- 1. Phẩm thứ nhất: Quán nhân duyên
- 2. Phẩm thứ hai: Quán sát sự chuyển động và sự không chuyển động
- 3. Phẩm thứ ba: Quán lục tình
- 4. Phẩm thứ tư: Quán năm ấm
- 5. Phẩm thứ năm: Quán lục chủng
- 6. Phẩm thứ sáu: Quán ái dục và kẻ tham nhiễm ái dục
- 7. Phẩm thứ bảy: Quán sát ba tướng
- 8. Phẩm thứ tám: Quán tác và tác giả
- 9. Phẩm thứ chín: Quán sát bản trụ
- 10. Phẩm thứ mười: Quán lửa và nhiên liệu
- 11. Phẩm thứ mười một: Quán sát bản tế
- 12. Phẩm thứ mười hai: Quán sát về sự thống khổ
- 13. Phẩm thứ mười ba: Quán sát các hành
- 14. Phẩm thứ mười bốn: Quán sát sự hòa hợp
- 15. Phẩm thứ mười lăm: Quán hữu vô
- 16. Phẩm thứ mười sáu: Quán sát về sự trói buộc và giải thoát
- 17. Phẩm thứ mười bảy: Quán sát về nghiệp
- 18. Phẩm thứ mười tám: Quán pháp
- 19. Phẩm thứ mười chín: Quán thời gian
- 20. Phẩm thứ hai mươi: Quán sát nhân và quả
- 21. Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán sát về sự sinh thành và hoại diệt
- 22. Phẩm thứ hai mươi hai: Quán sát đức Như Lai
- 23. Phẩm thứ hai mươi ba: Quán sát điên đảo
- 24. Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán sát tứ đế
- 25. Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán sát niết bàn
- 26. Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán mười hai nhân duyên
- 27. Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán sát về những tà kiến
TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ )
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Viên Lý
TRUNG LUẬN QUYỂN THỨ BA
PHẨM THỨ MƯỜI TÁM:
QUÁN PHÁP
(Àtma-parĩksà)
Nếu ngã chính là năm ấm thì ngã tức là, đích thị là (thuộc về những cái)
sanh diệt; nếu ngã là sai khác với năm ấm thì nó không phải là tướng ngũ ấm.
Nếu không có cái gọi là ngã thì làm thế nào có được những thuộc tính của ngã (ngã sở). Vì diệt trừ cái ngã và thuộc tính của ngã (ngã sở cho nên gọi là chứng đắc Vô Ngã Trí. Người chứng được vô ngã trí thì gọi đó là Thật quán. Người chứng được Vô Ngã Trí là bậc vô cùng hy hữu. Vì nội tâm và ngoại cảnh, ngã và thuộc tính của ngã (* ngã sở: những cái thuộc về của tôi) đều bị diệt sạch không mảy may còn nên các Thọ (*các thủ: ngã ngữ thủ, dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ) lập tức cũng bị diệt sạch, thọ diệt thì thân diệt. Vì nghiệp và phiền não diệt nên gọi đó là giải thoát. Nghiệp và phiền não là những cái không có thật, một khi đã thâm nhập vào Không Tánh thì tức khắc mọi hý luận đều bị tận diệt. Chư Phật hoặc dạy về ngã hoặc dạy về vô ngã đều khẳng quyết là trong thật tướng của các pháp không có cái vô ngã và không có cái chẳng phải ngã (vô ngã vô phi ngã).
Thật tướng của các pháp thì đoạn bặt, cắt đứt cả tâm hành lẫn ngôn ngữ (* sự tư duy và nói năng), (nó-thật tướng của các pháp) không sanh cũng không diệt, tịch diệt (vắng lặng) như niết bàn, tất cả những điều thật và không phải thật, vừa thật vừa phi thật, phi thật và không phải phi thật (phi phi thật: chẳng phải chẳng phải thật) đó chính là giáo pháp của chư Phật. Tự mình tri nhận, (chính mình thể nghiệm) chứ không tùy thuộc vào (theo sự thuyết giải của) kẻ khác (mà tín giải). Tịch diệt không hý luận, không còn có sự sai khác và phân biệt (vô phân biệt) đó chính là thật tướng. Nếu các pháp được sanh ra từ các duyên, thì nó chẳng chính là (đồng nhất với) nhân mà cũng chẳng sai khác với nhân (bất tức bất dị) vì thế gọi là thật tướng. Không đoạn cũng không thường, không đồng nhất cũng chẳng sai biệt, không thường cũng không đoạn, đó chính là những vị cam lồ (giáo pháp bất tử) mà chư Phật đã giáo hóa (giảng dạy để hóa độ). Nếu đức Phật không xuất thế và Phật pháp đã diệt tận (* ý nói khi Phật pháp đã diệt nhưng Phật vẫn chưa thị hiện) thì trí tuệ của những vị Bích chi Phật sẽ từ sự viễn ly (xa lìa các pháp chấp) mà phát sanh.