều đời chứ không phải một đời. Nó phát triển ra rất nhiều mặt chứ không phải chỉ ở trong quan hệ nam nữ không thôi. Mặt thô nhất là quan hệ nam nữ thương nhau gọi là ái. Mặt tinh vi hơn là trong những thứ tình, có thứ tình mang tính chất tôn giáo được nâng cao như tình thương thầy trò. Nếu chưa đạt được tâm đại bi thì trong bản chất của sự thương yêu ấy vương một chút ái bên trong.

Trong tình thương của mẹ con, cha con cũng còn một chút ái bên trong, chứ không phải thuần trong sạch. Mọi lãnh vực thi ca, văn học, nghệ thuật ca ngợi tình mẹ cha, tình yêu quê hương, dân tộc... tất cả đều mang chữ tình đi vào, đều mang ít nhiều chất ái, nhưng có điều khác nhau tùy mức độ đậm nhạt mà thôi.

Ở bình diện cạn hơn, trong mọi lãnh vực yêu thương của thế nhân, kể cả trong tôn giáo đều có ít nhiều chất ái hoặc đậm, hoặc nhạt. Như thế để chúng ta thấy được cấp độ sâu cạn của ái dục. Cho nên “ái dục đoạn tận, đạo khả kiến hỷ.” là đoạn đến chỗ tột cùng chứ không phải chỉ cắt đứt ở mức độ cạn.

3. Từng bước thực tập xả ly.

“Con người bị ái dục đan xen khuấy động trong tâm thức, nhiễm ô luôn sinh khởi không ngừng cho nên không bao giờ thấy được Đạo”.

Câu Kinh trên cho chúng ta biết, trước nhất nên nhận diện những tác hại của ái dục đối với người tu. Con đường thực tập của chúng tacon đường Thiền quán, mà ký ức của tâm thức ta có công năng tái hiện những diễn cảnh như thật. Do vậy nếu ta không khéo phòng hộ thân tâm; mắt ta xem phim ảnh kích dục, đọc những truyện, nghe những lời nóitác dụng kích thích sự khát thèm sẽ làm cho tâm ta đi về hướng ái dục. Khi công phu, hành trì lập tức những ký ức từ quá khứ tràn về, chúng ta khó yên, khó nhiếp tâm trong thiền định. Một bài nhạc hay, một chuyện tình dễ thương, một hình ảnh đẹp... là đủ lôi kéo ta đi về hướng tiêu cực làm công phu của ta khó có kết quả. Cho nên trong pháp quy của Già lam cấm chúng ta tiếp xúc với những gì làm tổn thương tâm thức. Chúng ta nên cẩn trọng.

Điều tác hại hơn nữa của ái dục đối với người thực tập, là khả năng của quá khứ đã được huân tập bởi những hạt giống nằm rất sâu bên trong tâm thức tràn về. Khi tu tập, tâm ta có một chút thanh tịnh, yên lắng thì tức khắc hình ảnh bất tận của quá khứ liên tục kéo đến, khuấy động. Và hai phần ái dục từ mức độ cạn là những hình ảnh ta vừa nhập khẩu, và mức thâm sâuđời sống quá khứ đã tích chứa từ lâu trong tâm thức là trở ngại lớn đối với người thực tập như chúng ta.

Thưa quí vị, trong hiện tại chúng ta không thông minh phòng hộ thân tâm thì khi tiếp xúc với một người, một sự kiện bằng mắt, bằng tai chúng ta liền khởi những ý niệm, những tư duy mang tính chất, khuynh hướng đi vào chiều ái dục. Như vậy trong công phu thiền tập chúng ta khó nhiếp tâm. Và nếu cứ như thế, trên con đường tu của chúng ta sẽ không đi đến đâu cho dù chúng tacố gắng cũng không thể đạt được niềm an lạc.

Năng lực quá khứnăng lực hiện tại tạo một lực đẩy ta đến hướng tưởng tượng tương lai thế nầy, thế nọ rất tiêu cực, phá hoại công phu tu tập của chúng ta nên an trú được nơi niệm tỉnh giác rất khó.

câu chuyện về cháu của Ngài Tăng Hộ xuất gia lúc còn rất trẻ, và được theo hầu chú của mình. Ông rất thương Ngài Tăng Hộ, nhưng sau khi bị chú của mình từ chối không nhận xấp vải quí do mình cúng dường để may Cà sa, ông buồn và thất vọng vì nghĩ ngoài tình thầy trò, mình còn có tình chú cháu. Nhưng nay chú mình không nhận, thì còn tình nghĩa gì nữa, thôi ta về, không tu nữa. Và ông cứ lan man nghĩ tưởng: sau khi bỏ tu đi ra đời, ta còn trẻ không biết phải làm gì đây? Thôi thì mua gà con nuôi, gà lớn đẻ ra bầy gà, đem bán gà mua dê, bán dê mua bò, xong bán bò tậu cửa, tậu nhà cưới vợ sinh con... rồi sẽ đem vợ con đi thăm ông chú. Trên đường đi bà vợ hư quá, nên ông cốc vào đầu vợ. Nhưng khi cốc vào đầu cô vợ chính là lúc ông đánh vào đầu chú của mình. (lúc đó ông đang đứng quạt hầu Ngài Tăng Hộ, vì trí tưởng tượng thúc đẩy, ông đã dùng cán quạt gõ lên đầu chú của mình.).

Câu chuyện vui cho ta thấy một điều rất rõ là sức mạnh tưởng tượng do niềm yêu, ghét thúc đẩy sẽ đưa ta đi rất xa. Và hiện tại khi tiếp xúc với bên ngoài cùng huân tập thêm những nghiệp gần hoặc xa đối với ái dục nữa thì tâm thức ta không yên, khởi ý có khuynh hướng xuôi mình về đường ái dục. Quý vị nên lưu ý, nguồn của ái rất là sâu và nghiệp ái rất đậm, rất mạnh.

Thưa đại chúng, trong công phu thực tập chúng ta nên biết là điều gì mà ta đặc biệt lưu ý, muốn loại trừ, khống chế, tiêu diệt lập tức bên trong một lực đối kháng rất mạnh trổi dậy, đứng lên quậy phá lại ta. Thông thường chúng ta hay lầm lẫn trong phương pháp thực tập là hay gieo vào tâm thức mình một chương trình đề phòng, lánh xa, diệt trừ... Hãy cẩn thận, vì ngay những điều mình muốn loại trừ sẽ quay lại chống phá mình mạnh nhất so với những điều khác.

Tất cả những gì áp dụng cho phương pháp thực tập mang đặc tính trấn ngự, loại trừ, hủy diệt, bạo động đều thất bại. Trong thiền định cũng vậy.

Điều tai hại thứ nhất là tác hại cho thân, ảnh hưởng đến cơ thể vật lý: căng thẳng thần kinh, nhức đầu, loét bao tử... không thể nào có lợi ích, thành tựu như ý muốn.

Điều tác hại thứ hai là trạng thái tâm lý của ta biến chứng rất khó chịu. Ở nam giới thì càng già tâm thức càng kỳ thị, ganh tị, cay cú có khi đi về hướng khẩu dục và tâm dục rất mạnh. Ở nữ giới thì càng già tâm thức càng cay nghiệt, gắt gỏng nên bao nhiêu dễ thương, hiền dịu, tươi mát biến mất.

Dĩ nhiên điều chúng ta nên tránh là tác nhân và tác duyên. Những tác nhân và tác duyên sinh khởi ái dục nầy khi hội tụ đủ sẽ tạo thành một cơn bão. Những tác nhân, tác duyên nầy đôi khi rất nhỏ, chỉ là những liên hệ bình thường trong đạo, trong tình thầy trò; như cúng dường một chiếc y, một chai dầu hay được tặng cho một điện thoại di động... nhưng nếu không khéo giữ gìn sẽ dẫn ta vào con đường trần thế lúc nào không hay. Chúng ta hãy nhớ tránh những tác nhân và tác duyên.

Chúng ta có thể tránh được những tác nhân, tác duyên trong sự thực tập, tạo được môi trường thanh tịnh để tu nhưng tất cả điều kiện tốt lành đó chưa đủ bảo đảm đời sống phạm hạnh của chúng ta trọn vẹn. Tại sao? Thưa, tại vì ái ở bên trong tâm thức chứ không ở bên ngoài.

Bên trong tâm thức nếu tĩnh lặng, trong sáng, ta làm chủ được ta thì dù bên ngoài người ta có đem đủ thứ dục lạc trần gian quyến rũ cũng không thể nào lay động chúng ta được. Nếu bên trong chúng ta vẫn còn tham đắm ngũ dục, lục trần rất mạnh thì bên ngoài dù không có môi trường dẫn dắt vào ngõ thế gian, chúng ta cũng tìm cách đi vào.

Cho nên vấn đề chúng ta thực tập cực kỳ quan trọng, không phải là bên ngoài của giới luật, qui chế Già lam đặt ra hay sự giám thị của vị thầy, mà đầu nguồn của sự thực tập là làm thế nào nhận diện được từng cảm thọ, làm chủ được những tiếng thì thầm bên trong. Ta làm chủ tiếng thì thầm bên trong tức ta có được Định, nếm được hương vị của pháp thực tập Thiền, phát sanh được Tuệ bấy giờ đời sống của ta trong sạch, tươi mát và giàu có. Tự nhiên năng lực của ái dục không còn sức mạnh để lôi ta đi bất cứ con đường nào khác.

4. Hoa trái của sự thực tập.

Trong vấn đề tu tập, nếu chúng ta thực tập ly dục được, tâm ta trong sáng, định tĩnh thì khả năng đầu tiên là làm cho Phật tử phát sinh sự yêu mến Đạo rất dễ, tự nhiên đến với mình người ta có niềm tin ngay. Nếu họ đến với chúng ta mà tâm mình nặng chĩu, mắt nhìn còn đam mê, khả năng ăn nói của chúng ta biểu lộ chất ái vẫn còn thì người ta nhận biết, và đề kháng ngay. Trong trần gian nầy, sự cảm nhận về ái dục là cảm nhận tinh nhạy nhất.

Thưa quí vị, hoa trái của sự thực tập ly dục nầy hiến tặng cho người tu sự thanh khiết, trong sáng khi đối nhân, tiếp cảnh. Khi xử sự với người, khi hoằng pháp, lợi sinh làm cho niềm tin tín đồ phát sinh đối với Tam Bảo rất vững chắc.

Khi chúng ta đã ly ái dục rồi, đối với tự thân ta sẽ là người thảnh thơi, không gian của tâm mình thênh thang bát ngát. Lòng ta không còn vướng mắc với bất cứ ai thì chúng ta tiếp xúc với người rất an bình, lòng mênh mông bình đẳng không cần phải lo lắng, đề phòng gì cả.

Sâu hơn nữa, hoa trái sự ly dục tặng cho chúng ta món quà tuyệt vờichúng ta nắm được phương pháp thực tập nhẹ nhàng mà hiệu quả, cắt đứt lời nói thì thầm của tâm thức, triệt tiêu đầu nguồn ái dục, cắt luôn con đường sinh tử, luân hồi nắm được vận mệnh của mình trong lòng bàn tay. Đến và đi trong nhân gian theo nguyện chứ không theo nghiệp. Muốn thọ sinh thì thọ sinh lại, còn không thì ngay đây tan biến vào bản thể chân như.

Cuối cùng, tôi xin nhắc lại để quí vị lưu ý. Tâm thức chúng tatâm thức nghìn đời được nuôi lớn trong ái dục. Và giềng mối của thân mạng nầy, sợi dây xuyên kết cuộc sống chúng ta qua nhiều kiếp là ái dục. Khả năng của ái dục cực kỳ mạnh, người tu chúng ta phải cẩn trọng với năng lực nầy. Năng lực nầy chỉ có thể chuyển hóa mà không thể tiêu diệt. Nó là bản chất của sự sống và con đường chuyển hóa hay nhất là làm cho dòng suối ái dục chảy về hướng tích cực, mời gọi sự nhận biết luôn có mặt để nhận diện từng cảm thọ, và cuối cùng tắt được tiếng nói thì thầm trong tâm thức. Chỉ có cách nầy chúng ta mới xả ly ái dục từ cạn vào đến chốn thâm sâu nhất.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12394)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10249)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12231)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11526)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28680)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 11926)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12897)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11340)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12256)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17276)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52689)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35367)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21207)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10585)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19085)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12304)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 25828)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13205)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14269)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 15956)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13625)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16708)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17400)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13013)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12428)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11521)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11470)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20258)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18812)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19415)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18491)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12100)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12185)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13740)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14885)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 14953)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13860)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15413)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11296)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17016)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14827)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20040)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14524)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13745)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11629)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 14932)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12884)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22749)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14470)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11541)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13076)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16775)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18236)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11857)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11410)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15713)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12788)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18781)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18258)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant