Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 2 (tt): Những lý do phải xem Thanh Văn ThừaTiểu Thừa

10 Tháng Mười 201000:00(Xem: 8526)
Chương 2 (tt): Những lý do phải xem Thanh Văn Thừa là Tiểu Thừa

Những lý do phải xem Sràvakayàna (Thanh văn thừa) là Tiểu thừa

Dù cho thái độ hòa giải của tập Saddharmapundarika, cố gắng nêu rõ các vị Nirvànagàmim (đã chứng Niết bàn Tiểu thừa) cuối cùng sẽ thành Nhất thế trí (Sarvajnas) và Tiểu thừa chỉ là một xảo phương tiện, điều rất rõ ràng là tập này cũng như các tập Ðại thừa khác đều có một thái độ kẻ cả và cố gắng xác nhận Ðại thừa cao thượng hơn Tiểu thừa rất nhiều.

Tập Sùtràlankàra nói rằng có bảy đặc tính, mà Ðại thừa phải được xem là lớn: Một là nền tảng (àlambana: duyên) là lớn vì kinh điển Ðại thừa rất sai biệtvô số lượng. Thứ hai quả chứng (pratipatti) của Ðại thừa là lớn vì Ðại thừa thành tựu hai mục đích: Tự lợilợi tha. Thứ ba, kiến thức do Ðại thừa giảng dạy là sâu kín vì đi sâu vào Không tánh (nairàtmyabhàva) của cả nhân và pháp (pudgala và dharma). Thứ tư, Ðại thừa đòi hỏi nhiều khổ hạnh lớn, vì Ðại thừa đòi hỏi sự tinh tấn tha thiết trải nhiều đời, nhiều kiếp. Thứ năm Ðại thừa là lớn trong những vật liệu phương tiện, vì người theo Ðại thừa không cần phải rời khỏi cuộc đời, miễn rằng các vị này không bị ràng buộc vì đời. Thứ sáu Thành quả (Samudàgama) của Ðại thừa là lớn, vì Ðại thừa đưa đến bala (lực), vaisàradya (vô úy) và 18 àvenikadharmas (bất cộng pháp) (72). Thứ bảy và cuối cùng, Ðại thừa là lớn trong sự thi hành những trách nhiệm của đức Phật, nghĩa là trong sự trình bày về chứng quả Bồ đề (Sambodhi) và Ðại bát niết bàn (Mahàparinirvàna) (73).

Danh từ Hìnayàna (Tiểu thừa) cũng đủ nêu rõ địa vị thấp kém mà các nhà Ðại thừa dành cho Tiểu thừa. Danh từ thường dùng trong văn học Ðại thừa là Sràvaka (Thanh văn) và Pratyekabuddha (Ðộc giác). Những danh từ này không có màu sắc gì và những người Tiểu thừa cũng dùng chữ Sàvaka hay Sràvaka trong những danh từ Pakatisàvaka (Tự tánh Thanh văn), Aggasàvaka (Ðệ nhất Thanh văn), Sàvakasangha (Thanh văn tăng già), Sàvika (Nữ thanh văn) v.v... Danh từ Pratyeka (Pacceka) buddha (Ðộc giác Phật) cũng được các nhà Tiểu thừa thường dùng. Danh từ Hìnayana được dùng để chỉ rằng các hàng Thanh vănÐộc giác Phật là Hìnàdhimukta (hạ liệt) (74). Các vị này cũng được gọi là Pràdesika (tạp thừa) vì tâm trí các vị này chỉ có một cái nhìn phiến diện (pràdesika) chứ không tổng quát về sự thật (75).

Àsaya (khuynh hướng)

Tập Sùtràlankàra (Ðại trang nghiêm kinh) phân tích nêu rõ rằng vì hàng Thanh văn là hìnàdhimukta và do vậy sự tinh tấn, giảng dạy, công đứcthành quả của những vị này thấp kém nếu so sánh với các vị Ðại thừa (76). Chính do bản nguyện của mỗi người mà giáo pháp được giảng dạy, và chính do giáo pháp được giảng dạy mà chúng ta tinh tấn tu trì. Chúng ta gặt hái công đức tùy theo sự tinh tấn của mình và quả Bồ đề xứng lượng với công đức của chúng ta, hoặc Sràvakabodhi (Thanh văn giác), Pratyekabodhi (Ðộc giác) hay Mahàbodhi (Ðại bồ đề) (77).

Như vậy sự phân loại dựa lên trên Àsaya (khuynh hướng) của từng cá nhân. Các hàng Thanh văn hay Ðộc giác bị các nhà Ðại thừa khinh rẻ vì các vị này chỉ lo phần tự giác (àtmaparinirvànàsaya) mà không hướng đến sự dắt dẫn người khác đến Niết bàn, không kể đến tự thân. Vì các vị này chỉ hướng đến quả vị A-la-hán mà thôi chứ không hướng đến quả vị Phật cứu độ cho muôn loài, vì các vị này chỉ ao ước chứng được Dharmacaksu (Pháp nhãn) mà thôi, nên các vị này là Hìnàdhimukti (nghĩa là khuynh hướng hạ liệt). Lý tưởng tự giải thoát của các nhà Tiểu thừa đã bị tất cả học phái Ðại thừa đả kích với những danh từ hết sức quyết liệt như ích kỷ tâm linh (àdhyàtmika svàrthaparatva): Các nhà Ðại thừa, không có thiết thực mấy đi nữa, cũng phải được tán thán bởi tâm nguyện Paràrtha, nghĩa là hy sinh tự lợi để phục vụ lợi tha hay đặt phần tự lợi (78) dưới phần lợi tha. Tập Sùtràlankàra (79) dùng một ví dụ rất quen thuộc để chứng minh mục đích cao đẹp của Ðại thừa.

Yàtha punyam prasavate paresàm bhojanam dadat.
Na tu svayam sa bhunjànas tathà punyamathodayah

(Như công đức tôn giáo được tác thành nhờ cho kẻ khác đồ ăn chớ không phải nhờ ăn đồ ăn ấy, cũng vậy các nhà Ðại thừa hưởng nhiều công đức hơn nhờ giúp ngư?i khác chứng Niết bàn, chớ không phải chỉ lo Niết bàn cho chính mình như các nhà Tiểu thừa).

Lý tưởng này của Ðại thừa được tập Bhàgavata (80) đề cập đến khi Prahlàda nói rằng:

Pràyena devamunayah svavimuktikàmà
Maunam caranti vijane na paràrthanisthàt,
Naitàn vihàya krpanàn vimumuksa eko
Nànyam tvadasya saranam bhramato nupasye.

(Bạch Thế Tôn, nhiều khi các vị ẩn sĩ muốn lo tự giác, theo hạnh im lặng trong rừng sâu, không dấn thân lo đến lợi tha. Tôi không muốn chỉ lo phần tự giácbỏ quên những người khác. Tôi không tìm thấy cho tự ngã khắc khoải của tôi một chỗ quy y nào khác nơi Ngài).

Lý tưởng của các nhàÐại thừa chắc chắn rất cao thượng và có sức hấp dẫn mọi người rất mạnh mẽ, nhưng con đường thực hành để được giải thoát phải trải qua vô lượng vô số kiếp, con đường ấy không thể hấp dẫn tất cả mọi người.

Các nhà Tiểu thừa không phủ nhận sự phát nguyện thành Phật thật rất cao thượng, nhưng các vị này nghĩ rằng đối với những người có công đức và khả năng kém xa các vị Bồ-tát thời khuyên họ cố gắng tinh tấn để thành Phật thật là vô ích và không thiết thực. Lời buộc tội các vị Thanh văn không có những hành động lợi tha thật không chính xác. Câu kệ trong kinh Dhammapada (Pháp cú) (81):

Dhammadànam sabbadànam jinàti

(Bố thí pháp thắng hơn tất cả loại bố thí),

và lời dạy trong tập Dìgha Nikàya và trong Vinaya: (82)

"Caratha, bhikkahve, càrikam bahujanahitàya bahujanasukhàya lokànukampàya atthàya hitàya sukhàya devamanussànam"

(Hãy đi, này các Tỷ kheo, và truyền thuyết chánh pháp, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiênloài người).

Hai câu trên nêu rõ ràng các nhà Tiểu thừa không phải ích kỷ như các nhà văn Ðại thừa miêu tả. Ðiều mà các nhà Ðại thừa xem các vị Tiểu thừaích kỷ là vì các nhà Tiểu thừa trước khi nghĩ mình có khả năng giải thoát cho các người khác, chỉ sống trong phòng tu của mình mà lo phần tự độ. Chỉ sau khi chứng được chánh tri kiến, các vị này mới tự xem là đủ khả năng để giúp đỡ người khác chứng được trí tuệ tương tự. Nhưng trong khi các vị này đang còn trong thời tu tập, nghĩa là trước khi chứng quả A-la-hán, các vị này cũng đến thăm các nhà cư sĩ và giảng cho chúng những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật; và những vị trưởng thượng cũng thâu nhận và dạy cho đệ tử tu tập những nguyên tắc cao siêu hơn về tôn giáo. Ðời sống của các Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên, Ðại Ca Diếp và các vị khác đã nêu rõ hành động vị tha (paràrthava) sau khi những vị này chứng quả A-la-hán. Trong kinh Lohicca có nói rằng chánh pháp cần phải được truyền bá, nếu không thì như vị vua tự thọ hưởng bao nhiêu bổng lộc của quốc gia riêng cho mình (83).

Kinh Sùtràlankàra không bỏ lỡ cơ hội này để chứng minh sự ích kỷ của các nhà Tiểu thừa. Tập này nói rằng các hàng Thanh văn (Sràvaka) không dạy tín đồ phải phục vụ kẻ khác (paràrtha) mà chỉ dạy làm thế nào cho tự thân chứng được nirvid (nhàm chán thế tục), viràga (vô tham) và vimukti (giải thoát). Tập này kết luận rằng một giáo lý dạy ích kỷ không thể trở thành lợi tha vì được dạy cho kẻ khác, vì giáo lý ấy khuyến khích tự lợi, tự giải thoát. Do vậy, giáo lý ấy là một yàna (thừa) ích kỷ (84).

Upadesa (giảng dạy) và Prayoga (tinh tấn)

Như vậy tự nhiên Upadesa và Prayoga tùy thuộc với Àsaya (khuynh hướng) (85). Một nhà Tiểu thừa không cần phải phát triển Bodhicitta (Bồ đề tâm) và cố gắng tu các hạnh Ba-la-mật. Các nhà Tiểu thừa không cần như các vị Bồ-tát phát nguyện đương chịu sự đau khổ vô lượng kiếpđịa ngục hay ở Yamaloka, làm con vật hay con trùng để đưa tất cả chúng sanh đ?n nirupadhisesanirvànadhàtu (vô dư y Niết bàn) (86). Sự điều hòa đời sống theo giới luật Pràtimoksa (giới bổn), sự thực hành các bổn phận trong Bát chánh đạo và sự giác ngộTứ đế và lý Duyên khởivừa đủ với các vị này. Sự nhận thức thế giới không có tự ngã hay không có gì thuộc tự ngã là vừa đủ và các vị này không cần phải tìm hiểu thực hành tánh của Sùnyatà (chơn không), chân lý tối hậu.

Upastambha (huân tập công đức)

Muốn trở thành một vị Bồ-tát, cần phải có đủ công đức trong những đời trước. Trừ phicho đến khi những công đức ấy đạt đến mức độ cần thiết do các nhà Ðại thừa đòi hỏi, một chúng sanh không thể trở thành một vị Bồ-tát hay thu hoạch được những lợi ích thiết thực của giáo lý Ðại thừa. Các nhà Tiểu thừa có một quan điểm hoàn toàn khác hẳn. Theo tập Puggala Pannatti, người nào phạm ngũ nghịch (ànantarika) thời không thể nào giải thoát được (87), ngoài ra mọi người khác đều có thể giác ngộ, thời gian dài ngắn tùy theo từng người. Do vậy nên không có đòi hỏi upastambha chất chứa công đức trong phương trình giải thoát của Tiểu thừa. Tất cả mọi loại, trừ năm loại ngũ nghịch trên, đều có thể giải thoát. Các nhà Tiểu thừa đạt mục đích của mình bằng cách xa lánh các hoạt động thế tục, còn các nhà Ðại thừa đạt mục đích trên bằng những hoạt động thế tục, nhưng tâm trí luôn luôn không tham đắm thế sự.

Kàla (thời gian)

Vì các nhà Tiểu thừa không cần đến upastambha và vì àsaya của những vị này chỉ là giải thoát chứ không phải là thần lực đặc biệt của một đức Phật, nên thời gian (kàla) đòi hỏi bởi một nhà Tiểu thừa để đạt mục đích tương đối ngắn hơn thời gian của một vị Bồ-tát (88). Tập Sùtràlankàra gợi ý rằng một nhà Tiểu thừathể đạt được mục đích trong ba đời. Ðây nói đến sự tin tưởng của Tiểu thừa cho rằng trải qua bảy đời, có thể đạt được mục tiêu, năm trong bảy đời này phải trải qua trong thánh quảDự lưu (Srotàpanna) (89). Tập Sùtràlankàra trong khi tính đến số tái sinh để ra ngoài bốn lần tái sinh dự bị cho giai đoạn Dự lưu cuối cùng. Cách tính này đôi khi cũng được một số Tiểu thừa chấp nhận (90).

Sự sai khác giữa Pratyekabuddha (Ðộc giác) với Sràvaka (Thanh văn) và Samyaksambuddha (Chánh đẳng giác)

Dẫu cho các nhà Pratyekabuddha luôn luôn được phân loại với các nhà Thanh văn là Hìnàdhimukta (hạ liệt), các vị này được xem là trung phẩm (91). Các nhà Ðại thừa là thượng phẩm, Uttama hay Srestha. Tập Pundarika nêu rõ địa vị tương đối của những vị này như sau: "Các vị Thanh văn là những vị nghe theo lời dạy của các người khác (paraghosàsravànugama), tự cố gắng để hiểu bốn sự thật và chứng Niết bàn cho mình. Các vị Ðộc giác là những vị muốn tự kiềm chế, muốn được an tịnhtrí tuệ nhưng không được sự giúp đỡ của một vị tôn sư (anàcàryakam) và tự tìm Niết bàn cho mình sau khi hiểu hetu (nhân) và pratyaya (duyên) nghĩa là lý nhân duyên. Các vị Ðại thừa là những vị cố gắng đạt được Phật trí mà không cần đến một vị tôn sư, tìm kiếm Phật lực để cứu tất cả chúng sanh, được giải thoát an vui (92).

Tập Dasabhùmikasùtra đi sâu vào chi tiết hơn và phân biệt ba hạng trên như sau: "Các vị Thanh văn là những vị đã thành tựu viên mãn (paribhàvyamàna) mười thiện hạnh (Kusalakarmapatha) nhờ trí tuệ của mình (prajnà), có một cìtta (tâm) chỉ có thể hiểu được một phần sự thật, rất sợ hãi phải sinh trưởng trong ba giới (dhàtu), tùy thuộc sự giáo huấn của người khác và không thể có lòng đại bi (Mahàkarunà). Các vị Ðộc giác là những vị thanh tịnh hơn, thể nhập sự thật không cần sự giúp đỡ của người khác, có thể hiểu triệt để lý nhân duyên, nhưng các vị này cũng không có lòng đại bi. Các vị Ðại thừa hay Bồ-tát là những vị thanh tịnh hơn nữa, đã thuần thục phương tiện thiện xảo (Upàyakausalya), phát đại nguyện (mahàpranidhàna), diệt trừ mọi phiền não, dùng Buddhajnàna (Phật trí) làm àlambana (y chỉ), tự mình hoàn thiện trong các bhùmi (địa) và các hạnh Pàramita (Ba-la-mật), đã chứng được tất cả 10 bala (Thập lực) và mọi quyền lực thuộc Phật quả, và tâm Ðại bi được phát huy triệt để (93)".

Tập Madhyamakàvatàra và các tác phẩm Ðại thừa khác cũng phân biệt giữa Thanh văn, Ðộc giác và Bồ-tát với những đặc điểm như trên (94). Theo giáo sư Vallée Poussin, sự sai khác về vấn đề hiểu biết lý nhân duyên giữa Thanh văn và Ðộc giác có tính cách lý thuyết hơn là thực sự vì vấn đề này thuộc một phần của sự thật thứ hai (Tập đế). Tập Abhidharmakosavyàkhyà (Câu xá luận thích) giới thiệu sự sai khác một cách mới mẻ hơn. Giáo sư Poussin tóm tắt như sau: "Vị A-la-hán, sau khi diệt trừ lòng vị ngã khỏi những tâm sở tác thành bản ngã vị kỷ của mình, bắt đầu chú tâm đến công việc của các người khác, sự chú tâm này phát sinh từ lòng từ bi và diệt tận mọi khổ đau, người bậc trung (madhya), nghĩa là các vị Ðộc giác, chỉ mong sự giải thoát, nghĩa là tận diệt mọi khổ đau, không phải hạnh phúc trong đời sống luân hồi hiện tại, vì sự hạnh phúc tạm bợ này là cội gốc của đau khổ. Vị thượng phẩm (Sretha), nghĩa là vị Bồ-tát muốn đem hạnh phúc tạm bợ (àbhyudayika) cho người khác và cả sự diệt tận đau khổ nghĩa là hạnh phúc tối thượng (nihsreyasa-svabhàva); hay vị này mong cầu người khác được hạnh phúc tối thượnghạnh phúc tạm bợ (sukham àbhyudayika-naihsreyasikam) và cho mình sự diệt tận đau khổ nghĩa là Phật quả như là một phương tiện để thực hiện hạnh lợi tha (95).

Tập Abhidharma-Kosa (Câu xá) nói về tha tâm thông (para cittajnàna), tuyên bố rằng một vị Thanh văn thường chỉ chứng được tha tâm thông khi các vị này ở trong hai sát-na của darsanamarga (Kiến đạo), nghĩa là duhkhe dharmajnànaksànti (khổ pháp trí nhẫn) và duhkhe dharmajnàna (khổ pháp trí), còn hàng Ðộc giác có thể biết thêm sát-na thứ tám tức là Samudaye anvayajnàna (tri tùy sát tập hay tập loại trí) (96). Hàng Ðộc giác có thể có một hay hai trí lực tương tự hơn một vị Thanh văn nhưng quả vị (summun bonum) của cả hai đều giống nhau, đó là lý do vì sao các nhà Ðại thừa xếp cả hai vị này vào trong một loại tức là Tiểu thừa, các hàng Ðộc giác cũng là hàng Tiểu thừa nhưng thuộc hạng trung phẩm.

Giáo sư Poussin, trong bài về Ðộc giác (97) có nói lý do vì sao các hàng Ðộc giác có mặt trong văn học Phật giáo. Theo giáo sư, đức Phật không ưa gì lắm đời sống ẩn dật của những vị ẩn sĩ, những vị này sống đầy dẫy trong thời đại của Ngài. Nhưng Ngài nhận thấy rằng những vị ẩn sĩ này có tất cả những đức tánh của một vị A-la-hán, nếu không phải là nhiều hơn. Ðể thâu nhận những vị này vào trong giáo hội Phật giáo, để đặt cho những vị này một vị trí trong thế giới tâm linh của Phật giáo, quan niệm các vị Ðộc giác được chấp nhận vào trong văn học Phật giáo. Những vị này được xem là những Phật tử tân tòng nhưng không thể chứng quả A-la-hán khi tôn giáo còn hoạt động; do vậy các vị này tiếp tục tiến bước trong đời sống tu hành trí đức và kết quả là các vị này do tự lực đã chứng được sự thật như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng (98). Vì đời sống cô độc của mình, vì không bao giờ có vị tôn sư hay vị hướng dẫn (kalyànamitra), và rất chán ghét sự tiếp xúc với người đời, các vị này không thể phát triển năng lực diễn giảng, năng lực này các vị A-la-hán có thể chứng được đôi phần.

Quan niệm các vị Ðộc giác được nói đến nhiều trong văn học Pàli về sau hơn là trong các tập Nikàya. Tập Milindapanha (99) so sánh những năng lực của vị Ðộc giác với đức Phật và nêu rõ địa vị trung dung của vị Ðộc giác giữa đức Phật và vị A-la-hán. Tập Majjhima Nikàya và tập Lalitavistara nói đến các vị Ðộc giác như những vị ẩn sĩ sống ngoài giáo hội Phật giáo, không phải trong địa vị trung dung giữa vị A-la-hán và đức Phật (100). Tập Puggalapannatti (101) nêu rõ rằng cả đức Phật và các vị Ðộc giác chứng được sự thật, không nhờ một ai chỉ giáo nhưng các vị Ðộc giác không chứng được toàn tri và không nhiếp phục các quả vị (phalas) (102). Các nhà Tiểu thừa không phủ nhận địa vị tối thượng của đức Phật trên các vị A-la-hán và Ðộc giác (103) về quyền lực khả năng, nhưng một đức Phật chỉ ra đời sau rất nhiều kiếp (104), nên các vị này không mấy chú tâm về năng lực của một đức Phậtvấn đề chứng ngộ Phật quả. Tuy vậy, tập Milindapanha tả uy lực đặc biệt của một đức Phật, với những danh từ tương tự của các nhà Ðại thừa, nhưng tập này chỉ đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni và một số đức Phật khác được các nhà Tiểu thừa nói đến chớ không phải vô lượng vô số chư Phật của các nhà Ðại thừa.

Sai biệt chủng tánh (Gotrabheda): Nguyên nhân chính về chí nguyện sai khác giữa mọi người

Tập Sùtralankàra (105) trả lời câu hỏi vì sao giữa những đệ tử của đức Phật lại có những người có chí nguyện thượng, trung, hạ sai khác nhau. Câu hỏi này đưa đến sự bàn luận về vấn đề gotrabheda, sự sai khác về thứ hạng và sự nghiên cứu lời tuyên bố trong tập Aksaràsisùtra. Tập này nói rằng vì những phần tử tác thành một cá nhân sai khác nhau nên có vô lượng dhàtu (giới) sai khác. Tập này chia chúng sanh thành ba loại: Niyatagotra (định tánh), aniyatagotra (bất định tánh) và agotra (vô tánh).

Hạng đầu gồm những vị, nhờ công đức đời trước hay vì xu hướng nội tâm, sau này sẽ trở thành Sràvakayànàbhisamayagotra (Thanh văn thừa loại tánh), Pratyekabuddhayànà-bhisamayatotra (Ðộc giác thừa loại tánh) hay Tathàgatayànà-bhisamayagotra (Như lai thừa loại tánh). Hạng thứ hai gồm những vị còn ở lưng chừng và có thể trở thành Tiểu thừa hay Ðại thừa. Hạng thứ ba gồm tất cả chúng sanh còn lại, và hạng này lại còn chia thành hai loại (I) những vị không thể nào chứng được Niết bàn (atyantam), và (II) những vị hiện tại (tatkàla) chưa có thể chứng Niết bàn. Trong những vị Nigatagotrasthas (định tánh), chính những dhàtu (giới) quyết định về adhimukti (phát nguyện), còn adhimukti quyết định pratipatti (quả chứng), và chính tùy thuộc các bìja (chủng tử) mà kết quả trở thành hìna (hạ), madhya (trung) và visista (thượng). Các hàng Thanh văn thấp thua hàng Bồ-tát vì hàng Thanh văn không có những công đức xuất chúng, cũng không có một loại công đức nào, vì các hàng thanh văn thiếu năm sức mạnh (bala) và sáu vaisàradyas (vô úy) (107). Tuy vậy các công đức của các vị này không được vĩnh viễn trường tồn vì các vị này chỉ mong cầu chứng được anupàdisega-nirvàna (vô dư y Niết bàn). Các công đức lại không đưa đến những kết quả to lớn vì các hàng Thanh văn không có phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của người khác (aparàrtnatvàt).

Tập Lankàvatàra (108) cũng nói đến các gotra (tánh) và chia thành năm hạng người (abhisamayagotra) (phân loại hạng người tùy theo kết quả giác ngộ), nghĩa là Sràvakayànà- bhisamayatotra, Pratyekabuddhàyànà-bhisamayatotra, Tathàgatayànà-bhisamayagotra (109), Aniyatagotra (bất định tánh) và Agotra (vô tánh). Các hàng Sràvakayànà-bhisamayagotra là những người mê say bởi lời dạy về tính cách linh động của những phần tử tác thành thân thể (skandhadhàtuyàyatanasvasàmànya-laksana) uẩn giới xứ tự đồng tướng và cũng nhận thức được đặc tánh của sự vật liên hệ đến lý Duyên khởi (pratityasamutpàda-vinirbhàga-laksanaparicaye). Trong khi ở trong bhùmi (địa) thứ năm hoặc thứ sáu, những vị này giải thoát khỏi những đau ốm về tương lai, nhưng không khỏi các vàsanà-klesa (phiền não tập khí) (110). Các vị này đạt đến một địa vị không còn thối chuyển và do đó, tuyên bố mình đã sống đời một vị thánh, chứng được tánh vô ngã của cá nhân, đạt đến Niết bàn và không còn phải luân hồi sanh tử.

Vị tác giả tập Lankàvatàra ở đây nói thêm rằng có hạng Thanh văn tự cho đã đạt đến Niết bàn nhờ chứng được tánh vô ngã của cá nhân, và một vài vị cho rằng nhờ hiểu được lý nhân duyên chi phối sự vật, nhưng sự thật không thể nào có Niết bàn nếu không chứng được tánh vô ngã của sự vật (dharmanairàtmya). Các vị này xem đó là cửa giải thoát (nìryàna) nhưng sự thật không phải vậy và do đó còn nắm giữ một phần trong nhiều tà kiến. Các vị Pratyekabuddhayànàbhisamayagotras là những vị đã mê say khi nghe đến các kinh nói đến sự giác ngộ đặc biệt của từng cá nhân, không ưa thân cận với người khác, và rất thích thú các thần thông. Các vị Tathàgatayànàbhisamayatora, theo tập Lankàvatàra, có ba hạng: (I) những vị đã chứng ngộ tánh vô ngã của những loại gọi là hữu tình, (II) những vị cho rằng sự giác ngộ sự thật chỉ xảy ra trong tự thân, và (III) những vị đã chứng được sự vĩ đại của Phật sát (Buddhaksetra).

Các vị Aniyatagotra (bất định tánh) là những vị theo một trong ba tánh kể trên khi được nghe giải thích. Các vị này thật sự ở trong giai đoạn dự bị. Khi Àlayavijnàna (A lại da thức) của những vị này được gội sạch mọi klesa (phiền não) và Vàsanà (tập khí); các vị này trở thành Thanh văn hay Bồ-tát sau khi thọ hưởng hạnh phúc tu thiền nhờ chứng được tánh vô ngã của sự vật. Các nhà Tiểu thừa cũng chấp nhận sự phân loại này nhưng với một ý nghĩa sai biệt. Tập Puggalapannatti và tập Kosa nói đến niyata và aniyatapuggala (Ðịnh tánh và bất định tánh hữu tình), những theo hai tập này, các hạng Niyata (định tánh) là hạng người vì phạm năm tội ngũ nghịch nhất định phải có tà kiến hoặc những bậc đã chứng một trong tám quả Thánh và nhất định sẽ đạt đến Niết bàn, còn các loài hữu tình còn lại thuộc bất định tánh, nghĩa là đời sống của các hạng này chưa được quyết định (111).

Danh từ Gotrabhù (Chuyển tánh) chiếm một địa vị trọng yếu trong phương thức giải thoát của Tiểu thừa. Danh từ này chỉ cho một người lần đầu tiên bước vào con đường dẫn đến Niết bàn sau khi ra khỏi hàng ngũ phàm phu (puthujjana) (112). Sau khi tu trì phần tâm linh, một người mới trở thành Gotrabhù, sau một sát-na bước vào thánh đạo, nhận thức được khổ đế thứ nhất trừ diệt các nghi vấnsai lầm, thể nhận đư?c Niết bàn và bắt đầu thi hành những bổn phận trong Bát chánh đạo. Vị này trở thành một vị Arya (Thánh) và đủ điều kiện để chứng được quả vị cao nhất trong các bậc Thánh. Chính trong ý nghĩa này mà tập Satasàhasrikà (thiên bách tụng) (113) cũng dùng danh từ Gotrabhùrastamaka trong khi nói đến các thứ bậc tu hành, trong ấy các loài hữu tình muốn đạt đến hạnh phúc hoàn toàn cần phải an trú.

Tiểu thừa bị Ðại thừa công kích

Nay rõ ràng các nhà Ðại thừa xem các nhàTiểu thừa như các tôn giáotriết gia ngoại đ?o của các vị Brahmavàda (tin theo Phạm thiên) và các vị Sàsvatavàda (thường kiến). Kinh Brahmajàlasutta (Phạm võng kinh) tuyên bố một số người trở thành Brahmavàda hay Sàsvatavàda, không phải vì tà kiến riêng nhưng bởi vì chúng không có thể nghĩ gì cao hơn Phạm thiên hay xa hơn vài ngàn đời. Chính đức Phật đã vượt qua giới hạn ấy và đã tìm ra những khuyết điểm của chúng (114). Do vậy chúng ta thấy có một sự phát triển tiếp tục về tư tưởng và những tân tư tưởng gia, những nhà Ðại thừa đã xem tất cả những lời tuyên bố gán cho đức Phật dưới một ánh sáng hoàn toàn mới lạ. Một khi một tư tưởng giới cao hơn đã đạt được, thời mọi lời tuyên bố tự nhiên được giải thích từ tư tưởng giới cao ấy. Các nhà Ðại thừa thương hại các nhà Tiểu thừa vì những hiểu lầm của họ cũng như các nhà Tiểu thừa thương hại các nhà Brahmavàda hay Sàsvatavàda.

Theo các nhà Tiểu thừa, Niết bàn đánh dấu một địa vị cao hơn địa vị của Phạm thiên (115). Còn theo các nhà Ðại thừa thời Niết bà chỉ là một sự thử thách tạm thời, còn Niết bàn chân thật thời cao thượng hơn trạng thái Niết bàn do các nhà Tiểu thừa nhận thức, cho nên các nhà Tiểu thừa được các nhà Ðại thừa thương hạiquan niệmlý tưởng thấp kém của họ. Theo quan niệm của các nhà Ðại thừa, các vị Tiểu thừa giống như những đứa trẻ chơi với các đồ chơi nhưng không có thể nhận thức được sự thật. Tập Kàsyaparivarta (116) nói rằng giống như những người con trai của bà hoàng hậu với một người nghèo không được xem là hoàng tử. Còn những người con trai của một vị vua với bà hoàng hậu hay với một thị tỳ nào cũng được xem là hoàng tử. Cũng vậy các nhà Tiểu thừa có thể là kết quả cùng một pháp giới (117) như các nhà Ðại thừa nhưng không có thể được xem là trưởng tử của đức Phật, giống như con trai của hoàng hậu với một người nghèo không được xem là hoàng tử.

Tập Prajnàpàramità cũng lặp lại vấn đề này và nói rằng trí tuệ của một vị đã hoàn thành Bát nhã Ba-la-mật không thể so sánh với trí tuệ của một nhà Thanh văn đệ nhất. Tập Lalitavistara (118), tập Kàsyapa parivarta (119) và các tập khác đều nhấn mạnh về điểm một vị Bồ-tát phải phát triển Asprhà (không ham muốn) đối với Tiểu thừa. Tập Bodhicaryàvatàra (120) nghĩ rằng: tất cả công đức của các vị Thanh văn không có thể sánh bằng những công đức của một vị Bồ-tát đã phát Phật tâm. Còn tập Siksàsamuccaya (121) xem là một mùlàpatti (tội căn bản) nếu một vị Bồ-tát hoặc giao thiệp với một vị Thanh văn, vì như vậy sẽ làm trí tuệ của vị này trở thành muội lược, hay giảng Ðại thừa cho một người mà căn bản thiện pháp (kusalamùla) không đủ để vị này có thể theo được giáo lý Ðại thừa (123) và vị Bồ-tát này sẽ phạm một trọng tội nếu phát tâm hướng đến Thanh văn địa hay Ðộc giác địa (123). Tập Gandvyùha (124) kể một danh sách rất dài những khuyết điểm của một vị Thanh văn so sánh với một vị Bồ-tát và nêu rõ rằng các nhà Thanh văn không hiểu rõ được những hành động của đức Phật ở tại Jetavana (Kỳ viên). Những nguyên nhân đề cập đến là vì trí tuệ của một đức Phật vượt ngoài tầm hiểu biết của các nhà Thanh văn. Jnanacaksu (tuệ nhãn) của những vị này yếu ớt không thể thấy được những hành động của đức Phật. Tập Prajnàpàramità (125) và tập Siksàsamuccaya (126) xem các nhà Thanh văn như là ác hữu khác với thiện hữu của những vị Bồ-tát vì các nhà Thanh văn khuyên các vị Bồ-tát nên bỏ con đường Ðại thừa, một con đường giải thoát rất khổ cực và không tưởng, đòi hỏi một thời gian quá dài và khuyên theo con đường giải thoát Tiểu thừa là một một con đường thiết thực tốt đẹp hơn và đòi hỏi một thời gian ngắn hơn nhiều. Tập Pundarika (Pháp hoa) (127) gọi các nhà Tiểu thừa là Abhimànika (tự phụ) vì các vị này không tin các lời tuyên bố của tập này.

Dù cho có sự cố gắng để chỉ trích Tiểu thừa trong hầu hết các tác phẩm Ðại thừa, các tập này không thể phủ nhận công trình của các nhà Tiểu thừa trên con đường tu hành, nhất là sự tiến triển đạo đức. Theo tập Pundarika (128) trong một Buddhaksetra (Phật sát) có vô lượng vô số Thanh văn và những vị này rất tinh tấn và giống như những hòn ngọc không tì vết trong sự hộ trì giới luật. Sự khinh miệt dharma của các nhà Thanh văn và các nhà Ðộc giác được xem như là một tội căn bản (mùlàpatti) đối với một vị Bồ-tát (129). Tập Siksàsamuccaya (130) và tập Bodhicaryàvatara (131) khuyên các vị Bồ-tát phải kính trọng Thanh văn thừa và Ðại thừa ngang nhau.

Tập Bodhisattvabhùmi (132) xem là một tội phạm nếu một vị Bồ-tát nghĩ rằng vị này không nên nghe, không nên học, không nên thực hành những pháp liên hệ đến Thanh văn thừa. Chúng ta thường thấy những vị Bồ-tát đến các vị Thanh văn (133) để nghe thuyết pháp. Và điều rất kỳ dị là Subhùti (Tu Bồ Ðề) lãnh trách nhiệm thuyết giảng triết lý Sùnyatà (chân không) trong những tập Prajnàpà ramità. Như vậy rõ ràng rằng trong những giai đoạn đầu tiên của Ðại thừa, các nhà Thanh văn rất được kính trọng. Ðiểm này cũng rất rõ ràng trong công thức đảnh lễ mở đầu cho những tác phẩm Ðại thừa đầu tiên. Công thức này nói đến đảnh lễ chư Phật, chư Bồ-tát và các vị Thanh văn nữa. Trong một vài tác phẩm Ðại thừa về sau, công thức này được rút ngắn đi. Các tập Satasàhasrikà, Saddharmapundarika và Lalitavistara có công thức như sau: "Namah sarvatathàgata- pratyekabuddhàryasràvakebhyo v.v...." Công thức này được rút ngắn trong tập Siksàsamuccaya, Sùtràlankàra và tập Mahàvyutpatti như sau: "Namah sarvabuddhabodhisattvebhyah".

Như vậy các tác phẩm Ðại thừa đều công nhận sự tiến bộ của các nhà Thanh văn trên con đường tu hànhđời sống đạo đức của những vị này cũng được tán thán. Chỉ có lý tưởng của vị Thanh vănquan niệm kém siêu hình của những vị này đối với sự vật không được các nhà Ðại thừa tán đồng và do vậy những qui luật đao đức và quan điểm triết lý của những vị này được các nhà Ðại thừa xem là thiếu sót và nông cạn.

-ooOoo-

CHÚ THÍCH CHƯƠNG HAI

1- Xem Vinaya, Mv; i.5. 17; Mtu; III, tr.331, 345

2- Sogen trong quyển Systems of Buddhistic thought (trang 7 v.v...), xem Sarvam anitiyam, Sarvam anàtmam và Nirvànam sàntam như là ba nền tảng mà cả Tiểu thừa và Ðại thừa dựa lên. Sự thật vô thườngvô ngã không được quan điểm chân khôngchân như của Ðại thừa chấp nhậnsự thật tuyệt đối. Thật ra Sarvam tathàtvam đã thay thế cả hai trong Ðại thừa.

3- M. Vr. Tr.521; Burnouf, Intro, tr. 519.

4- Itiv, tr.37; Ud, tr.80.

5- Sata; tr. 120: Nàmamàtram idam yaduta Buddha iti.

6- Lankà tr.19: Alabdhàtmaka dharmàh katame yaduta Sasakharostra - vàjisana- vandhyàputra prabhrtayo dharmàh.

7- Sata; trl118: rùpam được xem ở đây nghĩa là dùng chữ nào thay cũng được. Trong tập pàncavimsati. "Màyà" được dùng thế cho Sùnyatà trong công thức giống như trên.

8- M. Vr, tr.248.

9- Sùtra. tr.76. Trong tập Vijnaptimàtratà Sùnyatà cũng là bhùta-tathatà.

10- Xem, Dìgha I, tr.118; Anesaki dùng chữ Tathàgato thay vì chữ "Buddha" thật có ý nghĩa.

11- Lankà, tr.96:Catustaya-vinirmuktà tathàgatànàm dharmadesanà yadutaikatvànyatvobhayànubhayapaksa-vivarjità nàstyasti-samàropàpavàdavinirumktà.

12- M. Vr; tr.446-447: 14 vấn đề bất khả thuyết được chú giải.

13- Xem Lankà; tr.96.

14- M. Vr; chương I và XXIV; xem infra. Chương III (d).

15- Xem chi tiết Chương III (d).

16- Nàgàrjnuna cũng xem Pratìtyasamutpàda như là Sùnyatà; xem M. Vr; tr.503, 542:yah pratìtyasamutpàdah sùnyatàm pracaksmahe.

17- Majjhima, I, tr.191; Samyutta, III. tr.120; Itiv; tr.92; Sad, San (J.P.T.S), 1890, tr.69; Mil; tr.71; Dìgha, II, tr.154: Bodhic; tr.386; M Vr; tr.6, 160; Sàlistambasùtra, tr.70.

18- Asta; tr.3; Panca; tr.1; Bodhic; tr.430.

19- Xem Panca; tr.167a; Bodhic; tr.431. Cần để ý rằng sự hoàn toàn trong Prajnàpàramità có nghĩa là sự chứng ngộ được tuyệt đối qua sự thấu hiểu tánh không của mọi vật.

20- Sad.P; tr.46.

21- Ibid. tr.143.

22- Sad. P; tr.41 và xem Siksà; tr.95-96: "Ta chưa bao giờ thuyết chánh pháp trong những hình thức phân biệt, một cho Thanh văn, một cho Ðộc giác và một cho Bồ-tát".

23- Vallée Poussin trong bản dịch Pháp ngữ tập Le Musé, VIII (N.S), tr.271: "Ce point est enseigné par (Nàgàrjuna) notre maitre, quand il dit: "Le Granđ Véhicule la destruction; c’est la même vacuité dans la sens de destruction et de non-naissance".

24- Sùtrà; tr.68-70.

25- Cf. Kàs . P. tr.116, 80; Kàrikà (A.S.B. ms), tờ 2a Dharmadhàtor asambhedàt gotrabhedo nayujate. Àdheyadharmabhedàt tu tad bhedah parigìyate.39.

26- Sùtrà; tr.69, v.54

27- Giáo sư Lévi sửa lại bản chính "Anàtmanibaddhàsaya" thành "àtmani bhddhàsaya". Xem bản dịch của Giáo sư, tr. 125 v.v...

28- Sùtrà; tr.70; tam avasthàtrayastham samdhàyoktam Bhagavatà Srìmàlàsùøtre, sràvako bhùtvà pratyekabuddho bhavati punas ca Buddha iti.

29- Lankà; tr.65, 243.

30- Lankà; tr.133: Ekàyanamàrgàdhigamàvabodhah katamo yaduta gràhyagràhakavikalpa- yathabhùtàvàsthànàd spravrtter vikalpasyaikayànàvabodhah. Cũng xem trang 155.

31- Xem bài của ông về Ðại thừa trong tập Eastern Buddhist, I,II, tr.1 -2.

32- Quan điểm của các nhà học giả Nhật Bản lấy từ bài của ông Amstrong: "Biện luận về nguồn gốc của Ðại thừa Phật giáo" trong tập The Eastern Buddhist, IV, I.

33- Sùtrà; tr. 3, 4. Ðoạn này được bản sớ giải Trung Hoa của tập Thành Duy Thức để chứng tỏ sự chính xác của Ðại thừa.

34- Về bị chú vấn đề Anàgatabhayas, xem bản dịch Pháp văn của ông Lévi, tập Sùtrà; tr. 6, 7 v.v....

35- Bodhic; tr. 431: Yac ca sùtré ‘ vatarati, vinaye ca samdrsyate, dharmatàm ca ca na vilomayati, tad Buddhavacanam nànyad.

36- Xem quyển Early History, tr. 207, về một thảo luận đầy đủ chi tiết của sự phân loại các Tỷ kheo thuộc một học phái.

37- Suzuki, Outlines of Buddhism, tr. 16.

38- Hiển nhiên ông Kimura đã đề cập đến Chân đếTục đế.

39- Asta; tr.33.

40- Học phái thứ hai này không được đề cập riêng biệt trong phân loại của Thiên thai tôn, T. Richard, New Testament of Higher Buddhism, tr.41.

41- Xem T. Richard, tr.4; ở đây chữ "Giáo lý" hay "Pháp" được dùng thay cho danh từ "Phật giáo".

42- As. Res; XX, tr.399, 400.

43- Xem Tự phần Panca. Về thời gian của tập Prajnàpàramità sớm nhất.

44- Sogen, Systems of Buddhistic Thought, tr.l173.

45- Xem Eastern Buddhist, IV.

46- So sánh Hardy, Manual of Buddhism, tr.312.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi đức Phật rằng các hàng Thanh văn như mình có thể thành Phật không, đức Phật trả lời không, nói rằng các hàng Thanh văn phải thành tựu các hạnh Ba-la-mật.

47- Sad. P, tr.64-5.

48- Sad. P, tr.36, 38, 60, 61; Sata; tr.502.

49- Sad. P, tr.65, 144, 148, 150, 152, 201.

Ngài Xá Lợi Phất, sau khi theo chánh pháp của vô lượng Phật, đảnh lễ các vị này và thực hành hạnh Bồ-tát, sẽ thành đức Phật Padmaprabhà, và ngự trị trên Phật sát tên là Viraja...

50- Sad. P, tr.100, 101.

51- Sad. P, tr.186 v.v...

52- Ibid, tr.188.

53- Majjhima, I, tr.160 - 175; Dìgha II, tr.36.v.v...

54- Xem chương III (d) về Tục đếChân đế.

55- Majjhima, Àsayànusayam viditvàdhammam deseti v.v...

56- Dìgha, I, tr.148; Vinaya I, tr.15 .v.v...

57- Kalpakasàya, Sattvakasàya, Klesakasàya, Drstikasàya Àyukasàya. Sad. P; tr.31, 43.v.v...

58- Sad. P; tr.48; Dìgha, Brahmajàlasutta.

59- Theo Tiểu thừa: khổ, tập, diệt, đạo là Sàmukkamsikà dhammadesanà (Xem Majjhima I, tr.350), nhưng theo tập Sad. P; (tr.60) Buddhajnàna chính là Sàmutkarsikì dharmadesanà.

60- Sad. P; tr.55 - 57, 60.

61- Ibid, tr.59: Bahùni samdhàvacanchi coktam durbodhyam etam hi asiksitehi.

62- Ibid; tr.19, 31, 70.

63- Sata; tr.121 - 2.

64- Sad, tr.71.

65- Nên để ý sự tương phản trong nguyên bản. Tập này nay công nhận các hàng Thanh văn đầy đủ những đức tánh, chính những đức tánh này mà các tác phẩm khác đã chỉ trích các hàng Thanh vănthiếu sót thua các vị Bồ-tát và không thể hiểu giáo lý Ðại thừa.

66- Sad. P; tr.46.

67- Ibid; tr.124.

68- Ibid; tr.140.

69- Ibid; tr.55.

70- Thí dụ này cũng được nói đến trong tập Lankà, tr.88.

71- Sad. P; tr.71 - 76.

72- Liệt kê xem Mvyut.7 - 9.

73- Sùtra; tr.171.

74- Trong tập Pug. P; tr.26, danh từ Hìnàdhimutta chỉ cho một người bất thiện làm các hành vi ác độcphụng sự cho những hạng người tương tự. Danh từ trái lại là Panìtadhimutta, nghĩa là một người có đạo đức làm các thiện sựphụng sự cho những người tương tự.

75- Xem Mvyut; tr.52; Dasa; tr.25.

76- Sùtra; tr.4.

77- Cf. Lal. Vis; P.34: àsayao dharmàlokamukham Hìnayàna-sprhanatà-yai samvartate. Adhyàsayo dharmàlokamukham udàrabuddhadharmà-dyàlambanatàyaisamvartate.

78- Siksà; tr.17.

79- Sùtra; tr.52.

80- Bhàgavata VII, IX, 44

81- Dh. P; tr.354.

82- Dìgha, II tr.45.

83- Dìgha, I tr. 229

84- Sùtra; tr.4.

85- Siksa; tr.4: những ai có Adhyàsaya thanh tịnh thực hành các hạnh Ba-la-mật; những ai thực hành các hạnh Ba-la-mật được an trú trong Ðại thừa.

86- Panca; tr.81b.

87- Tuy vậy có một vài trường hợp rải rác nói rằng các vị phạm ngũ nghịch vẫn có thể giải thoát. So sánh tập Divyà; tr.261: kẻ giết cha sẽ không được một vị Tiểu thừa cho thọ giới nhưng được một vị Tỳ kheo thọ giới Bồ-tát cho phép thọ giới. Siksa; tr.17-18 nói rằng không một ai phạm tội ngũ nghịch có thể phát tâm hướng đến Thanh văn giác hay Ðộc giác.

88- Xem Kosa, III, d - 94a;

89- Về các chi tiết xem chương IV.

90- Sùtra, tr.4.

91- Sùtra; tr.4 và 168. Sách Sad. P; tr.140.

92- Sad. P; tr.80.

93- Dasa; tr.25-26

94- M. Ava trong tập Le Muséum (N.S) VIII, tr. 252.v.v...

95- E.R.E. II tr.740

96- Kosa Vii, 6.

97- E.R.E. X, tr.152-154.

98- E.R.E. X, tr.152

99- Mil; tr.160.

100- Majjhima III; tr.86.

101- Pul. P; tr.14 và 73.

102- So sánh Pug. P; tr.70. Ðoạn này nói rằng Ngài Xá Lợi Phất, Mục kiền Liên và các vị khác được xem là đã chứng sự thật từ trước, chưa từng được nghe vàdiệt tận mọi khổ đau nhờ chứng ngộ chánh pháp.

103- Xem Samuyutta III; tr.65-66.

104- Dìgha II; tr.136 và tr.2.

105- Sùtra; Chương III

106- Ibid trang 10 v.v...

107- Xem chú thích của giáo sư Lévy về những chữ này trong bản dịch Sùtra, tr.26-27 của ông.

108- Lanka; tr.63-65.

109- Ba loại này được gọi là Niyata-gotra.

110- Vàsanà: những dấu vết để lại trong tâm trí bởi các hành vị thiện hay ác, những hành vi này tạo ra khổ hay lạc.

111- Pug. P; tr.13; Kosa, III. 44c, tr.137-138.

112- Majjhima III; tr. 256.

113- Sata; tr.1263.

114- Dìgha I, tr.12 v.v... II, tr.251.

115- Dìgha I, tr.223.

116- Kàs. P; tr.116 (80).

117- Cf. Sutra; tr.68.

118- Lal, Vis; tr.34.

119- Kàs. P; tr.50 và 115.

120- Boddhic, tr.18 và 48.

121- Siksa; tr.54 và 59.

122- Boddhic; tr.146 -147.

123- Siksa; tr.17 và 50

124- Gandavyùha; tr.9d.

125- Sata; tr.1185 v.v... Kàs. P; tr.50.

126- Siksa; tr.54.

127- Sad. P; tr.43.

128- Ibid; tr.24, 282, 285, 320.

129- Siksa; tr.54 và 59. Boddhic; tr.146 -147.

130- Siksa; tr.92. Boddhic; tr.146.

131- Boddhic; tr.146.

132- Xem Revue de L’histoire des Religions; 1909; tr.3.

133- Trong tập Gandavyùba có nói đến Ngài Sudhanu đến yết kiến rất nhiều vị Thanh văn để học những bổn phận của một vị Bồ-tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33131)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6520)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11241)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30387)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30425)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7963)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12160)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12230)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11577)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12781)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34712)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9829)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52235)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10724)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10492)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10696)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10445)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 13050)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16231)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21810)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9594)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7101)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10370)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12715)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12760)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16207)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16507)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13836)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16560)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 12096)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13785)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14302)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9177)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11730)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11248)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16281)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14326)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16186)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12682)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 12061)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11785)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15643)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11495)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14011)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 11995)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12608)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14973)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11943)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13106)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14511)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20655)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13187)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10926)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20670)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14332)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20341)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17626)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 14000)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31844)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12004)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant