Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt

29 Tháng Ba 201100:00(Xem: 10051)
31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991

31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt
 (Sigàlovàda sutta)

Như vậy tôi nghe.

 1. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng.

 2. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Thấy vậy Ngài nói với Singàlaka, gia chủ tử:

 - Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông... hướng Thượng?

 - Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: "Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng". Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông... hướng Thượng.

 - Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh, lễ bái sáu phương không phải như vậy.

 - Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con!

 - Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

 - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 Singàlaka, gia chủ tử vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

 3. - Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo bốn lý do, không theo sáu nguyên nhân để phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.

 Thế nào là bốn nghiệp phiền não đã được diệt trừ? Này Gia chủ tử, đó là nghiệp phiền não sát sanh, nghiệp phiền não trộm cắp, nghiệp phiền não tà dâm, nghiệp phiền não nói láo. Bốn nghiệp phiền não này đã được trừ diệt.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 4. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Sát sanhtrộm cắp,
 Nói láo, lấy vợ người,
 Kẻ trí không tán thán,
 Những hạnh nghiệp như vậy.

 5. Thế nào là không làm ác nghiệp theo bốn lý do? Ác nghiệp làm do tham dục, ác nghiệp làm do sân hận, ác nghiệp làm do ngu si, ác nghiệp làm do sợ hãi. Này Gia chủ tử, vì thị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên không làm ác nghiệp theo bốn lý do.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 6. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Ai phản lại Chánh pháp,
 Vì tham, sân, bố, si,
 Thanh danh bị sứt mẻ
 Như mặt trăng đêm khuyết.
 Ai không phản Chánh pháp,
 Vì tham, sân, bố, si,
 Thanh danh được tròn đủ,
 Như mặt trăng đêm đầy.

 7. Thế nào là không theo sáu nguyên nhân phung phí tài sản? Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thờinguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữunguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản.

 8. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự, để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này Gia chủ tử, đam mê các loại rượu có sau nguy hiểm như vậy.

 9. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm: Tự mình không được che chở hộ trì, vợ con không được che chở hộ trì, tài sản không được che chở hộ trì, bị tình nghitác giả các ác sự, nạn nhân các tin đồn thất thiệt, tự rước vào thân nhiều khổ não. Này Gia chủ tử, du hành đường phố phi thời có sáu nguy hiểm như vậy.

 10. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm: Luôn luôn tìm xem chỗ nào có múa, chỗ nào có ca, chỗ nào có nhạc, chỗ nào có tán tụng, chỗ nào có nhạc tay, chỗ nào có trống. Này Gia chủ tử, la cà đình đám hý viện có sáu nguy hiểm như vậy.

 11. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm: Nếu thắng thì sanh oán thù, nếu thua thì tâm sanh sầu muộn, tài sản hiện tại bị tổn thất, tại hội trường (pháp đình) lời nói không hiệu lực, bằng hữu đồng liêu khinh miệt, vấn đề cưới gả không được tín nhiệm vì người đam mê cờ bạc không xứng để có vợ. Này Gia chủ tử, đam mê cờ bạc có sáu nguy hiểm như vậy.

 12. Này Gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm: Những kẻ cờ bạc, loạn hành, nghiện rượu, những kẻ trá ngụy, lường gạt, bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này Gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.

 13. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: "quá lạnh", không làm việc; "quá nóng", không làm việc; "quá trễ" không làm việc; "quá sớm", không làm việc; "tôi đói quá", không làm việc; "tôi quá no", không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 14. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Có bạn gọi bạn rượu,
 Có bạn, bạn bằng mồm,
 Bạn lúc thật hữu sự,
 Mới xứng danh bạn bè.
 Ngủ ngày, thông vợ người,
 Ưa đấu tranh, làm hại,
 Thân ác hữu, xan tham,
 Sáu sự não hại người.
 Ác hữu, ác bạn lữ,
 Ác hạnh, hành ác xứ,
 Ðời này cả đời sau,
 Hai đời, người bị hại.
 Cờ bạc và đàn bà,
 Rượu chè, múa và hát
 Ngủ ngày, đi phi thời
 Thân ác hữu, xan tham,
 Sáu sự não hại người.
 Chơi xúc xắc, uống rượu
 Theo đuổi đàn bà người,
 Lẽ sống của người khác,
 Thân cận kẻ hạ tiện,
 Không thân cận bậc trí,
 Người ấy tự héo mòn,
 Như trăng trong mùa khuyết.
 Rượu chè không tiền của,
 Khao khát, tìm tửu điếm,
 Bị chìm trong nợ nần,
 Như chìm trong bồn nước,
 Mau chóng tự hại mình,
 Như kẻ mất gia đình.
 Ai quen thói ngủ ngày,
 Thức trọn suốt đêm trường,
 Luôn luôn say sướt mướt,
 Không thể sống gia đình.
 Ở đây ai hay than:
 Ôi quá lạnh, quá nóng,
 Quá chiều, quá trễ giờ,
 Sẽ bỏ bê công việc.
 Lợi ích, điều tốt lành,
 Bị trôi dạt một bên.
 Ai xem lạnh và nóng,
 Nhẹ nhàng hơn cỏ lau,
 Làm mọi công chuyện mình,
 Hạnh phúc không từ bỏ.

 15. Này Gia chủ từ, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

 16. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Người vật gì cũng lấy, cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

 17. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Tỏ lộ thân tình việc đã qua; tỏ lộ thân tình việc chưa đến; mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp, người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

 18. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Ðồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán; sau lưng chỉ trích. Này Gia chủ tử, như vậy là bốn trường hợp kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

 19. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: Là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 20. Thiện Thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Người bạn gì cũng lấy,
 Người bạn chỉ nói giỏi,
 Người nói lời nịnh hót,
 Người tiêu pha xa xỉ.
 Cả bốn, không phải bạn,
 Biết vậy, người trí tránh,
 Như đường đầy sợ hãi.

 21. Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật: Người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật; người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là bạn chân thật; người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật; người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật.

 22. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là bạn chân thật: Che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn giúp đỡ phải được xem là người bạn chân thật.

 23. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật: Nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vui phải được xem là người bạn chân thật.

 24. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chận bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

 25. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 26. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Bạn sẵn sàng giúp đỡ,
 Bạn chung thủy khổ vui,
 Bạn khuyến khích lợi ích,
 Bạn có lòng thương tưởng.
 Biết rõ bốn bạn này,
 Người trí phục vụ họ,
 Như mẹ đối con ruột.
 Người trí giữ giới luật,
 Sáng như lửa đồi cao.
 Người tích trữ tài sản,
 Như cử chỉ con ong.
 Tài sản được chồng chất,
 Như ụ mối đùn cao,
 Người cư xử như vậy,
 Chất chứa các tài sản,
 Vừa đủ để lợi ích
 Cho chính gia đình mình.
 Tài sản cần chia bốn
 Ðể kết hợp bạn bè:
 Một phần mình an hưởng,
 Hai phần dành công việc,
 Phần tư, phần để dành,
 Phòng khó khăn hoạn nạn.

 27. Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Ðông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè. Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn.

 28. Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: "Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đìnhtruyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời". Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Ðông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.

 Này Gia chủ tử, như vậy là cha mẹ được con phụng dưỡng như phương Ðông theo năm cách và cha mẹ có lòng thương tưởng con theo năm cách. Như vậy phương Ðông được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 29. Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.

 Này Gia chủ tử, như vậy là bậc sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 30. Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.

 Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 31. Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.

 Như vậy các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 32. Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy; đi ngủ sau chủ; tự bằng lòng với các vật đã cho; khéo làm các công việc; đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.

 Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được vị Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách, có lòng thương tưởng đối với Thánh chủ nhân theo năm cách. Như vậy phương Dưới được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 33. Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên: Có lòng từ trong hành động về thân; có lòng từ trong hành động về khẩu; có lòng từ trong hành động về ý; mở rộng cửa để đón các vị ấy; cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết. Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây: Ngăn họ không làm điều ác; khuyến khích họ làm điều thiện; thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời.

 Này Gia chủ tử, các vị Sa-môn, Bà-la-môn được thiện nam tử đối xử như phương Trên với năm cách, và các vị Sa-môn, Bà-la-môn có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Trên được che chở, được trở thành an ổnthoát khỏi các sự sợ hãi.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy.

 34. Thiện thệ thuyết giảng xong, bậc Ðạo Sư lại giảng thêm:

 Cha mẹ là phương Ðông,
 Sư trưởng là phương Nam,
 Vợ chồng là phương Tây,
 Bạn bè là phương Bắc,
 Nô bộc là phương Dưới,
 Sa-môn, Bà-la-môn,
 Có nghĩa là phương Trên.
 Cư sĩgia đình,
 Ðảnh lễ phương hướng ấy.
 Kẻ trí giữ Giới, Luật,
 Từ tốn và biện tài,
 Khiêm nhường và nhu thuận,
 Nhờ vậy được danh xưng.
 Dậy sớm không biếng nhác,
 Bất động giữa hiểm nguy,
 Người hiền, không phạm giới,
 Nhờ vậy được danh xưng.
 Nhiếp chúng, tạo nên bạn,
 Từ ái, tâm bao dung,
 Dẫn đạo, khuyến hóa đạo,
 Nhờ vậy được danh xưng.
 Bố thíái ngữ,
 Lợi hành bất cứ ai,
 Ðồng sự trong mọi việc,
 Theo trường hợp xử sự.
 Chính những nhiếp sự này,
 Khiến thế giới xoay quanh,
 Như bánh xe quay lăn,
 Vòng theo trục xe chính.
 Nhiếp sự này vắng mặt,
 Không có mẹ hưởng thọ,
 Hay không cha hưởng thọ,
 Sự hiếu kính của con.
 Do vậy bậc có trí,
 Ðối với nhiếp pháp này,
 Như quán sát chấp trì,
 Nhờ vậy thành vĩ đại,
 Ðược tán thánh, danh xưng.

 35. Khi được nghe vậy, Singàlaka, gia chủ tử bạch Thế Tôn: "Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 [Xem bản dịch Anh ngữ]

 31. Sigalovada Sutta
 The Discourse to Sigala

 (The Layperson's Code of Discipline)
 Translated from the Pali by Narada Thera
For free distribution only,
 by arrangement with the Buddhist Publication Society
 From Everyman's Ethics: Four Discourses by the Buddha (WH 14),
 translated by Narada Thera (Kandy: Buddhist Publication Society, 1985)
.

 Thus have I heard:

 On one occasion the Exalted One was dwelling in the Bamboo Grove, the Squirrels' Sanctuary, near Rajagaha.

 Now at that time, young Sigala, a householder's son, rising early in the morning, departing from Rajagaha, with wet clothes and wet hair, worshipped with joined hands the various quarters -- the East, the South, the West, the North, the Nadir, and the Zenith.

 Then the Exalted One, having robed himself in the forenoon took bowl and robe, and entered Rajagaha for alms. Now he saw young Sigala worshipping thus and spoke to him as follows:

 "Wherefore do you, young householder, rising early in the morning, departing from Rajagaha, with wet clothes and wet hair, worship, with joined hands these various quarters -- the East, the South, the West, the North, the Nadir, and the Zenith?"

 "My father, Lord, while dying, said to me: The six quarters, dear son, you shall worship. And I, Lord, respecting, revering, reverencing and honouring my father's word, rise early in the morning, and leaving Rajagaha, with wet clothes and wet hair, worship with joined hands, these six quarters."

 "It is not thus, young householder, the six quarters should be worshipped in the discipline of the noble."

 "How then, Lord, should the six quarters be worshipped in the discipline of the noble? It is well, Lord, if the Exalted One would teach the doctrine to me showing how the six quarters should be worshipped in the discipline of the noble."

 "Well, young householder, listen and bear it well in mind; I shall speak." -- "Very good, Lord," responded young Sigala.

 And the Exalted One spoke as follows:

 "Inasmuch, young householder, as the noble disciple (1) has eradicated the four vices in conduct,[1] (2) inasmuch as he commits no evil action in four ways, (3) inasmuch as he pursues not the six channels for dissipating wealth, he thus, avoiding these fourteen evil things, covers the six quarters, and enters the path leading to victory in both worlds: he is favoured in this world and in the world beyond. Upon the dissolution of the body, after death, he is born in a happy heavenly realm.

 (1) "What are the four vices in conduct that he has eradicated? The destruction of life, householder, is a vice and so are stealing, sexual misconduct, and lying. These are the four vices that he has eradicated."

 Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 Killing, stealing, lying and adultery,
 These four evils the wise never praise.

 (2) "In which four ways does one commit no evil action? Led by desire does one commit evil. Led by anger does one commit evil. Led by ignorance does one commit evil. Led by fear does one commit evil.[2]

 "But inasmuch as the noble disciple is not led by desire, anger, ignorance, and fear, he commits no evil."

 Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 Whoever through desire, hate or fear,
 Or ignorance should transgress the Dhamma,
 All his glory fades away
 Like the moon during the waning half.
 Whoever through desire, hate or fear,
 Or ignorance never transgresses the Dhamma,
 All his glory ever increases
 Like the moon during the waxing half.

 (3) "What are the six channels for dissipating wealth which he does not pursue?

 (a) "indulgence in intoxicants which cause infatuation and heedlessness;
 (b) sauntering in streets at unseemly hours;
 (c) frequenting theatrical shows;
 (d) indulgence in gambling which causes heedlessness;
 (e) association with evil companions;
 (f) the habit of idleness.

 (a) "There are, young householder, these six evil consequences in indulging in intoxicants which cause infatuation and heedlessness:

 (i) loss of wealth,
 (ii) increase of quarrels,
 (iii) susceptibility to disease,
 (iv) earning an evil reputation,
 (v) shameless exposure of body,
 (vi) weakening of intellect.

 (b) "There are, young householder, these six evil consequences in sauntering in streets at unseemly hours:

 (i) he himself is unprotected and unguarded,
 (ii) his wife and children are unprotected and unguarded,
 (iii) his property is unprotected and unguarded,
 (iv) he is suspected of evil deeds,[3]
 (v) he is subject to false rumours,
 (vi) he meets with many troubles.

 (c) "There are, young householder, these six evil consequences in frequenting theatrical shows:

 "He is ever thinking:

 (i) where is there dancing?
 (ii) where is there singing?
 (iii) where is there music?
 (iv) where is there recitation?
 (v) where is there playing with cymbals?
 (vi) where is there pot-blowing?[4]

 (d) "There are, young householder, these six evil consequences in indulging in gambling:

 (i) the winner begets hate,
 (ii) the loser grieves for lost wealth,
 (iii) loss of wealth,
 (iv) his word is not relied upon in a court of law,
 (v) he is despised by his friends and associates,
 (vi) he is not sought after for matrimony; for people would say he is a gambler and is not fit to look after a wife.

 (e) "There are, young householder, these six evil consequences in associating with evil companions, namely: any gambler, any libertine, any drunkard, any swindler, any cheat, any rowdy is his friend and companion.

 (f) "There are, young householder, these six evil consequences in being addicted to idleness:

 "He does no work, saying:

 (i) that it is extremely cold,
 (ii) that it is extremely hot,
 (iii) that it is too late in the evening,
 (iv) that it is too early in the morning,
 (v) that he is extremely hungry,
 (vi) that he is too full.

 "Living in this way, he leaves many duties undone, new wealth he does not get, and wealth he has acquired dwindles away."

 Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 "One is a bottle friend; one says, 'friend, friend' only to one's face; one is a friend and an associate only when it is advantageous.

 "Sleeping till sunrise, adultery, irascibility, malevolence, evil companions, avarice -- these six causes ruin a man.

 "The man who has evil comrades and friends is given to evil ways, to ruin does he fall in both worlds -- here and the next.

 "Dice, women, liquor, dancing, singing, sleeping by day, sauntering at unseemly hours, evil companions, avarice -- these nine[5] causes ruin a man.

 "Who plays with dice and drinks intoxicants, goes to women who are dear unto others as their own lives, associates with the mean and not with elders -- he declines just as the moon during the waning half.

 "Who is drunk, poor, destitute, still thirsty whilst drinking, frequents the bars, sinks in debt as a stone in water, swiftly brings disrepute to his family.

 "Who by habit sleeps by day, and keeps late hours, is ever intoxicated, and is licentious, is not fit to lead a household life.

 "Who says it is too hot, too cold, too late, and leaves things undone, the opportunities for good go past such men.

 "But he who does not regard cold or heat any more than a blade of grass and who does his duties manfully, does not fall away from happiness."

 * * *

 "These four, young householder, should be understood as foes in the guise of friends:

 (1) he who appropriates a friend's possessions,
 (2) he who renders lip-service,
 (3) he who flatters,
 (4) he who brings ruin.

 (1) "In four ways, young householder, should one who appropriates be understood as a foe in the guise of a friend:

 (i) he appropriates his friend's wealth,
 (ii) he gives little and asks much,
 (iii) he does his duty out of fear,
 (iv) he associates for his own advantage.

 (2) "In four ways, young householder, should one who renders lip-service be understood as a foe in the guise of a friend:

 (i) he makes friendly profession as regards the past,
 (ii) he makes friendly profession as regards the future,
 (iii) he tries to gain one's favour by empty words,
 (iv) when opportunity for service has arisen, he expresses his inability.

 (3) "In four ways, young householder, should one who flatters be understood as a foe in the guise of a friend:

 (i) he approves of his friend's evil deeds,
 (ii) he disapproves his friend's good deeds,
 (iii) he praises him in his presence,
 (iv) he speaks ill of him in his absence.

 (4) "In four ways, young householder, should one who brings ruin be understood as a foe in the guise of a friend:

 (i) he is a companion in indulging in intoxicants that cause infatuation and heedlessness,
 (ii) he is a companion in sauntering in streets at unseemly hours,
 (iii) he is a companion in frequenting theatrical shows,
 (iv) he is a companion in indulging in gambling which causes heedlessness."

 Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 The friend who appropriates,
 the friend who renders lip-service,
 the friend that flatters,
 the friend who brings ruin,
 these four as enemies the wise behold,
 avoid them from afar as paths of peril.

 "These four, young householder, should be understood as warm-hearted friends:

 (1) he who is a helpmate,
 (2) he who is the same in happiness and sorrow,
 (3) he who gives good counsel,
 (4) he who sympathises.

 (1) "In four ways, young householder, should a helpmate be understood as a warm-hearted friend:

 (i) he guards the heedless,
 (ii) he protects the wealth of the heedless,
 (iii) he becomes a refuge when you are in danger,
 (iv) when there are commitments he provides you with double the supply needed.

 (2) "In four ways, young householder, should one who is the same in happiness and sorrow be understood as a warm-hearted friend:

 (i) he reveals his secrets,
 (ii) he conceals one's own secrets,
 (iii) in misfortune he does not forsake one,
 (iv) his life even he sacrifices for one's sake.

 (3) "In four ways, young householder, should one who gives good counsel be understood as a warm-hearted friend:

 (i) he restrains one from doing evil,
 (ii) he encourages one to do good,
 (iii) he informs one of what is unknown to oneself,
 (iv) he points out the path to heaven.

 (4) "In four ways, young householder, should one who sympathises be understood as a warm-hearted friend:

 (i) he does not rejoice in one's misfortune,
 (ii) he rejoices in one's prosperity,
 (iii) he restrains others speaking ill of oneself,
 (iv) he praises those who speak well of oneself."

 Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 The friend who is a helpmate,
 the friend in happiness and woe,
 the friend who gives good counsel,
 the friend who sympathises too --
 these four as friends the wise behold
 and cherish them devotedly
 as does a mother her own child.

 The wise and virtuous shine like a blazing fire.
 He who acquires his wealth in harmless ways
 like to a bee that honey gathers,[6]
 riches mount up for him
 like ant hill's rapid growth.

 With wealth acquired this way,
 a layman fit for household life,
 in portions four divides his wealth:
 thus will he friendship win.

 One portion for his wants he uses,[7]
 two portions on his business spends,
 the fourth for times of need he keeps.

 * * *

 "And how, young householder, does a noble disciple cover the six quarters?

 "The following should be looked upon as the six quarters. The parents should be looked upon as the East, teachers as the South, wife and children as the West, friends and associates as the North, servants and employees as the Nadir, ascetics and brahmins as the Zenith.[8]

 "In five ways, young householder, a child should minister to his parents as the East:

 (i) Having supported me I shall support them,
 (ii) I shall do their duties,
 (iii) I shall keep the family tradition,
 (iv) I shall make myself worthy of my inheritance,
 (v) furthermore I shall offer alms in honour of my departed relatives.[9]

 "In five ways, young householder, the parents thus ministered to as the East by their children, show their compassion:

 (i) they restrain them from evil,
 (ii) they encourage them to do good,
 (iii) they train them for a profession,
 (iv) they arrange a suitable marriage,
 (v) at the proper time they hand over their inheritance to them.

 "In these five ways do children minister to their parents as the East and the parents show their compassion to their children. Thus is the East covered by them and made safe and secure.

 "In five ways, young householder, a pupil should minister to a teacher as the South:

 (i) by rising from the seat in salutation,
 (ii) by attending on him,
 (iii) by eagerness to learn,
 (iv) by personal service,
 (v) by respectful attention while receiving instructions.

 "In five ways, young householder, do teachers thus ministered to as the South by their pupils, show their compassion:

 (i) they train them in the best discipline,
 (ii) they see that they grasp their lessons well,
 (iii) they instruct them in the arts and sciences,
 (iv) they introduce them to their friends and associates,
 (v) they provide for their safety in every quarter.

 "The teachers thus ministered to as the South by their pupils, show their compassion towards them in these five ways. Thus is the South covered by them and made safe and secure.

 "In five ways, young householder, should a wife as the West be ministered to by a husband:

 (i) by being courteous to her,
 (ii) by not despising her,
 (iii) by being faithful to her,
 (iv) by handing over authority to her,
 (v) by providing her with adornments.

 "The wife thus ministered to as the West by her husband shows her compassion to her husband in five ways:

 (i) she performs her duties well,
 (ii) she is hospitable to relations and attendants[10]
 (iii) she is faithful,
 (iv) she protects what he brings,
 (v) she is skilled and industrious in discharging her duties.

 "In these five ways does the wife show her compassion to her husband who ministers to her as the West. Thus is the West covered by him and made safe and secure.

 "In five ways, young householder, should a clansman minister to his friends and associates as the North:

 (i) by liberality,
 (ii) by courteous speech,
 (iii) by being helpful,
 (iv) by being impartial,
 (v) by sincerity.

 "The friends and associates thus ministered to as the North by a clansman show compassion to him in five ways:

 (i) they protect him when he is heedless,
 (ii) they protect his property when he is heedless,
 (iii) they become a refuge when he is in danger,
 (iv) they do not forsake him in his troubles,
 (v) they show consideration for his family.

 "The friends and associates thus ministered to as the North by a clansman show their compassion towards him in these five ways. Thus is the North covered by him and made safe and secure.

 "In five ways should a master minister to his servants and employees as the Nadir:

 (i) by assigning them work according to their ability,
 (ii) by supplying them with food and with wages,
 (iii) by tending them in sickness,
 (iv) by sharing with them any delicacies,
 (v) by granting them leave at times.

 "The servants and employees thus ministered to as the Nadir by their master show their compassion to him in five ways:

 (i) they rise before him,
 (ii) they go to sleep after him,
 (iii) they take only what is given,
 (iv) they perform their duties well,
 (v) they uphold his good name and fame.

 "The servants and employees thus ministered to as the Nadir show their compassion towards him in these five ways. Thus is the Nadir covered by him and made safe and secure.

 "In five ways, young householder, should a householder minister to ascetics and brahmins as the Zenith:

 (i) by lovable deeds,
 (ii) by lovable words,
 (iii) by lovable thoughts,
 (iv) by keeping open house to them,
 (v) by supplying their material needs.

 "The ascetics and brahmins thus ministered to as the Zenith by a householder show their compassion towards him in six ways:

 (i) they restrain him from evil,
 (ii) they persuade him to do good,
 (iii) they love him with a kind heart,
 (iv) they make him hear what he has not heard,
 (v) they clarify what he has already heard,
 (vi) they point out the path to a heavenly state.

 "In these six ways do ascetics and brahmins show their compassion towards a householder who ministers to them as the Zenith. Thus is the Zenith covered by him and made safe and secure." Thus spoke the Exalted One. And when the Master had thus spoken, he spoke yet again:

 The mother and father are the East,
 The Teachers are the South,
 Wife and Children are the West,
 The friends and associates are the North.

 Servants and employees are the Nadir,
 The ascetics and brahmins are the Zenith;
 Who is fit to lead the household life,
 These six quarters he should salute.

 Who is wise and virtuous,
 Gentle and keen-witted,
 Humble and amenable,
 Such a one to honour may attain.

 Who is energetic and not indolent,
 In misfortune unshaken,
 Flawless in manner and intelligent,
 Such a one to honour may attain.

 Who is hospitable, and friendly,
 Liberal and unselfish,
 A guide, an instructor, a leader,
 Such a one to honour may attain.

 Generosity, sweet speech,
 Helpfulness to others,
 Impartiality to all,
 As the case demands.

 These four winning ways make the world go round,
 As the linchpin in a moving car.
 If these in the world exist not,
 Neither mother nor father will receive,
 Respect and honour from their children.

 Since these four winning ways
 The wise appraise in every way,
 To eminence they attain,
 And praise they rightly gain.

 When the Exalted One had spoken thus, Sigala, the young householder, said as follows:

 "Excellent, Lord, excellent! It is as if, Lord, a man were to set upright that which was overturned, or were to reveal that which was hidden, or were to point out the way to one who had gone astray, or were to hold a lamp amidst the darkness, so that those who have eyes may see. Even so, has the doctrine been explained in various ways by the Exalted One.

 "I take refuge, Lord, in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. May the Exalted One receive me as a lay follower; as one who has taken refuge from this very day to life's end."
 Notes
 1. kamma-kilesa, lit., 'actions of defilement.' [Go back]

 2. These are the four agati, 'evil courses of action': chanda, dosa, moha, bhaya. [Go back]

 3. Crimes committed by others. [Go back]

 4. A kind of amusement. [Go back]

 5. The Pali original has here "six causes" as two compound words and one double-term phrase are counted as units. [Go back]

 6. Dhammapada v. 49: "As a bee, without harming the flower, its colour or scent, flies away, collecting only the honey..." [Go back]

 7. This portion includes what is spent on good works: gifts to monks, charity, etc. [Go back]

 8. "The symbolism is deliberately chosen: as the day in the East, so life begins with parents' care; teacher's fees and the South are the same word: dakkhina; domestic cares follow when the youth becomes man, as the West holds the later daylight; North is 'beyond' (uttara), so by help of friends, etc., he gets beyond troubles." -- (Rhys Davids) [Go back]

 9. This is a sacred custom of the Aryans who never forgot the dead. This tradition is still faithfully observed by the Buddhists of Sri Lanka who make ceremonial offerings of alms to the monks on the eighth day, in the third month, and on each anniversary of the demise of the parents. Merit of these good actions is offered to the departed after such ceremony. Moreover after every punna-kamma (good action), a Buddhist never fails to think of his parents and offer merit. Such is the loyalty and the gratitude shown to parents as advised by the Buddha. [Go back]

 10. lit., 'the folk around' (parijana). [Go back]

 Source: http://www.accesstoinsight.org/canon/digha/dn31.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15666)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 10975)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53443)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12873)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16389)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15261)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19055)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19813)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15419)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15240)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15057)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20183)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23724)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15349)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 12948)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 19848)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13174)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 28928)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11602)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18183)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16523)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13128)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12691)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13121)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12880)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12768)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12898)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13437)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11587)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14141)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17644)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22275)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13344)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14194)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105553)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14499)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19632)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38295)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15418)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34544)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 15946)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11265)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15565)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 13903)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12742)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13569)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12396)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19292)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26883)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13050)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13370)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21475)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17857)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21755)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14081)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 15968)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15982)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 18970)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24595)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant