LONG
THỌ
BỒ TÁT Nàgàrjuna
TRUNG LUẬN
Màdhyamaka-Śàstra
Hán
dịch:
Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt
dịch
THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà
Xuất
Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003
CHƯƠNG
XVII: QUÁN NGHIỆP
Hỏi:
Ông tuy dùng mọi cách để phá các pháp, nhưng nghiệp quyết
định có, nên khiến tất cả chúng sanh thọ quả báo. Như
kinh nói: “Tất cả chúng sanh đều tùy nghiệp thọ sanh. Như
kẻ làm những việc ác đọa vào địa ngục; người tu phước
sanh thiên đường, người hành đạo được Niết-bàn.” Thế
nên, tất cả pháp chẳng thể không.
Nghiệp
ấy là:
192)Người
hay hàng phục tâm,
Làm
lợi ích chúng sanh;
Ấy
gọi là từ thiện,
Hạt
giống quả hai đời.[1] [1]
Con
người có ba thứ độc. Vì để gây tổn hại cho kẻ khác
mà phát sanh hành động. Người thiện, trước tự diệt những
điều ác. Thế nên nói “Hàng phục tâm mình làm lợi ích
người khác.” “Lợi ích người khác” là làm việc bố
thí trì giới v.v.. không gây tổn hại cho chúng sanh. Đó là
làm lợi ích cho người, cũng gọi là từ thiện phúc đức,
cũng gọi hạt giống của quả báo an lạc ở đời này và
đời sau.
Lại
nữa:
193)Đại
Thánh nói hai nghiệp,
Tư
và từ tư sanh.
Biệt
tướng của nghiệp ấy,
Phân
biệt thành nhiều loại. [2]
Đức
Đại Thánh nói tóm tắt rằng nghiệp có hai thứ: 1) Tư nghiệp.
2) Từ tư sanh[2]. Hai nghiệp này nó được nói đầy đủ trong
A-tì-đàm.
194)Cái
Phật nói là tư,
Đó
tức là ý nghiệp.
Được
phát sanh từ tư,
Tức
là nghiệp, thân khẩu. [3]
Tư,
là tâm sở pháp; trong các tâm sở pháp nó có khả năng phát
khởi hành động, nên gọi nó là nghiệp. Nhơn bởi tư tâm
sở này mà phát xuất nghiệp bên ngoài là thân và khẩu. Tuy
là nhơn các tâm và tâm sở pháp khác vẫn có hành động,
nhưng tư là gốc của hành động. Do đó mới nói tư là nghiệp.
Nghiệp ấy nay sẽ nói rõ tướng trạng của nó.
195)Thân
nghiệp và khẩu nghiệp,
Biểu
cùng vô biểu nghiệp[3].
Như
thế trong bốn điều,
Cũng
có thiện, bất thiện. [4]
196)Từ
dụng sanh phúc đức,
Tội
sanh cũng như thế.
Và
tư là bảy pháp,
Nêu
rõ tướng các nghiệp. [5]
Khẩu
nghiệp, bốn nghiệp thuộc khẩu. Thân nghiệp, là ba nghiệp
thuộc thân. Bảy loại nghiệp này có hai thứ sai biệt, biểu
và vô biểu; khi đang hành động nó được gọi là biểu nghiệp[4];
Sau khi hành động nó vẫn tiềm tàng lưu chuyển nên gọi là
vô biểu nghiệp[5]. Hai thứ ấy có thiện và bất thiện. Bất
thiện là không tránh xa việc ác. Lại có những phước đức
sanh ra từ sự thọ dụng, như người thí chủ bố thí cho
người thọ thí; nếu người thọ ấy thọ dụng thì thí chủ
được hai phước, một là do chính sự bố thí của mình và
hai là sự thọ dụng của người kia. Như người dùng mũi
tên bắn kẻ khác, nếu mũi tên giết chết người thì có
hai thứ tội, một là do từ chính sự bắn của mình và hai
là do từ sự chết của người khác. Nếu bắn mà không chết,
chỉ mắc tội bắn không có tội giết. Thế nên trong bài
tụng nói: “Tội và phúc từ thọ dụng mà phát sanh.” Như
thế gọi là sáu thứ nghiệp. Thứ bảy là tư nghiệp. Bảy
thứ này chính là tướng trạng sai biệt của nghiệp. Nghiệp
ấy có quả báo đời này, đời sau. Thế nên quyết định
có nghiệp, và có quả báo; cho nên các pháp chẳng thể là
không.
Đáp:
197)Nghiệp
trú đến thọ báo,
Nghiệp
ấy tức là thường.
Nếu
diệt tức vô thường,
Làm
sao sanh quả báo. [6]
Nghiệp,
nếu thường trú cho đến khi thọ quả báo tức là thường;
điều ấy không đúng. Vì sao? Nghiệp là hình thái có sanh
có diệt, ngay trong một niệm nó còn không dừng trú, huống
là dẫn đến quả báo. Nếu nói nghiệp bị hủy diệt, hủy
diệt tức không có, làm thế nào phát sanh quả báo?
Hỏi:
198)Dòng
tương tục của chồi (v.v..)
Đều
sanh từ hạt giống;
Từ
ấy phát sanh quả.
Lìa
giống không tương tục. [7]
199)Từ
giống có tương tục,
Từ
tương tục có quả.
Trước
giống, sau có quả,
Không
đoạn cũng chẳng thường. [8]
200)Cũng
vậy từ sơ tâm,
Tương
tục của tâm sanh.
Từ
đó mà có quả,
Lìa
tâm không tương tục. [9]
201)Từ
tâm có tương tục,
Từ
tương tục có quả.
Trước
nghiệp, sau có quả.
Không
đoạn cũng không thường. [10]
Như
từ hạt lúa có mầm, từ mầm có dòng tương tục của cành
lá v.v…Từ dòng tương tục ấy phát sanh quả. Lìa hạt giống,
không có dòng tương tục phát sanh. Thế nên từ hạt lúa có
dòng tương tục. Từ dòng tương tục có quả. Trước hết
có hạt giống sau đó có quả, cho nên không đoạn cũng chẳng
thường. Cũng như ví dụ về hạt giống ấy, nghiệp quả
cũng như thế. Tâm sát na tối sơ phát khởi tội và phúc,
cũng như hạt giống lúa. Do bởi tâm ấy, mà dòng tương tục
của tâm và tâm sở pháp này phát sanh, cho đến khi tạo quả
báo. Nghiệp có trước, quả có sau nên không đoạn cũng không
thường. Nếu lìa nghiệp có quả báo thì bị lỗi đoạn thường.
Ở đây, nhân duyên của thiện nghiệp là:
202)Hay
thành phúc nghiệp ấy,
Do
mười bạch nghiệp đạo.
Năm
dục lạc hai đời,
Tức
quả báo bạch nghiệp. [11]
Bạch
tức là thiện, tịnh. Những nhân duyên để thành tựu phúc
đức ấy phát sanh từ mười bạch nghiệp đạo. Mười bạch
nghiệp là, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không
nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời ác, không nói
lời vô ích, không tật đố, không sân giận và không tà kiến.
Đó gọi là thiện, phát sanh từ thân, khẩu, ý. Quả báo của
chúng là được danh lợi ở đời này và đời sau sanh vào
nơi tôn quý trong cõi nhơn, thiên. Sự bố thí, cung kính v.v…
tuy có nhiều loại phúc đức khác nữa, nhưng tóm tắt lại
cũng được bao gồm trong mười thiện nghiệp đạo.
Đáp:
203)Nếu
phân biệt như ông,
Lỗi
kia thì rất nhiều.
Thế
nên ông nói ra,
Nghĩa
ấy tất không đúng. [12]
Nếu
do nghiệp, quả báo tương tục, dùng tỉ dụ hạt lúa giống,
lỗi rất nhiều; song trong đây không nói rộng. Ông nói dụ
hạt lúa giống, dụ ấy không đúng. Vì sao? Hạt lúa giống
có xúc chạm, có hình tướng nên có thể thấy là có tương
tục. Tôi suy nghĩ việc ấy còn chưa nhận lời ông, huống
là tâm và nghiệp vốn không xúc chạm, không hình tướng,
không thể thấy, sanh diệt không ngừng, nhưng muốn lấy điều
đó cho là tương tục thì không đúng. Lại nữa, từ hạt
lúa mà có dòng tương tục của mầm v.v..; ấy là hủy diệt
rồi tương tục hay là không hủy diệt mà tương tục? Nếu
hạt giống diệt rồi tương tục, tất không nhơn. Nếu hạt
lúa không hoại diệt mà tương tục thì từ hạt lúa giống
thường phát sanh rất nhiều lúa. Nếu thế, một hạt lúa
phát sanh tất cả lúa đầy thế gian, điều ấy chẳng phải.
Thế nên nói có sự tương tục của nghiệp và quả báo là
điều không đúng.
Hỏi:
204)Nay
tôi sẽ lại nói,
Nghĩa
thuận nghiệp quả báo.
Chư
Phật, Bích-chi-phật,
Hiền
thánh đều khen ngơị. [13]
Tức
là nói:
205)Pháp
“không mất”[6] như khoán.
Nghiệp
như là món nợ.
Tánh
này là vô ký,
Phân
biệt có bốn thứ. [14]
206)Kiến
đế chưa đoạn được,
Chỉ
tư duy mới đoạn.
Do
pháp “không mất” ấy,
Các
nghiệp có quả báo. [15]
207)Nếu
do kiến đế đoạn,
Mà
nghiệp đến tương tợ [7].
Như
thế phạm sai lầm,
Là
nghiệp bị phá vỡ. [16]
208)Tất
cả các hành nghiệp;
Tương
tợ, không tương tợ.
Một
cõi mới thọ thân,
Bấy
giờ báo riêng sanh. [17]
209)Hai
thứ nghiệp như thế,
Đời
này, thọ quả báo.
Hoặc
nói thọ báo rồi,
Mà
nghiệp vẫn tồn tại. [18]
210)Hoặc
“vượt quả” thì diệt,
Hoặc
chết rồi thì diệt.
Ở
trong ấy phân biệt,
Hữu
lậu và vô lậu. [19]
Pháp
“không mất”giống như chứng khoán. Nghiệp giống như sự
vay nợ. Pháp không mất ấy hệ thuộc dục giới, hệ thuộc
sắc giới, hệ thuộc vô sắc giới, hay không lệ thuộc sắc
giới nào? Nếu phân biệt theo thiện, bất thiện và vô ký
thì nó chỉ là vô ký. Ý nghĩa vô ký này được nói rộng
trong A-tì-đàm. Nó không bị đoạn trừ ở kiến đạo[8].
Từ một Thánh quả này tiến lên một Thánh quả khác, nó
bị đoạn trừ bởi tu đạo. Cho nên, do bởi pháp “không
mất” mà các nghiệp đi đến quả. Nếu nó bị đoạn trừ
ở kiến đạo, mà nghiệp đi đến tương tợ[9], thì phạm
sai lầm là phá nghiệp. Điều này được nói rõ trong A-tì-đàm.
Lại nữa, pháp “không mất” có nghĩa là các nghiệp tương
tợ và không tương tợ ở trong một giới địa khi ban đầu
mới thọ thân bấy giờ duy chỉ quả báo riêng sanh. Nơi thân
hiện tại, từ nghiệp lại phát sanh ra nghiệp, nghiệp ấy
có hai thứ, tùy nghiệp nào nặng thọ quả báo trước. Hoặc
có người nói nghiệp ấy vẫn tồn tại sau khi đã thọ quả
báo; do vì niệm niệm không diệt. Nói rằng, hoặc vuợt[10]
quả thì diệt, hay chết rồi hủy diệt có nghĩa là nó hủy
diệt sau khi đã siêu việt thánh quả như Tu-đà-hoàn v.v..
ở nơi các A-la-hán và các phàm phu nó hủy diệt sau khi đã
chết. Nói rằng, “Trong đây phân biệt hữu lậu, vô lậu,”
nghĩa là đối với các Hiền Thánh như Tu-đà-hoàn v.v.. thì
cần phân biệt hữu lậu, vô lậu.
Đáp:
Ý nghĩa ấy đều không lìa được lỗi đoạn, và thường.
Thế nên cũng không thể chấp nhận.
Hỏi:
Nếu thế không có quả báo của nghiệp sao?
Đáp:
211)Tuy
không cũng không đoạn.
Tuy
có mà không thường.
Quả
của nghiệp không mất,
Ấy
gọi lời Phật dạy.[11] [20]
Ý
nghĩa mà luận này nói là lìa cả đoạn, thường. Tại sao?
Vì nghiệp rốt ráo không; là tướng tịch diệt; tự tánh
lìa có; thì pháp gì có thể đoạn? pháp nào có thể mất?
Chỉ vì nhơn duyên điên đảo mà qua lại trong sanh tử, Đó
cũng không phải là thường. Vì sao? Nếu pháp từ điên đảo
phát khởi tức là hư vọng không thật; không thật nên không
thường. Lại nữa, vì tham đắm điên đảo, chẳng biết thật
tướng, cho nên nói “Nghiệp không mất.” Đây là lời Phật
dạy.
Lại
nữa:
212)Các
nghiệp vốn không sanh,
Vì
không tánh cố định.
Các
nghiệp cũng không diệt,
Vì
chúng chẳng sanh vậy. [21]
213)Nếu
nghiệp có tự tánh,
Ấy
tức gọi là thường;
Không
tạo cũng gọi nghiệp,
Thường
thì không thể tạo. [22]
214)Nếu
có nghiệp không tạo,
Chẳng
tạo mà có tội.
Không
làm mất phạm hạnh,
Mà
có lỗi bất tịnh? [23]
215)Thế
thì phá tất cả,
Pháp
ngôn ngữ thế gian.
Tạo
tội và làm phúc,
Cũng
chẳng có sai biệt. [24]
216)Nếu
nói nghiệp quyết định,
Mà
có tánh cố định.
Thọ
nơi quả báo rồi,
Mà
thọ lại nữa sao? [25]
217)Nếu
các nghiệp thế gian,
Từ
phiền não phát xuất,
Phiền
não ấy không thật,
Nghiệp
lẽ nào có thật. [26]
Trong
đệ nhất nghĩa, các nghiệp không sanh. Tại sao? Vì không tánh,
cho nên không sanh. Do nhân duyên, nên chẳng diệt. Không phải
do thường mà không diệt. Nếu chẳng phải thế, thì nghiệp
tánh mới quyết định có. Nếu nghiệp quyết định có, tức
là thường. Thường thì không tạo nghiệp. Vì sao? Pháp thường
không có tạo tác.
Lại
nữa, Nếu có nghiệp do không tạo, thì người kia tạo tội,
người này chịu quả báo. Lại người khác đoạn phạm hạnh
mà người này có tội, thì phá pháp thế tục. Nếu nghiệp
trước có thì mùa đông không thể nghĩ việc mùa xuân; mùa
xuân không thể nghĩ việc mùa hạ; có những lỗi như thế.
Lại
nữa, người làm phúc và kẻ tạo tội sẽ chẳng có sai biệt.
Khởi nghiệp bố thí, trì giới v.v… gọi là phúc; khởi nghiệp
sát sanh, trộm cắp v.v.. gọi là tạo tội. Nếu không tạo
mà có nghiệp thì chẳng phân biệt!
Lại
nữa, nghiệp nếu quyết định có tánh, thì một lúc thọ
quả báo rồi lại nên thọ nữa. Thế nên, ông nói do pháp
không mất nên có nghiệp báo cố định, có những lỗi như
thế.
Lại
nữa, nếu nghiệp từ phiền não khởi; phiền não chẳng quyết
định, chỉ từ nhớ tưởng phân biệt mà có. Nếu các phiền
não không thật, nghiệp làm thế nào có thật? Tại sao? Vì
nhơn không tự tánh, nghiệp cũng không tự tánh.
Hỏi:
Nếu các phiền não và nghiệp không tự tánh, không thật.
Nhưng nay thân quả báo hiện có, nên phải thật?
Đáp:
218)Các
phiền não và nghiệp,
Là
nhân duyên của thân.
Phiền
não các nghiệp không,
Huống
là có các thân. [27]
Các
bậc Hiền Thánh nói, phiền não và nghiệp là nhân duyên của
thân. Trong ấy tham ái có khả năng làm tươi nhuận sự sanh;
nghiệp có khả năng đưa đến quả báo tốt, xấu, sang, hèn
v.v.. với mức độ thượng, trung và hạ. Nay bằng mọi
cách để xét nghiệm mà không thấy có tánh quyết định của
các phiền não và nghiệp, huống là có quả báo quyết định
của các thân. Tại sao? Vì quả báo tùy nhân duyên.
Hỏi:
Ông tuy dùng mọi cách, phá nghiệp và quả báo. Nhưng trong
kinh nói có người tạo nghiệp. Vì có người tạo nghiệp,
nên có nghiệp có quả báo.
Như
nói:
219)Bị
vô minh che lấp,
Bị
ái kết ràng buộc.
Nhưng
tác giả, thọ giả;
Không
khác cũng không một. [28]
Trong
kinh “Vô thỉ” nói chúng sanh bị vô minh che lấp, do ái kết
ràng buộc, qua lại trong sanh tử từ vô thỉ, thọ đủ những
khổ vui. Người đời nay thọ đối với người tạo đời
trước, không phải một cũng chẳng phải khác. Nếu một thì
người tạo tội chịu hình trâu, tức người không làm trâu,
trâu không làm người. Nếu khác thì mất quả báo của nghiệp,
rơi vào vô nhơn. Vô nhơn là đoạn diệt. Thế nên người
thọ đối với người tạo trước, không phải một cũng chẳng
phải khác.
Đáp:
220)Nghiệp
không từ duyên sanh,
Chẳng
từ phi duyên sanh.
Thế
nên không thật có,
Người
hay khởi nghiệp ấy. [29]
221)Không
nghiệp, không người tạo,
Quả
nào do nghiệp sanh.
Nếu
kia không có quả,
Sao
có người thọ quả. [30]
Nếu
không nghiệp, không có người tạo nghiệp, làm thế nào có
quả sanh ra từ nghiệp? Nếu không có quả báo làm sao có người
thọ quả báo? Nghiệp có ba thứ. Con người giả danh trong
năm ấm gọi là tác giả. Nghiệp ấy hoặc sanh từ chỗ nào
thiện, ác, gọi là quả báo. Nếu người tạo nghiệp còn
không huống là có nghiệp có quả báo và có người thọ quả
báo.
Hỏi:
Ông tuy dùng mọi cách phá nghiệp, quả báo và người tạo
nghiệp, nhưng nay hiện thấy chúng sanh tạo nghiệp, thọ quả
báo, điều ấy thế nào?
Đáp:
222)Thế
Tôn dùng thần thông,
Hóa
ra người biến hóa.
Người
biến hóa như thế,
Lại
biến hóa người nữa.[12] [31]
223)Như
người biến hóa đầu,
Ấy
gọi là tác giả.
Các
người hóa tạo ra,
Ấy
tức gọi là nghiệp.[13] [32]
224)Các
phiền não và nghiệp,
Người
tạo và quả báo.
Đều
như huyễn như mộng,
Như
quang nắng, âm vang. [33]
Như
sức thần thông của Phật biến hóa ra một người huyễn
hóa; rồi người huyễn hóa ấy, lại hóa làm người hoá khác
như thế. Người biến hóa sự thật không có, chỉ có thể
trông thấy. Lại người huyễn hóa ấy hóa khẩu nghiệp nói
pháp, thân nghiệp bố thí v.v..
Nghiệp
tuy không thật mà mắt có thể thấy. Vậy nên thân sanh tử,
tác giả và nghiệp cũng nên biết như thế.
Các
phiền não là ba độc, phân biệt thành vô lượng phiền não.
Có 98 sử, 9 kết, 10 triền, 6 cấu v.v.. Nghiệp là nghiệp thân,
khẩu, ý, dời nay, đời sau; phân biệt có thiện, bất thiện,
vô ký. Có những quả báo khổ, lạc, không khổ không lạc;
nghiệp hiện báo, nghiệp sanh báo và nghiệp hậu báo. Như
thế v.v.., vô lượng.
Tác
giả là người hay tạo khởi các nghiệp phiền não. Người
hay thọ quả báo là thọ giả.
Quả
báo là từ nghiệp thiện, ác phát sanh thân năm ấm vô ký.
Các nghiệp như thế đều không; không tự tánh, như huyễn,
như mộng, như âm vang, như quáng nắng.
--------------------------------------------------------------------------------
[1]
Có người hỏi rằng: Các pháp chấp vọng tưởng đã bị
công kích, nhưng các nghiệp không thể không có. Như trong kinh
nói: “Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh. Kẻ tạo
ác, đọa địa ngục, người tu phước được sanh thiên, người
tu đạo đắc Niết-bàn”. Cho nên không thể nói không có
nghiệp. Long Thọ Bồ Tát dẫn lời Phật dạy: Nghiệp có ba
là từ ý nghiệp, thân và khẩu nghiệp. Từ thân, khẩu, ý
nghiệp tạo ra mười nghiệp ác và mười nghiệp lành. Tức
gọi là thập thiện và thập ác. Người hành nghiệp lành
thì hưởng quả an vui trong hiện tại và tương lai. Kẻ tạo
ra mười điều ác thì bị quả báo khổ sở. Nghiệp còn chia
hai thứ là hữu lậu và vô lậu. Người tạo phước nghiệp
hữu lậu là hạnh nghiệp của Thánh nhân Siêu Thượng, diệt
trừ những phiền não vi tế vô minh, đắc sanh Niết-bàn.
[2]
Câu xá nói: tư cập tư sở tác.
[3]
Nguyên bản Hán là tác nghiệp và vô tác nghiệp. Đây dịch
theo chữ của luận Câu xá.
[4]
Gọi là biểu, vì nó biểu ra bên ngoài cho người khác có
thể nhận biết.
[5]
Từ khi thành tựu căn bản nghiệp đạo, cho đến lúc phát
sanh kết quả, nghiệp được tồn tại trong trạng thái không
biểu lộ ra ngoài cho nên nói là vô biểu.
[6]
Cát Tạng, Trung quán luận sớ 8A, dẫn Luật minh liễu nhị
thập luận, về chủ trương của Chánh lượng bộ. Bộ này
nói, khi một niệm ác khởi lên, hình thành hai loại nghiệp
là chí đắc và bất thất. Chí đắc gồm cả ba tánh thiện,
ác và vô ký. Bất thất duy chỉ vô ký. Với nghiệp ác đã
tạo, nhưng trong khi kết quả chưa phát, sám hối mà diệt
được; đó là chí đắc. Nghiệp bất thất thì không thể
sám hối mà diệt được. Chỉ khi nào quả đã sanh, tức đã
có báo ứng, bấy giớ cái bất thất mới mất. Như tờ khoán
vay nợ. Chỉ khi nào món nợ được trả, tờ khoán mới bị
hủy. Bất thất, tiếng Phạn là avipraịàza, không bị hủy.
[7]
Nguyên Hán: nghiệp chí tương tợ. Giải thích của Thanh Biện,
Bát nhã đang luận 10, “pháp không mất, cùng với nghiệp
đi đến đời sau.” Túc nghiệp chuyển đến đời sau, rồi
biến thái; lúc bấy giời nghiệp này được coi là diệt,
hay nợ đã được thanh toán. Nguyên tiếng Phạn là saưkrama,
nghĩa là cùng tiến hành, hay cùng đi. Giải thích của Cát
Tạng: chí tức chí đắc (xem chú thích trên). Vì nghiệp chí
đắc thông cả ba tánh, nên khi kết quả phát sanh, quả này
cũng mang tánh thiện, ác hay vô ký, dó đó nói là tương tợ.
[8]
Giai đoạn bắt đầu thấy Thánh đế, chứng Tu-đà-hoàn hướng.
Sau đó tiếp tục tu tập để chứng từ Tu-đà-hoàn quả cho
đến A-la-hán hướng, gọi là tu đạo. A-la-hán quả thuộc
vô học đạo.
[9]
Chí tương tợ, xem các chú thích trên.
[10]
Từ quả thấp vượt lên quả cao. Ở đây giải thích sự
tồn tại và báo ứng của nghiệp nơi các Thánh giả.
[11] Có người hỏi rằng: Các pháp chấp vọng tưởng đã bị
công kích, nhưng các nghiệp không thể không có. Như trong kinh
nói: “Tất cả chúng sinh đều từ nghiệp mà sinh. Kẻ tạo
ác, đoạ địa ngục, người tu phước được sanh thiên, người
tu đạo đắc Niết-bàn”. Cho nên, không thể nói không có
nghiệp. Long Thọ Bồ Tát dẫn lời Phật dạy: Nghiệp có ba
là từ ý nghiệp, thân và khẩu nghiệp. Từ thân, khẩu, ý
nghiệp tạo ra muời nghiệp ác và mười nghiệp lành. Tức
gọi là thập thiện và thập ác. Người thực hành nghiệp
lành thì hưởng quả an vui trong hiện tại và tương lai. Kẻ
tạo ra muời điều ác thì bị quả báo khổ sở. Nghiệp còn
chia hai thứ là hữu lậu và vô lậu. Người tạo phước nghiệp
hữu lậu thì được sanh cõi nhân thiên, hưởng phước báo.
Người tạo nghiệp vô lậu là hạnh nghiệp của Thánh nhân
Siêu Thượng, diệt trừ những phiền não vi tế, vô minh, đắc
sanh Niết-bàn.
[12] Biến hoặc là các phiền não được đoạn trừ ở kiến đạo
tức giai đoạn chứng nghiệm bốn Thánh đế và do đây mà
chứng Tu đà hoàn. Tư hoặc là các phiền não được đoạn
trừ ở Tu đạo tức giai đoạn tư duy và tu tập và do đấy
mà đắc bốn quả của Thanh văn là Tu Đà Hoàn quả, Tư Đà
hàm quả, A na hàm quả và A la Hán quả.
[13]
Bồ tát (vị tương tợ) trừ hết Trần sa hoặc chứng đắc
thập địa và khi nào diệt hết vô minh hoặc liền chứng
đắc vô thượng Phật quả.
Đúng
trên phương diện tương đối tục đế thì chúng ta thấy
có nghiệp nhân thọ báo và người tạo nghiệp chịu quả.
Trên phương diện tuyệt đối, Chân đế, thì nghiệp nhân
quả báo cũng như người tạo tác, tất cả đều không. Nó
như khói lửa, như tiếng vang đầu gành, hiệp rồi tan.
CHƯƠNG I: QUÁN
NHÂN DUYÊN[1]
Không
sanh cũng không diệt,
Không
thường cũng không đoạn,
Không
nhất cũng không dị,
Không
lai cũng không khứ;
Khéo
nói nhân duyên này [2],
Thiện[3]
diệt những hí luận.
Con
cúi đầu lễ Phật,
Bậc
thuyết giáo đệ nhất.
Hỏi:
Vì cớ gì làm luận này?
Đáp:
có người nói: “Vạn vật do trời Đại Tự Tại [4] sanh
ra”. Có người nói: “Do trời Vi-nựu[5] sinh ra”. Có người
nói: “Do sự hòa hiệp mà sanh ra[6]”. Có người nói “Từ
thời gian sanh ra.” Có người nói: “Từ thể tánh phát sanh[7]”.
Có người nói: “Do sự biến hóa sanh ra”. Có người nói:
“Do tự nhiên mà sanh ra”. Có người nói: “Do vi trần mà
sanh ra”.
Những
thuyết như thế đều sai lầm, rơi vào trong các tà kiến như:
Vô nhân, Thường nhân, Đoạn, Thường và chấp đủ các thứ
Ngã và Ngã sở, không biết rõ chánh pháp. Đức Thế Tôn muốn
đoạn trừ những tà kiến sai lầm như vậy để dẫn đến
Chánh Pháp, nên trước hết, đối trong hàng Thanh văn nói pháp
Thập nhị Nhân duyên. Lại vì những vị đã tu tập hành trì,
tâm trí quảng đại, có khả năng nhận lãnh thâm pháp; Ngài
đem lý Đại Thừa, nói tướng Nhân duyên. Pháp Nhân duyên
đó tức là tất cả các pháp đều không Sanh, không Diệt,
không Nhất, không Dị, v.v… rốt ráo là không, hoàn toàn không
hiện hữu. Như trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, Phật bảo Ngài
Tu-bồ-đề: “Bồ tát khi ngồi ở đạo tràng, quán Thập
nhị Nhân duyên cũng như hư không, không cùng tận”. Sau Đức
Phật diệt độ 500 năm, trong thời kỳ tượng pháp, căn tánh
con người trở thành ám độn, đắm sâu các pháp; đi tìm
tướng quyết định nơi mười hai Nhân duyên, 5 ấm, 12 nhập,
18 giới. Không hiểu thâm ý của Phật mà chỉ chấp vào văn
tự. Nghe kinh Đại thừa nói: “Rốt ráo Không”; chẳng biết
vì nhân duyên gì mà nói là Không, từ đó phát khởi kiến
chấp nghi ngờ rằng: “Nếu tất cả đều rốt ráo là Không,
làm thế nào phân biệt báo ứng của tội phước v.v…”
Và như vậy, không có Thế đế và Đệ nhất nghĩa đế. Chấp
thủ tướng Không ấy, khởi lên sự tham trước, ở trong lẽ
rốt ráo Không ấy mà sinh khởi vô số sai lầm. Vì những
lý do đó, nên Ngài Long Thọ làm bộ luận này.
Không
sanh cũng không diệt,
Không
thường cũng không,
Không
nhất cũng không dị,
Không
Lai cũng không khứ;
Khéo
nói nhân duyên ấy,
Thiện,
diệt những hí luận.
Con
cúi đầu lễ Phật,
Bậc
thuyết giáo đệ nhất.
Với
hai bài tụng tán thán Phật. Như vậy là đã nói một cách
cô đọng về Đệ nhất nghĩa.
Hỏi:
Các Pháp vô lượng, sao chỉ dùng tám điều ấy để phá?
Đáp:
Pháp tuy vô lượng, nhưng lược nói tám sự thể cũng gồm
phá tất cả Pháp.
Nói
là không sanh, bởi vì các luận sư có nhiều chủ trương khác
nhau về tướng sanh. Có người nói rằng nhân quả nhất thể;
nhân quả dị thể; trong nhân trước có quả; trong nhân trước
không quả. Hoặc nói rằng, sanh ra từ chính nó, hoặc sanh
từ cái khác, hoặc nói sanh ra từ cả hai; hoặc là có sanh;
hoặc nói không có sanh. Những chủ trương về tướng sanh
ấy đều không đúng, điều này sau sẽ nói rộng. Vì không
thể tìm thấy tính chất cố định của tướng sanh nên nói
là Không Sanh. Đã không sanh làm thế nào có hoại diệt. Vì
không sanh, không diệt cho nên sáu điều còn lại cũng không.
Hỏi:
Không sanh, không diệt đã tổng phá tất cả pháp, sao còn
nói chuyện sáu điều?
Đáp:
Vì để thành nghĩa bất sanh, bất diệt. Có người không chấp
nhận bất sanh bất diệt, nhưng lại tin nhận bất thường,
bất đoạn. Nếu thâm tâm đã tin bất thường bất đoạn,
thì cũng tức đồng nghĩa bất sanh,bất diệt. Tại sao? Nếu
pháp thật sự hiện hữu thì chẳng phải là Không. Trước
có nay không tức là đoạn. Như nếu trước có tính cố định,
tức là thường. Thế nên nói không thường, không đoạn là
dẫn vào ý nghĩa không sanh, không diệt.
Có
người tuy nghe các pháp bị bác bỏ bởi bốn trường hợp
trên, nhưng lại chứng minh sự tồn tại của các pháp bằng
bốn trường hợp khác, và điều này vẫn không đúng. Nếu
là nhất thể thì không duyên; dị thể thì chẳng tương tục.
Sau sẽ nói rộng, thế nên nói không nhất, cũng không dị.
Có
người nghe dùng sáu sự thể này bác bỏ các pháp, nhưng vẫn
chứng minh sự tồn tại của các pháp bằng sự đến (lai)
và đi (xuất). Nói là đến (lai) nghĩa là các pháp từ Tự
Tại Thiên, từ Thể tánh, từ vi trần v.v.. đến. Nói là đi
(Xuất) là đi về bổn xứ.
Lại
nữa, vạn vật không có sanh. Vì sao? Vì theo cái thấy hiện
thực của thế gian, theo cái thấy bằng con mắt của thế
gian, thì vào buổi kiếp sơ lúa không sanh. Tại sao? Vì lìa
hạt lúa của kiếp sơ thì lúa hiện tại không thể có. Nếu
lìa lúa của kiếp sơ mà có lúa hiện tại thì có sanh; nhưng
thật chẳng phải, nên không sanh.
Hỏi:
Nếu không sanh thì có diệt?
Đáp:
Không diệt. Vì sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế
gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì lúa
của kiếp sơ không hoại diệt; nếu nó diệt, lẽ ra nay chẳng
có luá; nhưng thật có lúa, nên không diệt.
Hỏi:
Không diệt thì thường?
Đáp:
Không thường. Vì sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế
gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì vạn
vật không thường, như lúa khi nảy mầm thì hạt giống kia
mục rã; thế nên không hường.
Hỏi:
Nếu không thường thì đoạn?
Đáp:
Không đoạn. Tại sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế
gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì vạn
vật chẳng đoạn. Như từ hạt lúa mà có mầm, nên không
đoạn; nếu đoạn thì chẳng tương tục.
Hỏi:
Như thế vạn vật là Một?
Đáp:
Không một. Tại sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế
gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian vạn vật
chẳng phải một. Như lúa không phải mầm; mầm là lúa thì
là một. Nhưng thật chẳng phải; thế nên không phải một.
Hỏi:
Nếu chẳng phải một thì khác?
Đáp:
Không phải khác. Vì sao? Vì theo cái thấy hiện thực của
thế gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì
vạn vật chẳng khác. Nếu khác, làm thế nào phân biệt mầm
lúa, nhánh lúa, lá lúa, mà không nói: mầm cây, nhánh cây,
lá cây v.v..; thế nên không khác.
Hỏi:
Nếu không khác thì có đến?
Đáp:
Không đến. Tại sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế
gian vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì vạn
vật không đến; như mầm trong hạt lúa không từ đâu đến.
Nếu đến, thì mầm phải từ chỗ khác đến; như chim kia
đến đậu trên cành cây, nhưng thật không phải nên không
đến.
Hỏi:
Nếu không đến thì có đi?
Đáp:
Không đi. Tại sao? Vì theo cái thấy hiện thực của thế gian
vậy. Theo cái thấy bằng con mắt của thế gian thì vạn vật
chẳng đi. Nếu có đi thì lẽ ra thấy mầm từ nơi hạt lúa
mà đi ra; như con rắn từ hang bò ra, nhưng thật chẳng phải
thế, nên không đi.
Hỏi:
Ông tuy giải thích nghĩa bất sanh, bất diệt. Nhưng tôi muốn
nghe quan điểm của Luận chủ.
Đáp:
Các
pháp không tự sanh,
Không
từ cái khác sanh,
Từ
cả hai, không nhân.
Thế
nên biết không sanh[8] [1]
Không
tự sanh là vạn vật không từ tự thể phát sanh, phải nhờ
các duyên. Lại nữa, nếu từ tự thể sanh ra thì một pháp
có hai thể: 1) Sự sanh. 2) Cái sanh. Nếu lìa các nhân khác
mà từ tự thể sanh thì không nhân, không duyên. Lại nữa,
đã sanh rồi lại sanh nữa, sự sanh sẽ vô cùng. Vì tự thể
không có nên tha thể cũng không. Tại sao? Có tự nên có tha,
nếu không từ tự thể phát sanh cũng chẳng từ tha thể phát
sanh. Cộng sanh thì có hai lỗi: tự sanh, tha sanh. Nếu không
nhân mà có vạn vật tức là thường; điều ấy không đúng.
Không nhân thì không quả. Nếu không có nhân mà có quả thì
những người bố thí, trì giới v.v… nên đọa địa ngục,
kẻ tạo tội thập ác, ngũ nghịch được sanh thiên đường,
vì không nhân vậy.
Lại
nữa,
Như
tự tánh các pháp,
Không
tồn tại trong duyên.
Vì
vốn không tự tánh,
Nên
tha tánh cũng không[9] [2]
Tự
tánh của các pháp không có trong các duyên; chỉ do các duyên
hòa hiệp mà có được tên gọi. Tự tánh tức là tự thể.
Trong các duyên, chẳng có tự tánh. Tự tánh không, nên chẳng
tự phát sanh. Tự tánh không thì tha tánh cũng không. Vì sao?
Do tự tánh mà có tha tánh. Tha tánh đối với tha thể cũng
là tự tánh. Nếu phá hủy tự tánh tức hủy phá tha tánh.
Thế nên, không phải từ tha tánh sanh ra. Nếu phá tự tánh,
tha tánh tức phá hủy nghĩa cộng tánh.
Nếu
nói không nhân, thì có lỗi lớn. Có nhân mà còn bị phá huống
hồ không nhân.
Trong
bốn trường hợp ấy không tìm thấy có sự sanh, thế nên
không sanh.
Hỏi:
Các nhà A-tì-đàm nói: “Các Pháp do bốn duyên mà phát sanh.”
Tại sao nói không sanh? Bốn duyên như thế nào?
Nhân
duyên, thứ đệ duyên,
Duyên
duyên, tăng thượng duyên;
Bốn
duyên sanh các pháp,
Không
có duyên thứ năm[10] [3]
Tất
cả các duyên được biết đến đều thâu tóm trong bốn duyên;
do bốn duyên này mà muôn vật được phát sanh.
Nhân
duyên[11], chỉ tất cả các pháp hữu vi.
Thứ
đệ duyên[12]; trừ tâm và tâm sở ở sát na tối hậu của
A-la-hán thuộc quá khứ và hiện tại, còn lại các tâm và
tâm sở thuộc quá khứ khác.
Duyên
duyên[13] và tăng thượng duyên[14], chỉ tất cả các pháp.
Quả
là từ duyên sanh,
Hay
là phi duyên sanh?
Chính
duyên ấy có quả,
Hay
là Duyên không quả?[15]. [4]
Nếu
nói có quả, thì quả ấy từ duyên phát sanh hay từ phi duyên
phát sanh? Nếu nói có duyên thì chính duyên ấy có quả hay
là không quả? Cả hai trường hợp đều chẳng đúng. Tại
sao?
Quả
sanh do pháp ấy,
Pháp
ấy gọi là duyên.
Nếu
quả ấy chưa sanh,
Sao
không nói phi duyên? [5]
Các
duyên không có tính chất quyết định. Vì sao? Nếu quả chưa
phát sanh, lúc ấy không gọi là duyên; chỉ khi con mắt thấy
từ duyên phát sanh quả mới gọi nó là duyên. Duyên thể tựu
thành là do quả thể; vì quả có sau. duyên có trước. Nếu
chưa có quả, đâu được gọi duyên. Như chiếc bình là do
đất, nước phối hợp mà phát sanh; thấy bình thì biết đất,
nước v.v… là duyên của bình. Nếu bình khi chưa có, sao không
nói đất, nước v.v… là phi duyên? Thế nên quả không từ
duyên phát sanh. Từ duyên mà nó còn chẳng sanh huống là từ
phi duyên.
Lại
nữa:
Quả
trước ở trong duyên,
Có,
không đều bất thành.
Trước
không, duyên cái gì?
Trước
có, cần gì duyên?[16]. [6]
Trong
duyên, trước không có quả, cũng chẳng phải không quả. Nếu
trước có quả, không gọi là duyên. Vì quả trước đã có.
Nếu trước không quả cũng chẳng là duyên; vì không phát
sanh vật khác.
Hỏi:
Đã tổng phá nhân duyên. Nay muốn nghe mỗi phá các duyên.
Đáp:
Như
quả không có sanh[17],
Cũng
chẳng phải không sanh,
Chẳng
phải có không sanh,
Sao
được nói có duyên?[18] [7]
Nếu
duyên có thể phát sanh quả thì có ba trường hợp: Có, không,
hoặc vừa có vừa không. Như bài tụng trước đã nói; trong
duyên, nếu trước có quả thì không nên nói sanh; vì trước
đã có. Nếu trước không quả cũng chẳng được nói sanh,
vì trước không có; và trong trường hợp đó duyên hay phi
duyên đều như nhau. Vừa có vừa không cũng không sanh; vừa
có vừa không là nữa có nữa không, cả hai đều lỗi. Lại
có và không trái ngược. Không và có trái ngược nhau, thì
làm thế nào một pháp có thể có cùng hai tướng ấy? Như
thế, trong ba trường hợp không thể tìm thấy có tướng sanh
của quả, làm sao nói có nhân duyên?
Về
Thứ đệ duyên:
Quả
nếu khi chưa sanh,
Thì
không thể có diệt.
Pháp
diệt, làm sao duyên,
Nên
không thứ đệ duyên. [8]
Các
tâm vương, tâm sở pháp, trong ba thời tiếp nối sanh khởi.
Tâm sở pháp hiện tại hủy diệt làm thứ đệ duyên cho tâm
và tâm sở pháp vị lai. Nhưng pháp vị lai chưa sanh thì chúng
làm thứ đệ duyên cho cái gì? Nếu pháp vị lai đã có, tức
đã phát sanh thì cần gì thứ đệ duyên? Tâm và tâm sở hiện
tại thì niệm niệm liên tục chẳng đình trú[19]. Nếu không
đình trú, thì thế nào có thể làm thứ đệ duyên? Nếu có
đình trú thì chẳng phải pháp hữu vi. Vì sao? Tất cả pháp
hữu vi thường là diệt tướng. Nếu đã hủy diệt thì không
thể làm thứ đệ duyên cho cái gì cả. Nếu nói pháp đã
hủy diệt nhưng vẫn tồn tại thì tức là thường; đã thường
thì chẳng có tội phúc v.v… Hoặc nói rằng ngay khi đang diệt,
nó có thể làm thứ đệ duyên; nhưng đang diệt có nghĩa là
nữa đã diệt, nữa chưa diệt chứ không có pháp thứ ba nào
khác được gọi là cái đang diệt. Lại nữa, Đức Thế Tôn
dạy: “Tất cả Pháp hữu vi niệm niệm hủy diệt, không
có chừng khoảng một niệm đình trú”, làm sao nói pháp hiện
tại có sự kiện sắp diệt và sắp chưa diệt? Nếu ông nói
rằng trong một niệm không có cái sắp diệt và chưa sắp
diệt[20], như vậy là tự bác bỏ chủ trương của mình. Vì
trong A-tì-đàm của ông có nói rằng: “Có pháp đã diệt
và pháp không diệt; có pháp sắp diệt, và pháp không sắp
diệt.” Pháp sắp diệt là pháp hiện tại sắp muốn hủy
diệt. Pháp không sắp diệt là trừ pháp hiện tại sắp muốn
hủy diệt; còn lại các pháp khác thuộc hiện tại và các
pháp thuộc quá khứ, vị lai và vô vi, đó là những pháp không
sắp diệt. Cho nên, không có thứ đệ duyên.
Về
duyên duyên[21]:
Pháp
chân thật vi diệu[22],
Như
Chư Phật đã nói:
Đó
là pháp không duyên,
Vậy
đâu có duyên duyên.[23] [9]
Đức
Phật dạy, trong các pháp Đại thừa, những gì hoặc có sắc,
hoặc không sắc, hữu hình, vô hình, hữu lậu, vô lậu, hữu
vi, vô vi. Những pháp tướng ấy nhập pháp tánh. Tất cả
đều Không, không tướng, không duyên. Ví như dòng sông chảy
vào biển, đồng làm một vị. Thật Pháp có thể tin nhưng
được nói ra theo cơ nghi nên không thể cho là thật. Do đó,
không có sở duyên duyên.
Về
Tăng thượng duyên:
Các
pháp không tự tánh,
Nên
không có tướng có.[24]
Nói
rằng: “Cái này có,
Nên
kia có.”[25] Không đúng. [10]
Kinh
nói về Mười hai nhân duyên rằng “Cái này có, cho nên cái
kia có.” Điều ấy không đúng. Tại sao? Vì vạn pháp từ
các duyên phát sanh, cho nên tự nó không có định tánh. Không
có định tánh, do đó không có tướng có. Tướng có không
có làm sao có thể nói: “Cái này có, cho nên cái kia có.”
Do đó, không có tăng thượng duyên. Đức Thế Tôn tùy theo
sự phân biệt có và không của phàm phu mà thuyết pháp.
Lại
nữa:
Trong
nhân duyên riêng, chung[26],
Không
thể tìm thấy quả.
Trong
nhân duyên nếu không,
Làm
sao từ duyên khởi? [11]
Chúng
là chỉ cho sự tập hợp của các duyên, trong đó không có
quả. Riêng là chỉ cho từng nhân duyên riêng biệt, trong đó
cũng chẳng có quả. Nếu trong nhân duyên chung và riêng mà
không quả, làm thế nào nói quả từ nhân duyên phát sanh?
Lại
nữa:
Nếu
nói duyên không quả,
Mà
từ duyên phát sanh;
Quả
ấy sao chẳng từ
Trong
phi duyên phát xuất? [12]
Nếu
không thể tìm thấy quả trong nhân duyên, thì tại sao nó không
xuất hiện từ cái phi duyên? Như trong đất bùn, không có
bình, thì tại sao bình không xuất hiện từ sữa?
Lại
nữa:
Nếu
quả từ duyên sanh;
Duyên
ấy không tự tánh.[27]
Từ
vô tự tánh sanh,
Sao
được từ duyên sanh. [13]
Quả
chẳng từ duyên sanh,
Không
từ phi duyên sanh.
Vì
quả vốn không có,
Duyên,
phi duyên cũng không [14]
Quả
từ các duyên phát sanh. Duyên ấy không có tính cố định.
Nếu không có tự tính thì không có pháp; không có pháp làm
thế nào có thể phát sanh? Thế nên quả không từ duyên sanh.
Không
từ duyên sanh tức là phủ định duyên, nên nói là phi duyên.
Thật ra, chẳng có pháp phi duyên. Thế nên, không từ phi duyên
mà sanh. Nếu nó không sanh khởi từ hai trường hợp đó, thế
thì quả không có. Không có quả, do đó duyên và phi duyên
cũng không.
--------------------------------------------------------------------------------
[1]
Nhân duyên, hay duyên, Skt. pratyaya: điều kiện quan hệ. Cần
phân biệt với nhân duyên chỉ hai yếu tố nhân (hetu:nguyên
nhân) va duyên (pratyaya).TS
[2]
Trong bản Skt., cac từ bát bất, duyên khởi (pratìtyasamutpàdam),
diệt hý luận (prapaĩcopazamam) và thiện (zivam) là những từ
đồng cách, do dó được hiểu là đồng nghĩa, va cùng chỉ
chung một thực tại. TS
[3]
Thiện, trong các giải thích Hán đều hiểu là trạng từ,
do đó thiện diệt... được giải thích là “diệt trừ một
cách khéo léo, toàn thiện.” Thiện trong bản Sanskrit là ziva:
an ổn, cát tường, tịch tĩnh... Giải thích của Prasannapàda:
sarvaprapaĩcopamazivalakwaịaư nirvàịaư... “các phẩm tính
diệt hý luận, an ổn (ziva), chỉ cho Niết-bàn.” TS
[4]
Đại Tự Tại thiên, hay Ma-hê-thủ-la thiên (Skt. Mahezvara),
biệt danh của Ziva (Thần Thấp-bà), Thượng đế, hay Thần
sáng tạo thế gới, vạn vật; một chi phái tín ngưỡng thuộc
Ấn độ giáo.
[5]
Vi-nựu thiên (Viwịu), Thượng đế, hay Thần sáng tạo. Nguyên là thần Mặt trời. Cùng với Brahman, và Ziva, họp thành
Tam vị nhất thể (trimùrti) hay Chúa Ba ngôi của Ấn độ giáo.
TS
[6]
Cát Tạng, Trung quán luận sớ (Đại 42, tr. 15a): dẫn Đề-bà,
“Có một phái ngoại đạo chủ trương trước khi có loài
người, tồn tại một người nam và một người nữ.Từ hai
người này sinh ra vạn vật; do đó nói là sinh từ sự hòa
hiệp.” Bản Skt., Akutobhaya (Vô úy luận): ìzvarapuruwobhaya-...,
“từ Chúa trời, từ Linh hồn nguyên thủy, từ cả hai...”
TS
[7]
Cát Tạng, sđd. : chủ trương của phái Minh sơ. Thế giới
khởi nguyên từ sự tối tăm mông muội. Chủ trương này liên
hệ với thuyết Prakfti của Số luận (Sankhyà). TS
[8] Ngài Long Thọ Bồ tát muốn chúng ta nhận định lại hoặc
hiểu thêm về lý nhân duyên sanh một cách hữu lý, không rơi
vào thiên kiến, mê chấp, cố định. Phật Pháp là bất định
pháp. Nó phải được thể hiện qua thời gian, không gian, tùy
căn cơ của mỗi từng lớp nhân sanh, trình độ trí thức
hay kém trí thức. Bịnh trầm trọng của nhân loại chúng sanh
là bịnh thiên kiến, cố chấp; các pháp thường tồn, đoạn
diệt, hay là do Thượng đế, Phạm Thiên sáng tạo v.v…. chính
nguyên nhân cố chấp làm trở ngại con đường khai phóng tự
tại giải thoát. Cố chấp là không có tinh thần uyển chuyển,
mở tầm mắt, tâm hồn khoáng đại, để nhận lãnh và quan
sát cùng tận chân lý phổ quát, tòan diện. Nói rằng các
pháp có nhân duyên sanh; sự thật ngày nay không ai còn nghĩ
rằng sự vật trong vũ trụ này là từ vô nhân hay ngẫu nhiên
có, mà không phải từ nhiều nhân tố, phương tiện điều
kiện hợp thành, như cái bàn, cái ghế. Ngay bản thân chúng
ta, cũng do nhiều nhân tố hợp thành… Nhưng chúng ta đừng
khẳng định rằng tất cả đều do nhân duyên sanh mà cố
chấp nhân duyên.
[9] Các pháp do nhân duyên sanh là chính nó không có tự tánh. Tự
tánh là chỉ bản thể thường trú mà Long Thọ Bồ Tát gọi
là Zùnya, tánh chân không. Bản thể này không phải từ nhân
duyên hay phi nhân duyên. Do đó tự tánh bản thể chân không
là tánh bất sanh bất diệt…
[10] Nhưng nếu chúng ta quan niệm rằng, ngoài pháp nhân duyên sanh
có một tự tánh thường trú khác, thuộc phi nhân duyên, quan
niệm như thế cũng là sai lầm thiên kiến. Còn có quan niệm
về hữu nhân duyên, phi nhân duyên v.v… là còn các biến chấp
trước có không.
[11]
Nhân duyên (hetu-pratyaya), điều kiện để sanh là nguyên nhân
trực tiếp. Không nên nhầm với từ nhân duyên trong đề của
chương. TS
[12]
Thứ đệ duyên, cũng gọi là đẳng vô gián duyên (samanantara-pratyaya),
điều kiện để phát sanh là sự tiếp nối liên tục. TS
[13]
Duyên duyên, hay sở duyên duyên (àlambana-pratyaya), điều kiện
để thức sanh khởi là đối tượng để thức bám vào. TS
[14]
Tăng thượng duyên (adhipati-pratyaya), điều kiện là những
tác động gian tiếp (của môi trường). TS
[15] Chúng ta thường hiểu quả là từ nhân duyên sanh ra. Như thế
với nhân giống nhau hay khác? Theo quan niệm rằng quả không
khác nhân, bởi nhân sanh ra quả. “Nhân nào quả ấy” quan
niệm như thế không phải sai, song không phải hoàn toàn đúng.
Bởi vì, nếu quả giống nhân, nhân quả không khác, như vậy
người ta đặt danh từ nhân quả làm gì? Nhân quả không khác,
có nghĩa nhân tức là quả, quả tức là nhân. Và như thế
nhân quả là một. Khi nói nhân trong ấy đã có quả thì không
cần nói quả của nhân, thêm thừa.
[16]
Như nếu nói quả khác với nhân. Điều này cũng không đúng.
Nhân khác, quả khác thì cũng như nói hột mang cầu (nhân)
sanh ra trái mít (quả). Quan niệm trong nhân đã có quả, trong
nhân không có quả, quả chẳng phải là nhân duyên, hữu quả,
vô quả, phi nhân, phi quả… là quan niệm còn trong tư tưởng
lẫn quẩn. Thấu triệt chân lý Phật giáo là người phải
nhận định phân minh các nghĩa hẹp, nghĩa rộng, sự lý và
tương đối tuyệt đối dung hòa không gian thời gian, tùy duyên
bất biến, bất biến tùy duyên.
[17]
Hán: phi hữu sanh, nên hiểu là không hiện hữu hay không tồn
tại; Skt. na san... TS
[18]
Bài tụng này phê phán khái niệm “nhân” hay nguyên nhân
(hetu), tức duyên thứ nhất trong bốn duyên. Nhưng theo Cát
Tạng, cả 4 bài tụng trên đều nhắm phê phán về nhân duyên;
3 bài kế tiếp, phê phán 3 duyên còn lại. TS
[19]
Cát Tạng, Trung quán luận sớ 3 (Đại 30, tr. 49b): Trong Thượng
tọa bộ, có một Luận sư chủ truơng (đây chỉ Ttheravàda-Pali)
rằng sắc pháp diệt ngay khi vừa sanh, nhưng tâm pháp tồn
tại trong 15 sát-na mới diệt. TS
[20]
Hán: dục diệt, vị dục diệt. Luận sớ của Cát Tạng đọc
là dục diệt bất dục diệt, và giải thích: “ dục diệt,
chỉ phần sắp diệt trong hiện tại.; bất dục diệt, chỉ
phần bắt đầu sanh trong hiện tại.” (Trung quán luận sớ
3, Đại 30, tr. 50a). TS
[21]
Phân biệt hai từ duyên đồng âm nhưng khác nghĩa. Từ duyên
trước, Skt. àlambana, sự (hay cái, để) vin vào, bám vào. Từ
duyên sau, Skt. pratyaya, điều kiện cần có để phát sanh. TS
[22]
Từ Skt. trong bản La-thập đọc là sad- dharma (chân thật vi
diệu pháp. Các bản Sanskrit hiện có đều đọc là san dharma
(pháp đang tồn tại). TS
[23] Chính thế, Bồ tát Long Thọ áp dụng luận cứ uyển chuyển
bằng học thuyết “Tánh Không” trong Trung Quán luận, bắt
đầu bằng nguyên lý nhân duyên sanh. Vì đây là đầu mối
đưa đến diệt vọng chấp và giải thoát toàn diện, giác
ngộ viên mãn qua lý Trung đạo Đệ nhất nghĩa đế.
[24]
Tham chiếu bản Skt.: bhàvànàư nihïsvabhàvànàư na sattà vidyate
yatahï, “vì không thể nhận thức được sự hiện hữu của
những hữu thể vốn không tự hữu.”
[25]
Tóm tắt phát biểu về duyên khởi của Phật: thử hữu cố
bỉ hữu, thử sanh cố bỉ sanh... (asmin satìdaư bhavati). TS
[66]
Hán: lược quảng nhân duyên trung; tham chiếu bản Skt.: (...)
vyasta-samastewu pratyayewv-..., “trong các điều kiện bị tách
rời hay được kết hợp.” TS
[27]
Tham chiếu Skt.: phalaṃ ca pratyayamayaư pratyatàz càsvayammayàh,
“kết quả là cái được tác thành bởi duyên (điều kiện);
nhưng các duyên lại là những cái không tự tác thành.”